Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Trị dứt điểm cơn ho bằng nguyên liệu đơn giản ngay tại nhà

Cách chữa trị dứt điểm cơn ho bằng nguyên liệu tự nhiên là phương pháp rất an toàn bởi những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc sẽ khiến bạn yên tâm hơn.

Ho kéo dài dai dẳng gây phiền toái cho cuộc sống

Những cơn ho xuất hiện khi bạn bị, cảm lạnh, cảm cúm, hoặc những dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… và  gây ra khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị dứt điểm cơn ho ngay tại nhà do các Dược sĩ từng Tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp lại, bạn có thể tham khảo:

Tỏi – thảo dược trị ho

Theo Đông y, tỏi thuộc tính ôn (tính ấm), đi vào các phế kinh,khử hàn ẩm, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, tránh khí độc, giảm sưng đau… Tỏi có tác dụng đặc biệt trong chữa trị ho, đặc biệt là ho hàn tính.

Trong Y học hiện đại tỏi cũng được chứng nhận  chứa hơn 20 hoạt chất rất có ích cho sức khỏe con người như vitamin C, E, các nguyên tố trung vi lượng như sắt, canxi, selenium còn có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC ) giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

 

 

Mật ong tỏi chữa trị dứt điểm cơn ho

Ngoài ra theo cô Minh Huệ Giảng Viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong tỏi còn có chứa hợp chất allincin có khả năng sát khuẩn cao giúp diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường mũi họng. Nếu bạn chưa từng sử dụng thì  ngay bây giờ hãy thử nghiệm, bạn sẽ thấy tác dụng bất ngờ của tỏi dù trước đó bạn đang bị ho dữ dội hay như cách ví của dan gian là ho như quốc kêu.

Mật ong tỏi hấp cách thủy:

Bạn lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nhưng bạn nên tiếp tục cho trẻ uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.

Tỏi ngâm mật ong:

Bạn chuẩn bị 2 củ tỏi, 1 củ hành tím. Bóc vỏ hành, tỏi, rửa sạch, thái mỏng. Cho hành, tỏi vào lọ, đổ đầy mật ong vào ngâm qua đêm hoặc trong 12h đồng hồ. Chắt bỏ hành tỏi đổ đi, lấy nước siro uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Đối với công thức này cần bảo bảo quản trong nhiệt độ phòng luôn ở mức ổn định. Hỗn hợp này có thể dùng để trị ho, viêm họng. Ho hiện nay được xem là bệnh thường gặp nhất, với công thức này bạn cũng có thể uống phòng bệnh khi thấy đã chớm có những triệu chứng mắc bệnh.

Lá hẹ và mật ong

Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm. Có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Trong Sách Bản thảo có viết thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”.  Vì có tác dụng tiêu đờm và chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chữa ho và viêm họng vô cùng hiệu nghiệm. Mùa xuân hay lúc giao mùa là thời điểm bạn rất dễ bị ho và viêm họng nhưng cũng là mùa lá hẹ có tác dụng cao nhất, Chính vì vậy bạn hãy bỏ túi cho mình những kinh nghiệm hay để có thể phòng tránh cơn ho cho cả gia đình.

Công dụng tuyệt vời của lá hẹ điều trị dứt điểm cơn ho

Đối với công thức này các mẹ chuẩn bị 5 – 10 lá hẹ, một lượng đường phèn, cho lá hẹ và đường phèn vào bát, mang hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước để uống. Mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày. Bạn Thu Linh từng theo học Liên Thông Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, nếu trẻ trên 1 tuổi bạn có thể cho trẻ uống nước lá hẹ xay trực tiếp với mật ong uống sống và không cần hấp cũng được.

Cách chữa trị dứt điểm cơn ho bằng nguyên liệu tự nhiên dễ tìm sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh ngay tại nhà nhanh chóng. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Nguồn:Tin tức bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bác sĩ cảnh báo những căn bệnh về phổi nguy hiểm cần biết

Bệnh về phổi là các bệnh hô hấp nói chung liên quan đến phổi do các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Dưới đây là những bệnh về phổi nguy hiểm bạn cần biết.

Bác sĩ cảnh báo những căn bệnh về phổi nguy hiểm cần biết

Bệnh Lao phổi

Lao phổi là một trong những bệnh gây ra tử vong cao trên thế giới. Tại Việt Nam, lao phổi là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nguyên nhân chính là do lối sống sinh hoạt và ăn uống của người bệnh không hợp lý, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao gây bệnh ở phổi.

Triệu chứng

Theo các chuyên gia bệnh học, Bệnh lao phổi không có biểu hiện rõ ràng, khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh mới tái phát. Điều kiện thuận lợi có thể là: cơ thể bị suy dinh dưỡng, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,…

Một số biểu hiện khi bị lao phổi là ho khan, ho có đờm hay ho ra máu, ho kéo dài 2 tuần. Ngoài ra người bệnh có dấu hiệu sút cân nghiêm trọng, mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, ban đêm thường ra mồ hôi trộm, thỉnh thoảng bị đau ngực, khó thở…

 Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

Khi người bệnh thấy những dấu hiệu lao phổi cần đến ngay các cơ sở Y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngừng uống thuốc.

Bác sĩ Trần Thị Yến (giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh. Khi tiếp xúc với người khác, người bệnh nên đeo khẩu trang để tránh lây truyền bệnh cho người khác.

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao

Bệnh Giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh hô hấp do sự giãn rộng không hồi phục của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hay có thể bị sau khi mắc phải các bệnh phổi khác như lao, xơ phổi,…

Triệu chứng

Những triệu chứng của căn bệnh phổi này có thể kể đến như ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực. Ngoài ra, có thể kèm theo ho ra máu, lượng máu ít hoặc nhiều tùy vào tình trạng bệnh. Có trường hợp, khi ho máu có thể ọc ra, gây tắc nghẽn đường thở, làm cho người bệnh khó thở nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh giãn phế quản như thế nào?

Để điều trị bệnh giãn phế quản theo nguyên tắc cần phải dẫn lưu hết đờm mủ để phế quản được thông thoáng, không bị tắc nghẽn. Cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và có cách điều trị hợp lý nhất. Bệnh nhân uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc bừa bãi. Khi thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì cần đến ngay bệnh viện để điều trị.

Bác sĩ Phạm Thị Việt Phương (giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội) tư vấn, khi điều trị bệnh thì bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, đề phòng vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, ẩm thấp. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tăng sức đề kháng.

Bệnh Ung thư phổi.

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và gây tử vong cao, nguyên nhân gây bệnh do khối u ác tính gây ra, tỉ lệ tử vong ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Khi khối u còn nhỏ, chưa có ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Các tế bào ung thư đi theo đường máu, di căn đến các cơ quan khác như não, xương,…

Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối thì mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại hiệu quả, người bệnh chỉ được hỗ trợ giảm đau, kéo dài thêm sự sống.

Bệnh ung thư phổi nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thì mọi biện pháp đều không chữa trị được

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn (giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, các triệu chứng của ung thư phổi có thể nhận thấy như ho khan, ho có đờm, ho ra máu, thường ho vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh còn có đau ngực, có khi đau bả vai. Khi khối u càng ngày càng lớn dần, chèn ép vào phế quản gây tắc khí phế quản, tràn dịch màng phổi dẫn đến khó thở, khó nuốt, khó nói, giọng nói bị khàn.

Điều trị ung thư phổi

Đối với từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật hay điều trị tia xạ đơn thuần hay điều trị hóa chất. Người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để tránh xa căn bệnh ung thư phổi, cần sống trong môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, không nên hút thuốc lá.

Nguồn: Tổng hợp.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Viêm amidan quá phát? Triệu chứng và cách chữa trị

Một thể bệnh khó chữa nhất của bệnh Viêm amidan hoàn toàn có thể tiến triển ở thể quá phát, hiện nay khoa học đã chứng minh có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó chữa này. Vậy viêm amidan quá phát là gì?

    Viêm amidan quá phát là gì?

    Viêm amidan quá phát là gì? Triệu chứng

    Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ em. Viêm amidan quá phát cần điều trị kịp thời và nhanh chóng để tránh biến chứng.

    Viêm amidan quá phát có nguyên nhân từ Viêm amidan hốc mủ, viêm amidan mãn tính đây là các tác nhân gây bệnh lưu trú trong Amidan sẵn sàn chuyển thành thể quá phát ở nhiều điều kiện. Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường các triệu chứng không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy rát họng, có biểu hiện đau tai, hôi miệng, mệt mỏi,… Điểm dễ nhận ra là sự quá phát thường xuyên tới hơn 4 lần mỗi năm. Khi quá phát bệnh nhân thường sốt, đau họng, sưng amidan với đầy đủ triệu chứng của viêm amidan cấp tính, tuy có thể không nặng bằng nhưng dai dẳng hơn.

    Cách chữa trị viêm amidan quá phát hiệu quả

    Điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan

    Ở giai đoạn đầu, viêm amidan quá phát có thể điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề sẽ giảm các triệu chứng của bệnh và thở dễ dàng hơn. Giai đoạn sau điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả lúc này viêm amidan quá phát sẽ được điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp đều được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật amidan nên người bệnh cần tới bệnh viện khám lại để có kết luận chính xác nhất.

    Trước đây thường phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse. Ngày nay chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện nhằm tránh đau và không chảy máu.

    Chữa viêm amidan quá phát bằng phẩu thuật

    Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết, tuân theo các chỉ định nghiêm ngặt sau:

    • Tái diễn nhiều lần: 5 – 7 lần/năm.
    • Xảy ra các biến chứng nhiều lần: Viêm – áp xe quanh Amidan, viêm tấy – áp xe thành họng, thấp khớp, hạch cổ,…Viêm xoang, viêm khớp,…
    • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt: Nuốt vướng-khó liên tục, chức năng thở: ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn, gấp.

    Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần thực sự kiêng nể, thực hiện đúng liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp để điều trị amidan quá phát thực sự có hiệu quả.

    Chữa viêm amidan quá phát bằng thuốc nam

    Các bài thuốc dân gian đã chiếm vị thế và được sự tin dùng của con người, bởi tác dụng chữa trị tận gốc không có tác dụng phụ như thuốc tây. 2 bài thuốc nam điều trị viêm amidan quá phát hiệu quả bạn có thể tham khảo:

    Bài thuốc 1: Sinh địa 20g, thiên hoa phấn, mạch môn, bối mẫu, địa cốt bì mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạch thược, huyền sâm đan bì mỗi vị 12g, bạc hà 4g. Thuốc dùng làm thành một thang, sắc uống. uống khi còn ấm.

    Tác dụng bài thuốc này là tiêu viêm, tiêu sưng, nhuận phế , tiêu đờm.

    Chữa viêm amidan quá phát bằng thuốc nam

    Bài thuốc 2: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, hoài sơn 12g, thiên hoa phấn 8g, địa cốt bì 8g, trạch tả 8g, ngưu tấc 12g, phục linh 8g, đan bì 8g. Thuốc dùng làm thành một thang để sắc uống.

    Tác dụng của từng vị thuốc trong bài thuốc này: sinh địa, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt bổ huyết, ngưu tấc, chi mẫu tác dụng hoạt huyết. Hoài sơn, đan bì, phục linh, có tác dung lương huyết tiêu sưng. Bài thuốc này dưỡng âm thanh phế hoạt huyết, tiêu viêm.

    Ngoài dùng thuốc, bạn cũng cần giữ vệ sinh răng miệng họng, tránh tiếp xúc với những nơi khói bụi, nên kiêng ăn các món quá chua, quá cay, rượu bia, thuốc lá….

    >>>.Xem thêm: http://benhhetieuhoa.com/hau-hong/viem-amidan#dieu-tri-viem-amidan-bang-thuoc-dong-y

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

     

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Giảng viên Y học cổ truyền bật mí bài thuốc điều trị ho gà

    Trong y học cổ truyền thì bệnh ho gà được gọi là bách nhật khái, sinh khái bởi vì nó ho theo cơn, dưới đây là một số bài thuốc giảng viên Y học cổ truyền bật mí điều tri ho gà hiệu quả.

    Giảng viên Y học cổ truyền bật mí bài thuốc điều trị ho gà

    Tìm hiểu về bệnh ho gà

    Giảng viên Y học cổ truyền công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh ho gà trong y học cổ truyền hay gọi là bách nhật khái, sinh khái bởi bệnh thường ho từng cơn chứ k ho liên tục.

    Nguyên nhân gây bệnh: do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt.

    Khi bệnh kéo dài ệnh ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

    Bật mí một số bài thuốc điều trị ho gà theo từng gia đoạn bệnh

    Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Giai đoạn đầu (cảm nhiễm, phế hàn): người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng. Phương pháp chữa là tuyên phế trừ tà hay tân ôn tuyên phế. Dùng một trong các bài:

    • Bài 1: Tiểu thanh long thang: ma hoàng 4g, quế chi 4g, bạch thược 8g, cam thảo 4g, bán hạ chế 4g, can khương 2g, ngũ vị tử 4g, tế tân 2g. Sắc uống
    • Bài 2: lá tía tô 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, vỏ quýt 6g, cam thảo dây 10g, gừng 3g. Sắc uống.
    • Bài 3: ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, trần bì 6g, bách bộ 8g, cam thảo 4g. Nếu có sốt, thêm hoàng cầm 8g, tang bạch bì 12g. Sắc uống.Hoa đu đủ đực giúp trị ho gà do đàm nhiệt, phế nhiệt.

    Giai đoạn ho cơn (thường do đàm nhiệt, phế nhiệt): sau khi mắc khoảng 1 tuần, người bệnh ho càng ngày càng nặng, sau cơn ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn; nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết dưới niêm mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày. Phương pháp chữa là thanh phế tiết nhiệt, hóa đàm (tuyên phế tiết nhiệt). Dùng một trong các bài:

    • Bài 1: Ma hạnh thạch cam gia hoàng cầm, bách bộ: ma hoàng 3g, hạnh nhân 6g, thạch cao 10g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, bách bộ 4g. Nếu có xuất huyết, thêm chi tử sao đen 5g, rễ cỏ tranh 5g; có đờm nhiều, thêm bán hạ chế 4g, hạt củ cải 4g. Sắc uống.
    • Bài 2: Cao ho gà (Viện nghiên cứu Đông y): lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao tỉ lệ 1/1, cho đường nấu thành siro. Cho vào lọ nút kín. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Kiêng kỵ: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).Đờm trong phế quản – một nguyên nhân gây ho.

    Khi đờm trong phế quản – một nguyên nhân gây ho.

    Giai đoạn phục hồi (phế khí hư hoặc phế âm hư): Người bệnh ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ. Phương pháp chữa là tư dưỡng phế âm, phế khí. Dùng một trong các bài:

    • Bài 1: Sa sâm mạch môn thang: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 16g, tử uyển 8g, bách bộ 8g. Nếu tự ra mồ hôi là phế khí hư, thêm đảng sâm 16g, ngũ vị 6g, bạch truật 8g. Sắc uống.
    • Bài 2: vỏ rễ dâu 12g, thiên môn 16g, bách bộ 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống .
    • Bài 3: cát cánh 6g, cam thảo 4g, tử uyển 4g, trần bì 2g, kinh giới 8g, bách bộ 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g. Sắc uống.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Giảm bệnh xoang bằng các phương pháp tự nhiên

    Khi thực hiện bằng các phương pháp tự nhiên người bệnh cần phải kiên trì và bỏ những thói xấu ở cuộc sống hàng ngày.

    Giảm bệnh xoang bằng các phương pháp tự nhiên

    Tìm hiểu về bệnh xoang mũi

    Theo chuyên mục tin tức  Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Xoang là các khoang khí trên khuôn mặt như khoang khí sau má, sau trán và lông mày, ở hai bên sống mũi và phía dưới mũi.

    Các khoang mũi này thường được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp mỏng dịch nhầy và có thể có các lông mao.Các dịch nhầy này sẽ bảo vệ xoang khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các phần từ khác trong không khí. Các lông mao có tác dụng giữ chất nhầy và mọi thứ không bị mắc kẹt trong xoang, chảy xuống cổ họng và dạ dày.

    Khi gặp các tác nhân như nhiệt độ thay đổi, khói thuốc lá, cơ thể bị cảm lạnh hay các tác nhân gây dị ứng hoặc bất cứ điều gì gây sưng nề hay ngăn cản các lông mao cuốn trôi chất nhầy thì xoang dễ bị tổn thương như viêm, sưng. Nó có thể bị đau, chèn ép xoang và dễ dàng bị tắc nghẽn.

    Các bệnh như viêm mũi dị ứng đều có thể gây tổn thương cho xoang do màng nhầy của sống mũi sưng lên và chẹn các xoang. Vì vậy để bảo vệ xoang bạn nên điều trị và sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng.
    Sau đây là một số lời khuyên giúp chúng ta giảm được các bệnh về xoang.

    Hít thở không khí ẩm

    Không khí khô không những làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó chịu, mất nước mà cón gây ra kích ứng xoang. Chính vì vậy chúng ta nên hít không khí ẩm để xoang có thể giữ được độ ẩm và không làm các chất nhầy bảo vệ bị khô. Các bạn có thể để máy giữ độ khẩm không khí trong phòng ngủ hoặc những nơi bạn thường ở đó. Ngoài ra chúng ta nên hạn chế ngồi điều hòa trong những thời điểm có thể, vì điều hòa cũng chính là nguyên nhân làm khô không khí. Hít hơi nước 2-4 lần/ ngày cũng là một giải pháp tốt.

    Nếu bệnh nhân có hút thuốc nên cai thuốc để giảm tình trạng bệnh tốt hơn

    Bắt buộc phải có khu vực “Không hút thuốc”

    Theo giảng viên dạy cho biết: Các tác nhân dễ gây dị ứng như sản phẩm vệ sinh, sơn, keo xịt tóc, nước hoa hay phấn hoa và đặc biệt là khói thuôc lá đều có thể gây kích ứng xoang. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh – những người hút thuộc thụ động. Chính vì vậy bạn không nên cho bạn bè hoặc người thân hút thuộc trong nhà. Nên sử dụng các sản phẩm ít mùi, thân thiện với môi trường. Ngoài ra bạn nên tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng như lông thú, phấn hoa… Nên đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tiếp xúc với các tác nhân này.

    Uống nhiều nước

    Cơ thể chúng ta chứa khoảng 70% là nước. Chính vì thế uống nước lọc là việc làm cần thiết hằng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đối với xoang thì uống nhiều nước giúp cho dịch nhầy lỏng và chảy ra. Các dịch nhầy này có tác dụng bảo vệ xoang. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước lọc, nước trái cây và trà nhưng không nên bổ sung nước bằng các đồ uống có chất kích thích như rượu, cafein… Cafein hoặc cồn có thể làm mất nước và làm sưng nề xoang trở nên trầm trọng hơn.

    Làm sạch mũi

    Các tác nhân và bụi bẩn có thể bám vào khoang mũi qua quá trình hít thở. Chính vì vậy chúng ta cần phải vệ sinh mũi hằng ngày để giữ cho xoang sạch sẽ và thông suốt. Bạn có thể rửa mũi bằng dung dịch mũi vô khuẩn với nồng độ thấp để rửa các chất nhầy và những dị nguyên có thể làm sung huyết xoang. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dung dịch dùng để xịt mũi với thành phần chính là muối biển, vì vậy bạn nên lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Nguyên nhân gây lên bệnh viêm xoang như thế nào?

    Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số là do nhiễm trùng và viêm xoang được phân loại thành cấp tính và mạn tính.

    Nguyên nhân gây lên bệnh viêm xoang như thế nào?

    Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn viêm xoang mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa. Chúng ta hãy cùng các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về viêm xoang dưới đây.

    Chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu nguyên nhân gây lên bệnh viêm xoang?

    Theo chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Viêm xoang là bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số trường hợp thường gặp như sau:

    • Do môi trường xấu khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, khói thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó lan ra các xoang trở thành viêm xoang…
    • Do cơ địa dị ứng hóa chất, thức ăn biển kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xoang bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
    • Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật, … Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số cơ quan khác.
    • Vệ sinh kém như không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
    • Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng hay nhiễm trùng răng hàm trên.

    Dấu hiệu nào để nhận biết bệnh viêm xoang?

    Bệnh viêm xoang có tất cả 4 triệu chứng chính:

    1. Đau nhức tùy theo xoang bị viêm:
    • Viêm xoang hàm sẽ nhức vùng má.
    • Viêm xoang trán sẽ nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là khoảng 10 giờ sáng.
    • Viêm xoang sàng trước sẽ nhức giữa 2 mắt.
    • Viêm xoang sàng sau, xoang bướm sẽ nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
    1. Chảy nước mũi:
    • Viêm mũi dị ứng sẽ chảy mũi trong rất nhiều.
    • Viêm mũi do vi khuẩn sẽ chảy mũi đục, có khi như mủ.

    Viêm các xoang trước thì chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì chảy vào họng.

    1. Nghẹt mũi là triệu chứng vay mượn của mũi:

    Có thể nghẹt 1 bên hoặc có thể nghẹt cả 2 bên.

    1. Bị điếc mũi:
    • Ngửi không nhận biết được mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không thể len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
    • Viêm xoang khó phát hiện vì không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện khi có ít nhất 3 triệu chứng trên.
    • Trường hợp đặc biệt viêm xoang hàm do sâu răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào trong xoang. Mủ chảy vào mũi, mùi rất hôi.

    Cần lưu ý phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.

    Theo từng nguyên nhân khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp

    Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang như thế nào?

    Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm phế quản mãn tính, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.

    Khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

    Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn. Với những trường hợp viêm mũi xoang do cảm cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, chlorpheniramine, giảm đau, thuốc chống dị ứng, phun khí dung hoặc súc rửa xoang để đưa dung dịch thuốc vào xoang sàng.

    Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không giảm, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang… Trường hợp viêm mũi xoang do răng thì cần phải nhổ răng gây bệnh.

    Những phương pháp điều trị bệnh viêm xoang ngay tại nhà:

    • Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khỏe mạnh và có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng
    • Uống nhiều nước như nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược có tác dụng tốt để rửa sạch các chất nhầy vì chúng chính là nguyên nhân khiến bạn khó thở, khó chịu và mệt mỏi
    • Xông mũi bằng tinh dầu như nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn trong một bát nước nóng. Trùm một chiếc khăn phủ đầu bạn và cái bát, sau đó hít hơi nước bằng mũi sẽ giúp bạn làm sạch chất nhầy và cảm thấy dễ chịu
    • Dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp dễ thoát chất nhầy

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Chuyên gia chia sẻ về bệnh ung thư vòm họng

    Ung thư vòm họng là căn bệnh tiến triển âm thầm và kín đáo, biểu hiện không đặc trưng mà chỉ qua những triệu chứng đến từ các cơ quan lân cận. Vì thế, việc phát hiện bệnh thường là chậm trễ.

    Chuyên gia chia sẻ về bệnh ung thư vòm họng

    Ung thư vòm họng là gì?

    Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính của biểu mô vòm mũi họng, đứng đầu trong các loại ung thư ở đầu cổ, đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư nói chung. Bệnh mang đặc điểm vùng miền, miền Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là những nơi có tỷ lệ mắc cao nhất, kế đó là các nước vùng Bắc Phi.

    Những người tiếp xúc với virus Epstein-Barr có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư mũi họng.

    Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

    Nguyên nhân chưa rõ ràng, thường do sự kết hợp của 3 yếu tố quan trọng là EBV, chủng tộc và tác động của mội trường.

    Phân loại:

    Theo trang tin Bệnh học thì ung thư hay gặp nhất ở vòm họng là ung thư biểu mô lát, chiếm tới khoảng 90%, được WHO chia 3 loại chính:

    -Keratinising squamous cell carcinoma.

    -Non keratinising squamous cell carcinoma.

    – Undifferentiated carcinomas.

     Ung thư rất hiếm gặp ở vòm họng bao gồm những dạng sau:

    -Adenocarcinomas và adenoid cystic carcinomas

    -Lymphomas

    – Melanomas

    Triệu chứng của ung thư vòm họng

    Những dấu hiệu của ung thư mũi họng bao gồm khó thở, nói hoặc nghe.

    – Đau đầu: thường đau âm ỉ, đau lan toả ở nửa đầu.

    – Ù tai, nghẹt mũi: cảm giác khó thở kèm theo ù tai ngày càng nặng hơn

    – Khạc thấy có máu lẫn với dịch mũi.

    Các triệu chứng trên giống triệu chứng cảm cúm, chỉ khác là xuất hiện ở một bên, bệnh diễn tiến kéo dài, ngày càng tăng, không thuyên giảm so với khi điều trị ở cảm cúm thông thường.

    Những triệu chứng như đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, ra máu mũi ngày càng nặng gây cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu.

    Đau đầu âm ỉ, đau lan toả ở nửa đầu là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng

    Các yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng

    Người châu Á, những người tiếp xúc với virus Epstein-Barr – một loại virus có liên quan đến một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư mũi họng và một số u lympho. Người uống rượu, xuất hiện u ở mũi hoặc cổ, đau họng, khó thở hoặc khó nói, đau hoặc ù tai, chảy máu cam, nhức đầu.

    Điều trị:

    Theo bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau phụ thuộc vào những yếu tố như: tùy theo giai đoạn ung thư, theo loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và thể trạng sức khỏe của người bệnh.

    Bác sĩ sẽ sử dụng ba phương pháp điều trị tiêu chuẩn, bao gồm:

    Xạ trị, hóa trị: là dùng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

    Thuốc hóa trị liệu có thể ở dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Bác sĩ có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.

    Phẫu thuật: bác sĩ thường không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng, phương pháp này thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt phù hợp:

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh ung thư này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    Ăn nhiều trái cây và rau củ, tránh ăn thịt ướp muối và cá, không uống rượu, không hút thuốc.Việc xạ trị ung thư vòm họng có thể gây khô miệng, nhiễm trùng và khó khăn khi ăn, nuốt, nói và các vấn đề về sức khỏe răng miệng.Đánh răng nhiều lần mỗi ngày, dùng bàn chải lông mịn nếu miệng của bạn quá nhạy cảm. Súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau bữa ăn. Hãy pha dung dịch nước ấm, baking soda, nước muối và súc miệng bằng dung dịch này sau mỗi bữa ăn.

    Giữ miệng ẩm bằng nước hoặc kẹo không đường. Uống nước cả ngày để giữ miệng ẩm. Hãy thử dùng kẹo cao su hoặc kẹo không đường để kích thích sản xuất nước bọt.  

    Nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc cay. Hãy chọn những món ăn không gây kích ứng miệng và tránh thức uống có chứa caffein và cồn.

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Dược sĩ bật mí bí quyết phòng ngừa viêm xoang trong mùa lạnh

    Vào đông, nhiệt độ, độ ẩm và khí áp xuống thấp là điều kiện gia tăng những bệnh về hô hấp, trong đó phải kể đến bệnh viêm xoang, khiến người bệnh vô cùng khó chịu mỗi khi chuyển mùa.

    Dược sĩ bật mí bí quyết phòng ngừa viêm xoang trong mùa lạnh

    Viêm xoang được xem là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh phần lớn là do nhiễm trùng gây nên. Viêm xoang được chia làm 2 loại đó là Viêm xoang cấp tính và Viêm xoang mãn tính.

    Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm xoang?

    • Do viêm mũi dị ứng hay sau khi nhiễm siêu vi cúm, sởi…bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo, lệch vách ngăn. Hoặc do sâu răng sâu răng hay nhiễm trùng răng hàm trên.
    • Do cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là các loại hóa chất, nước hoa hay thức ăn đã biến chất, làm cho niêm mạc mũi bị phù, nên gây bít tắc lỗ thông xoang và gây nhiễm trùng.
    • Do sức đề kháng của cơ thể người bệnh không đủ sức chống lại các tác nguyên vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc của đường hô hấp, gây rối loạn hệ thần kinh thực vật.
    • Do sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

    Tình trạng mắc bệnh viêm xoang vào mùa lạnh như thế nào?

    Với những cơn gió đổi mùa, đến đột ngột khiến cơ thể của bạn chưa kịp thích nghi nên rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Vì mũi chính là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với dòng không khí mang hơi lạnh và hanh khô. Mũi có chức năng điều tiết, làm ấm, ẩm cho không khí hít vào. Khi trời lạnh khiến mũi phải làm việc nhiều hơn để đưa không khí sạch, ấm và ẩm vào phổi. Đặc biệt, ở một số người có cơ địa dị ứng, niêm mạc mũi sẽ có những phản xạ quá mẫn cảm như viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng,…

    Bệnh viêm mũi, xoang có thể gặp ở tất cả các mùa, nhưng với mùa lạnh sẽ gây ra cảm giác khó chịu nhiều hơn bởi các triệu chứng trở nên kéo dài hơn và sự tái phát cũng diễn ra nhanh hơn.

    Những biểu hiện của viêm mũi, xoang thường gặp như: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang,… Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp.

    Chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa viêm xoang vào mùa đông

    Cách phòng ngừa viêm xoang vào mùa đông như thế nào?

    Theo chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang vào mùa đông như sau:

    • Giữ gìn vệ sinh, dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường có tác dụng giữ ấm cho mũi, hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.
    • Vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; xúc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn răng miệng. Giữ cho họng và miệng sạch khuẩn nhằm hạn chế việc mắc bệnh viêm xoang, bởi hệ thống xoang và các bộ phận của đường hô hấp trên có sự liên thông với nhau.
    • Giữ ấm cho cơ thể, không khí khô là tác nhân chính gây nên bệnh viêm mũi, xoang lúc giao mùa. Vì vậy, việc giữ ẩm cho không khí lúc này là vô cùng cần thiết. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để tăng cường độ ẩm cho không khí.
    • Chế độ dinh dưỡng, sức đề kháng yếu khiến cho bạn rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi, xoang. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như kẽm, vitamin A,C, omega3,… để tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh.
    • Tắm bằng nước ấm vào mùa chuyển lạnh, khi thời tiết chuyển lạnh bạn cần thường xuyên tắm nước ấm và nên tắm sớm khi mặt trời còn mọc, không nên tắm quá trễ. Sau khi tắm cần làm khô ngay và mặc đồ giữ ấm cơ thể. Dùng các thảo dược có tính ấm, đối với một số người bị viêm mũi dị ứng, hay tái đi tái lại hay chảy nước mũi, nghẹt mũi, điếc mũi… Có thể điều trị và dự phòng các thuốc thảo dược trong nhà như: Kim Ngân Hoa, Kim Nhĩ Tử, Bạc Hà… Để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh v, điêm mũi vào mùa đông. Nếu được một ít trà gừng vào buổi sáng và tối là rất tốt.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Chuyên gia chia sẻ điều trị hen phế quản ở trẻ em

    Hen phế quản: là một trong các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất. Bệnh có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay có nhiều thuốc giúp điều trị và quản lý bệnh có hiệu quả.

    Chuyên gia chia sẻ điều trị hen phế quản ở trẻ em

    Yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản cấp?

    • Nhiễm khuẩn do virus
    • Tiếp xúc với dị nguyên
    • Gắng sức
    • Khói thuốc lá
    • Ô nhiễm môi trường
    • Thay đổi thời tiết
    • Yếu tố tâm lý

    Nguyên tắc điều trị?

    • Dùng SABA giãn phế quản cho tất cả trẻ có triệu chứng hen.
    • Trẻ nhỏ khởi đầu phòng bệnh bằng thuốc ICS liều thấp
    • Hầu hết trẻ nhỏ hen phế quản thể nhẹ, vì vậy dùng SABA được khuyến cáo, không nên dùng thuốc phòng hen kéo dài.

    Các thuốc điều trị hen phế quản?

    • Giảm triệu chứng
    • Phòng bệnh
    • Kiểm soát bệnh (kết hợp giữa một ICS và thuốc khống chế triệu chứng trong một liều hít).

    Thuốc tác dụng giãn phế quản?

    Chủ vận beta 2 tác dụng ngắn:

    • Salbutamol (Ventolin) hoặc Terbutaline (Bricanyl)
    • Cơ chế: Thuốc làm giãn cơ trơn phế quản bằng cách kích thích lên thụ thể beta 2 ở đường thở, hệ cơ xương và tim.

    Ipratropium bromide:

    • Ipratropium bromide: Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic tác dụng chậm hơn SABA (30-60 phút).
    • Nó bị hạn chế tác dụng nếu dùng hằng ngày, tuy nhên khi phối hợp SABA thì có thể điều trị cơn hen cấp trung bình hoặc nặng.

    Theophylline:

    • Giãn cơ trơn phế quản, tác dụng chống viêm. Tác dụng chống viêm hiệu quả hơn giãn phế quản.
    • Nó không được dùng là thuốc đầu tay điều trị hen.

    Theo Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội thì thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc khác, ít tác dụng làm hồi phục chức năng phổi, giảm triệu chứng hen cả ban ngày lẫn ban đêm, giảm sử dụng các thuốc giãn phế quản khác.

    Chỉ định: Điều tri cơn hen cấp nặng.

    Thuốc phòng bệnh?

    Có 3 nhóm bao gồm:

    • ICS
    • Leukotriene receptor antagonists (LTRAs)
    • Cromones: cromoglycate và nedocromil

    Corticoid dạng uống chống viêm trong cơn hen cấp tính hoặc hen dai dẳng rất nặng

    ICS:

    • BDP-HFA: Beclomethasone dipropionate-HFA
    • BUD: Budesonide
    • FP: Fluticasone propionate
    • CIC: Ciclesonide
    • M: Mometesone
    • T: Triamcinolone
    • ICS duy trì kiểm soát hen. Sử dụng ICS làm giảm tỷ lệ tử vong do hen, giảm tỷ lệ nhập viện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Dùng ICS sớm ở người hen dai dẳng có chức năng phổi giảm giúp cải thiện chức năng phổi, phòng ngừa sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục.
    • ICS có tác dụng phụ
    • Liều ICS hằng ngày phải phù hợp với lâm sàng và chức năng hô hấp của bệnh nhân.
    • Điều quan trọng là phải cân bằng giữa hiệu quả của thuốc và tác dụng phụ.

    Leukotriene receptor antagonists:

    • Chỉ định:

    + Phòng các triệu chứng ban ngày và ban đêm của hen phế quản.

    + Điều trị cơn hen gây ra bởi aspirin

    + Phòng ngừa co thắt phế quản khi gắng sức

    + Kết hợp với ICS khi LABA không dung nạp tốt, hoặc không kiểm soát được hen.

    • Ưu điểm:

    + Dùng đường uống

    + Dùng hằng ngày

    + Phòng cơn hen khi gắn sức

    + Ít tác dụng phụ

    + Có tác dụng trên cả hen phế quản và viêm mũi dị ứng

    • Montelukast sodium (Singuilair): viên 10mg, 5mg, 4mg

    Singuilair 4mg

    Thuốc kháng immunoglobulin?

    Omalizumab – Xolair:

    • Omalizumab là kháng thể đơn dòng kháng lại IgE
    • Kháng IgE phòng giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, leukotrienes, cytokines bằng cách ức chế phản ứng tương tác giữa kháng nguyên với IgE nằm trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm.
    • Chỉ định điều trị hen dị ứng thể trung bình ở trẻ em trên 12 tuổi.
    • Sử dụng Omalizumab làm giảm đáng kể liều ICS. Omalizumab có tác dụng ở trẻ hen phế quản khó kiểm soát mặc dù đã dùng liều cao ICS, trẻ thường xuyên hoặc dùng kéo dài corticoid dạng uống.
    • Khi dùng phối hợp với ICS, Omalizumab làm giảm nguy cơ gây cơn hen cấp.

    Kiểm soát triệu chứng?

    • Kiểm soát triệu chứng (LABA) làm giãn phế quản 12 h.
    • LABA chống co thắt phế quản thứ phát khi tiếp xúc với dị nguyên, chất kích thích không đặc hiệu hoặc hoạt động gắng sức.
    • Thuốc thường được phối hợp với ICS
    • Thuốc có tác dụng làm tăng chức năng hô hấp, cải thiện triệu chứng, giảm cơn hen cấp tính so với dùng ICS đơn thuần.
    • Salmeterol, Eformoterol

    Thuốc điều trị phối hợp?

    Fluticasone và Salmeterol (Seretide)

    Budesonide và Eformoterol (Symbicort)

    Chỉ định:

    • Triệu chứng và chức năng hô hấp không cải thiện với ICS đơn thuần.
    • Mong muốn làm giảm liều ICS mà vẫn muốn duy trì kiểm soát hen.
    • Là thuốc khởi phát để điều trị hen trung bình hoặc nặng làm triệu chứng hồi phục nhanh.

    Nguyên tắc điều trị cơn hen cấp?

    • Theo trang tin Bệnh học nếu trẻ đang có cơn hen nặng, dùng oxygen và SABA ngay lập tức sau hỏi tiền sử và khám lâm sàng.
    • SABA dùng đường khí dung hoặc qua MDI
    • Steroid dạng uống, được dùng khi cơn hen ở mức độ trung bình hoặc nặng, dùng tới 5 ngày.
    • Adrenalin được chỉ định nếu triệu chứng hen là một biểu hiện của shock phản vệ, tùy theo mức độ nặng của bệnh.

    Điều trị cơn hen cấp mức độ nhẹ?

    • Salbutamol 6 nhát (trẻ nhỏ hơn 6 tuổi) hoặc 12 nhát (trẻ > 6 tuổi)
    • Khám lại sau mỗi 20 phút và nhắc lại nếu cần hoặc đánh giá thấy cơn hen mức độ trung bình hoặc nặng.
    • Xem xét sử dụng steroid đường toàn thân (prednisolone 1mg/kg tới 60 mg/ngày).

    Điều trị cơn hen mức độ trung bình?

    • Trẻ đòi hỏi phải nhập viện
    • Khởi phát, 6 nhát Salbutamol (trẻ dưới 6 tuổi) hoặc 12 nhát (trẻ trên 6 tuổi)
    • Nếu liều khởi phát chưa đáp ứng, nhắc lại mỗi 20 phút cho tới 2 lần nữa, sau đó dùng thuốc mỗi 1-4h.
    • Giám sát bão hòa oxy, cho thở oxy nếu cần.
    • Dùng prednisolon đường uống 1mg/kg/ngày cho tới 3 ngày.

    Điều trị cơn hen cấp nặng ở trẻ em?

    • Nhập viện theo dõi tại đơn vị hồi sức
    • Sử dụng Salbutamol dạng khí dung
    • Nếu không đáp ứng, Salbutamol tiêm tĩnh mạch chậm 15mcg/kg/10 phút, sau đó 1mcg/kg/phút truyền tĩnh mạch.
    • Cung cấp oxy và giám sát bão hòa oxy. Có thể làm khí máu.
    • Cho corticoid toàn thân:

    + Dùng Prednisolon đường uống 1mg/kg/ngày cho tới 60 mg  5 ngày

    + Hoặc Methyprednisolon IV 1mg/kg cho tới 60mg mỗi 6h ngày 1, sau đó mỗi 12h ngày thứ 2, sau đó hằng ngày.

    • Dùng Ipratropium 2 nhát (trẻ dưới 6 tuổi) hoặc 4 nhát (trẻ trên 6 tuổi) cho mỗi 20 phút trong 1h đầu (3 liều).
    • Khí dung Ipratropium là một liệu pháp yhay thế
    • Aminophylline chỉ cho trong trường hợp cấp cứu tại khoa hồi sức. cho 10 mg/kg, duy trì 1,2 mg/kg/giờ (trẻ dưới 9 tuổi) hoặc 0,7 mg/kg/giờ (trẻ trên 9 tuổi).
    Chuyên mục
    Bệnh Hô Hấp

    Cách điều trị bệnh viêm mủ màng phổi

    Bệnh viêm mủ màng phổi là căn bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế nắm bắt thông tin về cách điều trị sẽ đem lại nhiều kiến thức để bạn có thể “ đập tan nỗi lo’ về căn bệnh này.

    Cách chẩn đoán viêm mủ màng phổi

    Viêm mủ màng phổi là hiện tượng viêm và ứ mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự nhưng cũng có khi là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ. Nguyên nhân của viêm mủ màng phổi do vi khuẩn thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như P.pneumoniae, K. pneumoniae, E. coli… Đây là căn bệnh thường gặp nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế khi mắc căn bệnh này cần có sự chuẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa và sớm có hướng điều trị bệnh kịp thời.

    Cách chẩn đoán viêm mủ màng phổi

    Có nhiều cách để chuẩn đoán căn bệnh viêm mủ màng phổi, cụ thể như sau:

    Chẩn đoán lâm sàng:

    • Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc với biểu hiện: Sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gầy sút.
    • Ho, đau ngực, khó thở do nguyên nhân bị chèn ép ở phổi.
    • Hội chứng 3 giảm ở phổi, riêng ở trẻ nhỏ có rì rào phế nang giảm và gõ đục.
    • Chọc dò màng phổi có mủ.

    Xét nghiệm:

    • Thành phần máu ngoại biên: Số lượng bạch cầu tăng trong đó có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.
    • X quang phổi (thẳng, nghiêng) cho hình ảnh góc sườn hoành tù, mờ đồng nhất hay không đều, mờ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tràn dịch hoặc khoang màng phổi có hình ảnh vách hoá.
    • Siêu âm khoang màng phổi có hình ảnh tràn dịch hay vách hoá tạo thành ổ cặn (giai đoạn muộn).
    • Xét nghiệm dịch màng phổi.
    • Sinh hoá, tế bào, vi sinh (nhuộm Gram, nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, cấy máu).

    Phương pháp điều trị viêm mủ màng phổi

    Phương pháp điều trị viêm mủ màng phổi

    Theo các bác sĩ chữa trị các bệnh về đường hô hấp, khi điều trị bệnh viêm mủ màng phổi cần đưa ra phác đồ điều trị chuẩn theo các nguyên tắc, cụ thể như sau:

    Nguyên tắc điều trị:

    • Dùng kháng sinh liều cao và phối hợp, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
    • Làm sạch ở vị trí khoang màng phổi
    • Điều trị hỗ trợ.
    • Điều trị triệu chứng

    Các biện pháp làm sạch mủ trong khoang màng phổi:

    • Chọc hút màng phổi: Áp dụng với tất cả các bệnh nhân để chẩn đoán nguyên nhân và hỗ trợ điều trị. Lấy dịch tại màng phổi để làm các xét nghiệm sinh hoá, tế bào, soi tươi, nuôi cấy. Lưu ý chọc tháo mủ để làm giảm khó thở khi lượng dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.
    • Mở màng phổi dẫn lưu khí: X quang có dịch trên ba khoang liên sườn. Có hiện tượng vách hoá nhưng lượng dịch nhiều, mở khoang màng phổi dẫn lưu trong khi chờ phẫu thuật. Thời gian dẫn lưu trung bình 5 – 7 ngày, rút ống dẫn lưu khi lượng dịch hút dưới 30 ml/ ngày.

    Làm phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ trong trường hợp:

    • Điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7 ngày không có kết quả.
    • Tình trạng toàn thân xấu đi.
    • Suy hô hấp dai dẳng.
    • Có hình ảnh ổ cặn mủ trên phim X quang và siêu âm.
    • Có hiện tượng rò khí – phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu).

    Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng:

    • Liệu pháp oxy (khi cần).
    • Liệu pháp bù dịch, thăng bằng toan kiềm.
    • Kiểm soát albumin máu.
    • Đảm bảo về dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng: Cho bệnh nhân ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố.
    • Tập thở nhằm làm phổi nở và phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi.

    Khi mắc bệnh viêm mủ màng phổi cần đến các cơ sở Y tế thăm khám và điều trị kịp thời

    Bệnh viêm mủ màng phổi là căn bệnh  có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi mắc căn bệnh này thì bệnh nhân cần đến các cơ sở Y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Exit mobile version