Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn lo âu

Vì cuộc sống, công việc có nhiều điều căng thẳng nên hiện nay có rất nhiều người thường xuyên mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân và biểu hiện như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh rối loạn lo âu là bệnh như thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp hiện nay, theo đó chúng có thể xuất hiện khi con người ta gặp những khó khăn hay cuộc sống căng thẳng. Tuy nhiên, đối với một số người, cảm giác lo lắng nghiêm trọng, liên tục xảy ra và làm ảnh hưởng đến đời sống thường nhật; điều này có thể bảo hiệu cho chứng rối loạn lo âu tổng quát.

Trong thực tế lâm sàng, các rối loạn lo âu rất phổ biến, có tới 20% dân số thế giới gặp phải vấn đề này. Rối loạn lo âu gặp ở mọi lứa tuổi; từ trẻ nhỏ đến người lớn, tuổi mắc bệnh trung bình là 31 tuổi. Thông thường, bệnh hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:2. Tuy nhiên, nhiều khi chúng khó phân biệt với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại khác của sự lo âu; bởi lẽ nhóm bệnh lý này có nhiều triệu chứng tương đồng với nhau.

Sống với rối loạn lo âu tổng quát có thể là một thách thức lâu dài của bản thân người bệnh cũng như cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, nó xảy ra đồng thời và kết hợp cùng với sự lo lắng khác hoặc các rối loạn tâm trạng. Ngày nay, rối loạn lo âu thường được điều trị thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý. Đồng thời, thay đổi lối sống, học tập kỹ năng đối phó và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng có thể cải thiện được tình trạng của bệnh.

Biểu hiện của bệnh rối loạn âu lo khá rõ ràng

Bệnh rối loạn lo âu có biểu hiện bệnh như thế nào?

Là một căn bệnh thần kinh chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng một số giả thuyết cho rằng, rrối loạn tâm thần này có thể liên quan đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, có thể kể đến như: dopamine, serotonin và norepinephrine. Các giả thuyết khác cho rằng tình trạng này có liên quan đến di truyền học, kinh nghiệm cuộc sống và các sang chấn tâm lý. Một số tình trạng và bệnh lý được chứng minh là có liên quan tới rối loạn lo âu, bao gồm: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, suy giáp, do một số bệnh lý tim mạch hoặc chị em phụ nữ trong thời  kỳ tiền mãn kinh.

Theo đó, các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát rất đa dạng, diễn biến phức tạp và thay đổi tùy tình trạng của từng bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn.
  • Bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu không rõ lí do.
  • Khó tập trung tâm trí. Khó đi vào giấc ngủ.
  • Run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc bị dễ dàng giật mình.
  • Cơ bắp căng thẳng hoặc đau nhức bắp thịt.
  • Ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Khó thở hoặc nhịp tim nhanh.

Thông thường, nỗi lo lắng không bao giờ hoàn toàn biến mất nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Ví dụ, có thể có một cảm giác chung là một cái gì đó tồi tệ sắp xảy ra hoặc lo lắng căng thẳng về sự an toàn của bản thân và gia đình dù không có bất kỳ mối đe dọa cụ thể.

Bệnh nhân nên đến các khoa tâm lý hoặc trung tâm Y tế để thăm khám khi có biểu hiện bệnh

Ngoài ra các triệu chứng bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể do đặc thù tâm lý lứa tuổi, ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể lo lắng quá nhiều về một số vấn đề về thời gian, học tập hoặc chấn thương tâm lý nào đó. Tuy nhiên theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, ở độ tuổi này, có những lo lắng và áp lực là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng quá mức thì nên đến các trung tâm Y tế, các khoa tư vấn tâm lý để có hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Bạn biết gì về bệnh mất trí nhớ tạm thời?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời đang trở thành bệnh khá phổ biến trong xã hội với các triệu chứng bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này là gì?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời

Hội chứng mất trí nhớ là một căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay, theo đó khi mắc căn bệnh này, người bệnh không thể nhớ những thông tin về bất kỳ sự kiện gần đây. Tuy nhiên, những kỷ niệm cũ vẫn còn nhớ và có thể nhớ được họ là ai và nhận ra các thành viên gia đình. Có nhiều nguyên nhân gây nên mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ, cú sốc tâm lý hay chấn thương sọ não, sử dụng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích thường xuyên…

Mất trí nhớ là một bệnh lý nặng hơn của mất ký ức, nó làm giảm khả năng ghi nhớ những vấn đề của cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mất trí nhớ được chia thành: mất trí nhớ tạm thời và mất trí nhớ vĩnh viễn. Mất trí nhớ thường gặp ở những người trên 50 tuổi và ít gặp ở người trẻ. Bên cạnh đó, mất trí nhớ tạm thời cũng cũng được coi là biểu hiện của bệnh rối loạn trí nhớ. Rối loạn trí nhớ có thể đem đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể như:

  • Bệnh xảy ra một phát, không có biểu hiện gì trước đó.
  • Không xuất hiện các triệu chứng co giật, tê liệt tay chân, hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần.
  • Thường hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào.
  • Có nhận thức như người bình thường và tính cách không có sự thay đổi nhiều.
  • Khả năng phát bệnh trong vòng 24 h.

Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh thần kinh cho biết, mất trí nhớ tạm thời khiến tâm trạng người bệnh trở nên lo lắng, buồn bã, gây ra sự bất ổn về tâm lý. Thông thường, với các dấu hiệu như vậy người bệnh có thể hết trong thời gian ngắn nên ít có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Chỉ một số trường hợp khi thấy các triệu chứng như lo lắng, mất ngủ mới đi khám và biết mình bị bệnh mất trí nhớ tạm thời.

Bệnh không được khám và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác như bệnh lý thần kinh, trầm cảm, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể dễ dàng bị tử vong. Mất trí nhớ tạm thời không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để tình trạng kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Vì thế, hãy điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả lại không có kết quả như mong đợi.

Để phòng ngừa bệnh mất trí nhớ tạm thời thì bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập trí não bằng cách vận dụng trí nhớ. Mặt khác thường xuyên luyện tập thể dục giúp sản sinh tế bào thần kinh mới, tăng khả năng lưu thông máu lên não. Học hỏi là một trong các phương pháp duy trì sự vận động của não và đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, ngủ sớm thức dậy sớm.  Đồng thời duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho não bộ như omega-3, sắt,vitamin để gia tăng sức đề kháng cho não bộ.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Thầy thuốc chia sẻ những biểu hiện của người bị đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, đây là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy biểu hiện của người bị đột quỵ là gì?

Chia sẻ những biểu hiện của người bị đột quỵ

Một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần biết

Để nhận biết sớm bệnh đột quỵ, bạn đọc cũng như mỗi chúng ta cần chuẩn bị kiến thức về bệnh lý thần kinh này một cách đầy đủ nhất. Bệnh đột quỵ phát hiện sớm giúp gia tăng tỷ lệ phục hồi cho người mắc. Sau đây là một số biểu hiện của người bị đột quỵ:

  • Biểu hiện của người bị đột quỵ yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Trường hợp một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ – một biểu hiện của bệnh.
  • Biểu hiện ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi bệnh nhân nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ biểu hiện méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
  • Biểu hiện ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các biểu hiện yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có bệnh nhân khi nhận thấy mình có biểu hiện này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
  • Biểu hiện qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
    Có thể tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Chúng ta có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Trường hợp điều này xảy ra thì nhiều khả năng chúng ta bị đột quỵ.
  • Biểu hiện của người bị đột quỵ qua nhận thức: Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
  • Biểu hiện ở thần kinh: Bệnh nhân cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là bệnh nhân có tiền sử bị đau nửa đầu.

Biểu hiện của người bị đột quỵ ở mặt

Thầy thuốc chia sẻ một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần lưu ý

Ngoài các dấu hiệu cảnh bảo trên, cacs chuyên gia chia sẻ thêm đến bạn đọc một số biểu hiện của người bị đột quỵ cần lưu ý như sau:

  • Người bệnh tự nhiên chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, trường hợp tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm chúng ta luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.
    Trường hợp bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì chúng ta có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là biểu hiện của đột quỵ.
  • Xuất hiện yếu một bên cơ mặt: Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là biểu hiện của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu chúng ta cười hoặc nhe răng. Trường hợp một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.
  • Người bệnh cảm thấy đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Thông tin về biểu hiện của người bị đột quỵ chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc gọi 115 để được hỗ trợ kịp thời!

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thần Kinh

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Bệnh đau nửa đầu hay còn gọi là bệnh Migraine, đây là bệnh lý thường gặp hiện nay. Vậy triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đau nửa đầu là gì?

Triệu chứng bệnh đau nửa đầu migraine là gì?

Để giải đáp thắc mắc về triệu chứng bệnh đau nửa đầu migraine là gì, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: trong quá trình thực tế lâm sàng thì một số trị liệu nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp điều trị đau nửa đầu hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, một số bạn cần biết triệu chứng đau nửa đầu migraine như sau:

Bệnh đau nửa đầu migraine có 2 dạng chính

  • Migraine tiền triệu
  • Migraine không có tiền triệu

Migraine tiền triệu tức là bệnh nhân có một vài triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút hoặc cũng có thể lên đến 30 phút, trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Một số triệu chứng đó có thể là

  • Mờ mắt, hoa mắt.
  • Chóng mặt, ù tai.
  • Mất ngôn ngữ, nói khó.
  • Tê buốt da đầu.
  • Tê tay, tê một bên mặt (ít gặp).

Sau khi một số triệu chứng bệnh lý thần kinh được kể trên biến mất thì cơn đau đầu migraine xuất hiện, thông thường cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu, rồi lan cả hai bên. Cơn đau nặng hơn khi bệnh nhân vận động, di chuyển. Hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đầu cũng khiến bệnh nhân thấy đau đầu hơn. Cường độ cơn đau cũng ít hơn so với migraine tiền triệu. Người bị bệnh đau nửa đầu migraine có thể gặp cùng lúc 2 dạng của bệnh.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp do đâu?

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ cho đến nay, nhưng một số nghiên cứu cho thấy cơn đau đầu dữ dội có thể xuất phát từ việc chức năng não bị rối loạn, do một số mạch máu não giãn nở và giải phóng những chất serotonin, dopamin.

Bên cạnh đó, chuyên gia Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng kể ra vài yếu tố có khả năng gây ra bệnh đau nửa đầu như là:

  • Thần kinh bị căng thẳng, mất ngủ.
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu bị thay đổi.
  • Thời tiết thay đổi.
  • Môi trường sống nhiều tiếng ồn, có ánh sáng chói, khói thuốc lá, một số mùi hương nồng nặc như nước hoa đậm đặc.
  • Bệnh nhân đã từng bị chấn thương đầu.
  • Dùng thức ăn đóng hộp, nhiều gia vị như bột ngọt, đường hóa học, socola, phô mai, rượu,…
bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu điều trị như thế nào?

Với một số đặc điểm và triệu chứng lâm sàng nêu trên, bệnh đau đầu migraine dễ chẩn đoán nhưng thường bị nhầm lẫn với bệnh đau đầu do căng thẳng, thiếu máu não, hoặc rối loạn tiền đình,… Vì vậy, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả, bệnh dễ tái phát và nặng hơn, khó điều trị.

Bệnh đau nửa đầu migraine điều trị như thế nào?

Hiện nay cách điều trị đau nửa đầu migraine được thầy thuốc áp dụng với cách điều trị cắt cơn đau cấp tính và điều trị phòng ngừa cơn đau tái phát. Bệnh nhân có thể được điều trị đồng thời cả cắt cơn đau và ngừa cơn đau tái phát.

  • Điều trị cắt cơn đau cấp tính được áp dụng trong hầu hết một số trường hợp đau nửa đầu migraine và giúp làm giảm cơn đau ngay tức thì.
  • Điều trị ngừa cơn đau tái phát, mãn tính được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau nhiều (nhiều hơn 3 cơn trong một tháng) hoặc số cơn đau ít nhưng lại khó cắt cơn hơn. Điều trị bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài (có thể hơn 3 tháng) để cơn đau không xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và chống nôn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chuyên gia khuyên người mắc bệnh đau nửa đầu nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ. Thông tin chia sẻ tại website chỉ mang tính tham khảo. Không áp dụng thực tế khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ!

Nguồn:  sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Học Chuyên Khoa Bệnh Thần Kinh

Triệu chứng nhận biết của bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là bệnh tâm căn đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. … Đây là rối loạn thần kinh chức năng khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nhiều về căn bệnh này. Vậy triệu chứng nhận biết suy nhược thần kinh là gì?

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (hội chứng Da Costa) là hội chứng thuốc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Bệnh khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay, nguyên nhân được xác định do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có sự biến đổi,….

Suy nhược thần kinh là một trong những bệnh thần kinh thường gặp khá phổ biến ở lứa tuổi thanh niên và trung niên với các triệu chứng như mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trí nhớ kém,…Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác xảy ra như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặt tái nhợt, chóng mặt, ù tai,…

Hiện nay, các bác sĩ xem xét suy nhược thần kinh như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục. Thực trạng hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc suy nhược thần kinh ngày càng cao cùng với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Triệu chứng của suy nhược thần kinh như thế nào?

Bác sĩ chia sẻ, có thể dựa vào những triệu chứng được liệt kê dưới đây để xác định xem liệu mình có bị suy nhược thần kinh hay không. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của suy nhược thần kinh, bao gồm:

Thay đổi tâm trạng

Người bị suy nhược thần kinh thường có những sự thay đổi không ổn định về tâm trạng, chẳng hạn như dễ nổi nóng, tức giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc, dễ xúc động và đôi khi trầm lặng tuyệt đối.

Tự cô lập bản thân

Những người bị suy nhược thần kinh thường có xu hướng tự xa lánh mọi người xung quanh và thích ở một mình. Khi sự căng thẳng lên đến mức đỉnh điểm, họ dễ tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng để đối phó với căng thẳng.

Rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác thường xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã. Những triệu chứng này thường xảy ra và thay đổi theo trạng thái tâm lý vì những người bị suy nhược thần kinh rất nhạy cảm và dễ bị ám thị.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của suy nhược thần kinh đó là khó ngủ. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể bị mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường.

Lo âu quá độ

Suy nhược thần kinh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu và dễ sinh ra những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, luôn thấy các vấn đề xảy ra là trầm trọng và bế tắc, không thể giải quyết.

Tăng nhịp tim

Suy nhược thần kinh xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng quá độ, điều này khiến tim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn lại và có cảm giác co thắt ở ngực.

Triệu chứng trên cơ thể và thần kinh

Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy cổ bị đau mỏi, đau thắt lưng, cột sống, chóng mặt, hoa mắt, các cơ bị đau nhức và cảm giác khó chịu ở ngoài da như kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay, lưỡi, bị rối loạn cảm xúc,..

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới suy nhược thần kinh bắt nguồn từ những yếu tố gây chấn thương tâm thần tác động tới người bệnh. Những yếu tố này có thể ít hay nhiều, tuy nhiên chúng thường xảy ra liền kề nhau hoặc kết hợp với nhau, về lâu dài có thể trở thành tâm bệnh khó chữa.

Sự căng thẳng quá mức dẫn tới rối loạn các hoạt động thần kinh và gây ra suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này hầu hết được phát sinh do các yếu tố bên ngoài tác động vào, cũng có thể đến từ sự mệt mỏi quá mức của cơ thể hoặc quá căng thẳng về tâm thần. Bệnh sẽ xuất hiện dần sau một khoảng thời gian sang chấn tâm lý và ngày một biểu hiện rõ rệt khi có các nhân tố thúc đẩy.

Những nhân tố này bao gồm thần kinh yếu, cuộc sống quá mệt mỏi, lao động trí óc căng thẳng, môi trường sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật, người nghiện rượu nặng, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ lâu ngày hoặc kiệt sức.

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?

Suy nhược thần kinh được xem là căn bệnh của thời đại mà bất kể ai cũng có thể gặp phải. Bệnh nếu kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới cả thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Khi hệ thống thần kinh gặp vấn đề, chúng sẽ tác động lên hệ tim mạch cũng như toàn bộ cơ thể, chức năng tim mạch bị giảm sút. Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng co mạch, kích tiết mồ hôi, huyết áp cao.

Người bị suy nhược thần kinh kéo dài thường bị khó thở, loạn nhịp tim, tức ngực, cảm giác đau nhói ở vùng tim, người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, tăng nguy cơ trầm cảm, tự sát, thường xuyên mệt mỏi, dễ bị té ngã,…

Theo bác sĩ suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi hay không tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm:

  • Phát hiện bệnh sớm hay muộn
  • Thể bệnh như thế nào: nhẹ hay nặng
  • Có áp dụng đúng phương pháp, đúng bệnh không
  • Địa chỉ khám chữa có uy tín không
  • Người bệnh có kiên trì sử dụng thuốc, kiêng khem hợp lý

Việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh, do đó ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng điển hình, bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám để cá phương pháp can thiệp y tế phù hợp.

Exit mobile version