Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trong YHCT – Rau Bầu Đất Chữa Những Bệnh Gì?

Bầu đất theo Y học cổ truyền có vị cay, hơi đắng, ngọt, thơm có tính bình, tác dụng của bầu đất là thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái.

    Dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, xương đau nhức, phong tê thấp khớp, chấn thương sưng đau, ho lao, ngã thương, ho gió, ho gàsưng vú, nhọt độc, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, ngứa loét, bong gân, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…

    Y học cổ truyền chữa bệnh từ rau bầu đất.

    • Chữa khí hư, bạch đới:

    Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.

    Hoặc sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao, với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g, ngày uống 2 lần.

    Ăn canh rau bầu đất: rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

    • Chữa vết thương:

    Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

    Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

    Chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.

    Chữa đái dầm ở trẻ: nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.

    Chữa chứng còi xương, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: thường dùng lá và ngọn non nấu canh cua.

    Chữa mất ngủ: thường xuyên ăn sống bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, giúp có giấc ngủ tốt.

    Chữa viêm phế quản mạn: nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.

    Rau bầu đất (kim thất) trị viêm họng, viêm khí phế quản mạn, đau nhức xương khớp…

    Chữa viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

    Chữa táo bón, kiết lỵ: giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều, trong 5-6 ngày.

    Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày

    Kinh nghiệm trong nhân dân còn dùng bầu đất chữa mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau xương khớp, chấn thương, loét dạ dày, viêm đại tràng, điều hòa kinh nguyệt, huyết áp, giải độc, sưng vú, lợi tiểu tiêu thũng, ho gà, ho lao.

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

    Theo bệnh học chuyên khoa viêm khớp dạng thấp là bệnh hay gặp trong các bệnh về khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, virut nhưng vẫn chưa được xác định chắc chắn.

      Viêm khớp dạng thấp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và 60-70% gặp ở người trên 30 tuổi. Bệnh cũng có tính di truyền. Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh…

      Biểu hiện cơ bản của viêm khớp dạng thấp

      Trên lâm sàng chia làm hai giai đoạn:

      – Giai đoạn đầu: chủ yếu là viêm 1 khớp (trong đó 1/3 số bệnh nhân viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, ngón tay);

      – Giai đoạn rõ rệt (toàn phần): chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc bàn chân cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối, khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn.

      Y học cổ truyền xếp viêm khớp vào phạm vi chứng tý.

      Giai đoạn đầu thuộc phạm vi phong hàn thấp tý. Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.

      Phép chữa: khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

      Bài 1: xấu hổ 16g; thổ phục linh, dây đau xương, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Bài 2: khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Ở giai đoạn rõ rệt (lúc bệnh thường có teo cơ biến dạng khớp) thì phép trị: bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

      Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Nếu biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Y học cổ truyền là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, lúc đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt.

      Dùng bài: quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp X – quang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau. Ngoài ra, tuỳ giai đoạn mà hằng ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Hoặc tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Hạt hẹ – Vị thuốc quý cho nam giới

      Trong Y học cổ truyền, hẹ còn gọi là cửu thái, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.

        Bộ phận dùng: Cây hẹ (cửu thái); hạt hẹ (cửu tử). Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.

        Hẹ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

        + Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 – 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.

        + Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 40g, tằm đực khô 200g, dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, kim anh tử 100g, ngưu tất 60g, ba kích 100g, thục địa 80g, sơn thù 60g, mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Ngâm 20 – 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động sinh dục.

        – Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho người đau lưng liệt dương.

        – Cháo lá hẹ: lá hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.

        – Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.

        Kiêng kỵ: Sốt nóng viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ đều không dùng.

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Y Học Cổ Truyền – Chữa Ung Nhọt Bằng Tầm Xuân

        Theo quan niệm của Y học cổ truyền, lá tầm xuân rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, viêm tấy, đau nhức; Hoa tầm xuân được thu hái khi mới nở, phơi khô, sắc uống, có vị đắng, chát, là thuốc chữa cảm nóng,

          Đặc tính cây tầm xuân theo Y học cổ truyền

          Cây tầm xuân, còn gọi là hồng tầm xuân, hoa hồng dại, dã tường vi… Là loài cây bụi, có chiều cao từ 1 – 5m. Thân nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5 – 7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, có năm cánh, lúc chín thành quả màu cam đỏ. Theo nghiên cứu hiện đại, cây tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxy hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C, B1 cao. Bộ phận dùng làm thuốc lá, hoa, quả và rễ tươi hoặc khô để làm thuốc. Quan niệm của Đông y, lá tầm xuân rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, viêm tấy, đau nhức; Hoa tầm xuân được thu hái khi mới nở, phơi khô, sắc uống, có vị đắng, chát, tính hàn, là thuốc chữa cảm nóng, viêm loét niêm mạc miệng, rong huyết…; Quả tầm xuân có vị chua, tính bình được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa phù thũng…; Rễ tầm xuân có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, vết thương chảy máu…; Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

          Những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây tầm xuân

          Lá tầm xuân: Có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.

          Chữa ung nhọt: Lá tầm xuân tươi 30g, sấy khô đem tán bột, sau đó trộn bột tầm xuân với mật ong và giấm đắp lên vùng bị nhọt. Hoặc lá và cành non cây tầm xuân, rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên vùng có mụn nhọt. Ngày làm 3-4 lần.

          Chân bị viêm loét: Lá tầm xuân một nắm to, rửa sạch, đổ nước vào nấu, lấy nước rửa vết thương. Ngày rửa 3 lần.

          • Hoa tầm xuân:

          Viêm loét niêm mạc miệng mạn tính: Lấy 30ml nước từ sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm, đem pha với nước ấm để uống. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.

          Chữa cảm nóng: Có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi. Hoa tầm xuân 3-9g đem sắc với 300ml còn 100ml, uống ngày 2-3 lần, uống sau khi ăn.  Hoặc hoa tầm xuân và hoa đậu ván trắng, mỗi vị 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

          Rong huyết: Rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, các vị thuốc đem sắc với 300ml nước còn 100ml, uống ngày một thang. Uống trong 5 ngày.

          Quả: Thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc.

          Phù do viêm thận: Quả tầm xuân 3-6g, hồng táo 3 quả đem sắc 3 bát nước còn một bát, chia uống 3 lần trong ngày, uống vào lúc đói. Uống trong 7-10 ngày.

          Trị chứng táo bón: 10g quả tầm xuân, đại hoàng 3g, sắc uống hàng ngày. Uống trong 5 ngày.

          Rễ tầm xuân: Dùng để chữa các bệnh sau:

          Kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều: Rễ tầm xuân 15-30g, sắc 200ml lấy 50ml, uống ngày 1 lần, uống vào buổi tối. Uống trong 5-7 ngày..

          Vết thương chảy máu: Dùng rễ tầm xuân 15g, sấy khô tán thành bột rắc vào vùng tổn thương. Ngày làm 2-3 lần.

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Bạch Đậu Khấu – Vị Thuốc Quý Quanh Ta

          Bạch đậu khấu theo Y học cổ truyền là một cây thảo sống lâu năm, mọc thành từng khóm lớn, cao 2-3m. Thân rễ mọc bò ngang. Lá mọc thành hai dãy, hình dải, gốc bằng, đầu thuôn nhọn.

            Cây thuốc quanh ta – Bạch đậu khấu

            Cụm hoa mọc thành bông dày từ thân rễ, bao bọc bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc xếp lợp, rụng sớm, đài hoa hình ống, có 3 răng, màu trắng pha đỏ nhạt, tràng hoa gồm ba cánh màu trắng, cánh môi hình trứng màu vàng; nhị một, chỉ nhị ngắn, hơi cong, nhị lép nhỏ; bầu nhẵn, ba ô chứa nhiều noãn. Quả nang, hình cầu, nhẵn, có rãnh dọc, khi chín màu nâu trắng, hạt có tinh dầu thơm.

            Cây mọc tự nhiên và được trồng ở vùng núi cao, có khí hậu mát lạnh như Lào Cai, Cao Bằng. Ở một số nơi, người ta lấy hạt bạch đậu khấu làm gia vị. Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của bạch đậu khấu là quả, thu hái lúc quả đang xanh chuyển vàng nhạt, phơi khô, có khi còn xông diêm sinh. Khi dùng, bóc vỏ ngoài, lấy nhân.

            Thành phần chính của hạt bạch đậu khấu là tinh dầu 3-4% gồm cineol, terpineol, terpinyl-acetat, borneol.

            Bạch đậu khấu trong các bài thuốc Y học cổ truyền

            Trong Dược học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, giã rượu, chữa đau bụng, trướng đầy, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, sốt rét.

            Ngày dùng 2-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Chú ý khi sắc thuốc gần xong, nước còn đang sôi mới cho bạch đậu khấu vào vì sắc lâu dược liệu sẽ giảm tác dụng. Nhân dân ở nhiều nơi có tập quán nhai và ngậm bạch đậu khấu để làm thơm hơi thở chữa chứng hôi miệng. Khi thấy lợm giọng, buồn nôn, nhấm ngay ít hạt bạch đậu khấu, nuốt nước cũng rất tốt. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác theo bài thuốc dân gian sau:

            Chữa say rượu: bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Sắc nước uống.

            Cam thảo

            Chữa trẻ em hay trớ sữa: bạch đậu khấu 14 nhân, sa nhân 14 nhân, sinh cam thảo 6g, chích cam thảo 6g. Tán thành bột mịn, sát vào miệng trẻ.

            Chữa sôi bụng, nôn mửa: bạch đậu khấu 5g, trầm hương 5g, tán nhỏ, rây bột mịn, chia làm 10 gói. Mỗi ngày, trẻ lớn uống 2 gói, trẻ nhỏ 1 gói. Cho thuốc vào nước sôi, khuấy đều, để lắng 5-10 phút, chắt nước uống. Hoặc bạch đậu khấu 3g, trúc nhự 9g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3g. Giã nát gừng, ép lấy nước. Các dược liệu khác sắc với 200ml nước còn 50ml, uống với nước gừng.

             

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Củ Riềng – Vị Thuốc Dân Dã Bên Mình

            Theo Y học cổ truyền, Củ riềng được gọi là cao lương khương chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%). Cao lương khương vị cay, tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực.

              Những bài thuốc Y học cổ truyền từ củ riềng

              Cao lương khương được dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém… Ngày dùng 3-6g.

              Y học cổ truyền hướng dẫn bài thuốc dân gian lấy Cao lương khương làm chủ.

              Trị tâm thống do vị hàn:

              Biểu hiện: Bụng đau do lạnh, chân tay lạnh, nôn ra nước miếng trong, không muốn ăn uống. Dùng bài: Cao lương khương thang: cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng: ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.

              Trị chứng can khí uất trệ, sườn bụng đau: Dùng bài Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau. Các vị tán thành bột mịn trộn với nước cơm, nước gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 – 6g/2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.

              Trị thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Dùng bài Thư thụ cản hoàn: lương khương sao cháy 12g, hoàng bá sao cháy 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Các vị tán bột làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.

              Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: cao lương khương sống giã nát 6g, đại táo 3 trái. Sắc uống nguội.

              Kiêng kỵ: Người bị nôn mửa do vị hỏa và tiêu chảy do trường vị có nhiệt không nên dùng.

              Chuyên mục
              Y Học Cổ Truyền

              Cây Tiên Mao – Cây Thuốc Quý Trong YHCT

              Tiên mao theo Y học cổ truyền thuộc họ sâm cau có tên gọi khác là sâm cau, cồ lốc, ngải cau, lan tiên mao sâm.

                Tiên mao là một cây thảo cao từ 20 – 30cm,thân rễ mập hình trụ có nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.

                Trong Y học cổ truyền, tiên mao tính ấm có vị cay, hơi độc. Tiên mao có tác dụng ích tinh, làm se,cường dương, giảm đau, hạ áp,mạnh gân xương, chống viêm

                Y học cổ truyền bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ cây tiên mao

                Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

                Bài thuốc chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml. Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

                Bài thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

                Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.

                Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.

                Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.

                Nguồn: Suckhoedoisong.vn

                Chuyên mục
                Y Học Cổ Truyền

                Đinh Lăng Gai – Vị Thuốc Chống Viêm Nhiễm

                Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Trong Y học cổ truyền cây Đinh lăng gai có tác dụng  chống viêm rất hiệu quả.

                  Những nét cơ bản về đinh lăng gai và tác dụng.

                  Đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.

                  Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:

                  Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.

                  Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

                  Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.

                  Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.

                  Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Quý Từ Cây Xấu Hổ

                  Theo Y học cổ truyền, xấu hổ có tính hơi hàn, vị ngọt, có công dụng chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại, an thần, trấn tĩnh, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, lợi tiểu, tiêu tích.

                  Đôi nét về cây xấu hổ

                  Cây xấu hổ có tên rất phù hợp với tính lạ của cây vì khi động đến cây, lá cây xấu hổ lập tức cụp lại như bị mắc cỡ rụt rè. Xấu hổ là loại cây thảo sống một năm, mọc thành bụi lớn, cây nhỏ cao từ 30 cm – 40 cm có thân cành cong queo lòa xòa có lông và gai nhỏ.

                  Xấu hổ có hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn và có màu tím hồng có bốn cánh, bốn nhụy, bốn noãn, bốn cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt có nhiều lông cứng. Mùa hoa xấu hổ từ tháng 6 đến tháng 8.

                  Cây xấu hổ ở nước ta được phân bố rộng rãi, rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây ưa sáng và mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây xấu hổ chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

                  Y học cổ truyền với những bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ

                  Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính:Sử dụng rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy còn 100mluống trong ngày chia làm 2 lần.Mỗi liệu trình 10 ngày. Thực tế cho thấy đến 70%bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt khi sử dụng sau một liệu trình điều trị vànó đạt đến 80% khi sau 2 đến 3liệu trình điều trị.

                  Bài thuốc chữa chữa khí hư: Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

                  Bài thuốc chữa chữa viêm dạ dày mãn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15 g, sắc với nước uống.

                  Bài thuốc chữa chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại:Sử dụng rễ trinhnữ đã thái mỏng sau đó tẩm rượu sao cho thơm. Lấy từ 20–30g sắc với 400ml nước lấy 100ml uống trong ngày chia làm 2 lần. Khi có dược liệu nhiều thì có thể nấu thành cao lỏng sau đó pha rượu để sử dụng dần.Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

                  Bài 1:Rễ xấu hổ, dây đau xương, dâygắm, kê huyết đằng,thiên niên kiện, hy thiêm, gai tầm xoọng, thổ phục linh, tục đoạn, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

                  Bài 2: Rễ xấu hổ 10g, thân cây ớt lá to 10g, thân cây bọt ếch 10g, rễ khúc khắc 10g, rễ bạch đồng nữ 8g, quả tơ hồng vàng 8g. Tất cả đem nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

                  Bài 3: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

                  Bài 4: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

                  Bài 5: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

                  Lưu ý:  Công dụng của cây xấu hổ chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại,…  Nhưng dùng lâu dài với liều lượng thích hợp thì không độc, nhưng do thành phần hoạt chất của cây xấu hổ là alcaloit mimosin nên khi sử dụng chung với thuốc tây cần chú ý. Tốt nhất bác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hiệu quả

                  Viêm khớp là một bệnh thường gặp về khớp ở người già.  Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm khớp cực hiệu quả mà bạn không biết.

                  Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm khớp thuộc chứng tý, là tình trạng khí huyết vận hàng trong kim mạch gây ra cơ khớp và gây đau. Khi nhiệt độ hạ thấp các gân cơ thường bị co rút nên gay ra chứng vẹo cổ do lạnh, vận động khớp khó khăn làm người bệnh dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên tình trạng gãy xương.

                  Đặc biệt là ở người già, các chức năng bị thoái hóa nên dễ gây đau, hay gặp nhất là trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân, bàn tay,…Từ xa xưa, ông cha ta đã áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm khớp cực hiệu quả sau.

                  Ngải cứu trắng nướng nóng

                  Ngải cứu trắng nướng nóng trườm chỗ đau khớp

                  Bạn sử dụng lá ngải cứu trắng, rửa sạch cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên sau đó đắp vào khớp. Hoặc sử dụng lá ngải cứu đem xao với muối trắng, quấn vào trong khăn đắp lên vùng bị đau nhức xương, viêm khớp. Đắp lá ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm nhanh các cơn đau khớp, làm khớp bớt sưng. Còn những người có nguy cơ bị đau khớp cao như người già, người béo phì thì có thể dùng bài thuốc chữa viêm khớp này chườm lên hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh tái phát hiệu quả.

                  Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng

                  Mỗi ngày, bạn sử dụng một chậu nước ấm pha muối gừng, đem ngâm chân vào buổi tuối trước khi đi ngủ khoảng 15-30 phút sẽ có tác dụng làm dịa cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân hiệu quả. Ngâm chân bằng nước ấm như thế này hàng ngày còn có tác dụng phòng ngừa bệnh cho toàn thân và có giấc ngủ tốt hơn.

                  Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng

                  Đu đủ, mễ nhân sống

                  Bạn đem 2 thứ này cho vào nồi nhỏ, đổ một chén nước để nhỏ lửa nấu cho tới khi mễ nhân chín thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian thì những triệu chứng của bệnh viêm khớp sẽ giảm đáng kể.

                  Lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

                  Với lá lốt phơi khô bạn đem sắc với 2 bát nước khi còn khoảng ½ bát nước thì chắt nước ra uống trong ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng lá lốt, rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước thái mỏng, sao vàng và sắc với 600ml nước còn khoảng 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

                  Mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính

                  Mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính

                  Sử dụng uống một cốc nước mật ong nóng với bột quế mỗi ngày thì có tác dụng chữa viêm khớp và viêm khớp mãn tính hiệu quả.

                  Cỏ trinh nữ chữa viêm khớp

                  Cỏ trinh nữ có tác dụng chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại và viêm khớp cực hiệu quả. Bạn chỉ cần thái mỏng rễ trinh nữ , tẩm rượu, sao vàng sắc với khoảng 400ml nước khi còn khoảng 100m thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày.

                  Hiền- benhhoc.edu.vn

                   

                  Exit mobile version