Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Cát Sâm

Cát sâm hay còn được gọi với tên khác là Sâm chuột, sâm nam hay ngưu đại lực. Đây là một vị thuốc Y học cổ truyền được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

    Cát sâm là loại cây thường mọc hoang

    Mô tả thông tin sơ lược về cây Cát sâm

    Cát sâm có tên khoa học là Milletia speciora Champ; thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae – Papilsionaceae). Cây Cát sâm là một loại cây nhỡ, có thân gỗ. Có cành mọc tựa, dài hàng mét.Thường cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, cuống lá  dài phủ đầy lông; lá cây chét hình mũi mác thuôn dài hoặc hình bầu dục, gốc hình tròn đầu nhọn, trên mặt màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cát sâm thường ra hoa vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, hoa mọc thành cụm dạng chùy, chiều dài 10cm -25 cm, Có rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá hoa bắc dạng lá; đài hoa có răng hình tam giác, mặt ngoài có phủ đầy lông. Tràng của hoa nhẵn ở mặt ngoài; hoa có bộ nhụy 2 bó; bầu có lông. Cây ra quả tháng 10-12. Quả dạng dẹt, phủ lớp lông mềm, quả chứa  4-5 hạt có vỏ khá dày, và màu đen.

    Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Cát sâm có vị ngọt, tính bình có tác dụng Làm thuốc mát Tỳ  (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống). Dân gian thường dụng để chữa các bệnh như Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu, đau bụng.

    Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Cát sâm

    Cát sâm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

    • Chữa cảm nắng: Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12g -20 g; sắc lấy nước uống. Có công dụng chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
    • Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn: Cát sâm tẩm cùng nước gừng, đem sao vàng nhỏ lửa; ngày dùng 30 g, sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200 ml; chia uống 3 lần trong ngày.
    • Trị khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện: Cát sâm 30g, thái lát đem tẩm mật và sao vàng; sắc nước 400 ml, chỉ sắc còn 200 ml; chia uống 3 lần trong ngày.
    • Chữa ho khan, ho dai dẳng, cơ thể suy yếu, sốt khát nước: Cát sâm và mạch môn đều dùng 12 g, thiên môn và vỏ rễ dâu 8g; đun nước 400 ml, sắc chỉ 200ml; dùng chia 3 lần uống trong ngày.
    • Trị cảm sốt, khát nước: Cát sâm và cát căn 12 g, cam thảo 4g; nước 400ml, chỉ sắc còn 200 ml; chia uống 3 lần trong ngày.

    Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng.

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Khám phá công dụng của cây Sâm đất đối với sức khỏe con người

    Sâm đất là một loại cây thuộc họ Rau sam, còn được gọi với tên khác là Thổ nhân sâm hay thủy sâm… Sâm đất được biết đến như một loại cây thuốc quý với nhiều bài thuốc hay. Bài viết này các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược về công dụng từ loại thảo dược đặc biệt này.

      Sâm đất với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người

      Sơ lược thông tin về cây Sâm đất

      Sâm đất có tên khoa học là Talinum patens (Gaertn.) Willd. (T. paniculatum (Jacq.) Gaertn.). Đây là một loại cây thảo mọc đứng cao tới 0,6 m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5cm -7 cm, rộng 2,5cm -3,5 cm, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Sâm đất thường ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30 cm. Cây có có quả tháng 9 đến tháng 10 Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.

      Theo Y học cổ truyền, Sâm đất có tính bình, vị ngọt có công dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân. Dân gian thường dùng sâm đất để chữa các bệnh như suy nhược ốm yếu, thể hư ra nhiều mồ hôi, tỳ hư ỉa chảy, ho do phổi ráo, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Lá cũng làm rau ăn như rau Sam, rau Mồng tơi.

      Thành phần hóa học có trong cây Sâm đất

      Về thành phần hóa học các dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rễ Sâm đất có các dẫn xuất phenolic.

      Áp dụng cây Sâm đất vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

      Sâm đất là loại cây thường mọc hoang

      • Trị táo bón lâu ngày Ngoài ra, những người táo bón lâu ngày nên dùng lá thổ nhân sâm kết hợp với lá vông non và vừng đen đã rang cho nổ mỗi thứ 30 g, rễ đinh lăng 20g cùng lá thiên lý non, nấu canh uống hằng ngày.
      • Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư: Thổ nhân sâm 30g, đại táo 15 g, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc uống thay trà trong ngày.
      • Trị tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường: Thổ nhân sâm 60 g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250 ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
      • Tác dụng bổ khí huyết – chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy, thở yếu, hồi hộp, ít ngủ, kém ăn, mệt mỏi: Thổ nhân sâm 40, sắc lấy nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400 ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
      • Trị sau khi ốm lâu, cơ thể hư nhược, nhọc mệt gầy yếu, sưng phổi, đái són, kinh nguyệt không đều: Dùng mỗi lần 40g -80 g củ, sắc lấy nước uống. Hoặc dùng 20g -30 g củ, phối hợp với các vị thuốc khác.
      • Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: Thổ nhân sâm, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20 g, gà một con nhỏ tương đương với 400 g. Cách chế biến: Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa. Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
      • Trị mồ hôi trộm: Thổ nhân sâm 60 g, dạ dày lợn nửa cái. Cách chế biến: Dạ dày làm sạch để ráo, cho vào nồi hầm thổ nhân sâm. Khi dạ dày chín nhừ, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
      • Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật: Sườn lợn 300g, hoàng kỳ 200 g, thổ nhân sâm 200 g. Xương sườn lợn luộc qua rồi vớt bỏ bọt, hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước. Cho hoàng kỳ và sườn lợn vào nồi, chế thêm nước, đun nhỏ lửa và om kỹ, khi đạt độ nhừ cho thổ nhân sâm vào đun tiếp 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ ăn với cơm. Mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 bữa.
      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Rau hẹ – cây thuốc quanh ta giúp kéo dài ‘cuộc yêu’

      Hẹ ngoài là một loại thực phẩm nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn là một cây thuốc quanh ta dễ kiếm có thể chế biến được rất nhiều món ăn bài thuốc giúp gia tăng khả năng chăn gối.

        Rau hẹ – cây thuốc quanh ta giúp kéo dài ‘cuộc yêu’

        Công dụng của cây thuốc quý quanh ta – hẹ

        Theo thông tin Y tế mới nhất, rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, carotene, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, chống các bệnh về hệ tiêu hóa.

        Người ta ước tính trong mỗi 100 g rau hẹ có chứa 2,1 g protein, 0,6 g lipid, 3,2 g carbonhydrat, 48 mg Canxi, 46 mg photpho, 1,7 g sắt, 3,21 mg carotene, 0,03 mg vitamin B1, 0,09 mg vitamin B2, 0,9 mg vitamin B3, 39 mg vitamin C.

        Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, cây hẹ được dùng làm vị thuốc thảo dược điều trị chứng bệnh đau nhức xương khớp, mỏi gối và đau lưng cấp.

        Tuy nhiên, bác sĩ Chu Hòa Sơn đang công tác tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý loại rau này khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền cũng khuyên những người thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt nên kiêng ăn hẹ.

        Các bài thuốc dân gian từ cây thuốc quanh ta – hẹ

        Bài thuốc trị chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi

        Chuẩn bị 250 g lá hẹ, 60 g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.

        Bài thuốc trị chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi

        Bài thuốc giúp nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới

        Sử dụng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột, trộn với mật làm hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 5 g với rượu ấm vào lúc đói.

        Bài thuốc giúp tăng khả năng sinh dục của nam giới

        Lá hẹ 200 g, con ngài tằm đực khô 1000 g, dâm dương hoắc 600 g, kỷ tử 200 g, kim anh tử 500 g, ngưu tất 300 g, ba kích 500 g, thục địa 400 g, sơn thù 300 g, đường kính 4000 g, tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu, sau 30 ngày thì dùng dược, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.

        Các bài thuốc dân gian từ hẹ chữa các bệnh khác

        Bài thuốc trị chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng

        Dùng 100 g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60 g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 thang liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.

        Bài thuốc trị chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng

        Bài thuốc trị bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày

        Lấy 250 g lá hẹ tươi, sinh khương 3 0g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, hòa với 250 ml sữa tươi, đun sôi rồi uống từ từ.

        Bài thuốc trị cơn đau cấp vùng thượng vị

        Dùng 500 g lá hẹ tươi, rửa sạch ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 ml.

        Bài thuốc trị nôn ra máu, khái huyết, chảy máu cam, đái ra máu

        Dùng 500 g lá hẹ tươi rửa sạch, ép lấy nước, cô đặc rồi trộn với bột sinh địa làm hoàn, mỗi viên 3 g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

        Bài thuốc chữa ho trẻ em

        Lấy lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hạt chanh 20 hạt, cho vào bát sạch, giã nát, đem hấp chín với 10 ml nước và một chút đường, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày hoặc lấy lá hẹ 15 g phối hợp với 10 lá dâu non, cách làm tương tự như trên.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Khám phá công dụng của lá đu đủ đối với sức khỏe

        Đu đủ là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Vậy lá đu đủ mang lại những tác dụng đối với sức khỏe con người?

        Khám phá công dụng của lá đu đủ đối với sức khỏe

        Tác dụng chống ung thư nhờ lá đu đủ

        Trong lá đu đủ có nhiều chất oxy hóa và có tác dụng hiệu quả chống các nguy cơ ung thư mà không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, theo các các chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng lá đu đủ để chống các bệnh ung thư. Đồng thời nên hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và các loại đồ ăn nhanh để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.

        Lá đu đủ trị mụn trứng cá hiệu quả

        Hiện nay, nhiều người gặp phải hiện tượng bị mụn trứng cá ở tất cả các mùa và là nỗi lo của chị em phụ nữ khi trên mặt xuất hiện nhiều mụn, khiến họ mất tự tin khi giao tiếp. Để trị mụn trứng cá thì mọi người có thể dùng lá đu đủ đem say nhuyễn và trộn với 1 ít nước lọc để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Dùng hỗn hợp vừa say xong đắp lên mặt trong khoảng 12 – 15 phút rồi sửa sạch lại mặt bằng nước sạch. Cứ làm liên tục như vậy trong một tuần thì mụn trứng cá sẽ không xuất hiện nữa.

        Lá đu đủ có tác dụng chữa tiêu chảy

        Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, trong lá đu đủ có chứa cá enzyme có tác dụng làm giảm axit hình thành trong ruột và bảo vệ toàn bộ hệ thống tiêu hóa từ miệng đến đại tràng. Vì vậy, hãy sử dụng lá đu đủ để thoát khỏi những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như nhiễm trùng, đau dạ dày và tránh trị được chứng tiêu chảy.

        Lá đu đủ có tác dụng chữa tiêu chảy

        Tăng cảm giác ngon miệng nhờ uống trà từ lá đu đủ

        Ngoài tác dụng chống ung thư hay trị mụn trứng cá, trà lá đu đủ còn giúp cho cơ thể bạn cải thiện quá trình tiêu hóa và làm tăng nhu cầu ăn uống của bản thân giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Bạn Nguyễn Mai Anh sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm có chia sẻ sau khi được một người quen giới thiệu sử dụng trà từ lá đu đủ thì bạn đã có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn và cân nặng cũng được tăng lên.

        Lá đu đủ chứa nhiều axit amin chống lão hóa

        Trong lá đu đủ có nhiều axit amin và có tác dụng làm cho da trẻ trung và khỏe mạnh (Dược sĩ Hà Văn Mạnh – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay) vì vậy hãy uống 1 ly trà từ lá đu đủ hàng ngày, làn da của bạn sẽ tươi trẻ hơn, giúp ngăn giảm các nếp nhăn hiệu quả.

        Với những tác dụng hữu ích từ lá đu đủ mang lại cho sức khỏe của con người như vậy, mọi người nên áp dụng thường xuyên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho gia đình và bản thân.

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Công dụng chữa bách bệnh của cây Sim ít người biết đến

        Sim là một loại cây dại thường mọc hoang phân bố khắp nước, một số nơi còn gọi với tên khác là Hồng sim. Sim được biết đến như một loại thảo dược thần kỳ với vô số công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe chúng ta.

          Sim thường mọc hoang ở các vùng đồi núi

          Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu một số thông tin cần biết về cây sim cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người nhé!

          Tìm hiểu thông tin về cây Sim

          Sim là một loại cây thuộc họ trầm thymelacaceae, tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Thuộc dạng cây bụi, sim thường mọc hoang ở các vùng đồi núi hay những nương rẫy bỏ hoang, cao từ 1 đến 3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

          Theo Y học cổ truyền, Sim có vị ngọt, chát , mùi thơm Tác dụng: Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh Chủ trị: Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu , tiểu tiện ra máu, lị, băng huyết, thoát giang, tai ù, di tinh, đới hạ…

          Thành phần hóa học có trong cây Sim

          Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây sim có chứa một số thành phần hóa học như cả cây sim có chứa tanin. Quả có glucid, protein, chất béo, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic. Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin , acid betulinic; taraxerol… Nụ sim có nhiều flavonic, tanin, acid nicotinic, riboflavin…

          Sim và một số tác dụng dược lý

          Lá của cây sim còn chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa sim, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt. Chất rhodomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh , giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn như escherichia coli và staphylococcus aureus, là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, rối loạn đường tiêu hóa.

          Những vị thuốc chữa bệnh hay áp dụng với cây Sim

          Sim được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

          • Trị lở loét: 20-30g dã nát đắp vào vết thương.
          • Rượu sim trị xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ Trị đại tiện xuất huyết: Dùng quả sim khô 20g, nước 2 bát (khoảng 400ml), sắc còn 8 phần (khoảng 320ml), chia 2 lần uống trong ngày; liên tục trong 1 tuần.
          • Chữa xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ: Dùng 60 g quả khô, 1 quả trứng, 30g đường cát vàng (rượu vàng là loại rượu được chế biến từ các nguyên liệu gồm gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng). Tất cả được nấu chín rồi tải ra cho bay hơi, giảm nóng, khi còn ấm trộn lẫn cả 3 thứ vào cùng nhau rắc men rượu vừa đủ và ủ thành cái rượu rồi cất thành rượu có màu vàng nên được gọi là rượu vàng. Uống hết một phần trước khi đi ngủ.
          • Chữa đi ỉa lỏng hoặc kiết lỵ Dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10 – 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống.
          • Chữa thoát giang (lòi dom, trực tràng lòi ra ngoài hậu môn): Dùng quả sim tươi 30g – 60g (khô từ 15 – 30g) nấu với dạ dày lợn, làm thức ăn trong bữa cơm.
          • Trị đau đầu kinh niên: Dùng lá và cành sim tươi 30g, cho vào nồi đổ ngập nước, đun còn nửa bát (khoảng 100ml); uống liên tục 2 – 3 ngày.
          • Chữa băng huyết, thổ huyết, đao thương xuất huyết: Dùng quả sim khô sao cháy đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; mỗi lần uống 12g – 15 g, chiêu thuốc bằng nước sôi; đối với vết thương bên ngoài có thể dùng bột thuốc bôi vào.
          • Phụ nữ mang thai thiếu máu, mới khỏi bệnh cơ thể suy yếu, thần kinh suy nhược: Dùng quả sim khô 15g- 20g, sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
          • Sốt rét lâu năm, dưới sườn sinh khối tích (ngược mẫu): Dùng rễ sim khô 60 g, đường đỏ 100g; có thể thêm ô dược 15g vào, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.
          • Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Dùng lá sim tươi 50g – 100 g (lá khô 15g – 20 g) sắc nước uống.
          • Trị phong thấp đau nhức xương, lưng đau mỏi: Dùng rễ sim 40 g, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối; có người còn thêm rễ gắm 20g, chân chim (ngũ gia bì) 20g vào cùng sắc uống.
          • Chữa hen suyễn (dạng hư hàn): Dùng rễ sim khô 60g, sắc lấy nước uống.
          • Chữa trĩ, giang môn lở loét: Dùng rễ sim khô 40g-50 g, hoa hoè 15g -20 g; cùng nấu kĩ với lòng lợn; khi chín bỏ bã thuốc, ăn lòng lợn và uống nước canh; liên tục trong nhiều ngày.
          • Chữa Cao hoàn sa xuống, sưng đau (sán khí, sa đì): Dùng rễ sim khô 30 g, gà sống 1 con (khoảng 500g), rượu trắng 250 ml; thêm nước vào hầm kĩ trong khoảng 2 giờ, chia thành 2 – 3 lần ăn trong ngày.
          • Trị viêm gan truyền nhiễm cấp: Dùng rễ sim khô 30 g, sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày. Trường hợp vàng da nặng thì thêm củ cốt khí, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 15 g, kê cốt thảo 30g cùng sắc uống…

          Ngoài những lợi ích mà cây Sim mang lại cho chúng ta thì các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng Lá sim, búp sim và rễ sim có chứa nhiều chất chát nên những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng để uống.

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây Kim tiền thảo

          Kim tiền thảo là một loại cây thuộc họ cánh bướm hay còn được gọi với tên khác là Mắt rồng, mắt trâu…Đây là một loại thảo dược quý được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

            Kim tiền thảo là loại chủ yếu mọc hoang ở đồi núi nước ta

            Mô tả sơ lược về cây thuốc Kim tiền thảo

            Kim tiền thảo có tên khoa học là Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr. Đây là dạng cây thảo, thường mọc hoang khắp càng vùng đồi núi nước ta, hiện nay có nhiều nơi đã tiến hành trồng đại trà cây thuốc này. Kim tiền thảo sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1 m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông & 1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm , màu tía. Quả loại đậu, dài 14mm-16mmm, chứa 4-5 hạt.

            Theo Đông y, Kim tiền thảo có tính hơi hàn, vị ngọt hay mặn có công dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm, lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ. Dân gian thường dùng để trị một số bệnh như các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, hoàng đản, sỏi mật, ung nhọt do nhiệt độc.

            Tác dụng dược lý của cây Kim tiền thảo

            • Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng , loại Glechoma ( HoạtHuyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.
            • Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nướccốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.
            • Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàngda.
            • Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
            • Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.

            Kim tiền thảo và một số thành phần hóa học

            Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây kim tiền thảo có chứa một số thành phần hóa học như Loại Herba Desmodii Styracifolii: Tannin, Ancloid, Flavones, Phenols; Loại Lysimachiae Christinae: Sterols, Phenols, Flavones, Tannín, Essential oils; Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, Limonene, L-Pulegone, a-Pinene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, b- Sitosterol, a-Terpinol, Ursolic acid, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate.

            Đơn thuốc trị bệnh ứng dụng với Kim tiền thảo

            Kim tiền thảo được vận dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

            1. Chữa sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
            2. Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo  Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn – Chúc Thị Hiệu Phương).
            3. Chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang: Đau bụng dưới, đau lan ra phía sau, có những cơn đau quặn kéo dài, đau kéo dái hàng tháng lúc tăng lúc giảm. Đi tiểu buốt, lúc thông lúc bí, thường phải đi nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu đỏ. Bài thuốc: kim tiền thảo 16 g, ké đầu ngựa 16g, cối xay 16g, rễ cỏ xước 16g, Đinh lăng (rễ) 16g, cỏ tranh rễ 16g, mã đề 16g, thổ phục linh 16g, vỏ bi ngò 16 g, mộc thông 10g. Sắc ngày 1 thang.
            4. Trị sạn mật: Bài 1: Chỉ xác (sao) 10g-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học). Bài 2: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học).
            5. Chữa sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30 g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12 g. Sắc uống (Trung Dược Học).
            6. Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).
            7. Chữa trĩ: Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48).
            8. Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
            9. Chữa quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.
            10. Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điểnhình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26).
            11. Chữa Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả. (Trung Dược Học).

            Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng Tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng Kim tiền thảo để điều trị bệnh.

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Bài thuốc quý không ngờ từ cây Mã đề

            Cây mã đề từ lâu đã được xem như cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh khác nhau tuy nhiên còn một số công dụng thần kỳ khác có lẽ người dùng chưa biết đến.

              Bài thuốc quý không ngờ từ cây Mã đề

              Cây mã đề là gì?

              Cây mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica L được mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand…Việt Nam là một trong các quốc gia trồng nhiều mã đề nhất và được các danh Y – Y học cổ truyền trung ương sử dụng làm các bài thuốc quý để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.

              Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10–15 cm. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Trong cây mã đề chứa canxi và một số khoáng chất cần thiết khác, lá cây chứa hàm lượng vitamin A còn thân chứa glucozit gọi là aucubozit và trong hạt thì chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

              Bài thuốc quý không ngờ từ cây Mã đề

              Bà Đặng Thị Anh từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Cần thơ nhưng đang là danh Y nổi tiếng tại Cần thơ chia sẻ một số bài thuốc quý từ cây Mã đề như sau:

              • Món ăn hàng ngày

              Đầu tiên, cây mã đề có thể sử dụng làm món ăn hàng ngày, ở Việt Nam lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác hoặc dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Khi kết hợp với tôm, thịt sẽ có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý khi sử dụng cây mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị…

              • Công dụng chữa bệnh

              Theo tin tức Y dược học cổ truyền Việt Nam – cây Mã đề được dùng làm thuốc với vị ngọt, tính lạnh công dụng chữa các bệnh sau mà nhiều người không ngờ tới

              Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ

              Bài thuốc quý không ngờ từ cây Mã đề

              Sử dụng một ít rau mã đề tươi thái nhỏ kết hợp với 100g -150g giò sống, nấu lên thành canh cho trẻ ăn thường ngày có thể phòng chống được chốc lở. Hoặc khi kết hợp mã đề tươi 50g với củ sắn dây 30g nấu cùng một lít nước sẽ điều trị được bệnh sốt xuất huyết (uống 2 lần vào lúc đói).

              Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

              Lấy hạt mã đề giã nát cho vào khăn sạch và sắc cùng 2 bát nước, tiến hành đun đến khi còn lại một bát nước trong nồi thì chắt lấy nước và đem nấu thành cháo ăn khi đói.

              Chữa viêm cầu thận mạn tính

              Tiến hành bốc mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.

              Chữa sỏi niệu

              Theo chia sẻ của bạn Lê Thanh Ngọc từng tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội từng bị sỏi niệu cho biết bài thuốc từ cây mã đề: chỉ cần dùng 12-40g hạt mã đề, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20-40g, hoạt thạch 20-40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

              Chữa viêm bàng quang cấp tính

              Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

              Nguồn: benhhoc.edu.vn 

               

              Chuyên mục
              Y Học Cổ Truyền

              Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Đinh lăng

              Đinh lăng hay còn được gọi với tên khác là nam dương sâm hay cây gỏi cá. Đây là một vị thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng vào nhiều bài thuốc  chữa bệnh hữu dụng.

                Đinh lăng thường mọc hoang hay được được trồng ở nước ta

                Thông tin sơ lược về cây Đinh lăng

                Đinh lăng là loại cây thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae, có tên khoa học: Polyscias fruticosa L. Là một loài cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0.8-1.5m. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhat. Quả dẹt 3mm -4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.

                Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Rễ đinh lăng có vị hơi đắng, ngọt, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, chống dị ứng, kiết lỵ…Có một số tác dụng như rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Lá chữa cảm sốt , giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy; Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

                Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Đinh Lăng

                Đinh lăng với vô số công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe con người

                • Trị sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40 gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
                • Trị ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
                • Trị mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
                • Trị đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20g – 30 g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
                • Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
                • Trị liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
                • Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
                • Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
                • Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

                Ngoài những bài thuốc chữa bệnh bệnh trên, các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM còn cho biết nhân dân còn dùng đinh lăng để ăn chung với gỏi cá, ngoài ra còn dùng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lị nặng.

                Chuyên mục
                Y Học Cổ Truyền

                Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng bài thuốc dân gian

                Bệnh viêm đại tràng căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời nếu chỉ sử dụng tây Y không thì bệnh tình khó mà thuyên giảm cần kết hợp với Đông Y.

                  Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng bài thuốc dân gian

                  Bệnh viêm đại tràng

                  Viêm đại tràng là bệnh thuộc đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng mà người bệnh hấp thụ từng ngày vào cơ thể. Biểu hiện người bệnh thường mệt mỏi, ăn ngủ kém, đau vùng hố chậu hoặc vùng hạ sườn phải và trái, rối loạn đại tiện…gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì theo chuyên trang tin tức Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cha ông ta có để lại một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả.

                  Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng bài thuốc dân gian

                  • Bài thuốc dân gian từ củ riềng

                  Củ riềng không chỉ được biết đến là một loại gia vị cần thiết trong một vài món ăn mà còn được biết đến như một vị thuốc quý chữa bệnh viêm đại tràng. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 20g riềng tươi thái nhỏ và 20g lá lốt sắc lên cùng nước khoảng 3 phút thì tắt bếp. Sau 20 phút thì chắt lấy một bát nước nhỏ và sử dụng hàng ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm, cần kiên trì bởi thuốc Đông Y thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây.

                  • Cây ổi

                  Theo các danh Y về Y học cổ truyền cho biết, lá ổi là một vị thuốc cực kỳ tốt trong việc giải quyết các vấn đề như tiêu chảy hay giảm đau bụng do ruột co thắt. Sử dụng búp của lá ổi khoảng 50g sắc cùng 2 bát nước tầm 15 đến 20 phút thì chắc lấy nước uống hàng ngày.

                  • Nha đam

                  Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng bài thuốc dân gian

                  Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp dành cho chị em phụ nữ mà còn được ví như phương thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Chỉ cần lấy 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần trắng bên trong đem xay lấy nước kết hợp với mật ong và chắt lấy nước cốt uống, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 đến 2 cốc nhỏ và mỗi lần khoảng 30ml. Người bệnh nên kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày để nhận thấy tác dụng mang lại (chia sẻ của bạn Lê. N sinh viên Trường Cao đẳng Điều dưỡng Cần thơ đang điều trị bằng bài thuốc từ nha đam).

                  Phía trên là những bài thuốc dân gian được cha ông ta truyền lại, tuy nhiên người dùng nên lưu ý phụ nữ có thai và đang cho con bú thì không nên dùng dù thuốc Đông Y có lành tính.

                  Một số lưu ý dành cho những đối tượng bị bệnh viêm đại tràng

                  Ngoài việc sử dụng bài thuốc Đông Y thì bản thân người bệnh cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

                  • Chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, tránh ăn những đồ ăn cứng.
                  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn như: rượu, bia, nước có nhiều ga.
                  • Không ăn đồ sống như gỏi cá, rau sống.
                  • Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ, không nên ăn quá no một lúc. Khi ăn xong nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc đi lại nhiều sau khi ăn.
                  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

                  Nếu trường hợp bệnh không có thuyên giảm cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn từ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhằm thực hiện các lộ trình điều trị bằng Tây Y (chia sẻ của Dược sĩ Đặng Nam Anh – giảng dạy khoa Liên thông cao đẳng dược Cần Thơ)

                  Nguồn: benhhoc.edu.vn

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Công dụng của quả la hán đối với sức khỏe

                  Quả la háng ngoài công dụng làm nước uống giải khác vào mùa hè ra thì còn có nhiều công đụng tốt đối với sức khỏe. Vậy việc ứng dụng quả la hán trong việc chăm sóc sức khỏe như thế nào? cùng tham khảo qua thông tin chia sẻ sau đây:

                  Quả la háng có nguồn gốc từ Trung Quốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe điều trị một số bệnh thông thường như: chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho…và nhiều công dụng khác.

                  Theo như các chuyên gia y học cổ truyền thì quả la háng có vị ngọt, tính mát có công dụng nhuận phế , lợi phổi, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Cho nên với đặc tính ấy của quả la hán được áp dụng nhiều vào phương pháp trong điều trị bệnh hiệu quả.

                  Ngoài ra, lấy quả la hán đem sắc lấy nước uống còn có tác dụng chống ho, trị đờm rất hiệu quả và còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong.

                  Sau đây chúng tôi chia sẻ một số bài thuốc Đông Y sử dụng quả la hán trong việc điều trị bệnh như sau:

                  Bài thuốc trị viêm họng: Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng quả la hán, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi, người bị viêm họng sử dụng nước này thay cho nước uống hằng ngày sẽ giúp giảm đau họng rất tốt.

                  Bài thuốc trị ho gà từ la hán: ho gà là một bệnh con thường gặp. Với bài thuốc này, cần chuẩn bị 1 quả la hán, 25g hồng khô đem 2 vị thuốc này sắc lấy nước cho người bệnh uống hoặc có thể sử dụng la hán với 40g phổi lợn đã được làm sạch, hầm nhừ rồi cho người bệnh ăn sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh ho gà.

                  Trị khàn tiếng: Lấy một quả la hán, thái nhỏ từng miếng đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày hoặc có thể uống dần mỗi lần một ít. sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tiếng.

                  Chữa bệnh táo bón từ quả la hán: Người mắc bệnh táo bón có thể sử dụng quả la hán để điều trị bằng cách lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống trong ngày, bài thuốc Y học cổ truyền này có công dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả.

                  Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh lao: Sử dụng 60g la hán với 100g thịt lợn nạc, đem hầm cùng nhay và sử dụng cùng với bữa ăn hằng ngày. có công dụng bổ phế, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lao.

                  Những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại thì việc sử dụng quả la hán có một số đối tượng không thể áp dụng được như người bị ốm mới dậy, bị cảm lạnh cơ thể còn yếu..thì không nên sử dụng quả la hán tránh những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

                  Exit mobile version