Bệnh cùi: Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng

Bệnh cùi không gây chết người trực tiếp, nhưng nó sẽgây ra những biến dạng ở mặt, bàn tay, bàn chân,… làm cho người bệnh bị kì thị. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

    Bệnh cùi: Nguyên nhân, biểu hiện và biến chứng

    Mục Lục

    Bệnh cùi trong y khoa được biết đến là bệnh gì?

    Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Bệnh cùi là một trong những căn bệnh thường gặp thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm xuất hiện từ lâu đời. Theo Y văn Trung Hoa thì bệnh cùi từ những năm 400 TCN. Bệnh gây ra những biến dạng ở khuôn mặt, bàn tay, bàn chân…

    Vi khuẩn (VK) gây ra bệnh cùi có tên gọi là Mycobacterium laprae, do một nhà khoa học người Na uy tìm ra. Việc ra đời hóa trị liệu từ năm 1982 đã giúp tỷ lệ lưu hành bệnh cùi giảm đáng kể. Việt Nam cũng đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh cùi của WHO từ năm 1995, tỷ lệ lưu hành bệnh cùi lúc bấy giờ là 0,9/10000. Sau đó chương trình “thanh toán hoàn toàn bệnh cùi” ra đời trên cơ bản đã giúp nước ta hoàn toàn đẩy lùi được căn bệnh cùi.

    VK gây bệnh cùi có đặc điểm gì?

    Trực khuẩn cùi (Mycobacterium laprae) có dạng hình que, tồn ở trong tế bào nội mô của mạch máu hay những tế bào đơn nhân. VK không tạo vỏ, không lông, không sinh nha bào. Bởi vì đây là chủng VK kháng axit nên để quan sát hình ảnh của chúng phải nhuộm theo phương pháp Ziehl – Nelsen, Kinyoun hay nhuộm huỳnh quang chứ không thể quan sát bằng nhuộm gram thông thường.

    Khả năng sinh độc tố của VK gây bệnh cùi chưa được xác định, những tác giả ghi rằng trực khuẩn cùi có thể sinh nội độc tố và những chất gây dị ứng đối với cơ thể.

    Trong cơ thể người, M. leprae có sức đề kháng rất cao, khi bị đưa ra bên ngoài VK chết đi nhanh chóng.

    Bệnh cùi có lây truyền không?

    Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Những nghiên cứu đã chỉ ra VK gây bệnh cùi có khả năng lây truyền qua đường hô hấp, lây qua da (tiếp xúc).

    Đường hô hấp là đường được chú ý nhất, những nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy khả năng lây bệnh của trực khuẩn cùi qua đường không khí.

    Bệnh truyền nhiễm này với đường lây qua da hiện vẫn chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Nhiều tác giả cảnh báo khả năng VK cùi được bài xuất qua dịch tiết của ổ loét có thể lây truyền sang người khác qua những vết thương trầy xước da.

    Những dấu hiệu của bệnh cùi

    bệnh cùi khởi phát âm thầm, diễn tiến mạn tính. Một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển đó chính là sự giảm nhiệt độ. VK xâm nhập đi vào hạch bạch huyết rồi đến máu. Khi cơ thể có sức đề kháng với M. leprae thì VK sẽ bị giết chết. Tuy nhiên khi điều kiện bản thân không tốt như suy giảm miễn dịch, hoàn cảnh sống khó khăn, không được chăm sóc y tế tốt thì diễn tiến bệnh sẽ không còn âm thầm mà trở nên cấp tính.

    Tổn thương của bệnh xảy ra ở những vị trí như da, dây thần kinh ngoại biên, mũi, hầu, thanh quản, mắt, tinh hoàn. Tổn thương da trong bệnh cùi là những vết nhạt màu, mất cảm giác đau, những ban đỏ lan tỏa hoặc rời rạc, những nốt thâm nhiễm đường kính 1-5 cm. Những tổn thương thần kinh khác được ghi nhận đó là viêm dây thần kinh, dị cảm, mất cảm giác, loét dinh dưỡng, tiêu xương, co rút ngón tay ngón chân.

    Hình ảnh bệnh cùi trong thực tế

    Biến chứng của bệnh cùi

    Trường hợp người bệnh không được can thiệp điều đúng lúc thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm:

    • Chân tay bị hủy hoại dần
    • Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến chân tay hạn chế cử động, cảm giác cứng lại, co quắp
    • Bàn chân bị thủng, loét
    • Giác mạc bị tổn thương, mờ đục, tăng nhãn áp, mắt khô, lâu dài gây khiếm thị, mù lòa
    • Teo dương vật, giảm thiểu sản xuất tinh trùng, nên gây vô sinh ở nam
    • Rụng lông mày, lông mi.

    Thông tin mang tính chất tham khảo!

    Nguồn: benhhoc.edu.vn