Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc Y Học Cổ Truyền Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng

Quan niệm các loại thuốc Y học cổ truyền đều an toàn, không có độc vì chúng đều có nguồn gốc tự nhiên không hoàn toàn là đúng. Bởi thuốc Đông Y cũng có thể gây hại nếu không biết dùng đúng cách. Do vậy khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền cần lưu ý những điểm sau:

    Không dùng thuốc Đông Y quá liều:

    Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể như: ngộ độc, suy thận..

    Do đó các bạn khi sử dụng thuốc Đông y nên sử dụng đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại của mình.

    Dùng thuốc Đông y với đúng thể bệnh:

    Theo như nguyên lý của Y học cổ truyền, thì bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực..

    Có thể phân chia bệnh thành các thể: hàn ( lạnh), nhiệt (nóng), hư (các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng các tạng trong cơ thể)..

    Để điêu trị với đúng thể bệnh thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối:

    • Tương ứng với mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu.
    • Các loại như thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả.. sẽ được dùng để điều trị cho riêng từng loại bệnh.

    Người bệnh cần phải lưu ý:

    • Không có 1 phương thuốc chung nào cho bất kỳ loại bệnh nào cả.
    • Sử dụng đúng thuốc để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể, vì nếu sử dụng sai thuốc có thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong.

    Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn:

    Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có cách sử dụng riêng, do đó người bệnh cần phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của các bác sỹ.

    Những loại thuốc chỉ được dùng bôi, đắp ngoài ra nếu dùng đường uống sẽ gây ra những tác hại nặng nề, thậm chí tử vong.

    Không dùng thuốc Đông y kéo dài:

    Thời gian sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những sai lầm của khá nhiều người bệnh. Có những bệnh nhân sử dụng thuốc trong 1 thời gian khá dài, điều đó là không tốt và làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận như chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc..

    Thời gian sử dụng thuốc nên tuỳ theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày.. và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ.

    Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và Tây y.

    Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: dùng trạch tả (thuốc lợi tiểu) cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác (spironolacton) có thể dẫn tới tăng kali huyết…

    Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc đông y hoặc tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.

    Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

    Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông yTây y.

    Không tự động kết hợp thuốc Đông yTây y

    Phối hợp thuốc phải chính xác:

    Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất.

    Ngược lại, nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.

    Do đó người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

    Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như: côn bố hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng..

    Thận trọng trong quá trình bào chế:

    Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt đi độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.

    Do đó để sử dụng thuốc Đông Y hiệu quả và an toàn, cần bào chế thuốc rất cẩn thận, tỷ mỉ.

    Trên đây là một số lưu ý đối với người bệnh khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền.

     Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Công Dụng Ba Kích Trong Các Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

    Ba kích là một trong những vị thuốc Y học cổ truyền được dân gian rất ưa chuộng. Nhưng liệu mọi người đã hiểu hết được công dụng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc quý này hay chưa? Hãy cùng các Thầy thuốc khám phá vị thuốc này qua bài viết dưới đây.

      Dấu hiệu nhận biết cây Ba kích.

      Ba kích là cây thảo, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng hay hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành. Đài nhỏ, ống tràng ngắn, nhị 4 đính trong họng tràng. Quả tròn, khi chín màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Rễ thắt lại thành từng khúc giống như ruột gà.

      Cây mọc hoang hoang trong rừng thưa, thứ sinh, gặp nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc , Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Giang, Hòa Bình. Trước đây khả năng khai thác khá lớn, có năm thu mua trên 10 tấn. Hiện nay còn ít, do khai thác bừa bãi, cây không kịp tái sinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trồng có kết quả trên các chân ruộng cao sát núi hoặc đất nương rẫy màu mỡ, luôn ẩm.

      Trồng bằng hom cắt từ cành bánh tẻ hoặc bằng hạt. Sau 3 năm có thể thu hoạch rễ. Ba kích còn gọi là ruột gà, ba kích thiên. Họ Cà phê (Rubiaceae). Bộ phận dùng là rễ, thường thu hoạch vào thu đông, cắt đoạn ngắn 5-10cm, đường kính khoảng 5mm, phơi hoặc sấy khô. Rễ khô có nhiều chỗ nứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hay hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt màu hồng hay tím, vị hơi ngọt. Khi dùng cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng phôi khô hoặc tẩm rượu sao qua. Rễ BK chứa anthraglycozit, các đường, nhựa, axít hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu. Rễ tươi có vitamin C.

      Công dụng của vị thuốc Bắc ba kích trong các bài thuốc Y học cổ truyền:

      Ba kích vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận.

      • Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
      • Công dụng tăng cường khả năng giao hợp, đặc biệt đối với nam giới yếu về mặt này.
      • Tăng lực đối với người có tuổi, bệnh nhân suy nhược, gầy yếu, kém ăn mất ngủ, đau nhức các khớp.

      Theo tài liệu thuốc Bắc cổ, ba kích dùng chữa dương ủy, di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau.

      Trong dân gian, thì ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; còn dùng chữa phong thấp.

      Theo Y học cổ truyền thì ba kích được dùng trong đơn thuốc Nhị tiên thang để chữa cao huyết áp. Liều dùng 8 – 10g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc Nhị tiên tri mẫu, hoàng bá, dương quy; mỗi vị 12g; nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh: ba kích, thục địa mỗi thứ 15g, sơn thù du, kim anh tử mỗi thứ 12g, sắc uống.

      Trên đây là một số công dụng của vị thuốc Bắc ba kích. Có thể nói rằng Ba kích là một trong những vị thuốc Bắc có khá nhiều công dụng, tuy nhiên để tránh gây hại cho sức khoẻ của mình thì người dùng cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia Y học cổ truyền về liều lượng và phương pháp sử dụng tốt nhất.

      Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Phái Mạnh Trong Y Học Cổ Truyền

      Y học cổ truyền từ lâu đã phát hiện ra những món ăn đặc sản từ côn trùng không chỉ tốt cho sức khỏe, mà có những loại còn có khả năng tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

        Ngải tằm đực thần dược tăng cường sinh lý

        Ngài tằm đực

        Ngài tằm đực có vị mặn, bùi, béo, mùi thơm, tính ấm, tác dụng bổ thận, tráng dương, cường tinh rất tốt. Lấy cả con, vặt cánh, bỏ đầu và chân, sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu ngài tằm đực có thể được dùng theo nhiều cách.

        Cho 5-7 con ngài tằm đực, để tươi đã chế biến, nấu với gạo nếp thành cháo, ăn một lần trong ngày. Hoặc ngài tằm đực (liều lượng như trên) sao vàng giòn, tán nhỏ, say bột mịn cùng với tôm he bóc vỏ 20 gam, giã nhuyễn, trộn đều với hai quả trứng gà. Sau đó đem tán hoặc hấp chín, ăn trong ngày.

        Loại côn trùng này còn có thể dùng làm rượu ngâm. Ngài tằm đực 100 gam, dâm dương hoắc 60 gam, kim anh 50 gam, ba kích 50 gam, thục địa 40 gam, sơn thù 30 gam, ngưu tất 30 gam, kỷ tử 20 gam, lá hẹ 20 gam, đường kính 40 gam. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 35 – 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml, trước hai bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
        Ngoài ra, có thể lấy 3-5 con ngài tằm đực, sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống làm hai lần trong ngày, dùng 10 – 30 ngày.

        Cà cuống

        Cà cuống – thực phẩm hiếm tăng cường sinh lý

        Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu. Cà cuống sau khi vặt bỏ cánh có thể dùng tươi sống. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.

        Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Có thể để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang…

        Còn tinh dầu là một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh có trong hai túi nhỏ và dài ở dưới ngực cà cuống đực.

        Bạn có thể lấy tinh dầu bằng cách sau: dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộ lộ hai túi tinh dầu, sau đó dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín.

        Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Tinh dầu cà cuống được sử dụng như thịt và trứng.

        Sâu chít

        Sâu chít có những tác dụng mà bạn không ngờ đến

        Sâu chít dài khoảng 35 mm, màu vàng ngà, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le vào mùa đông. Rửa sạch sâu bằng nước muối, rang hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm sâu với mật ong, rồi lại sấy khô.

        Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, được dùng thay thế vị đông trùng hạ thảo của thuốc bắc với tác dụng bổ tinh tủy, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối

        Liều dùng hằng ngày là 6-12 gam dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng phải lắc đều. Có thể dùng dạng xào nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày.

        Sùng đất

        Sùng đất là ấu trùng của con bọ hung. Rửa sạch sâu, ngâm vào nước sôi khoảng 15-20 phút, rồi vớt ra đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị mặn, tính hơi ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích khí chữa chứng yếu sinh lý, đau lưng, chân tay nhức mỏi. Liều dùng hàng ngày 8-16 g, dưới dạng hoàn tán hoặc rượu ngâm.

        Sò huyết

        Ngoài côn trùng ra có thể dùng những bài thuốc sau: dùng sò huyết, giá đỗ xanh mỗi thứ 200 – 300g, giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.

        Giá đỗ xanh, thịt bò

        Giá đỗ xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.

        Hến

        Hến 300g, hẹ 50g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ thịt, lọc lấy nước bỏ vỏ. Đem nấu canh ăn với cơm tuần ăn 2 – 3 bữa liên tục 2 – 3 tháng.

        Tôm càng

        Tôm càng 100g, hẹ 200g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, liên tục 2 – 3 tháng.

        Thịt chó

        Thịt chó 100g, thục địa 32g, bạch truật 18g, đỗ trọng 18g, phá cố chỉ 6g. Bốn vị thuốc đem đun nhỏ lửa 1 -2 tiếng chiết lấy dịch bỏ bã. Thịt chó rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tất cả đem hầm ăn hàng ngày.

        Thận hay cà dê

        Cà dê –  thực phẩm tăng cường sinh lý từ ngàn xưa

        Thận hay cà dê một quả, gạo tẻ 50g. Nấu cháo hàng ngày ăn liên tục 1 – 2 tháng.

        Hải sâm

        Hải sâm 100g, thịt chó 100g. Thịt chó rửa sạch thái miếng cho vào nấu cùng hải sâm đến khi nhừ thì cho gừng tươi, mang ra ăn.

        Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Lưu Ý Khí Sắc Thuốc Đông Y

        Nếu không biết cách sắc thuốc Đông y đúng cách thì cũng không thể tận dụng được hết tác dụng của các vị thuốc được. Vậy sắc thuốc Y học cổ truyền thế nào cho đúng cách?

          Những lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

          Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sắc thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng nguyên tắc sắc thuốc Đông y trên cơ sở y học như sau:

          Ấm sắc thuốc Đông y:

          Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, tuyệt đối không sử dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc Y học cổ truyền có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.

          Nước sắc thuốc Y học cổ truyền:

          • Tuyệt đối sử dụng nước sạch để sắc thuốc (nước mưa, nước giếng, nước máy).
          • Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.

          Cách sắc thuốc Đông y đúng cách:

          • Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15 – 30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
          • Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 – 90 phút.
          • Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 – 20 phút.

          Lưu ý khi sắc thuốc Đông y:

          Lưu ý khi sắc thuốc Đông y Y học cổ truyền

           Cần lưu ý rằng mỗi một vị thuốc Đông y lại có cách sắc khác nhau:

          • Các vị thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các vị thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong.
          • Một số vị thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc.
          • Các loại cao thuốc, agiao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.

          Trên đây là những lưu ý khi sắc thuốc, tuy nhiên mỗi vị thuốc, bài thuốc Đông y lại có những cách sắc khác nhau. Do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến về cách sử dụng, cách sắc các bài thuốc của các thầy thuốc, lương y.

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Mất Ngủ

          Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ, nguyên nhân, tác hại và bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh mất ngủ.

            Các rối loạn thường gặp trong mất ngủ bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái phấn chấn, thích làm việc.

            Mất ngủ đã được đề cập đến từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc.

            Mất ngủ trong y học cổ truyền gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, “bất đắc miên”… và thường kèm thêm các triệu chứng: đau đầu, váng đầu, tâm phiền, hay quên… mà nguyên nhân do suy giảm chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận… làm cho thần không được yên ổn, do tinh khí của các tạng này suy giảm, mặt khác còn do tà khí bên ngoài nhiễu động.

            Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của mất ngủ theo Y học cổ truyền

            Suy nghĩ hay lao lực nhiều lần làm tổn thương tới chức năng của hai tạng Tâm, Tỳ vì vậy dẫn đến nguồn sinh huyết dịch bị tiêu hao đi, không thể dưỡng tâm để tàng thần… sẽ dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm tỳ hư mà dẫn đến mất ngủ mà gốc là huyết hư.

            Ở những người cơ thể bẩm sinh hư nhược, hay mắc bệnh lâu ngày… làm cho thận âm bị hao tổn không giao hòa được với tâm dẫn đến chứng tâm thận bất giao, hậu quả là tâm âm hư tâm hỏa vượng mà dẫn đến mất ngủ. Đây là do tâm thận bất giao mà gốc là thận thủy không đủ làm cho âm bất thăng lên, dẫn đến tâm hỏa vượng mà sinh ra mất ngủ.

            Ăn uống không điều độ, dẫn đến thức ăn ngưng trở lại ở trung tiêu, lâu ngày thành đàm hóa nhiệt nhiễu động lên trên dẫn đến mất ngủ.

            Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhau như: đột nhiên bị kinh sợ, làm nhiễu loạn tâm thần dẫn đến tâm phiền bất an mà đưa tới mất ngủ. Hay ở người trong cuộc sống có nhiều lo toan suy nghĩ căng thẳng, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngủ ít hay mê… tình trạng này kéo dài cũng dẫn đến mất ngủ.

            Phân loại các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền của Mất ngủ

            1. Mất ngủ Thể tâm tỳ lưỡng hư:

            Triệu chứng lâm sàng: người bệnh khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc. Tâm phiền hay quên, cơ thể và tinh thần có cảm giác mỏi mệt, ăn uống giảm sút, sắc mặt kém tươi tỉnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.

            Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: châm bổ các huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan, Huyết hải, Phục lưu, Túc tam lý.

            Bài thuốc cổ phương: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)

            • Nhân sâm hay Đẳng sâm 12 – 16g Bạch truật 12g
            • Toan táo nhân 12g Mộc hương bắc 4g
            • Đương quy 12g Hoàng kỳ 12g
            • Phục thần 12g Nhục quế 8g
            • Chích cam thảo 6g Viễn trí 6g
            • Sinh khương 3 lát Đại táo 4 – 6 quả

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần

            Trong bài này ngoài tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết, còn có Phục thần, Toan táo nhân, Viễn trí, Đại táo để an tâm thần.

            Có thể gia thêm: Dạ giao đằng để trợ giúp an thần dưỡng tâm

            Nếu người bệnh kèm thêm đầy bụng, ăn kém, rêu lưỡi trơn ướt có thể chọn dùng các vị thuốc có tác dụng hóa đàm, hành khí: Bán hạ chế, Trần bì, Phục linh, Hậu phác.

            Nếu đêm ngủ hay mê, thường kinh hãi gia thêm: Long cốt để trấn kinh an thần.

            2. Mất ngủ Thể âm hư hỏa vượng

            Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh biểu hiện tâm phiền mất ngủ, bốc hỏa, ù tai, miệng khô. Có thể xuất hiện tâm phiền nhiệt. Chất lưỡi đỏ, mạch tế sác… thể hiện những triệu chứng của âm hư sinh nội nhiệt.

            Pháp điều trị: tư bổ thận âm, thanh tâm giáng hỏa, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: Châm bổ các huyệt Thận du, Tam âm giao, Thái khê, Phục lưu.

            Châm tả các huyệt: Thần môn, Bách hội, Thái xung, Nội quan

            Bài thuốc cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan

            • Đẳng sâm 10g Đan sâm 16g
            • Huyền sâm 10g Phục linh 12g
            • Bá tử nhân 10g Toan táo nhân 10g
            • Ngũ vị tử 8g Viễn trí 6g
            • Sinh địa 12g Cát cánh 8g
            • Đương quy 16g Thiên môn 12g
            • Mạch môn 12g

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Với tỷ lệ giữa các vị thuốc như vậy có thể bào chế dưới dạng đan tễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

            Trong bài thuốc này Sinh địa, Đan sâm, Đương quy có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết. Toan táo nhân, Viễn trí, Bá tử nhân có tác dụng an thần. Có thể gia thêm Hoàng liên để thanh tâm hỏa, Trân châu mẫu để bình can dương.

            3. Mất ngủ Thể đàm nhiệt nội nhiễu

            Triệu chứng lâm sàng: người bệnh mất ngủ, tức ngực, đầu có cảm giác nặng, tâm phiền, miệng đắng, hoa mắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

            Pháp điều trị: hóa đàm, thanh nhiệt, an thần

            Điều trị cụ thể:

            Châm cứu: Châm tả các huyệt Phong long, Túc tam lý, Thái xung, Thiếu hải. Châm bổ các huyệt Túc tam lý, Tỳ du, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

            Bài thuốc cổ phương: Ôn đởm thang (Thiên kim phương)

            • Bán hạ chế 12g Phục linh 16g
            • Trần bì 12g Cam thảo 4g
            • Chỉ thực 12g Trúc nhự 8g
            • Đại táo 5 quả.

            Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

            Trong bài này gồm có Nhị trần thang kết hợp với Chỉ thực để lý khí hóa đàm. Có thể gia thêm Hoàng liên, Chi tử kết hợp với Trúc như trong bài để thanh tâm, giáng hỏa. Nếu đại tiện táo kết sẽ gia thêm Đại hoàng, Trúc diệp để táo nhiệt, thông phủ.

            Chú ý: Để điều trị chứng mất ngủ có hiệu quả, ngoài phương pháp sử dụng thuốc và châm cứu còn phải chú ý loại bỏ các stress âm tính, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu… và tạo cho mình một thói quen làm việc và rèn luyện thể lực khoa học, hợp lý.

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Công Dụng Của Đông Trùng Hạ Thảo Trong Y Học Cổ Truyền

            Đông trùng hạ thảo còn gọi là trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ cánh bướm. Trong Y học cổ truyền, đặc biệt là các đấng mày râu thì khi nhắc đến đông trùng hạ thảo thì không ai là không biết đến.

            Thảo dược đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

            Đông trùng hạ thảo là gì?

            Đông trùng hạ thảo còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng, làm con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là thảo dược đông trùng hạ thảo.

            Thảo dược đông trùng hạ thảo gồm những thành phần gì?

            Cần lưu ý khi chọn mua đông trùng hạ thảo

            Thảo dược đông trùng hạ thảo theo các ghi chép về đông dược cổ, thảo dược đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như rối loạn tình dục, thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Một số nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng tác dụng đông trùng hạ thảo tăng cường công năng của tuyến thượng thận, cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư và phóng xạ. Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng thảo dược đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipid máu (đạt hiệu quả 76,2%), viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu quả từ 44,4-70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục (đạt hiệu quả từ 31,57-64,15%).

            Thảo dược đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

            Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng Đông trùng hạ thảo điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt. Thảo dược đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc Đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ và bồi dưỡng cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo các sách thuốc cổ, thảo dược đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, vào hai đường kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phế hư khái suyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng gối đau mỏi… Mong rằng những kiến thức trên sẽ bổ ích đối với các bạn !

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Đông Trùng Hạ Thảo

            Trong Y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo được xem là tiên dược vì tác dụng tuyệt vời đối với người sử dụng và có sự hình thành kỳ diệu hiếm thấy. Tuy nhiên, các chuyên gia bệnh học vẫn lưu ý mọi người khi sử dụng thảo dược quý này.

            Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo

            Đông trùng hạ thảo có công dụng nào?

            Thật vậy, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý hiếm, chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới. Sách Y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng ‘Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm’ , ‘Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ’, ‘Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân’; là loại thuốc ‘Tư bổ dược thiện’, có thể chữa được ‘Bách hư bách tổn’. Là vị thần dược mà các bậc vua chúa thời xưa tin dùng.

            Đông y cho rằng, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, xuất tinh sớm.

            Những lưu ý khi sử dụng thảo dược quý này.

            Không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt

            Bởi những tác dụng của thuốc như vừa nêu nên không thể tuy nhiên khi sử dụng, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm được sức khỏe mỗi khi dùng. Cụ thể là Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị. Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng nhữn thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn…Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt.

            Trẻ em biếng ăn có rất nhiều biện pháp khắc phục như bạn có thể sử dụng những loại thuốc bổ có tăng cường cung cấp lisin cho trẻ như Kiddy pharmatone… thay đổi khẩu vị thường xuyên cho trẻ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, bữa ăn không nên kéo dài quá

            Nếu lạm dụng đông trùng hạ thảo có thể gây suy thận. Nhiều người nghĩ rằng Trùng Thảo là một “viên thuốc ma thuật” sẽ giúp cải thiện nhiều chức năng của cơ thể. Y học xác nhận rằng đông trùng hạ thảo thực sự có giá trị chữa bệnh không thể thay thế như nâng cao khả năng miễn dịch, chống virus hiệu quả. Trong thành phần của đông trùng hạ thảo có cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, các vitamin B1, B2, A, C…. có tác dụng mạnh mẽ về hiệu quả điều trì bổ trợ cho các bệnh nhân lao, ung thư phổi, hen suyễn, ho.

            Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của khoa học hiện đại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng tổng hợp protein, kích thích các tế bào để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật. Đông trùng hạ thảo tuy có rất nhiều lợi ích nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng. Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ.

            Nên chế biến đông trùng hạ thảo trước khi sử dụng.

            Ngay cả phương pháp sử dụng cũng sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau. Theo khuyến cáo thì việc ăn trực tiếp trùng thảo không thích hợp và không thể mang lại hiệu quả, không những gây lãng phí mà còn trì hoãn hiệu quả điều trị. Mặt khác Trùng thảo chưa được chế biến có chứa nhiều ký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người. Có những phương pháp sử dụng đông trùng hạ thảo có lợi cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe như là sắc nước, làm súp hay hầm. Trùng thảo nên được nấu chín trong ít nhất 1 – 2 giờ thời gian quá ngắn hay nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Có thể ngâm trùng thảo với rượu trong vòng 1 tháng và uống. Trùng thảo có vẻ là một loại thuốc tương đối nhẹ, và mất nhiều thời gian để cải thiện sức khỏe. Khi có triệu chứng sốt, cảm lạnh, ho, mọi người không nên tự ý sử dụng mà nên tuân theo chỉ dẫn. Đông trùng hạ thảo mặc dù được coi là thần dược nhưng cũng có mặt hạn chế của nó và có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.

             Nguồn: Cao dang Y Duoc TPHCM

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Y Học Cổ Truyền Với Những Bài Thuốc Trị Loãng Xương

            Theo lý luận của Y học cổ truyền, “thận chủ cốt”. Loãng xương là bệnh lý diễn biến thầm lặng. Nguyên nhân loãng xương là do ăn uống thất thường, thiếu chất dinh dưỡng và chân tay và toàn thân ít vận động.

            Điều trị loãng xương bằng những bài thuốc Y học cổ truyền

            Tỳ vị bị tổn hại, nhiệm vụ lớn lao của nó không hoàn thành được. Tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh.

            Triệu chứng lâm sàng loãng xương và bài thuốc Y học cổ truyền cụ thể

            Loãng xương thể thận dương hư:

            Biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng…

            Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng bài thuốc: Ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

            Loãng xương thể thận âm suy tổn:

            Biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi.

            Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

            Loãng xương thể tỳ hư:

            Tùy vào thể loãng xương mà dùng các bài thuốc Y học cổ truyền tùy biến

            Biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Dùng bài thuốc: bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

            Gia giảm: – Nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; Hay sôi bụng, phân lỏng, gia: quế 8g, sinh khương 6g; Đau nhức các khớp, gia: đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; Ho hen mắc đờm, gia: cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.

            Loãng xương thể huyết ứ:

            Theo các tài liệu bệnh học thì biểu hiện của thể này là đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết. Đau mình mẩy…

            Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau. Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

            Nguồn: Cao dang Y Duoc TPHCM

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Chữa Tăng Huyết Áp Bằng Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

            Các chuyên gia bệnh học khẳng định người bị tăng huyết áp ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định và thay đổi lối sống thì chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị.

            Bài thuốc Y học cổ truyền cho người tăng huyết áp.

            Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g. Cách làm: Thịt lợn thái mỏng, cho vào nồi cùng hạ khô thảo, thêm nước, đun nhỏ lửa, nấu chín ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa cơm.

            Bài 2: Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Cách làm: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.

            Bài 3: Lá dâu tươi 20g, thịt trai sông 50g, nấm hương 20g, hành củ khô 2 củ, gạo tẻ 100g. Cách làm: Lá dâu, nấm hương và thịt trai làm sạch, thái nhỏ, hành khô đập dập. Cho tất cả vào nồi nấu cháo ăn hàng ngày có tác dụng hạ huyết áp tốt.

            Bài 4: Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Cách làm: Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong 1 ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần, ăn thường xuyên.

            Bài 5: Đậu đỏ 30g, đậu đũa 30g, táo đỏ 10-15 quả. Cách làm: Cho tất cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu chín mềm nguyên liệu. Hằng ngày dùng món này vào lúc sáng sớm khi bụng đói hoặc dùng trước khi đi ngủ. Dùng liền trong một tháng.

            Bài 6: Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Cách làm: Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra sau đó cho vào cháo nấu chín nhừ ăn hằng ngày.

            Bài 7: Hải sâm 30g, đường phèn 30g. Cách làm: Hải sâm nấu chín nhừ, rồi cho đường phèn vào, nấu sôi lại thì tắt bếp. Dùng trước bữa ăn trưa.

            Bài 8: Quyết minh tử 20g, cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã. Gạo tẻ 100g nấu cháo, cháo được thì cho nước sắc thuốc vào thêm 15g đường trắng, đun sôi đều, chia 2 lần ăn trong ngày. Không dùng cho người bị tiêu chảy.

            Bài 9: Cá diếc 1 con, lá dâu 20g. Cách làm: Cá diếc làm sạch, lá dâu thái chỉ. Cho cả hai thứ vào nồi thêm nước và gia vị vừa đủ nấu canh ăn hằng ngày.

            .

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Chữa Viêm Khí Quản Bằng Bài Thuốc YHCT

            Trong bệnh học chuyên khoa, bệnh viêm khí quản là tình trạng viêm niêm mạc các ống khí quản, bộ phận dẫn không khí lưu thông cho phổi. Bệnh thường gặp vào mùa đông với biểu hiện ho, ho có đờm kéo dài, khó thở, mệt mỏi… 

            Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc Đông Y cho người viêm khí quản:

            Bài 1: Rễ cây trà 100g, gừng 50g, mật ong đủ dùng. Rễ cây trà và gừng sắc lấy nước, đổ mật ong khuấy đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần. Công dụng: nhuận phổi, trừ đờm, ngăn ho.

            Bài 2: Ma hoàng 1,5g, lê 1 quả bỏ hạt cho ma hoàng vào, đem chưng cách thuỷ, ăn lê và uống nước, mỗi buổi tối dùng một lần. Dùng cho bệnh nhân ho nhiều, khó khạc đờm.

            Bài 3: Thịt dê 500g, tiểu mạch 60g, gừng tươi 9g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ hầm thành cháo loãng, khi chín nêm muối vừa ăn, chia thành hai phần dùng buổi sáng sớm và chiều tối.

            Bài 4: Quả lê 500g, ý dĩ nhân 100g, đường phèn 100g. Rửa sạch ý dĩ nhân, ngâm nước, vớt ra để ráo. Lê bỏ hạt, cắt nhỏ, cho cả ba thứ vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần ăn lúc nóng.

            Bài 5: Vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 100g. Rửa sạch vỏ quýt, đổ nước vừa đủ, nấu lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo đã vo sạch, nấu cháo loãng. Ngày ăn một bát chia 2 lần.

            Bài 6: Cá diếc 250g, bột trần bì 30g, đường đỏ 20g. Rửa sạch cá, nhét trần bì và đường đỏ vào bụng cá đem hấp cách thuỷ, ăn cả nước và cái, mỗi ngày một lần, ăn trong 3 ngày liền.

            Bài 7: Gừng 6g; hạnh nhân, tang bạch bì, mỗi thứ 10g; đảng sâm 30g; đại táo 7 quả; sữa bò tươi 200ml, gạo tẻ 100g. Ngâm hạnh nhân, bóc bỏ lớp ngoài vỏ, vớt ra để ráo, tán nhuyễn hòa vào sữa bò, lọc lấy nước. Đảng sâm, tang bạch bì, gừng, táo, sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín, đổ nước hạnh nhân vào khuấy đều. Ăn khi đói. Công dụng: Thanh phế, hạ khí, giảm ho, ngăn suyễn.

            Bài 8: Phổi lợn 150 – 200g, lá chanh 15g. Rửa sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ đun chín thì cho gia vị là được. Ăn phổi, uống canh.

            Bài 9: Bách hợp 100g, đường trắng 50g. Rửa sạch bách hợp cho vào nồi cùng đường trắng, nước vừa đủ, đun khoảng 1 giờ thấy chín nhừ là được. Ăn trong ngày. Tác dụng: bổ âm, dưỡng phế, bổ tâm, trừ phiền.

            Exit mobile version