Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Mùa đông nên kết thân với những thực phẩm có màu đen để bảo vệ sức khỏe

Những thực phẩm có màu đen hay sẫm màu luôn được đánh giá là có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Vậy những thực phẩm màu đen nào thực sự cần thiết với chúng ta?

Những thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe

Trong  y học cổ truyền, những thực phẩm màu đen rất có lợi cho sức khoẻ, nhất là vào mùa Đông. Vì màu đen là một trong năm loại màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành Thuỷ, đi vào thận tạng, ứng với mùa đông. Thận là gốc rễ của nhân thể, chứa chân âm và chân dương, chỉ thích hợp với tích trữ mà không phát tiết. Thực phẩm màu đen vào thận, có tác dụng bồi bổ thận âm và thận dương. Những thực phẩm có màu đen vốn rất phong phú vì thế chúng ta có thể lựa chọn và cân nhắc để sử dụng sao cho phù hợp.

Gạo đen

Khác với gạo tẻ trắng, gạo đen là một loại lương thực quý khi chứa tới 17 axit amin và rất nhiều các khoáng chất như Fe, Ca, P, vitamin B1, B2, B6… Màu của gạo càng đậm, công hiệu của lớp sắc tố chống lão hoá càng mạnh. Việc chúng ta ăn gạo đen thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị một vài căn bệnh thường gặp như mất ngủ, trị bệnh chóng mặt, hoa mắt, thiếu máu, tóc bạc, đau mỏi người.

Đậu đen loạt hạt có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao

Đậu đen

Là một thực phẩm quá quen thuộc và dân giã, đậu đen cũng là một loại hạt được nhiều sĩ ỹ khuyến cáo nên sử dụng vào mùa đông để phòng tránh một vài căn bệnh theo mùa. Trong đậu đen rất giàu albumin thực vật, dịch nhày, axit amin không no, vitamin A, B1, B2, E, PP và rất nhiều canxi. Loại đậu này có tác dụng làm giảm cholesterol, làm mềm huyết quản, phòng chống đái tháo đường, phòng chống bệnh cơ xương khớp, béo phì, làm đẹp da và kéo dài tuổi thọ.

Với hạt đậu đen chúng ta có thể dùng để nấu chè, thổi xôi, đun nước uống đều rất tốt cho cơ thể.

Vừng đen

Từ xa xưa, vừng đen đã được tôn vinh là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng cường thân và chống lão hóa. Theo y học cổ truyền, loại hạt này có tác dụng làm đẹp da và giúp tóc lâu bạc, bổ não, bổ can thận, nhiều sữa, chống bạc tóc và kéo dài tuổi thọ. Ngoài vừng đen thì mộc nhĩ đen cũng có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận phế, làm sạch ruột và dạ dày, bổ âm ích vị, cải thiện vi tuần hoàn, giải độc, phòng chống ung thư và viêm hạch lympho.

Gà xương đen có chứa 17 loại axit amin, giúp cơ thể tăng sức đề kháng cho mùa đông

Gà xương đen

Không quá phổ biến như gà trắng hay gà ta, gà xương đen khá hiếm và được sử dụng nhiều để làm canh chữa bệnh hay bổi bổ cơ thể.Thịt gà đen có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, đái tháo đường, đi tả lâu ngày do tì hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, nóng âm ỉ trong xương. Gà xương đen có chứa 17 loại axit amin, giúp cơ thể tăng sức chịu đựng nóng, lạnh, chống mệt mỏi, nâng cao khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hoá.

Ngoài ra chúng ta còn có thể bổ sung thêm một vài thực phẩm khác như ngô đen, nho đen, cao lương đen, miến gạo đen, tỏi đen, mâm xôi… chúng thực sự rất cần thiết và tốt trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thịt gà đen phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn trị cách nhiệt miệng trong Đông Y

Tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiệt miệng lại gây khó khăn trong việc ăn uống. Với một vài cách chữa trị theo Đông y chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi với biểu hiện viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, sưng nề, dễ chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, sốt, mất ngủ, tâm phiền,… Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Y học cổ truyền là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết.

Những bài thuốc chữa chứng nhiệt miệng bằng Đông y

Bài 1: Lá cỏ mực 1 nắm, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ viêm loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Hoặc: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, chống viêm, thích hợp khi bị nhiệt miệng, có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, sốt, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ lượng ít,…

Bài 2: Ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chống viêm, thích hợp cho người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, đau đớn, đại tiện táo, bụng đầy trướng,…

Bài 4: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo, sau cho bột cát căn 50g vào nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận táo, thích hợp cho trường hợp nhiệt miệng, nướu răng bị sưng chảy máu, táo bón,…

Chữa nhiệt miệng theo cách đông y vừa nhanh khỏi lại an toàn cho sức khỏe

Bài 5: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Đem tất cả những thức trên rửa sạch cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập giập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Công dụng: Thanh nhiệt chống viêm, dưỡng âm, phù hợp với người bị nhiệt miệng, tâm phiền, ngủ không yên, nước tiểu đỏ, người nóng,…

Không chỉ chữa được bệnh nhiệt miệng những bài thuốc Đông y trên còn chữa được một vài căn bệnh thường gặp như nóng trong, táo bón, nổ mề đay, rôm xả…. Bên cạnh đó khi bị nhiệt miệng chúng ta không nên ăn đồ cay nóng, lạnh, như thế sẽ làm bệnh khó thuyên giảm và càng bị nhiệt nặng hơn. Một vài thức ăn mềm, mát, bổ là nhưng thực phẩm cần bổ sung trong thời gian này.

Hi vọng với những bài thuốc trên các bạn có thể áp dụng cho chính mình và người thân để chữa trị chứng nhiệt miệng trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt ngỗng

Từ trước tơi nay thịt ngỗng vẫn được coi là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên trong đông y loại thịt này ko những dùng để bồi bổ cơ thể mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau.

Những món ăn trị được bách bệnh từ thịt ngỗng

Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,… bên cạnh đó việc sử dụng thịt ngõng đúng cách còn giúp cơ thể tăng được sức đề kháng cũng như phòng tránh được nhiều căn bệnh thường gặp.

Những món ăn từ thịt ngỗng tốt cho sức khỏe

  • Cơ thể suy nhược, mất ngủ: Thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Khát nước, mệt mỏi ở người bệnh hen, đái tháo đường: Thịt ngỗng 500g, thịt lợn nạc 100g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Ăn ngày một lần vào bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
  • Dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, dùng trong các trường hợp người gầy yếu, tâm thể mỏi mệt, tóc khô, bạc sớm: Thịt ngỗng 500g, khoai tây 150g, long nhãn 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng, ướp gia vị; khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng, đổ thịt ngỗng vào đảo qua, thêm nước đun chín, sau đó cho khoai tây, long nhãn vào hầm cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm là dùng được. Ăn ngày 1 lần trong bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát

  • Bổ tỳ vị nhuận táo, trừ khát, người mệt mỏi ăn ít, gầy yếu: Thịt ngỗng 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, táo tàu 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Khi dùng bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống canh hầm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Dưỡng huyết, bổ huyết, bổ thận: Thịt ngỗng 500g, cẩu khởi tử 30g, quả dâu 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, cẩu khởi tử và quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm gia vị ninh nhừ. Ăn ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Với những bài thuốc từ thịt ngỗng trên chúng ta có thể thêm vào thực đơn hàng ngày để bồi bổ cơ thể cũng như tăng sức đề kháng phòng tránh các bệnh cơ xương khớp, bênh tiêu hóa cũng như một vài căn bệnh dễ gặp khác.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cận thị

Điều trị cận thị chủ yếu là dùng thuốc, cắt kính, phẫu thuật, các biện pháp phòng ngừa như luyện tập tư thế ngồi, ánh sáng tại bàn học…và xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt để có đôi mắt khỏe đẹp, điều trị cận thị

Cận thị là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến ở học sinh. Nguyên nhân do những thói quen có hại cho mắt như xem tivi, chơi game quá nhiều, bàn ghế ngồi học không thích hợp, diện tích phòng học chật hẹp… Cận thị bao giờ cũng để lại những di chứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, sức khỏe của các em.

Điều trị cận thị chủ yếu là dùng thuốc, cắt kính, phẫu thuật và các biện pháp phòng ngừa như luyện tập tư thế ngồi học, xem tivi, ánh sáng tại bàn học… Xoa bóp bấm huyệt trong y học cổ truyền có tác dụng thông kinh hoạt lạc, cải thiện dinh dưỡng cho thần kinh thị giác và võng mạc, làm thư giãn và tăng khả năng điều tiết của mắt, có giá trị hỗ trợ phòng và chữa cận thị. Hàng ngày, bố mẹ hoặc người thân chỉ cần dành 20 phút để tiến hành thủ thuật theo các bước sau:.

Xoa vòng quanh hốc mắt lớn

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa để cạnh nhau bắt đầu xoa từ đầu cung lông mày di chuyển về cuối cung lông mày rồi vòng xuống gò má, di chuyển về gốc mũi rồi trở lại đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 lần rồi quay ngược lại 10 lần.

Xoa vòng quanh hốc mắt nhỏ (trong hốc mắt)

Dùng ngón trỏ và ngón giữa để cạnh nhau rồi bắt đầu xoa nhẹ từ dưới đầu cung lông mày, di chuyển dưới cung lông mày về đến đuôi mắt vòng qua dưới bờ mi dưới trở về gốc mũi, vòng lên gặp dưới đầu cung lông mày. Làm như vậy 10 vòng rồi làm ngược lại 10 vòng.

Động tác miết

Dùng 2 ngón tay cái đặt từ đầu trong cung lông mày miết theo bờ dưới cung lông mày ra đuôi mắt với một lực nhẹ. Làm như vậy 10 lần.

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cận thị

Ấn và day các huyệt

– Huyệt toản trúc: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt toản trúc ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt tình minh: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt tình minh ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt dương bạch: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt dương bạch ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt ty trúc không: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt ty trúc không ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

– Huyệt đồng tử liêu: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt đồng tử liêu ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó chuyển day 0,5 phút.

– Huyệt thái dương: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ đặt vào huyệt thái dương ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó chuyển day 0,5 phút.

– Huyệt quyền liêu: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ, đặt vào huyệt quyền liêu ấn từ nhẹ đến nặng sao cho bệnh nhân có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

Các chuyên gia bệnh học chuyên khoa lưu ý: Mát xa vùng hốc mắt bằng cách làm lại các động tác xoa, day, miết như lúc đầu. Mỗi động tác làm 5 lần.

Lưu ý: Để phòng trị cận thị, cần:

  • Ngồi thẳng lưng khi học bài, mắt nhìn cách vở trên 20cm;
  • Hàng ngày luyện nhìn tập trung tại 1 điểm cách 3 – 5m trong vòng 1-2 phút, ngày tập 2 -3 lần.

Vị trí các huyệt dùng để xoa bóp bấm huyết hỗ trợ điều trị cận thị

Vị trí huyệt

– Toản trúc: Chỗ lõm đầu trong cung lông mày.

– Tình minh: Cách khóe trong con mắt 2mm về phía sống mũi.

– Dương bạch: Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 tấc.

– Ty trúc không: Ở hõm đầu ngoài cung lông mày.

– Đồng tử liêu: Ở hõm cách khóe mắt ngoài 0,5 tấc.

– Thái dương: Từ điểm cuối cùng cung lông mày đo ra 1 tấc, điểm lõm nhất của vùng thái dương.

Xoa bóp bấm huyết ngày một thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt khi biết các tuyệt chiêu nay, bạn có thể áp dụng bất kỳ lúc nào nếu thấy mỏi nhức mắt cũng như góp phần điều trị hiệu quả khi không có mặt của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện đúng cách nên bạn cần theo học khóa ngắn hạn như Văn bằng 2 Trung cấp Y học cổ truyền hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đinh Lăng Gai – Vị Thuốc Chống Viêm Nhiễm

Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Trong Y học cổ truyền cây Đinh lăng gai có tác dụng  chống viêm rất hiệu quả.

Những nét cơ bản về đinh lăng gai và tác dụng.

Đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:

Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.

Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.

Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.

Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây Ngũ Sắc – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền, Cây ngũ sắc hay dân gian còn gọi là cây hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, hoa ngũ vị có tên khoa học là Ageratum conyzoides có tác dụng chữa viêm xoang, phục hồi vết thương do bỏng….

Cây ngũ sắc trong Y học cổ truyền

Cây ngũ sắc là một loại cây nhỏ, cao chừng 25-50 cm, thân nhiều lông mềm mọc hoang ở khắp nơi, đa số là vùng nông thôn. Cây ngũ sắc trong Đông Y được hái toàn cây, cắt bỏ phần rễ có thể dùng tươi hoặc khô. Cây ngũ sắc có hoa nhỏ màu tím, xanh cây có hàm lượng tinh dầu cao. Các nghiên cứu, thí nghiệm trên động vật cho thấy Cây ngũ sắc còn có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây ngũ sắc

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi cây ngũ sắc rửa sạch, giã đắp. Hoặc hoa và lá (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại và ngày đắp 1 lần.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng để cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Hoa và lá cây ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương 1 ngày thay băng một lần. Cũng có thể dùng lá ngũ sắc để tươi rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Trong trường hợp vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa ho ra máu: Sử dụng hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể kết hợp thêm chút đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa rắn cắn: Sử dụng rễ cây ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc thuốc 1 ngày uống 3 lần cách nhau chừng 20 phút.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa mẩn ngứa: Sử dụng lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày….

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Bài thuốc cây ngũ sắc dùng chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.

 

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng của Lục lạc ba lá trong các vị thuốc chữa bệnh

Lục lạc ba lá hay còn được gọi với tên khác là sục sạc, rủng rảng hay Dã hoàng đậu. Là một loại cây thuộc họ cánh Bướm được biết đến như một vị thuốc quý với công dụng chữa bệnh hữu ích.

Lục lạc ba lá được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Sau đây các bạn đọc hãy cũng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu sơ lược về thông tin cũng như một số công dụng hữu ích của loại thảo dược đặc biệt này nhé!

Thông tin cần biết về cây Lục lạc ba lá

Lục lạc ba lá có tên khoa học là Crotalari mucronata. Là loại cây bụi, thường mọc hoang phân bố rộng rải khắp nước ta cao khoảng 1 m hay hơn, có cành hơi có lông rạp xuống. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hay gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh, các ls bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống. Hoa xếp thành chùm giống những vòng giả, có lông ngắn, màu vàng, rất cong. Quả hình trụ, hạt nhiều, màu nâu nhạt hay vàng da cam, hình thận. Lục lạc ba lá thường ra hoa quả từ tháng 5-12 dương lịch hàng năm.

Theo đông y, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết, Lục lạc ba lá có tính mát, bình, vị ngọt, hơi chát có tác dụng Hạt có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa. Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu. Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, di tinh, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Lục lạc ba lá và một số tác dụng dược lý

Trong ống nghiệm (in vitro) monocrotalin làm cho nhiều loại tế bào ung thư biến dạng, ức chế sự phân chia phát triển (chống ung thư). Các flavonoid của Lục lạc có tính ức chế sự tạo ra các hóa chất trung gian trong chứng viêm nên có thể dùng để ngừa và trị các chứng viêm do quá mẫn. Tác dụng độc với tế bào: Làm tổn thương tế bào người với nồng độ 0,35 mg monocrotalin/ml. Nó cũng ức chế sự tổng hợp DNA, cản trở sản sinh tế bào và gây đột biến tế bào tủy xương gây ung thư.

Thành phần hóa học có trong cây Lục lạc ba lá

Về thành phần hóa học, các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Trong hạt cây lục lạc ba lá có chứa mucronatin (Dược học học báo, 1964, II, 207), usaramìn (C. A. 1968, 69, 36312s), mucronatinin, retrorsin và nilgirin (Tetrahedron Letters, 1968, 5605). Lá chứa vitexin, vitexin 4′-0-xylozit Thân chứa apigenin (Phytochemìstry, 1970, 9, 2581).

Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Lục lạc ba lá

Lục lạc ba lá thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

  • Trị nước tiểu đục do nhiệt: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt bo bo 30g, cây mã đề tươi 20 g, râu ngô 12g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. 5 – 10 ngày là một liệu trình.
  • Trị di tinh, hoạt tinh: Hạt lục lạc ba lá 20g (sao vàng), củ súng 20 g, hạt sen 20g. Sắc uống ngày một thang. 10 – 20 ngày là một liệu trình.
  • Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12g sao vàng, long nhãn 12g, lá lạc tiên 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, rễ: 10g – 15 g, lá vông nem 30g, tâm sen 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Dùng 5 – 10 ngày.
  • Chữa đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa: Thân, rễ lục lạc ba lá (khô) 10g – 15g, bạch chỉ 20 g, ké đầu ngựa 10g, khiếm thực 20 g. Tất cả đem sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. 5 ngày là một liệu trình.
  • Trị đái dầm: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 10 ngày.
  • Chữa tăng huyết áp: Hạt lục lạc ba lá 20 g sao vàng, hạt muồng muồng (quyết minh tử) 12 g sao vàng, lá dâu 12g sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. 10 ngày là một liệu trình.
  • Trị bạch đới, tiểu són ở phụ nữ: Dùng hạt lục lạc, rau dừa nước, mỗi vị 20 g, sắc với nước uống. Dùng 3 – 5 ngày.
Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Giải pháp hiệu quả khắc phục trẻ bị cảm lạnh tại nhà

Thời tiết giao mùa khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng sức khỏe trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn,…ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ.

Giải pháp hiệu quả khắc phục trẻ bị cảm lạnh tại nhà

Bệnh học chuyên khoa cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cảm, sổ mũi cấp hay viêm mũi họng. Theo các bác sĩ giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến hết tuần thứ 3. Vì vậy khi bị cảm, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay có hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh, trong đó các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo phân tích của của các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các triệu chứng gây ảnh hưởng đến mũi, họng và các xoang là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra. Vì vậy, bệnh cảm lạnh có thể lây từ người sang người do bệnh có thể lây nhiễm theo đường hô hấp.

Cách điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả

Bệnh cảm lạnh là bệnh thường gặp hiện nay nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây bệnh và các thuốc không kê đơn dùng đề chữa cảm lạnh không chữa khỏi bệnh cũng như không làm cho bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên đây vẫn là những giải tạm thời hiện nay mà nhiều người vẫn đang áp dụng. Ngoài thuốc kháng sinh, các loại thuốc Tân Dược như thuốc giảm đau, thuốc xịt mũi và siro ho là những loại thuốc các bác sĩ và các bậc cha mẹ vẫn thường xuyên cho trẻ dùng. Tuy nhiên đối với, đối với thuốc giảm đâu có chứa acetaminophencó thể gây tổn thương gan, nhất là khi dùng ở liều cao kéo dài. Đặc biệt không dùng aspirin cho trẻ em vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye.

Nếu bạn không an tâm với những loại thuốc Tây y, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các các bài thuốc Đông y bằng những vị thuốc nam tự nhiên trong những món ăn bài thuốc. Đây cũng là một trong những vấn đề Hỏi đáp bệnh học nhiều nhất của các bậc phụ huynh trong việc giảm cảm lạnh ngay tại nhà trong thời gian qua.

Chữa cảm lạnh bằng gừng

Theo Đông y, gừng có tính cay và ấm, rất tốt trong việc làm ấp cơ thể và vùng họng của trẻ khi bị cảm lạnh. Chỉ vài lát gừng tươi đun trong nước sôi cộng thêm một chút đường phèn hoặc mật ong, sau đó lấy nước đó cho trẻ uống, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường sẽ thuyên giảm.

Chữa cảm lạnh bằng lá tía tô

Theo Bệnh học, trong các gia đình, tía tô có lẽ không còn xa lạ gì trong mỗi bữa ăn và việc sử dụng lá tía tô trong việc trị cảm cũng được người mọi người áp dụng từ thời xa xưa. Khi trẻ có hiện tượng ho,cảm lạnh nên dùng lá tía tô giã nhỏ lọc lấy nước và sử dụng với nước ấm hoặc thái nhỏ lá tia tô cùng hành hoa thêm vào cháo cho trẻ nhỏ. Với những bài thuốc nam đơn giản này, các mẹ đã giúp trẻ mồ hôi và nhanh tróng bình phục.

Chữa cảm lạnh bằng tỏi

Được mệnh danh là một trong những vị thuốc trong việc giúp giải độc, sát trùng ngoài ra giúp điều trị ho và cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Là vị thuốc mang “tính ôn”, khi trẻ bị cảm lạnh, các mẹ giã nát tỏi và cho bé ngửi hoặc cho trẻ uống với nước đều có tác dụng trong việc trị cảm. Đối với người trường thành, bạn có thể sử dụng thực phẩm chứa thành phần chiết suất từ tỏi trước khi đi ngủ sẽ mang lại cảm giác thoải mái đồng thời kích thích hệ hô hấp tốt nhất.

Tuy nhiên trẻ em là đối tượng nhạy cảm, vì vậy khi trẻ em bị cảm các giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền khuyên các bậc cha mẹ nên đưa các trẻ em đến Trung tâm Y tế để được các Điều Dưỡng Cao đẳng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chăm sóc để tránh những mối nguy hiểm không lường trước.

Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm khuyên người dân đi đến Trung tâm Y tế dự phòng Quận/Huyện để được các Điều Dưỡng Cao đẳng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiêm phòng viên gan B để tránh những mối nguy hiểm do bệnh viêm gan B mang lại

Nguồn: Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị Cảm Cúm Bằng Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền

Theo Y học cổ truyền, cảm cúm nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể gây bệnh và được xếp vào chứng thương phong trong Đông y.

Y học cổ truyền hướng dẫn trị cảm cúm bằng nồi lá xông.

Cảm cúm được xếp vào chứng thương phong trong Đông y. Nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây bệnh hay chính là khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virut thừa cơ thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, họng, thanh quản, amidan… gặp không khí ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp mà gây bệnh…

Trong Đông y có nhiều phương pháp chữa cảm cúm, dưới đây là bài thuốc dân gian cổ truyền xông lá hiệu quả điều trị cảm cúm.

Nguyên liệu: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to.

Cách nấu lá xông:

Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 – 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Công dụng của từng loại lá trong Y học cổ truyền:

Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.

Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.

Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.

Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.

Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.

Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.

Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Gia giảm:

Nếu đau nhức mình mẩy, gân cốt gia: lá ruối hoặc ngũ gia bì; cơ thể không ra được mồ hôi gia thân rễ cây cúc tần; đau họng nhiều gia lá xoài; ho nhiều kèm có đờm gia lá đại bi…

Chú ý: Trước khi xông múc để riêng một cốc nước, khi xông xong uống để đề phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra và nâng cao hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông quá lâu gây mất tân dịch (mất nước) gây hiện tượng ngộ hãn. Do thành phần dược liệu có nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng những phương thuốc trong Y học cổ truyền

 

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý hay gặp trong xã hội hiện đại và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khi lượng mỡ ở gan đạt 5% khối lượng cơ thể, bệnh nhân sẽ được đánh giá là mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng những phương thuốc trong Y học cổ truyền

Những phương thuốc trong Y học cổ truyền chữa bệnh gan

Theo Y học cổ truyền thì có thể chia ra các thể lâm sàng để điều trị bệnh gan một cách hiệu quả nhất như sau:

Can khí uất kết, đàm ứ trở lạc:

Thường đau tức vùng hạ sườn phải, tức ngực, khó chịu, mệt mỏi, hay thở dài, chán ăn, buồn nôn, và với những thay đổi về cảm xúc tăng hoặc giảm, gan sưng, to, lưỡi đỏ sẫm, rêu nhờn mỏng, xung mỹ bí ẩn.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hóa đàm.

  • Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia vị: Sài hồ 12g, chỉ xác 8g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, phục linh 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp nhiệt trở trệ

Triệu chứng: Hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ,.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, nhuận gan giải uất.

  • Bài thuốc: Đại sài hồ thang: Chỉ thực 12g, sài hồ 8g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, đại hoàng 3g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát,  đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Đàm thấp trở trệ:

Vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm, tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.

Pháp điều trị: Hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc.

  • Bài thuốc: Nhị trần thang hợp Bình vị tán: Thương truật 12g, cam thảo (sao) 4g, hậu phác 12g, trần bì 8g, bạch linh 16g, bán hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ hư thấp trệ:

Thể trạng bệu, hay mệt, đoản khí hay ra mồ hôi, ăn kém, đại tiện nát, chất lưỡi nhợt bệu, mạch hư nhược.

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí, táo thấp hóa trọc.

  • Bài thuốc: Sâm linh bạch truật thang: Đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 16g, phục linh 12g, ý dĩ nhân 12g, biển đậu 12g, liên nhục 12g, cát cánh 8g, sa nhân 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can tỳ lưỡng hư:

Đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.

Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí.

  • Bài thuốc: Hoàng kì 10g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, đương quy 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 3 lát, bạch thược 12g, sài hồ 10g, chích cam thảo 4g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Điều trị bệnh gan theo các thể lâm sàng khác nhau

Khí trệ huyết ứ:

Hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan mạn tính hoặc có thể chất âm hư hỏa vượng, đau tức hạ sườn, ấn đau, ăn kém mệt mỏi, lưỡi tím kèm ban xuất huyết, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp.

Pháp điều trị: Nhu can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.

  • Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang: Đương qui 12g, đào nhân 12g, chỉ xác 8g, sài hồ 8g, cát cánh 8g, ngưu tất 12g, sinh đại hoàng 6g, hồng hoa 8g, xích thược 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý cho người bị bệnh gan

Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, tăng cường ăn rau xanh, đậu, chú ý dùng các loại rau quả có vị chua. Theo đông y vị chua cải thiện được chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật, tốt cho tiêu hóa.

Một số loại thực vật tốt cho người bị gan nhiễm mỡ như: Táo mèo, yến mạch, ngô, tảo bẹ, tỏi, hành tây, táo tây, khoai lang, cà rốt, quả sung.

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version