Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Biến chứng và cách chăm sóc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể, vậy cơ chế chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

    Biến chứng bệnh bạch hầu

    Biến chứng bệnh bạch hầu

    Bệnh bạch hầu là căn bệnh thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng, theo đó viêm cơ tim là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng cũng có thể muộn vào tuần 3 đến tuần 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 đến ngày 14 của bệnh.

    Viêm đa dây thần kinh biến chứng này xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, biến chứng này chiếm tỷ lệ 10 đến 70% các trường hợp. Bệnh biểu hiện liệt các dây thần kinh: liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành, liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn… Ngoài ra còn có các biến chứng khác viêm cầu thận hoặc ống thận, bội nhiễm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

    Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

    Để có chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị như sau:  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chống bội nhiễm và chống tái phát, đồng thời theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

    Làm  giảm khó thở cho bệnh nhân cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp. Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp. Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút  ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương. Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

    Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

    Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt: Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng hoặc người nhà phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ. Hạ sốt cho trẻ bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Theo dõi tình trạng hàng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc và thay đổi thuốc.

    Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau. Nếu trẻ không muốn ăn phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn ít một, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, xen kẽ với đó là uống sữa và nước hoa quả. Nếu trẻ có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghiện. Không để bệnh nhân ăn kiêng khem quá kỹ vì như vậy dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân không nuốt được phải cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

    Giáo dục sức khỏe trên các trang tin tức Y tế, giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có  thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám. Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần  âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh viêm giác mạc herpes

    Điều trị viêm giác mạc herpes phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Nhiễm trùng nhẹ thường được điều trị bằng thuốc kháng virus tại chỗ và đôi khi bằng đường uống.

    Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh viêm giác mạc herpes

    Theo trang tin tức về Bệnh thường gặp được biết:Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus của mắt do virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính. Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra herpes vùng mép hay ‘nổi bọng nước. Loại II là hình thức truyền herpes qua đường tình dục, gây bệnh tại cơ quan sinh dục.

    Trong khi cả hai herpes loại I và loại II có thể lây lan đến mắt và gây nhiễm trùng, thì loại I đến nay vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng có thể được lây cho mắt bằng cách chạm vào một tổn thương hoạt động (herpes trên mép hoặc bọng nước) và sau đó đưa đến mắt của bạn.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc do herpes ?

    Herpes loại I rất dễ lây lan và được lây truyền phổ biến qua tiếp xúc qua da với người bị virus. Hầu như tất cả mọi người – khoảng 90 phần trăm dân số – được tiếp xúc với herpes loại I, thường là trong suốt thời thơ ấu.

    Sau sơ nhiễm, virus nằm trong trạng thái không hoạt động, sống trong các tế bào thần kinh của da. Sự tái hoạt động có thể được kích hoạt bằng một số cách khác nhau, bao gồm:

    – Căng thẳng.

    – Nhiễm nắng.

    – Sốt.

    – Chấn thương của cơ thể (như vết thương hay phẫu thuật).

    – Kỳ kinh nguyệt.

    – Một số loại thuốc.

    Khi herpes simplex xuất hiện tại mắt, nó thường nhiễm vào mí mắt, kết mạc (màng mỏng, như sương mù, nhầy bao phủ bên trong của mí mắt và phần trắng của mắt) và giác mạc (cửa sổ phía trước của mắt, trong suốt). Nó cũng có thể lây nhiễm bên trong của mắt, tuy nhiên, điều này ít phổ biến hơn.

    Viêm giác mạc herpes có triệu chứng là gì ?

    Các triệu chứng của viêm giác mạc có thể bao gồm đau, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng.

    Nếu nhiễm trùng bề mặt, chỉ liên quan đến lớp ngoài của giác mạc (lớp biểu mô), nó sẽ lành mà không để lại sẹo.Tuy nhiên, nếu liên quan đến các lớp sâu hơn của giác mạc (có thể xảy ra sau một thời gian), nhiễm trùng có thể dẫn đến sẹo giác mạc, giảm thị lực và đôi khi cũng mù mắt.

    Nếu không điều trị, viêm giác mạc herpes có thể gây tổn hại nghiêm trọng mắt của bạn.


    Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm chỉ cần tốt nghiệp THPT Quốc gia

    Điều trị viêm giác mạc herpes như thế nào ?

    Điều trị viêm giác mạc herpes phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Nhiễm trùng nhẹ thường được điều trị bằng thuốc kháng virus tại chỗ và đôi khi bằng đường uống. Bác sĩ nhãn khoa có thể nhẹ nhàng cạo các vùng bị ảnh hưởng của giác mạc để loại bỏ các tế bào bị bệnh.Trong trường hợp sẹo nặng và mất thị lực, cần phải ghép giác mạc.

    Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, bởi vì một số loại thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt thậm chí có thể làm cho các nhiễm trùng nặng hơn.

    Herpes không chữa khỏi hoàn toàn, khi virus trong cơ thể, bạn không thể đào thải hết nó khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu viêm giác mạc herpes phát triển, có một vài điều bạn có thể làm để giúp ngăn chặn dịch tái phát.

    – Nếu bạn có một mụn nước ở mép hoạt động hoặc mụn rộp, tránh chạm vào mắt của bạn.

    – Tránh nhỏ mắt bằng steroid, điều này làm cho virus nhân lên.

    – Ngưng đeo kính áp tròng nếu bạn nhận thấy bị nhiễm khuẩn.

    – Khám bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng herpes ở mắt xuất hiện trở lại.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Kiến thức quan trọng về bệnh dại

    Bệnh dại hiện chưa có thuốc đặc trị vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ và có kiến thức về bệnh dại trong phòng ngừa và điều trị bệnh

      Tìm hiểu về bệnh dại và mức độ nguy hiểm của bệnh

      Bài viết sau sẽ cung cấp đến độc giả kiến thức cơ bản về bệnh dại từ các chuyên gia.

      Bệnh dại là gì?

      Theo Bệnh học bệnh dại là bệnh nhiễm trùng do virus dại gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại tấn công (thường là do động vật hoang dã hoặc thú nuôi trong nhà như chó mèo). Khi bị động vật cắn và xuất hiện các dấu hiệu của bệnh dại thì nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, nếu nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh dại, bệnh nhân nên tiêm phòng bệnh dại trước khi xuất hiện triệu chứng.

      Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại

      Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng khoảng từ 35 tới 65 ngày, có thể là sốt, nhức đầu, kiệt sức, chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê chỗ vết cắn…tiếp theo sẽ xuất hiện triệu chứng ở hệ thần kinh như bị kích động, lú lẫn và lo lắng hoặc hiếu động thái quá, mất ngủ, ảo giác, sợ nước, co giật cơ thậm chí tê liệt…

      Nếu bệnh dại không được phát hiện và điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm thì hầu như có thể dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

      Nguyên nhân gây ra bệnh dại

      Nguyên nhân gây bệnh dại là do một loại vi virus có tên là rhabdovirus cư trú trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn hoặc bệnh dại có thể được lây nhiễm qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở hoặc niêm mạc miệng, mắt (bệnh có thể lây nhiễm nếu động vật bị nhiễm bệnh liếm vết thương trên da). Đây là một căn bệnh học chuyên khoa mà bạn cần đặc biệt chú ý.

      Vết xước nhỏ từ chó cũng có thể dẫn đến bệnh dại ở người

      Những người sống ở vùng sâu vùng xa, vắc xin không có sẵn ngay lập tức để tiêm phòng nếu bị cắn hoặc trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh dại nhất. Những người làm việc ở phòng thí nghiệm nơi thường xuyên tiếp xúc với virus dại cũng có nguy cơ mắc bệnh. Những nước kém phát triển như các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á, người hay tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại, như thám hiểm hang động hoặc đi cắm trại cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

      Điều trị hiệu quả bệnh dại

      Chẩn đoán bệnh: cần phải kiểm tra xem động vật tấn công bệnh nhân có bị nhiễm virus ẩn dại hay không. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cách nào khẳng định liệu con vật có truyền virus bệnh dại cho bạn sau khi cắn không. Vì vậy, điều trị để ngăn chặn virus bệnh dại lây nhiễm luôn được khuyến khích.

      Phương pháp điều trị bệnh dại

      Theo giảng viên trường cao đẳng dược Sài Gòn thì nếu bị động vật nghi nhiễm dại cắn, cần rửa sạch vết thương ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc sát khuẩn tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh. Thông thường con vật đã cắn bệnh nhân cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh thì không cần điều trị. Nếu con vật đó có triệu chứng của bệnh dại, thì bệnh nhân cần được điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV).

      Globulin miễn dịch dại ở người được tiêm nửa liều ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. Vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người được tiêm 5 liều vào ngày: ngày đầu tiên, ngày thứ 3, ngày thứ 7, ngày thứ 14 và ngày thứ 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Bệnh nhân cũng có thể được tiêm thêm một liều thuốc phòng chống uốn ván.

      Những thói quen giúp hạn chế diễn tiến của bệnh dại

      • Liên lạc với bác sĩ hoặc trạm xá địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết thương của bạn sau khi bị động vật cắn.
      • Động vật tấn công người cần được bắt giữ và cách ly, song song với việc theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dại.
      • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy, dị ứng, ngứa…) khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
      • Tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân triệu chứng của được biểu hiện như nào ?

      Suy giãn tĩnh mạch hiện nay đang là căn bệnh vô cùng phổ biến, nhưng các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân lại khá mờ nhạt, khó nhận biết.

      Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân triệu chứng của được biểu hiện như nào ?

      Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì ?

      Theo các chuyên gia sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nguyên nhân là do các van giữ chức năng giúp dòng máu lưu thông theo một hướng về tim để trao đổi oxy lại làm việc không hiệu quả khiến dòng máu đi theo hướng ngược lại, dẫn đến gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Hậu quả làm phình to các mạch máu này, gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch.

      Bệnh suy giãn tĩnh mạch triệu chứng được thấy rõ qua ba giai đoạn

      • Giai đoạn đầu

      Bệnh có những biểu hiện khá mờ nhạt nên thường ít ai chú ý đến, người mắc bệnh thường sẽ có cảm giác nặng chân, chân bị phù nhẹ mỗi khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Ban đêm trong lúc ngủ có thể hay bị chuột rút hoặc cảm giác như có kiến bò ở chân, gây khó chịu.

      Đồng thời, ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy các tĩnh mạch li ti nổi ở cổ chân và bàn chân, khiến chúng ta bị nhầm lẫn đó là các gân máu vốn có của cơ thể.

      • Giai đoạn tiến triển của bệnh

      Cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện càng triệu chứng rõ nét hơn, ngoài cảm giác phù nề ở chân, vùng cẳng chân cũng xuất hiện thêm các vết chàm da làm da bị thay đổi màu sắc.

      Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch trở nên trương phồng, giãn to và ngoằn nghèo, có lúc giãn đến 10mm và gây cảm giác đau nhức thấy rõ.

      • Giai đoạn bệnh trở nặng

      Ở giai đoạn này, toàn bộ hệ tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị giãn rất to, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng phần da chân bên dưới, dẫn tới tình trạng viêm loét. Ban đầu, hiện tượng loét chân này có thể tự lành nhưng dần dần về sau thì sẽ không, thậm chí các vết loét còn bị nhiễm trùng và khó điều trị.

      Bệnh còn nguy hiểm hơn nếu các cục thuyên tắc tách khỏi tĩnh mạch và di chuyển về tim, làm động mạch phổi bị tắc nghẽn và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

      Có thể phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không ?

      Đối với những ai làm công việc phải ngồi lâu hay đứng lâu như nhân viên văn phòng hoặc nhân viên bán hàng, mỗi 60 phút làm việc, mọi người nên dành cho mình 5-10 phút để thư giãn, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ và thường xuyên thay đổi tư thế ngồi trong buổi làm.

      Riêng đối với giới nữ, các chị em nên hạn chế đi những đôi giày cao gót quá cao, nhất là khi phải đi bộ quãng đường dài, hoặc nếu được mọi người chỉ nên đi các đôi giày đế bằng, tránh tình trạng để mũi chân dốc xuống khiến máu lưu thông không ổn định.

      Thêm vào đó, mỗi người cần có cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, cũng như cung cấp thêm những loại vitamin cần thiết cho cơ thể và phối hợp cùng chế độ tập luyện thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe.

      Xét tuyển Cao đẳng Xét nghiệm chỉ cần tốt nghiệp THPT năm 2019

      Các phương pháp chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

      Thực tế, suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh rất khó để chữa trị dứt điểm vì thế không thể tự chữa khỏi được nếu không có sự can thiệp của bác sĩ. Một khi bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào bên trên, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán điều trị sớm.

      Theo các chuyên gia, hai phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến và hiệu quả hiện nay là dùng vớ y khoa hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.

      • Sử dụng phương pháp mang vớ y khoa

      Bệnh nhân chỉ mới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể được điều trị bằng phương pháp mang vớ y khoa. Loại vớ này bó chặt vào chân, nhờ đó sẽ ngăn ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch không tiến triển thêm

      • Điều trị bằng phẫu thuật

      Phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn bằng cách mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller) và chích xơ tạo bọt (tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).

      Còn các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần và đốt laser nội mạch.

      Nguồn: Bệnh học

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

      Bệnh thấp tim là một loại bệnh về tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

      Bệnh thấp tim là gì?

      Bệnh học thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới. Không phải mọi bệnh nhân bị nhiễm liên cầu họng đều dẫn tới thấp tim mà chỉ có một số nhỏ dẫn tới thấp tim, những yếu tố thuận lợi dẫn tới thấp tim là cơ địa bệnh nhân, tình trạng vệ sinh, điều trị không đầy đủ. Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp, … có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vấn đề nguy hiểm nhất của thấp tim chính là các biến chứng cấp và đặc biệt là hậu quả mãn tính.

      Những triệu chứng của bệnh thấp tim

      Khi bệnh nhân bị thấp tim thì thường xuất hiện các triệu chứng sau:

      • Đau hoặc sưng đỏ khớp, thường là với các khớp lớn như khớp gối và có tính chất di chuyển. Đau khớp thường đỡ chỉ sau vài ngày đến một tuần hoặc khi dùng aspirin, các thuốc giảm đau khác và không để lại di chứng ở khớp.
      • Đau ngực, khó thở, tim đập không đều khi thì nhanh quá hoặc đôi khi chậm quá.
      • Xuất hiện các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp.
      • Có thể xuất hiện những dấu hiệu múa vờn, múa giật, là những động tác múa, vung tay chân một cách vô thức, …

      Để chẩn đoán được bệnh thấp tim cần dựa trên một số tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm trên nền tảng của một bằng chứng nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thấp tim cũng có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng hoặc xét nghiệm như đã mô tả trên.

      Biện pháp điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em

      Khi trẻ bị mắc căn bệnh này cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh.

      • Chống viêm nhiễm: Đối với trẻ bị mắc bệnh thấp tim có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh Penicillin G tiêm vào bắp chi, liên tục trong vòng 10 ngày/liều.
      • Thuốc uống Penicillin V (Ospen) có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh thấp tim. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Erythromycin 0,25mg x 4 viên/ngày chia 2 lần để điều trị bệnh.
      • Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm Steroid (Prednisolon) và không Steroid (Aspirin, Alaxan).
      • Bệnh thấp tim là một bệnh nguy hiểm do các biến chứng xảy ra đối với người bệnh. Do đó khi điều trị cho trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc để điều trị các biến chứng của bệnh.
      • Nếu bệnh nhân đến giai đoạn suy tim, điều trị bệnh cần dung digoxin liều 0,015- 0,020 mg/kg/ngày cho trẻ dưới 2 tuổi, 0,010-0,015 mg/kg/ngày cho trẻ trên 2 tuổi, ngoài ra dung Furosemid 2mg/kg/ngày (uống) có tác dụng lợi tiểu. Một vài loại thuốc có tác dụng an thần như Diazepam 0,5 mg/kg/ngày hoặc các vitamin nhóm B.

      Những cách phòng tránh và chăm sóc trẻ

      Một số cách phòng chống bệnh thấp tim như dùng liệu pháp kháng sinh penicillin để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Ngoài ra, đối với trẻ có tiền sử từng mắc bệnh này cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên, điều trị khỏi triệt để các bệnh như viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả. Đối với trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần nói trước với bác sĩ về tiền sử bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước. Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch theo dõi điều trị tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, cần tạo cho trẻ chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường ít nhất là 2 tuần trong suốt giai đoạn điều trị. Một số trường hợp mắc bệnh nặng cần có chế độ nghỉ dưỡng dài khoảng 6 tuần đến 3 tháng.

      Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nếu trẻ mắc chứng sưng tim hoặc suy tim phải xây dựng chế độ ăn riêng và ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn nếu có thì chỉ rất ít, không cho trẻ mắc bệnh ăn nước mắm hay nước tương và nên hạn chế cho trẻ uống nước, chỉ nên cho trẻ uống khi khát mà thôi. Ngoài ra bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ 4 tuần trong 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên quên cho trẻ uống thuốc hoặc quên tới tái khám để tránh bệnh tái phát nhanh và nặng lên nhiều. Khi trẻ có các biểu hiện khác thường như sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay để được khám và cứu chữa kịp thời.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Cùng Bác sĩ Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết mãn tính

      Một người bị dị ứng thời tiết là người mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, với biểu hiện là sự phản ứng lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài.

       

      Những biểu hiện của bệnh như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, … cần được khắc phục để không gây ra những biến chứng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp hay nhiễm trùng da. Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết mãn tính

      Thế nào là dị ứng thời tiết?

      Dị ứng được xem là một chuỗi những phản ứng có hại của hệ miễn dịch con người đối với các dị nguyên từ môi trường xung quanh. Chính sự kết hợp giữa kháng thể dị ứng với những dị nguyên bên ngoài đã gây ra những biểu hiện của các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bị dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa, hen phế quản, …

      Trong đó, bị dị ứng thời tiết là bệnh lý dị ứng với những biểu hiện như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa gây ra những tổn thương về da. Hiện tượng này xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ môi trường nóng là dị ứng thời tiết nóng, hoặc dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ, cũng có thể là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

      Dị ứng thời tiết nổi mề đay xuất hiện với những tổn thương là phát ban và phù mạch. Phát ban là hiện tượng xuất hiện những sẩn phù bao vây quầng đỏ và gây cảm giác rất ngứa, tồn tại trên da chúng ta từ 30 phút đến 36 giờ đồng hồ, với kích thước khoảng 1mm đến vài cm. Đối với sưng phù, đây là dấu hiệu đặc trưng của dị ứng thời tiết nổi mề đay với da đỏ hoặc bình thường, ít ngứa, đau và rát bỏng. Cơ chế của hiện tượng này liên quan đến kháng thể IgE và những chất hóa học trung gian như histamin.

      Những tác nhân bên ngoài gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, thức ăn, … Những nguyên nhân khác được đưa ra như di truyền, tuổi tác, giới tính… Hơn 80% ca bệnh được cho răng là tự phát và không rõ nguyên nhân. Cho đến nay, bị dị ứng thời tiết xuất hiện chủ yếu ở người lớn và xảy ra với phụ nữ nhiều hơn nam giới.

      Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

      Dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa bao gồm hai dạng là cấp tính và mãn tính. Đối với trường hợp cấp tính, bệnh kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần, chỉ gây những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ có nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn bị dị ứng thời tiết mãn tính thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng phù nề niêm mạc mắt, tụt huyết áp, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

      Cách chữa trị dị ứng thời tiết

      Theo chuyên gia trang Bệnh học đối với những trường hợp bệnh bị dị ứng thời tiết khác nhau, sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu là dị ứng thời tiết nổi mề đay thể nhẹ thì những nốt mề đay đó sẽ tự hết sau khoảng vài tiếng đồng hồ đến 1 hoặc 2 ngày, hoặc bệnh nhân có thể khống chế cơn ngứa của mình bằng những bài thuốc dân gian như dùng lá lốt, lá trà xanh và mật ong. Bên cạnh đó, đối với chế độ dinh dưỡng, người bị dị ứng thời tiết nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin C, rau củ, trái cây… Bị dị ứng thời tiết kiêng gì là câu hỏi được bệnh nhân đặt ra rất nhiều. Các bác sĩ cho rằng bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa hay mề đay cần kiêng những món như hải sản, nhộng, đậu phộng, bia rượu.

      Đối với việc sử dụng thuốc, trước đây bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mề đay phải điều trị kiên trì và tuân theo sử dụng thuốc đúng chỉ định. Thuốc chủ yếu là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như promethazin hoặc thế hệ 2 như cetirizin, loratadin, … Bác sĩ cũng sẽ chỉ định glucocorticoid toàn thân trong thời gian ngắn để kiểm soát được những đợt nổi mề đay nghiêm trọng. Một số bệnh nhân khi sử dụng những loại thuốc trên nhưng không kiểm soát được triệu chứng bệnh thì sẽ bổ sung thêm omalizumab là kháng thể đơn dòng chống IgE. Mặc dù vậy thuốc này trên lâm sàng vẫn còn khá đắt và không kinh tế, hơn nữa hiệu quả lâm sàng của thuốc cũng chưa hoàn toàn thành công.

      Gần đây, những nghiên cứu mới nhất cho thấy dapsone được xem là liệu pháp điều trị thành công cho dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa với chi phí hợp lý hơn. Dapsone hay còn gọi là diaminodiphenyl sulfone (DDS) có tác dụng kháng khuẩn, dùng phối hợp với rifampicin và clofazimin cũng như những loại thuốc kháng trong những trường hợp bệnh khác nhau như bệnh phong, bệnh viêm phổi, bệnh nhiễm Toxoplasma, … Tuy nhiên, tác dụng phụ của dapsone là buồn nôn, chán ăn, viêm gan, những dạng phát ban khác, giảm tế bào máu, vỡ hồng huyết cầu, … nên cần được tư vấn cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

      Ngoài ra, cần phải tránh khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa vì đây là những dị ứng có nguy cơ gây dị ứng. Bệnh nhân cần giữ ấm cho cơ thể và không gãi, hạn chế chà xát mạnh trên da để ngăn chặn tổn thương da.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

      Thời tiết nắng nóng khiến nhiều căn bệnh thường gặp xuất hiện và gia tăng nhiều. Vậy cần làm gì để đề phòng bệnh mùa mắng nóng hiệu quả.

        Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

        Có nhiều lý do làm cho bệnh tật gia tăng vào mùa nắng nóng, trước hết phải kể đến lý do thời tiết nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay dễ dẫn đến mắc một số bệnh, đặc biệt là khi thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại.

        Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

        Một trong những Bệnh thường gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 – 390C, thậm chí cao hơn, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người, nhất là vùng gáy.

        Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nắng nóng do nhiễm vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli, đặc biệt là có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.

        Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chệch lệch với môi trường bên ngoài, có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, các chất nhày bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là gây viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, nhất là người làm công tác văn phòng, lái xe đường dài (xe có máy lạnh)… khi ra ngoài trời nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm phế quản. Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.

        Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

        Mùa nắng nóng, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch do các virus gây bệnh này thích hợp với thời tiết mùa hè. Mùa hè, bệnh rôm, sẩy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng.

        Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch có thể bị thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

        Cách phòng bệnh mùa nắng nóng

        Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên trời nắng nóng, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón hoặc mặc áo chống nắng (phụ nữ). Tốt nhất không tắm sông, biển, ao hồ, sông suối lúc nắng gắt, nhất là buổi trưa, xế chiều. Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh, nên để ở nhiệt độ khoảng 25- 26 độ là vừa. Mỗi lần đi ngoài nắng về, không nên vào phòng máy lạnh ngay, đặc biệt trẻ em, người cao tuổi. Sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ chơi trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng hình thức rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp. Ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh do chúng truyền từ người bệnh sang người lành.

        Cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Với trẻ, nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của y tế. Với người lớn, trẻ em lớn, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng.

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Đột quỵ tim và đột quỵ não có giống nhau không?

        Hiện nay nhiều người chưa hiểu rõ về đột quỵ tim và đột quỵ não mà chỉ biết đến đột quỵ. Vậy Đột quỵ tim và đột quỵ não có giống nhau không? Hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây!

        Đột quỵ tim và đột quỵ não có giống nhau không?

        Đột quỵ là gì?

        Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Đột quỵ (stroke) là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà xảy ra khi một phần của não bị ngừng tuần hoàn máu, dẫn đến thiếu máu và gây hại cho các tế bào não. Ngừng tuần hoàn máu có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân chính:

        1. Đột quỵ não ischemic (Ischemic stroke): Loại đột quỵ này chiếm phần lớn các trường hợp (khoảng 87%). Nó xảy ra khi một cục máu (máu đông) hoặc mảng xơ plaques tắc nghẽn hoặc thu hẹp một mạch máu cung cấp dịch chất lỏng và dưỡng chất đến một phần của não. Khi mạch máu bị tắc nghẽn, não bị cắt đứt khỏi nguồn máu, và điều này gây ra thiếu máu và tổn thương cho các tế bào não trong vùng bị ảnh hưởng.
        2. Đột quỵ não sự cố (Hemorrhagic stroke): Loại đột quỵ này xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, dẫn đến rò máu vào bên trong hoặc xung quanh não. Đột quỵ này có thể do vỡ mạch máu nội tiết (intracerebral hemorrhage) hoặc vỡ mạch máu ngoại tiết (subarachnoid hemorrhage).

        Triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm mất khả năng di chuyển một bên cơ thể, mất khả năng nói chuyện hoặc hiểu ngôn ngữ, đau đầu, mất thị lực, mất cân bằng, và thay đổi tình trạng ý thức. Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp y tế và đòi hỏi sự can thiệp ngay lập tức để tối ưu hóa cơ hội phục hồi và giảm thiểu hậu quả. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng đông, phẫu thuật, quản lý yếu tố nguy cơ, và phục hồi chức năng.

        Đột quỵ tim và đột quỵ não giống và khác nhau như thế nào?

        Đột quỵ tim và đột quỵ não là hai loại đột quỵ khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng, và cơ chế gây ra. Dưới đây là sự giống và khác nhau giữa chúng:

        1. Nguyên nhân:
          • Đột quỵ tim (heart attack): Được gây ra bởi ngừng tuần hoàn máu đến một phần của cơ tim do tắc nghẽn mạch máu tới tim, thường bởi mảng xơ plaques hoặc tạo thành cục máu (máu đông) trong mạch máu cung cấp cho tim.
          • Đột quỵ não (stroke): Được gây ra bởi ngừng tuần hoàn máu đến một phần của não do tắc nghẽn hoặc rò máu từ các mạch máu trong não.
        2. Triệu chứng:
          • Đột quỵ tim: Triệu chứng thường bao gồm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, và có thể đau cánh tay, vai, cổ họng, hoặc hàm dưới. Có thể kèm theo cảm giác nặng và áp lực ở ngực.
          • Đột quỵ não: Triệu chứng thường bao gồm mất khả năng nói chuyện hoặc hiểu ngôn ngữ, mất khả năng di chuyển một bên của cơ thể hoặc bị đau đầu cực kỳ, mất thị lực, mất cân bằng, và thay đổi tình trạng ý thức.
        3. Cơ chế gây ra:
          • Đột quỵ tim: Cơ chế chính gây ra đột quỵ tim liên quan đến tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho tim, gây hại cho cơ tim và gây chết cơ trên một phần của tim.
          • Đột quỵ não: Cơ chế chính gây ra đột quỵ não liên quan đến tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho não, gây hại cho các tế bào não và gây ra tổn thương não.
        4. Điều trị:
          • Đột quỵ tim: Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng đông, thủ thuật mở mạch, và quản lý các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, và cholesterol cao.
          • Đột quỵ não: Điều trị tùy thuộc vào loại đột quỵ, nhưng thường bao gồm việc sử dụng thuốc kháng đông (đối với đột quỵ ischemic), quản lý tăng áp lực sọ não, và thực hiện phục hồi chức năng và kiểm soát yếu tố nguy cơ.

        Cả hai loại đột quỵ là bệnh thường gặp và đều là tình trạng y tế nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để tối ưu hóa cơ hội phục hồi và giảm thiểu hậu quả. Điều quan trọng là nhận biết triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

        Đột quỵ cần được phát hiện và điều trị sớm

        Cách phòng ngừa đột quỵ tim và đột quỵ não

        Chuyên gia y tế tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Phòng ngừa đột quỵ tim và đột quỵ não là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc phải hai tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

        Đột quỵ tim (Heart Attack):

        1. Quản lý áp lực máu và cholesterol: Theo dõi và kiểm soát áp lực máu và cholesterol của bạn. Sử dụng thuốc và tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ nếu cần thiết.
        2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, và đường. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau quả, và các loại thực phẩm có lợi cho tim.
        3. Luyện tập thường xuyên: Duy trì lịch tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 150 phút mỗi tuần, để củng cố tim và hệ tuần hoàn.
        4. Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ lớn cho đột quỵ tim. Hãy ngừng hút thuốc ngay lập tức nếu bạn là người hút.
        5. Hạn chế tiêu thụ cồn và cafein: Điều này có thể giúp kiểm soát áp lực máu và nhịp tim.
        6. Kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều quản lý tiểu đường là quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

        Đột quỵ não (Stroke):

        1. Quản lý áp lực máu: Kiểm tra và kiểm soát áp lực máu để giảm nguy cơ đột quỵ.
        2. Sử dụng thuốc kháng đông: Nếu bạn đã được chỉ định sử dụng thuốc kháng đông để ngăn ngừa đột quỵ, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
        3. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả, hạn chế thức ăn nhiều natri và béo, và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
        4. Hạn chế tiêu thụ cồn: Nếu bạn tiêu thụ cồn, hãy làm điều này với mức độ vừa phải hoặc hạn chế hoàn toàn.
        5. Thực hiện luyện tập thường xuyên: Duy trì một lịch tập thể dục thường xuyên có thể giúp củng cố hệ tuần hoàn và giảm nguy cơ đột quỵ.
        6. Ngừng hút thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng ngay lập tức.
        7. Kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, kiểm tra và điều trị nó theo hướng dẫn của bác sĩ.

        Nhớ rằng, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thảo luận với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ cụ thể của bạn để phòng ngừa đột quỵ.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi

        Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư lưỡi đã nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khoảng 90% bệnh nhân khi đến kiểm tra đã ở giai đoạn muộn, và điều này thường dẫn đến việc thực hiện phẫu thuật triệt hạng.

        Phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi

        Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, hay còn được gọi là loét aphthous, là một loại vết loét xuất hiện trong vùng miệng, thường có màu trắng hoặc vàng ở phần giữa và viền xung quanh màu đỏ. Những vết loét này có thể xuất hiện trên lưỡi, niêm mạc lợi, môi trong và mặt trong của miệng. Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi độ tuổi. Mặc dù nó gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, nhưng loại bệnh này không đe dọa tính mạng và thường được coi là lành tính.

        Việc điều trị nhiệt miệng thường rất đơn giản. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần duy trì vệ sinh miệng tốt mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Một số ít trường hợp có thể yêu cầu sử dụng thuốc và bổ sung vitamin, kẽm và các chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh này thường tự khỏi sau khoảng 2 tuần và không để lại di chứng.

        Trái ngược với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh lý nặng nề. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét trên lưỡi, thường rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Tuy nhiên, sau này, ung thư sẽ lan rộng và có thể di căn đến các cơ quan bên trong cơ thể. Thường thì ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần là do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi nó được phát hiện, thì đã quá muộn và bệnh đã lan tràn và gây hủy hoại nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh thường suy kiệt và rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, người bệnh có cơ hội được điều trị thông qua phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Việc phát hiện bệnh sớm có thể tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

        Phương pháp phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

        Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM cho biết: Khi bạn gặp một vết loét trên lưỡi, quá trình nhận biết có thể trở nên khó khăn. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi:

        1. Đặc điểm của Vết Loét:
        • Nhiệt Miệng: Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng ở trung tâm và viền xung quanh màu đỏ. Kích thước thường nhỏ hơn 1cm. Nó có thể sưng, đỏ, đau, nhưng vẫn mềm mại. Thường không chảy máu và không có mùi khó chịu.
        • Ung Thư Lưỡi: Ung thư lưỡi có thể xuất hiện dưới dạng vết loét, vết trợt, hoặc thậm chí là một khối u trên lưỡi. Màu sắc của tổn thương thay đổi từ đỏ, trắng đến vàng, và có thể thậm chí có màu đen do hoại tử. Tổn thương có thể đau hoặc không đau, và xung quanh nó thường cứng và chai cứng. Loét thường chảy máu và có mùi hôi khó chịu.
        1. Thời Gian Mắc Bệnh:
        • Nhiệt Miệng: Vết loét thường tự khỏi sau 1-2 tuần và có thể tái phát nhiều lần nhưng ở vị trí khác nhau.
        • Ung Thư Lưỡi: Tổn thương do ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm, và đôi khi có thể lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Nếu nhiệt miệng kéo dài lâu hơn 2 tuần hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, nên thăm bác sĩ để loại trừ ung thư.
        1. Nổi Hạch:
        • Nổi Hạch: Nổi hạch có thể xuất hiện trong cả hai trường hợp, nhiệt miệng và ung thư lưỡi. Nếu bạn có nổi hạch góc hàm hoặc cổ họng khi gặp vết loét, điều này có thể là biểu hiện của nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, hoặc có thể là triệu chứng của ung thư lưỡi. Điều quan trọng là thăm bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
        1. Triệu Chứng Toàn Thân:
        • Ung Thư Lưỡi: Ung thư lưỡi có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, khó khăn trong nhai nuốt, nói chuyện, và cử động lưỡi.
        • Nhiệt Miệng: Thường không gây ra các triệu chứng toàn thân quan trọng. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt, nhưng điều này thường khỏi sau khi được điều trị.

        Khi gặp vết loét trên lưỡi và có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn nên thăm bác sĩ để được kiểm tra và đặt ra chẩn đoán chính xác. Phát hiện bệnh sớm có thể cứu sống trong trường hợp ung thư lưỡi.

        Người bệnh nên đi khám để được xác định nhiệt miệng và ung thư lưỡi

        Lời khuyên từ bác sĩ về tình trạng nhiệt miệng và ung thư lưỡi

        Mặc dù chúng ta đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi để phát hiện bệnh ung thư sớm, nhưng không nên xem nhẹ việc phòng tránh bệnh ung thư lưỡi ngay từ hôm nay.

        Dưới đây là một số biện pháp có thể thực hiện để ngăn ngừa bệnh ung thư lưỡi:

        1. Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày, và nên thay đổi bàn chải răng ít nhất sau mỗi 3 tháng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi.
        2. Ngừng hút thuốc lá và thuốc lào: Hút thuốc lá và thuốc lào là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi. Hãy ngừng ngay nếu bạn đang có thói quen này.
        3. Luyện tập thể dục và kiểm soát cân nặng: Việc duy trì một lối sống lành mạnh với việc luyện tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh ung thư lưỡi.
        4. Ăn nhiều hoa quả và rau màu xanh: Các loại thực phẩm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hãy bao gồm chúng trong chế độ ăn hàng ngày.
        5. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chiên, nướng, và các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối và đồ hộp, vì chúng có thể tạo ra các hợp chất có hại cho sức khỏe.
        6. Khám nha khoa định kỳ: Hãy thực hiện kiểm tra nha khoa thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư lưỡi hoặc nhiệt miệng.
        7. Lấy cao răng định kỳ: Việc lấy cao răng định kỳ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng và có thể giúp phòng ngừa cả nhiệt miệng lẫn ung thư lưỡi.

        Giảng viên tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Bạn hãy nhớ rằng sự phòng ngừa luôn quan trọng và có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nhiều bệnh lý, bao gồm ung thư lưỡi.

        Tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Các thắc mắc cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân

        Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể để giảm nhiệt độ khi cơ thể ở trong môi trường nhiệt độ cao. Đổ mồ hôi nhiều toàn thân có thể cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

          Đổ mồ hôi toàn thân do đâu?

          Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân chúng ta cần nắm những thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh này. Giảng viên Liên Thông Cao Đẳng Dược cho biết đổ mồ hôi toàn thân thường do chứng hyperhidrosis thứ phát. Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường chỉ đổ mồ hôi ở một hoặc nhiều khu vực “khu trú” của cơ thể.Tăng tiết mồ hôi thứ phát thường đổ mồ hôi xảy ra khắp cơ thể bao gồm cả đổ mồ hôi đêm. Bệnh này thường phát triển ở tuổi trưởng thành và do các rối loạn thứ phát chẳng hạn:

          Bệnh nội tiết

          Bệnh lý cường giáp.

          Bệnh tiểu đường.

          Cường tuyến yên.

          Cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh.

          Tình trạng mang thai.

          Bệnh Pheochromocytoma (một khối u tuyến thượng thận).

          Hội chứng carcinoid (một rối loạn do phản ứng của hệ thống miễn dịch bị thay đổi hiếm gặp).

          Chứng to cực tuyến yên.

          Bệnh về thần kinh

          Bệnh lý thần kinh Parkinson.

          Tai biến mạch máu não (đột quỵ).

          Chấn thương vùng tủy sống.

          Bệnh lý ác tính

          Bệnh Lympho Hodgkin.

          Rối loạn tăng sinh tủy (một loại ung thư tiến triển chậm)

          Bệnh tim mạch

          Sốc.

          Suy tim.

          Đột quỵ.

          Cách chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân

          Dùng chất chống mồ hôi

          Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ khuyên quý vị nên áp dụng ở Bệnh Thường Gặp này. Khi được áp dụng theo chỉ dẫn, chất chống mồ hôi có thể có hiệu chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân. Một số bệnh nhân cần loại chống mồ hôi mạnh hơn và cần được kê đơn.

          Bôi chất chống mồ hôi lên da. Khi đổ mồ hôi, chất chống mồ hôi sẽ được thẩm thấu vào các tuyến mồ hôi. Điều này làm các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và do đó ngừng tiết nhiều mồ hôi. Tác dụng phụ khi sử dụng chất chống mồ hôi là: có cảm giác bỏng rát ở vị trí bôi, dạ trở nên nhạy cảm.

          Thuốc uống theo toa

          Bệnh nhân có thể được kê toa một loại thuốc tạm thời ngăn đổ mồ hôi. Những loại thuốc này hoạt động khắp cơ thể. Các thuốc này có thể chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân hiệu quả. Thuốc cũng có thể áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây các tác dụng không mong muốn như:

          Khô miệng.

          Khô mắt.

          Nhìn mờ.

          Tim đập nhanh (nhịp tim bất thường).

          Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên khi dùng liều cao hơn. Do đó, trước khi dùng thuốc cần có chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

          Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng cách phẫu thuật

          Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật có thể được xem xét. Phẫu thuật có thể chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân vĩnh viễn nhưng có nhiều rủi ro. Một số loại phẫu thuật có thể được chỉ định để chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân là:

          Phẫu thuật cắt bỏ các tuyến mồ hôi.

          Phẫu thuật cắt hạch giao cảm.

          Phẫu thuật cách hạch giao cảm là một phẫu thuật được sử dụng để điều trị chứng hyperhidrosis. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hạch giao cảm để ngăn chặn các tín hiệu thần kinh đến các tuyến mồ hôi.

          Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có một số rủi ro nhất định. Tuy nhiên những tiến bộ trong phẫu thuật nội soi đã làm giảm một số rủi ro do phẫu thuật. Các tác dụng phụ nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đề cập đến những lợi ích và rủi ro để cân nhắc lựa chọn điều trị.

          Điện di ion (iontophoresis)

          Đây là một phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện có cường độ thấp làm co các tuyến mồ hôi và giúp giamr bài tiết mồ hôi. Nghiên cứu lâm sàng với những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ trung bình nhẹ đến nặng, dù điều trị tại các cơ sở y tế hay tại nhà đều đem lại hiệu quả khả quan.

          Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh đổ mồ hôi theo cách điện di ion này:

          An toàn, hiệu quả, không gây đau, không biến chứng.

          Không bị đổ mồ hôi tái phát, bù trừ. Vì nguồn điện cường độ thấp kiểm soát lượng mồ hôi trong cơ thể.

          Thuận tiện, dễ kiểm soát, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc.

          Tích hợp sử dụng tại nhiều bệnh viện trên thế giới và được các chuyên gia khuyên dùng.

          Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân

          Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng phương pháp điện di ion

          Chữa đổ mồ hôi toàn thân tại nhà

          Sử dụng giấm táo

          Giấm táo là một trong những biện pháp khắc phục bệnh đổ mồ hôi toàn thân tại nhà. Do đặc tính làm se của nó, giấm táo có thể được sử dụng để kiểm soát mồ hôi quá nhiều. Ngoài ra còn giúp duy trì mức độ pH của cơ thể.

          Cách sử dụng:

          Lau sạch vùng đổ mồ hôi và sử dụng bông gòn thoa một ít giấm táo lên đó.

          Để qua đêm và tắm lại vào sáng hôm sau. Hoặc tắm lại sau đó thoa một ít phấn rôm hoặc chất khử mùi.

          Hoặc quý vị có thể trộn 2 thìa giấm táo và mật ong trong một cốc nước. Uống một lần mỗi ngày khi bụng đói để chống lại chứng tăng tiết mồ hôi.

          Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

          Dùng giấm táo để chữa đổ mồ hôi tại nhà

          Chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân bằng baking soda

          Vì baking soda có tính kiềm nên có thể chữa đổ mồ hôi nhiều. Bằng cách cân bằng axit trong mồ hôi. Baking soda hoạt động như một chất khử mùi tự nhiên. Chúng có thể điều trị nhiễm trùng da, côn trùng cắn và viêm. Bạn có thể sử dụng bằng cách đơn giản kết hợp nửa cốc bột ngô, nửa cốc bakingsoda và 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương. Làm sạch vùng da đổ mồ hôi sau đó thoa hỗn hợp lên chúng bằng khăn hơi ẩm và để khô.

          Dầu dừa

          Dầu dừa có chứa axit lauric, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi hôi khi đổ mồ hôi nhiều. Cùng với hương thơm ngọt ngào của dầu dừa sẽ giúp bạn luôn thơm tho suốt cả ngày. Cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân:

          Cho 3 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất và 2 thìa cà phê bơ hạt vào bát.

          Cho hỗn hợp vào lò vi sóng trong 1 phút để hỗn hợp tan chảy.

          Trộn 3 thìa cà phê muối nở, 2 thìa cà phê bột dong riềng và vài giọt tinh dầu tùy thích.

          Bảo quản hỗn hợp này trong lọ và sử dụng hỗn hợp này như một chất khử mùi ở vùng cơ thể dễ đổ mồ hôi.

          Ngoài ra còn một số nguyên liệu có thể dùng để chữa bệnh đổ mồ hôi tại nhà như:

          Trà đen.

          Cây phỉ.

          Nước ép hoặc gel lô hội.

          Chanh.

          Qua bài viết trên bác sĩ Lê Quỳnh – Cao Đẳng Dược Sài Gòn hi vọng bạn đã có được cho mình một số lựa chọn chữa bệnh đổ mồ hôi toàn thân. Khi thực hiện các phương pháp tại nhà không hiệu quả, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị theo y khoa.

          Exit mobile version