Tìm hiểu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh là một bệnh lý phổ biến ở hầu hết trẻ sơ sinh nhưng nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Vàng da sơ sinh ở trẻ em

Vàng da sơ sinh ở trẻ em

Mục Lục

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da là tình trạng da và mắt của trẻ chuyển qua màu vàng. Màu vàng đầu tiên sẽ xuất hiện ở mặt, sau đó ngực, bụng và cuối cùng là bàn tay, bàn chân. Tình trạng vàng da là bệnh thường gặp trong khoảng 60% trẻ sinh đủ tháng và khoảng 80% trẻ sinh thiếu tháng trong tuần đầu sau sinh. Cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng vàng da ở trẻ bằng cách dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên trán trẻ sau đó thả  ra, nếu trẻ bị vàng da sẽ thấy màu vàng của da ở chỗ mới bị ấn rõ hơn so với vùng da xung quanh. Nên quan sát dưới ánh sáng tự nhiên để tránh nhầm lẫn.

Trên thực tế, trẻ bị vàng da do có quá nhiều sắc tố mật màu vàng trong máu, sắc tố này được gọi là bilirubin. Bình thường bilirubin đi vào máu theo cách sau: Trong điều kiện bình thường, đều có một số hồng cầu trong máu bị phá hủy. Các hồng cầu bị phá hủy sẽ giải phóng bilirubin không kết hợp trong máu. Gan khỏe mạnh sẽ nhanh chóng biến bilirubin không kết hợp thành bilirubin kết hợp tan được trong nước không gây độc cho cơ thể được đưa ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh?

Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh. Điều quan trọng cha mẹ cần biết là trường hợp nào là rất nghiêm trọng và cần chăm sóc tại bệnh viện.

Vàng da sinh lý do gan chưa hoàn thiện chức năng

Tình trạng này xảy ra trong tuần đầu trẻ sơ sinh do gan chưa hoàn thiện chức năng chuyển hóa bilirubin không kết hợp thành bilirubin dạng kết hợp. Tuy nhiên tình trạng này chỉ có tính chất tạm thời vì gan sẽ hoàn thiện chức năng sau vài tuần, bình thường tình trạng vàng da sẽ biến mất sau một tuần ở trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần ở trẻ sinh thiếu tháng. .

Có rất nhiều nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Thiếu men G6PD

Men G6PD giúp tăng cường sự bền vững của màng hồng cầu. Khi thiếu hụt men này, hồng cầu sẽ dễ bị phá vỡ làm sản sinh nhiều bilirubin không kết hợp . Vì vậy trẻ sơ sinh cần được xét nghiệm sàng lọc để phát hiện tình trạng thiếu men G6PD.

Sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa nội tiết tố làm kích hoạt gen đột biến có liên quan với gen mã hoá G6PD làm chậm quá trình giáng hóa của bilirubin, nhưng tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời, khi gan của trẻ trở nên hoàn thiện sẽ giải quyết được tình trạng này. Không nên ngừng cho trẻ bú mẹ dù tình trạng này xảy ra.

Không tương đồng nhóm máu mẹ – con

Khi mẹ và trẻ không tương đồng nhóm máu sẽ dẫn đến đến phá vỡ hồng cầu gây tăng bilirubin không kết hợp trong máu. Thông thường tình trạng vàng da sẽ tự hết sau vài tuần.

Cần phải làm gì khi trẻ bị vàng da?

Tuy không phải là một bệnh da liễu thông thường nhưng khi trẻ bị vàng da bạn cần làm những việc sau:

  • Đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa ngay lập tức để kiểm tra xem trẻ cần nhập viện không.
  • Nếu tình trạng vàng da nhẹ và xảy ra trong tuần đầu của trẻ, có lẽ chỉ là vàng da sinh lý và bác sĩ sẽ khuyên bạn theo dõi mức độ vàng da của trẻ bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay của bạn vào trán trẻ rồi quan sát tình trạng và mức độ vàng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên.
  • Nếu trẻ bị vàng da sinh lý, tình trạng vàng da sẽ xuất hiện từ 3 đến 5 ngày sau sinh rồi giảm dần và tự biến mất sau 7 ngày nếu trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần nếu trẻ sinh thiếu tháng.

Cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để điều trị bệnh vàng da

Cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để điều trị bệnh vàng da

Tình trạng vàng da sẽ trở nên nguy hiểm nếu vàng da xuất hiện sớm từ ngày thứ nhất sau sinh hoặc từ ngày thứ ba sau sinh đã vàng xuống đến mu bàn tay và  bàn chân. Khi đó trẻ cần phải nhập viện. Biện pháp điều trị phổ biến là chiếu  đèn bằng ánh sáng xanh cho trẻ.

Nguồn: sưu tầm