Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tìm hiểu thông tin về bệnh nấm phổi gây ra bởi Aspergillus

Bệnh nấm phổi gây ra bởi nhiều tác nhân làm suy giảm tình trạng miễn dịch trong cơ thể. Vì thế tìm hiểu thông tin về căn bệnh này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao.

Tìm hiểu thông tin về bệnh nấm phổi gây ra bởi Aspergillus

Bệnh nấm phổi là căn bệnh hô hấp hình thành từ hậu quả của một tình trạng suy giảm miễn dịch: HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như hóa chất điều trị ung thư, corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, bệnh hệ thống hoặc nấm phát triển trên nền của một tổn thương phổi có trước như hang lao, giãn phế quản. Một trong ba loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất là nấm Aspergillus.

Chẩn đoán xác định u nấm phổi

Các chuẩn đoán xác định u nấm phổi như sau:

– Lâm sàng:

  • Triệu chứng cơ năng và toàn thân có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu lâm sàng sau: Sút cân, mệt mỏi, đau ngực, sốt cao 39 – 400C; Ho ra máu (50 – 80%): Dây máu, thường tái phát nhiều lần, đôi khi ho ra máu nặng .
  • Xảy ra ở bệnh nhân tiền sử có lao phổi, điều trị hóa chất chống ung thư, bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày: Corticoid, thuốc chống thải ghép, bệnh nhân HIV.
  • Đôi khi tình cờ phát hiện thấy u nấm trên phim X quang phổi.

– Cận lâm sàng:

  • X quang phổi chuẩn: U nấm điển hình với tổn thương hình lục lạc gồm một hốc rỗng trong có chứa khối nấm đặc và một liềm khí ở phía trên của khối nấm.
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực: Cho phép phát hiện rõ hơn tổn thương hang nấm hình lục lạc với liềm hơi ở phía trên có thể có kèm theo hoặc không các tổn thương khác (xơ co kéo, thoái hóa dạng kén, dày màng phổi nếu tổn thương sát màng phổi, đôi khi có hình ảnh calci hóa trong khối nấm).
  • Vi sinh: soi trực tiếp và/hoặc cấy đờm, dịch rửa phế quản phế nang tìm thấy nấm Aspergillus.

– Chẩn đoán phân biệt:

  • Áp xe phổi: Có dấu hiệu hộc mủ, có hình ảnh mức nước hơi trên X quang, đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh.
  • Ung thư phổi áp xe hóa: Sinh thiết tổn thương thấy tổn thương ung thư.

Chẩn đoán xác định u nấm phổi

Chẩn đoán xác định nấm phế quản dị ứng

– Lâm sàng:

  • Triệu chứng của hen phế quản tiến triển từng đợt ở bệnh nhân có tạng atopi (eczema, dị ứng thức ăn, viêm mũi xoang dị ứng…).
  • Hen ở những bệnh nhân này thường nặng dai dẳng và thường phụ thuộc corticoid.
  • Trong cơn hen khám phổi thấy có ran rít ran ngáy.

– Cận lâm sàng:

  • Tổn thương thâm nhiễm ở phổi trên X quang, đôi khi có hình ảnh giãn phế quản ở những phế quản lớn.
  • Tăng bạch cầu ưa acid trong máu ngoại vi trên 500 mm3.
  • IgE trong máu tăng trên 2000 UI/ml.
  • Tìm thấy nấm Aspegillus và nhiều bạch cầu ưa acid trong đờm.

– Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm phế quản do nấm gây tắc nghẽn: Do xâm nhập của nấm Aspergillus vào khí quản và các phế quản ở gần ở người không có cơ địa dị ứng.
  • U hạt phế quản: Ho, khó thở rít, đau ngực, có ho máu, sốt, suy sụp toàn thân, X quang có những nốt đơn độc hoặc nhiều nốt, hình ảnh xẹp phổi, những khối hoại tử ở nhu mô phổi.
  • Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan (hội chứng Churg Strauss, bệnh Carrington):Tổn thương thâm nhiễm ở phổi và tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi.
  • Bệnh phổi do ký sinh trùng: Có tổn thương thâm nhiễm ở phổi (hội chứng Loeffler).

Chẩn đoán xác định nấm phế quản dị ứng

Chẩn đoán xác định nấm phổi xâm nhập

– Lâm sàng:

  • Ở bệnh nhân có giảm bạch cầu hoặc suy giảm miễn dịch, có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu: Sốt kéo dài dùng kháng sinh phổ rộng không đỡ, ho khan dai dẳng, giảm khi dùng corticoid, có thể ho ra máu mức độ nhẹ tới nặng. Đau ngực kiểu đau màng phổi, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân.
  • Khám phổi: Thường nghèo nàn, đôi khi có ran nổ khu trú hoặc chỉ có hội chứng 3 giảm.

– Cận lâm sàng:

  • X quang phổi, chụp cắt lớp vi tính: Tổn thương dạng đám mờ hoặc nốt mờ mà có bóng xung quanh nốt mờ do chảy máu và có hoặc không có các tổn thương kiểu viêm phổi hoại tử hoặc nhiều ổ áp xe nhỏ. Đôi khi có tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Nội soi phế quản:Đôi khi có tổn thương viêm loét kèm giả mạc trắng trong lòng khí phế quản. Soi trực tiếp thấy sợi nấm và cấy được nấm Aspergillus từ dịch rửa phế quản phế nang.
  • Tìm thấy sợi nấm và xâm nhập của nấm trên mảnh sinh thiết qua nội soi phế quản hoặc trên bệnh phẩm sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính.

Dựa trên các chuẩn đoán bệnh u nấm phổi, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tích cực phòng bệnh hô hấp cùng chuyên gia

Giao mùa, nhiệt độ thay đổi biên độ dao động lớn, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút khu trú trong cơ thể hoặc ngoài môi trường tận dụng cơ hội sinh sôi phát triển, nhất là nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất.

Tích cực phòng bệnh hô hấp cùng chuyên gia

Nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng và nhiều mức độ biểu hiện bệnh, các bệnh phổ biến như: viêm phổi, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm họng cấp,…

Viêm mũi dị ứng

Nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi là triệu chứng ban đầu của viêm mũi dị ứng, trẻ rất dễ mắc vào lúc thời tiết giao mùa. Khi sổ nước mũi có màu xanh hoặc vàng là lúc đã bị bội nhiễm vi khuẩn.  Tình trạng viễm nhiễm càng tiến triển dịch mũi càng nhiều, trẻ bị khó thở khò khè mệt mỏi chán ăn. Biến chứng của bệnh có thể là hen phế quản, hen suyễn, hay viêm amidan

Cách để phòng bệnh cho trẻ là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng, tránh để trẻ tiếp xúc không khí lạnh

Cảm/cúm

Virut trong không khí hoặc lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, là nguyên nhân gây cảm cúm. Dịch nước mũi, nước bọt, đờm bệnh phẩm của người bệnh đều là nguồn lay bệnh. Đặc biệt trẻ nhỏ, sức đề kháng, hệ miễn dịch còn yếu, rất dễ bị lây.

Cảm cúm

Viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ diễn biến rất nhanh. Vì vậy, đối với bệnh nhi ngoại trú, bác sĩ yêu cầu phụ huynh cần theo dõi sát sao tình hình diễn biến của trẻ, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh vì diễn biến bệnh cực nhanh, dễ gây các biến chứng phù phổi ứ dịch gây cản trở trao đổi khí, trẻ quấy khóc mặt bắt đầu tím tái đi, rất nguy hiểm.

Viêm họng cấp

Dấu hiệu đầu tiên họng sưng, nuốt nước bọt thấy đau, cơ thể có thể sốt, khàn tiếng, phản xạ ho do bị kích ứng đường hô hấp trên, có kèm theo sổ mũi

Phòng tránh tích cực bằng việc vệ sinh mũi họng như:  đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm, giữ ấm cổ khi nằm trong điều hòa.

Theo trang tin Bệnh học phòng bệnh vần hơn chữa bệnh, cho trẻ tiêm chủng các vắc-xin phòng bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài ra cần phòng bệnh tích cực bằng việc luu ý đến giấc ngủ của trẻ, bữa ăn của trẻ, không tự ý dùng kháng sinh tránh tăng cao tình trạng kháng kháng sinh, nếu không có biểu hiện bệnh mũi thì không cần vệ sinh mũi, lưu ý không tự ý dùng khí dung, chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm cả vi chất, chất đạm đường béo. Tăng cường rau quả bổ sung vitamin.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bệnh hen suyễn và chế độ dinh dưỡng lành mạnh là như thế nào?

Bệnh hen suyễn thực chất là một chứng bệnh mang tính dị ứng, cần nâng sức đề kháng, xây dựng lại phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vật lạ xung quanh xâm nhập.

Bệnh hen suyễn và chế độ dinh dưỡng lành mạnh là như thế nào?

Bệnh nhân bị hen suyễn nên ăn gì?

Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh nhân hen suyễn nên ăn những thực phẩm như sau:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua…
  • Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè. Các loại thực phẩm giàu omega 3là cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu, còn có thể giúp phòng ngừa chứng hen suyễn di truyền ở trẻ nhỏ.
  • Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

Người bệnh hen suyễn nên kiêng trái cây sấy khô

Người bệnh hen suyễn nên kiêng gì?

  • Trái cây sấy khô: Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn. Nên chú ý đọc các từ như “kali bisulfit” và “sodium sulfite” trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.
  • Tôm đông lạnh: Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
  • Dưa chuột muối: Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
  • Mứt anh đào ngâm: Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
  • Hạn chế muối: Hạn chế dùng muối, chỉ nên sử dụng dưới 6g/ngày là điều được các bác sĩ khuyên làm nếu bạn đang cố gắng cải thiện bệnh hen suyễn của mình.

Ngoài những lưu ý trong ăn uống, người bệnh còn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn, xoa bóp cơ thể hàng ngày và luôn giữ mình trong một tâm thế bình tĩnh, không lo âu, không căng thẳng quá mức.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Tìm hiểu hạ huyết áp tư thế đứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Khi bị hạ huyết áp tư thế đứng chúng ta thường cảm thấy chóng mặt, choáng váng thậm chí mở mắt và thường ở thể nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng dậy đột ngột.

Tìm hiểu hạ huyết áp tư thế đứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng là như thế nào?

Hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng và thậm chí là bị ngất.

Hạ huyết áp tư thế có thể nhẹ và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, hạ huyết áp tứ thế kéo dài có thể báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng, do vậy hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy đầu óc quay cuồng khi đứng lên.

Hạ huyết áp tư thế đứng không thường xuyên thường gây ra bởi một nguyên nhân rõ ràng như mất nước hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài. Tình trạng này thường dễ  xử lý. Hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính thường là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, vì vậy cách điều trị sẽ khác nhau.

Hạ huyết áp tư thế đứng có những triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng phổ biến của hạ huyết áp tư thế bao gồm: cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt sau khi đứng lên, nhìn mờ, yếu, ngất xỉu, lẫn lộn, buồn nôn. Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt hoặc choáng váng khi bạn đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm. Các triệu chứng thường kéo dài trong một vài phút.

Thỉnh thoảng chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng có thể rất nhẹ – gây ra bởi mất nước nhẹ, đường máu thấp hoặc do quá nóng. Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng cũng có thể xảy ra khi bạn đứng dậy sau khi đã ngồi quá lâu. Nếu các triệu chứng thỉnh thoảng mới có bạn không cần phải lo lắng.

Bạn phải hẹn gặp bác sĩ nếu các  triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra thường xuyên, vì chúng có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng. Thậm chí bạn phải gặp bác sĩ ngay nếu bị mất ý thức, thậm chí chỉ trong một vài giây.

Hãy theo dõi và ghi lại các triệu chứng của bạn, khi nào chúng xảy ra, trong thời gian bao lâu và bạn đang làm gì vào lúc đó. Nếu các triệu chứng xảy ra vào những thời điểm nguy hiểm như khi lái xe, hãy thảo luận điều này với bác sĩ.

Lý do gì mà bạn lại bị hạ huyết áp tư thế đứng

Tại sao lại bị hạ huyết áp tư thế đứng?

Theo chuyên gia Y Dược giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi bạn đứng lên, lực hấp dẫn kéo máu về chân và bụng của bạn. Điều này làm giảm áp lực máu vì lưu lượng máu tuần hoàn về tim sẽ ít đi.

Thông thường, các tế bào đặc biệt gần các động mạch tim và cổ cảm nhận huyết áp thấp. Các tế bào này gửi tín hiệu đến các trung tâm trong não để điều khiển tim đập nhanh hơn và bơm máu nhiều hơn để ổn định huyết áp. Những tế bào này cũng giúp các mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên.

Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi một vấn đề gì đó làm gián đoạn quá trình tự nhiên của cơ thể khi đối phó với huyết áp thấp. Nhiều vấn đề khác nhau có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm:

  • Mất nước do sốt, nôn, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và tập thể dục quá mức gây đổ mồ hôi quá nhiều đều có thể dẫn đến mất nước, làm giảm thể tích máu. Mất nước nhẹ có thể gây ra các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng như chóng mặt và mệt mỏi.
  • Các vấn đề tim mạch: một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp như nhịp tim đập rất chậm, các vấn đề van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim. Những vấn đề này ngăn cơ thể không thể phản ứng nhanh, kịp thời bơm máu nhiều hơn khi đứng lên.
  • Bệnh nội tiết: các vấn đề về tuyến giáp, suy thượng thận và đường máu thấp (hạ đường huyết) có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng tổn thương các dây thần kinh giúp gửi tín hiệu cho não để điều chỉnh huyết áp.
  • Rối loạn hệ thần kinh: một số rối loạn hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh teo đa hệ thống, suy hệ thần kinh tự chủ đơn thuần và tích lũy đạm có thể phá vỡ hệ thống điều tiết huyết áp bình thường của cơ thể.
  • Sau khi ăn: một số người trải nghiệm huyết áp thấp sau các bữa ăn. Tình trạng này phổ biến ở người lớn tuổi.

Có những biện pháp khắc phục nào khi bị hạ huyết áp tư thế đứng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn chống lại hạ huyết áp tư thế đứng:

  • Tăng muối trong chế độ ăn: điều này phải được thực hiện một cách cẩn thận và chỉ sau khi đã thảo luận với bác sĩ. Quá nhiều muối có thể làm huyết áp tăng quá mức cho phép và gây hại cho sức khỏe của bạn.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ: nếu huyết áp của bạn giảm sau khi ăn, bác sĩ có thể khuyên chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng tinh bột.
  • Hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin: thiếu máu và thiếu vitamin B-12 đều ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng. Vì vậy nếu bạn đang bị thiếu sắt và vitamin, việc bổ sung là rất cần thiết.
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa các triệu chứng của huyết áp thấp. Uống nhiều nước trước khi phải đứng trong khoảng thời gian dài, hoặc bất kỳ các hoạt động mà có xu hướng kích hoạt các triệu chứng của bạn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Người lớn tuổi bị viêm phế quản nguyên nhân là do đâu?

Tuổi già sự suy giảm chức năng sống và đáp ứng miên dịch nên thường phải đối mặt với các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm phế quản mãn tính.

Người lớn tuổi bị viêm phế quản nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phế quản ở người lướn tuổi?

Giảm sức đề kháng của cơ thể

Thường ở tầm tuổi trung niên là bắt đầu có nhiều dấu hiệu của bệnh tật, ở những người càng lớn tuổi thì sức khỏe càng sa sút nên các vi khuẩn, vi rút gây bệnh rất dễ dàng xâm nhập và  hoành hành. Theo các chuyên gia Y Dược giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chỉ cần tiếp xúc thường xuyên với môi trường không được trong lành như khói bụi,chất thải, hóa chất, bếp củi, bếp than trong thời gian dài hay mỗi dịp thời tiết thay đổi dao động nhẹ cũng làm cho người lớn tuổi không có đủ sức khỏe  đề kháng lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt đường phế quản rất nhạy cảm với các yếu tố thời tiết và môi trường và dễ bị viêm phế quản mãn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mãn tính ở người già

Do môi trường sống bị ô nhiễm

Khu công nghiệp mọc lên ô ạt, không có sự kiểm soát và xử lý tốt các chất thải gây ô nhiễm môi trường, sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế xã hội thì hàng ngày con người cũng phải đối mặt với một môi trường dần bị ô nhiễm… chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người phải sống trong khói bụi, nhất là ở những người cao tuổi khi  sức đề kháng suy giảm là cơ hội thuận lợi để tác nhân gây bệnh xâm phạm và mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản mạn tính là điều dễ hiểu.

Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến viêm phế quản

Chế độ ăn uống không hợp khoa học

Nguyên nhân gây bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí. Khi còn trẻ chúng ta hay chủ quan trong việc ăn uống, và có những việc làm tiêu cực đối với sức khỏe bản thân khiến cho khi lớn tuổi bộ máy hoạt động cho cơ thể đã bị hư hại và sửa chữa nhiều lần đồng nghĩa sức khỏe sẽ giảm sút dần theo thời gian. Khi những người lớn tuổi thì sẽ ăn uống ngặt nghèo hơn nên cũng khó mà đảm bảo được năng lượng cần thiết cho cơ thể cũng một phần lí do khách quan đến từ việc hệ tiêu hóa khi càng lớn tuổi càng giảm nhu động giảm chất tiết tiêu hóa thức ăn,… Từ đó cũng khiến cơ thể mất sức đề kháng , dễ tạo cơ hội cho các bệnh như viêm phế quản, ung thư phổi tấn công.

Do thói quen sử dụng những tác nhân gây hại

Theo như các chuyên gia đã thống kê, thì có đến tận 30% những người cao tuổi bị viêm phổi mạn tính là do sử dụng thuốc lá, thuốc lào. Như đã biết hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người không từ bỏ được nên vẫn tiếp tục thói quen tưởng như vô hại này. Trong khói thuốc có chứa thành phần chủ yếu mà các nicotin, carbon monoxide. kích thích niêm mạc ở phế quản khiến cho người hút bị ho, đồng thời gây ảnh hưởng và cũng là nguyên nhân viêm phế quản mãn tính ở người già.

Có thể còn rất nhiều những nguyên nhân viêm phế quản mãn tính ở người già, nhưng trên đây là những nguyên nhân phổ biến và đặc trưng nhất. Với những thông tin này hi vọng là là những lời cảnh tỉnh có ích cho người đọc để ý thức hơn đối với sức khỏe của bản thân mình.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu bệnh viêm họng xuất tiết là gì?

Thường thì các bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ bắt gặp ở mọi lứa tuổi.Cũng như bệnh viêm họng xuất tiết có những triệu chứng không đáng lo ngại nhưng để lại biến chứng khó lường.

Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu bệnh viêm họng xuất tiết là gì?

Chứng viêm họng xuất tiết là bệnh gì?

Viêm họng xuất tiết là hiện tượng họng bị viêm xuất hiện dịch nhầy. Viêm họng xuất tiết thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi; chủ yếu hình thành và phát triển khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nguyên nhân và biểu hiện của viêm họng xuất tiết là gì?

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng viêm họng xuất tiết là tình trạng niêm mạc họng bị viêm gây nên bởi virut, vi khuẩn. Bên cạnh đó là các nguyên nhân như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói và có thể do tác động của rượu.

Trong những trường hợp viêm họng để biết viêm họng xuất tiết là gì cũng cần dựa vào biểu hiện cảu bênh. Biểu hiện của đầu tiên là sốt, ớn lạnh, kèm theo nhức đầu, nuốt đau, người đau mỏi, ăn, ngủ kém. Đối với một số trường hợp sẽ xuất hiện hạch cổ sưng và đau.

Viêm họng xuất tiết ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm thấy đau rát cổ khi nói hay nuốt nước bọt. Thông thường bệnh mũi và họng thường liên quan đến nhau nên người bệnh có thể thấy nghẹt mũi kèm với rát họng và lấu dần sẽ bị khàn tiếng.

Biểu hiện dễ nhận thấy khi thăm khám là niêm mạc họng đỏ, phù nề, đỏ, xuất tiết.Thậm chí amidan còn sưng to và có mủ trắng.

Nếu cảm cúm là nguyên nhân cho thấy viêm họng xuất tiết là gì thì có thể thấy các triệu chứng như nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành họng. Còn nếu do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) gây nên thì thì mũi và họng xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, sưng hạch cổ.

Viêm họng xuất tiết khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, đối với người có sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui đi rất nhanh. Nhưng đối với những người có sức đề kháng kém thì bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Điều trị viêm họng xuất tiết như thế nào?

Biết nguyên nhân gây viêm họng xuất tiết là gì chính là giúp định hướng điều trị phù hợp. Đối với mỗi trường hợp, sẽ có một loại kháng sinh thích hợp với cơ địa, giúp điều trị nhanh chóng hơn.

Thuốc thường được chỉ định là thuốc uống giảm xuất tiết: thường là thuốc kháng histamin H1, giúp ức chế sự phóng thích và hoạt động của histamin từ đó ngăn chặn dị ứng xảy ra. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc chống viêm giảm xuất tiết có corticoid như polydexa, collydexa, để ức chế sự giải phóng và hoạt động của histamin. Tuy nhiên,nếu dùng không đúng chỉ định sẽ gây tổn hại cho niêm mạc mũi, xoang và nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, đối với mọi loại thuốc để điều trị bệnh, người nhà cùng bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Khi sốt cao, người bệnh cần được bù nước và chất điện giải để hạ sốt hiệu quả. Có thể cho người bệnh uống dung dịch oresol theo nhu cầu.

Với những người bị viêm họng xuất tiết nên sử dụng những thực phẩm mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Bổ sung thêm rau quả và trái cây, giữ ấm cơ thể, vệ sinh khoang miệng thường xuyên. Súc họng bằng nước muối nhạt cũng có thể giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Được miễn giảm 100% học phí khi Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Biện pháp phòng tránh viêm họng xuất tiết như thế nào?

  • Để phòng ngừa viêm họng xuất tiết, khoang miệng cũng như họng cần được làm sạch thường xuyên.
  • Cần giữ ấm có thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
  • Đối với những trường hợp bị viêm họng cần đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Không nên tự mua thuốc uống và tự điều trị bệnh để phòng tránh mọi biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là kháng thuốc kháng sinh khiến cho việc điều trị bệnh sau này gặp khó khăn.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Bác sĩ Dược Sài Gòn nói về biểu hiện thường gặp ở bệnh ung thư phổi

Ho là biểu hiện sẽ gặp trên hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng xuất hiện ở rất nhiều bệnh khác.

Vậy để chẩn đoán phân biệt bệnh một cách chính xác, ngoài triệu chứng ho, bệnh nhân ung thư phổi còn có dấu hiệu cảnh báo nào khác. Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư phổi.

Ho – triệu chứng phổ biến của ung thư phổi

Triệu chứng ho đơn thuần xảy ra trên 75% các trường hợp ung thư phổi. Tuy nhiên, ho ra máu mới là triệu chứng làm bệnh nhân phải đi khám bệnh. Triệu chứng ho ở người mắc ung thư phổi có các đặc điểm sau:

Giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác khó chịu, hồi hộp, khó thở.

Tiếp theo người bệnh có biểu hiện khò khè, ngứa cổ họng, khó chịu trong ngực, miệng, và họng thường có vị tanh của máu.

Sau đó, người bệnh bắt đầu ho, khạc, trào, ộc ra máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài. Máu ho ra có màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho. Máu có bọt, các bóng khí, không lẫn thức ăn, có thể lẫn đờm.

Lượng máu khi ho có thể ít hoặc nhiều hơn (có thể trên 200 ml). Người bệnh càng ho càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy ra không thoát ra ngoài được, đông lại trong đường hô hấp gây bít tắc các phế quản làm bệnh nhân giãy giụa và nghẹt thở.

Khoảng thời gian ho ra máu có thể ngắn chỉ trong một vài ngày, thậm chí trong 1 ngày hoặc kéo dài 5 – 7 ngày rồi giảm dần và ngừng hẳn. Cũng có những trường hợp nặng, ho ra máu kéo dài cả tháng, thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày.

Nguy hiểm nhất là tình trạng máu ra không kiểm soát, máu ộc ra không cầm được. Người bệnh có thể tử vong trong tình cảnh trụy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều cấp tính. Trong trường hợp máu ra nhiều thì có tình trạng sốc do huyết áp tụt. Khám phổi cho thấy có tiếng ran ẩm, ran nổ, ran phế quản, …

Đau ngực

Phân nửa số bệnh nhân mắc bệnh học bị ung thư phổi đều cảm thấy bị đau ngực. Bệnh nhân thường mô tả có cảm giác đau nặng nề vùng ngực. Nếu đau ngực nhiều và liên tục là triệu chứng xấu báo hiệu tình trạng xâm lấn vào xương và dây thần kinh liên sườn của khối u. Dấu hiệu đau của vai có thể là triệu chứng của khối u phổi dạng Pancoast’s (khối u trên đỉnh phổi).

Khó thở

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp thở, thường thở nhanh và ngắn. Một vài trường hợp có hiện tượng khò khè do khối u lớn làm tắc nghẽn khí quản.

Ngón tay hình dùi trống

Hay xảy ra ở những bệnh nhân bị u phổi loại Carcinoma (ung thư biểu mô) tế bào gai. Dấu hiệu ngón tay dùi trống sẽ mất đi nhanh chóng sau khi cắt bỏ khối u.

Phì đại xương khớp

Gặp ở 4 – 12% các bệnh nhân ung thư phổi. Những tổn thương này thường xảy ra ở đầu xa của các xương dài. Các triệu chứng này thường mất đi nhanh chóng khi khối u được cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt dây thần kinh số 10 ở đầu gần có thể làm giảm đau trong bệnh lý xương khớp dù không cắt bỏ khối u nguyên phát.

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi tái phát nhanh sau khi chọc hút là dấu hiệu xấu biểu hiện cho tình trạng di căn đến màng phổi. Dịch màng phổi có màu là dấu hiệu nghi ngờ khối u đã di căn vào màng phổi.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên

Khoảng 5% các trường hợp bệnh xảy ra tình trạng này và là dấu hiệu của việc lan rộng khối u vào trung thất. Xạ trị có thể cho kết quả tốt với phân nửa số bệnh nhân.

Khàn tiếng

Chiếm từ 1 – 8% số bệnh nhân bị ung thư phổi. Khàn tiếng là kết quả của hiện tượng khối u xâm lấn trực tiếp vào dây thần kinh quặt ngược. Di căn vào các hạch bạch huyết vùng cổ xảy ra từ 15 – 20% số bệnh nhân và nếu sờ thấy khối u trên cơ scalene thì độ chắc chắn lên đến 85%.

Khó nuốt

Xảy ra từ 1 – 5% số bệnh nhân bị ung thư phổi và là dấu hiệu chỉ điểm khối u đã xâm lấn vào thực quản.

Gan to

Xảy ra khi có di căn của khối u đến gan, có khoảng 35% bệnh nhân chết vì di căn gan. Hiếm gặp hơn là tình trạng tràn khí màng phổi khi khối u lan ra ngoài màng phổi tạng.

Những triệu chứng gây ra do hormon

Các trường hợp ung thư biểu mô của phế quản – phổi thường gây ra những rối loạn về nội tiết bao gồm cường tuyến vỏ thượng thận, tăng canxi máu và hội chứng carcinoid. Rối loạn nội tiết thường gặp nhất trong ung thư phổi là hội chứng Cushing (gây ra bởi cường vỏ thượng thận) gặp trong ung thư dạng tế bào lúa mạch. Bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng như rối loạn tâm thần hoặc hôn mê do hạ Natri máu. Lời khuyên của Bác sĩ cho những bệnh nhân này là cần hạn chế lượng nước sử dụng xuống dưới 1.000ml/ngày và điều chỉnh lượng muối natri. Trong trường hợp ung thư tế bào gai, bệnh nhân có thể bị tăng canxi máu và các rối loạn tâm thần.

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Vi khuẩn Mycoplasma nguy hiểm như thế nào?

Mycoplasma là một nhóm vi khuẩn đặc biệt vì chúng có kích thước nhỏ nhất trong thế giới vi khuẩn. Mặc dù nhỏ gọn, nhưng số loài trong nhóm này có thể gây bệnh cho cả con người và động vật, tạo ra một loạt các vấn đề sức khỏe.

Vi khuẩn Mycoplasma nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn Mycoplasma là gì?

KTV Cao đẳng Xét nghiệm – Cao đẳng Y Dược TP.HCM thuộc Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Mycoplasma là một nhóm vi khuẩn có những đặc điểm sinh học độc đáo:

  1. Vị trí phổ biến:
    • Mycoplasma thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, họng và đường sinh dục của cả nam và nữ. Chúng có thể gây nhiễm khuẩn khi số lượng tăng lên do các nguyên nhân khác nhau.
  2. Hình thể:
    • Mycoplasma không có vách tế bào, làm cho chúng trở nên linh hoạt hơn và có khả năng thay đổi hình thể. Kích thước của chúng rất nhỏ, chỉ khoảng 0.15 – 0.3 µm. Mycoplasma có nhiều hình thể khác nhau như hình thoi, hình nhẫn, hình cầu, hình xoắn, tùy thuộc vào loại.
  3. Khả năng quan sát:
    • Chúng chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi nền đen hoặc kính hiển vi điện tử, không thể quan sát trên kính hiển vi thông thường như các loài vi khuẩn khác.
  4. Không có thành tế bào:
    • Đặc điểm quan trọng của Mycoplasma là thiếu vách tế bào, điều này làm cho chúng trở nên nhạy cảm hơn đối với môi trường xung quanh.
  5. Sự biến đổi hình thể:
    • Mycoplasma có khả năng thay đổi hình thể để thích ứng với môi trường, điều này giúp chúng tồn tại và gây nhiễm khuẩn trong nhiều điều kiện khác nhau.
  6. Kích thước nhỏ:
    • Với kích thước rất nhỏ, Mycoplasma có thể xâm nhập sâu vào các tế bào và mô của cơ thể người chủ nhân.
  1. Tính chất nuôi cấy của vi khuẩn:
    • Vi khuẩn thường phát triển tốt trong tế bào, môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối (có hoặc không có oxy để phát triển). Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn thường nằm trong khoảng 35 – 37 độ C. Môi trường lỏng thường không phải là nơi lý tưởng để quan sát vi khuẩn vì chúng thường tạo ra canh khuẩn trong suốt, làm cho quá trình quan sát trở nên khó khăn.
  1. Cấu trúc của vi khuẩn:
    • Mặc dù không có vách tế bào như các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn có một vỏ mỏng như màng nguyên tương. Chúng chứa cả ADN và ARN, với tỷ lệ ARN/AND thường nhỏ hơn 1.
  1. Sức đề kháng và sống bền vững:
    • Vi khuẩn thường có sức đề kháng tương đối tốt và có khả năng sống bền vững ở nhiệt độ thấp, thậm chí khi bị đông băng và tan băng. Tuy nhiên, chúng thường nhạy cảm với môi trường có độ axit hoặc kiềm cao, và sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sống sót của chúng. Việc duy trì môi trường lý tưởng là quan trọng để kiểm soát và nghiên cứu về vi khuẩn.

Mycoplasma gây ra những bệnh lý gì cho con người?

Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra bao gồm:

  1. Bệnh hô hấp: Viêm phổi do Mycoplasma:
  • Triệu chứng:
    • Đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi, viêm họng, sốt nhẹ.
    • Sốt cao hơn, đau đầu và ho nhiều hơn, có thể kèm theo đờm hoặc ho khan.
  • Lây lan:
    • Qua đường hô hấp khi tiếp xúc với hạt khí chứa vi khuẩn.
    • Truyền nhanh chóng giữa những người tiếp xúc gần nhau.
  1. Gây bệnh ở đường sinh dục:
  • Mycoplasma urealyticum và Mycoplasma genitalium:
    • Gây viêm niệu đạo, áp xe tuyến Bartholin, và viêm vòi trứng.
    • Triệu chứng ở nam giới: tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu có mủ, đau niệu đạo.
    • Triệu chứng ở nữ giới: khí hư nhiều, đau khi quan hệ tình dục, tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Mycoplasma hominis:
    • Gây viêm khung chậu ở phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến sảy thai.
    • Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm trùng có thể mắc các vấn đề sức khỏe nặng như viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não.

Những bệnh này thường xuất hiện do Mycoplasma cư trú ở nhiều vị trí trên cơ thể, và sự lây lan nhanh chóng giữa người tiếp xúc gần nhau là một đặc điểm quan trọng.

Mycoplasma gây ra những bệnh lý gì cho con người?

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra

Chuyên gia y tế tại một số trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Các phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra thường bao gồm:

  1. Xét nghiệm bệnh phẩm:
    • Dùng tăm bông để lấy các mẫu như dịch họng, đờm, mủ, dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi hoặc dịch đường tiết niệu sinh dục.
  2. Nuôi cấy vi khuẩn:
    • Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng, với nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 35 – 37 độ C và sử dụng khí trường 10% CO2 trong khoảng 24 – 48 giờ. Một số vi khuẩn có thể có thời gian nuôi cấy lâu hơn do chúng phát triển chậm, khoảng 2 – 3 tuần.
  3. Chẩn đoán huyết thanh:
    • Phát hiện sự có mặt của kháng thể IgG và IgM trong huyết thanh bằng phương pháp ELISA có giá trị cao trong quá trình chẩn đoán bệnh. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi và được bác sĩ sử dụng hiệu quả.
  4. Phương pháp xác định chủng Mycoplasma bằng PCR:
    • Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thường được sử dụng hàng đầu ở các cơ sở y tế chuyên sâu để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục.

Tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu

Viêm phổi do tụ cầu là một bệnh lý xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus). Hãy cùng tìm hiểu thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu qua bài viết sau đây!

Thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi do tụ cầu

Chuyên gia dịch tễ tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay: Bệnh này thường phát sinh sau khi cơ thể trải qua các tình trạng như cúm, suy giảm hệ miễn dịch, hoặc vi khuẩn tụ cầu lọt vào phổi thông qua đường máu từ các vùng nhiễm trùng khác ngoài phổi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, nhịp tim tăng, hô hấp nhanh, ho và đau ngực. Bệnh này đặc trưng bởi tính nặng và có tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phương pháp hồi sức tích cực và sử dụng kháng sinh phù hợp.

Thông tin chi tiết về bệnh viêm phổi do dụ cầu

Triệu chứng:

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi do tụ cầu thường bao gồm những điểm sau đây:

  • Bệnh bắt đầu đột ngột.
  • Sốt cao.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi.
  • Nét mặt tím tái.
  • Mạch nhanh.
  • Thở nhanh.
  • Đau ngực.
  • Đôi khi bụng chướng.

Khám phổi thường phát hiện các triệu chứng thực thể nghèo nàn.

Biến chứng của viêm phổi do tụ cầu:

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Tràn dịch màng phổi.
  • Mủ màng phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả trước đó, quý vị nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp quý vị hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.

Nguyên nhân:

Viêm phổi do tụ cầu xuất phát từ vi khuẩn Staphylococcus và có nguyên nhân chủ yếu như sau:

  1. Hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu: Thường xuyên xảy ra sau khi cơ thể trải qua bệnh cúm hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tụ cầu có thể theo dịch tiết từ đường hô hấp trên và bị hít vào phổi.
  2. Tụ cầu theo đường máu đến gây viêm phổi: Bệnh thường xảy ra sau khi có ổ nhiễm trùng ở các vùng ngoài phổi, chẳng hạn như mụn nhọt ngoài da, viêm tắc tĩnh mạch, hay viêm màng trong tim. Viêm phổi do tụ cầu, mặc dù ít phổ biến, nhưng lại là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2024

Nguy cơ:

Những ai có nguy cơ viêm phổi do tụ cầu? Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh càng nặng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do tụ cầu Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Điều kiện sống nghèo, vệ sinh kém, sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát và việc nằm viện lâu ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu và gây viêm phổi.
  • Thói quen tự mua kháng sinh để tự điều trị, không theo đúng liều lượng và không hiệu quả với tụ cầu, làm tăng khả năng tụ cầu phát triển kháng thuốc.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị:

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán:

  • Bác sĩ dựa vào dấu hiệu lâm sàng như sốt cao, mạch nhanh, ho, khó thở và tức ngực.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như tăng bạch cầu và tăng đa nhân trung tính.
  • X-quang phổi để xác định ổ nhiễm khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm từ tổn thương phổi để thực hiện xét nghiệm.

Phương pháp điều trị:

  • Săn sóc tích cực với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Nằm đầu cao và sử dụng oxy qua ống thông.
  • Sử dụng kháng sinh phù hợp như Cephalosporin thế hệ thứ 3, imipenem, gentamicin trong trường hợp nặng.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa bệnh hô hấp viêm phổi do tụ cầu:

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì lối sống tích cực và hạn chế căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dưỡng chất.
  • Hạn chế rượu bia và tránh sử dụng các chất kích thích.

Phương pháp phòng ngừa:

  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc bệnh nhân hoặc vào thăm người ốm để tránh hít phải vi khuẩn và tụ cầu.
  • Giữ vệ sinh da và chăm sóc những tổn thương, mụn nhọt.
  • Không tự y áp dụng kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và tập thể dục đều đặn.

Tổng hợp bởi benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hô Hấp

Trẻ hóa ung thư phổi tại Việt Nam ngày càng gia tăng

Hiện tượng trẻ hóa ung thư phổi là một vấn đề đáng lo ngại tại Việt Nam. Trong quá trình thăm khám và điều trị, các bệnh viện và cơ sở y tế đang ghi nhận một tỷ lệ ngày càng tăng của người trẻ mắc ung thư phổi.

Trẻ hóa ung thư phổi tại Việt Nam ngày gia tăng

Bác sĩ tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội và TP.HCM cho biết: Trước đây, ung thư phổi thường được xem là căn bệnh của người lớn tuổi, nhưng trong thời gian gần đây, người trẻ dưới 40 tuổi cũng đã bắt đầu xuất hiện các trường hợp mắc bệnh này. Điều này đặt ra những câu hỏi về nguyên nhân và yếu tố góp phần vào sự gia tăng này.

Thông tin cần biết về ung thư phổi

Ung thư phổi là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào phổi bị biến đổi và phát triển một cách không kiểm soát. Nguyên nhân chính của ung thư phổi thường liên quan đến hút thuốc lá, thuốc láo, hít khói thuốc lá passively, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với các chất gây ung thư khác như asbest, radon, và các chất hóa học độc hại khác.

Triệu chứng của ung thư phổi có thể không hiện rõ ở giai đoạn đầu và thường xuất hiện khi căn bệnh đã phát triển. Một số triệu chứng phổ biến của ung thư phổi bao gồm:

  1. Ho kéo dài hoặc thường xuyên, đặc biệt là ho có đờm có máu.
  2. Khó thở hoặc cảm giác khó khăn khi thở.
  3. Đau hoặc cảm giác nhức nhối trong ngực.
  4. Mất cân nặng không giải thích được.
  5. Mệt mỏi và suy nhược.
  6. Hoặc có thể xuất hiện các triệu chứng khác như ho lâu dài, khó chịu, giảm sức đề kháng…

Phân cấp độ của ung thư phổi thường dựa trên kích thước của khối u, vị trí và phạm vi lan rộng của bệnh. Phân cấp độ thường được xác định bằng các yếu tố như kích thước của khối u, có lan rộng sang các cấu trúc lân cận hay không, và có lan rộng ra xa cơ thể hay không. Các phân cấp độ này thường được ghi chép bằng hệ thống TNM (Tumor, Node, Metastasis) – tăng trưởng u, nút, và di căn. Điều này giúp các chuyên gia y tế đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ hóa ung thư phổi tại Việt Nam

Bệnh nhân được tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi và phát hiện một khối u thùy trên phổi trái có kích thước rất lớn, đo khoảng 9×12 cm. Kết quả sinh thiết từ bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc ung thư phổi. Tiến sử bản thân và gia đình không có ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân thì nghiện thuốc lá đã gần 20 năm.

Các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết, có nghi ngờ rằng việc bệnh nhân phải tiếp xúc với khói thuốc lá từ chồng đã gây ra căn bệnh này, bởi vấn đề này đã được các chuyên gia y tế ghi nhận. Ung thư phổi là một trong ba loại ung thư phổ biến nhất và gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai về tỷ lệ mắc bệnh hô hấp mới với hơn 26.000 ca và tỷ lệ tử vong gần 24.000 ca mỗi năm cho cả nam và nữ.

Ung thư phổi cần được điều trị sớm theo phác đồ

Nguy cơ mắc ung thư phổi ở các bệnh nhân ngày càng trẻ hóa là một vấn đề đáng lo ngại. Các bệnh viện đang ghi nhận tỷ lệ người trẻ mắc ung thư phổi ngày càng tăng. Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), nếu trước đây chỉ có trường hợp mắc ung thư phổi trên 50 tuổi, thì hiện nay cũng có những trường hợp dưới 40 tuổi. Đặc biệt, không chỉ nam giới mà cả nữ giới cũng mắc phải căn bệnh này.

Chuyên gia giải thích rằng có hai nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi. Thứ nhất, việc sử dụng thuốc lá, thuốc lào chiếm 80% nguyên nhân gây ung thư phổi. Thứ hai là yếu tố di truyền, chiếm 20% tổng nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phổi là không hút thuốc lá. Những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Do đó, hãy hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá hoặc yêu cầu người hút thuốc lá ra xa khi làm việc.

Vì vậy, Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên rằng, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Đặc biệt, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau hoặc ho kéo dài mà không đỡ bằng thuốc, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hùng Vương – tổng hợp bởi  benhhoc.edu.vn

Exit mobile version