Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu bệnh chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày là tính trạng khá phổ biến có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu bệnh và phương pháp điều trị là gì ?

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu bệnh chảy máu dạ dày

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu bệnh chảy máu dạ dày

Mục Lục

Chảy máu dạ dày là gì?

Chảy máu dạ dày hay còn gọi là xuất huyết dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương kích thích ra máu. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng, khiến cho mạch máu giãn nở và gây viêm nhiễm. Đặc biệt, hiện tượng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các vi khuẩn hoạt được, acid dịch vị tiết ra nhiều.

Nguyên nhân của bệnh ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu dạ dày, nhưng một số vấn đề điển hình sau đây chính là nguy cơ gây bệnh cần được chú ý.

  • Ảnh hưởng của thuốc chống viêm:Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau chống tình trạng đông máu và làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày chính là những điều bệnh nhân cần lưu ý.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Có đến 40% trường hợp chảy máu dạ dày là do bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Ung thư dạ dày:Khi mắc bệnh ung thư, toàn bộ lớp bảo vệ dạ dày bị tổn thương nặng nề gây xuất huyết là không tránh khỏi.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Bệnh nhân có hiện tượng nôn nhiều, nôn sau khi uống rượu. khiến cho niêm mạc dạ dày bị trầy xước dẫn đến chảy máu dạ dày.

Ngoài ra, tình trạng chảy máu dạ dày cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân gặp các căng thẳng, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, vi khuẩn Hp xâm nhập….

Bệnh chảy máu dạ dày có triệu chứng thường gặp là gì ?

Tình trạng chảy máu dạ dày có thể dễ dàng phát hiện dựa vào một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Đau bụng vùng thượng vị:Cơn đau dữ dội, đau cứng bụng, đau đến toát mồ hôi, mặt tái xanh. Người bệnh sẽ bị đau bụng quặn thắt đột ngột dữ dội đến không thể làm việc gì.
  • Nôn ra máu: Người bệnh bắt đầu nôn ra máu tươi hoặc máu màu đen có lẫn cả thức ăn. Đây là dấu hiệu thường gặp phải và máu có thể tụ lại dạ dày một thời gian rồi mới trào ra ngoài.
  • Đi ngoài ra máu: Chảy máu dạ dày cũng khiến cho bệnh nhân đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen kèm máu.
  • Thay đổi sắc tố da: Dạ dày khi bị chảy máu sẽ không thể chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, và có làn da nhợt nhạt, thiếu sức sống.
  • Thiếu máu: Chảy máu dạ dày khiến cơ thể mất máu và đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt hoa mắt, tụt huyết áp.

chay mau da day

Các phương pháp điều trị chảy máu dạ dày

Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh tiêu hóa, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam vào điều trị chảy máu dạ dày. Tuy nhiên, điều này sẽ dựa vào từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của bệnh.

1. Phương pháp tây y

  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ làm sạch dạ dày với nước muối hòa adrenalin. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc trung hòa acid tại chỗ, thuốc kháng acid. Đối với trường hợp bệnh nhân vẫn bị xuất huyết dạ dày thì sẽ được chỉ định tiêm Cimetidin ống 200ml trực tiếp vào bắp khoảng 6 giờ/ ống.
  • Phương pháp nội soi: Dùng dầu nhiệt, tia lazer, dùng kẹp cầm máu… để ngăn hiện tượng chảy máu dạ dày và giúp dạ dày ổn định trở lại.
  • Phẫu thuật chữa xuất huyết dạ dày:Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nặng cần thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được truyền thêm máu để quá trình phẫu thuật diễn ra thành công và ngăn ngừa khả năng mất nhiều máu.

2. Thuốc nam

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu thì người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng các phương pháp chữa trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam, các vị thảo dược trong vườn nhà.

  • Gừng tươi: Giã nát một củ gừng tươi đã làm sạch và cắt lấy nước cốt để hòa cùng sữa và đường trắng. Đem hỗn hợp hấp cách thủy để sử dụng sau các bữa ăn. Duy trì bài thuốc này khoảng 15 – 20 ngày để thấy hiệu quả cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày, ổn định hệ tiêu hóa đáng kể.
  • Bột nghệ:Nghệ tươi làm sạch phơi khô và đem tán thành bột mịn. Làm tương tự với các vị thuốc sắn dây và chuối xanh. Sau khi có được 3 loại bột của các loại thuốc này, bạn pha 3 thìa cafe bột với mật ong và dùng sau bữa ăn. Đây là phương pháp đẩy lùi triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, làm lành tổn thương dạ dày hiệu quả trong khoảng 1 tháng sử dụng.

Lưu ý khi điều trị chảy máu dạ dày

Đối với bất kỳ trường hợp này cũng cần thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp dân gian. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý như sau:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng và các thức ăn lành tính vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn dễ tiêu hóa…
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đồ chiên xào, rượu bia…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhiều một bữa. Nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ nhàng đi bộ, đạp xe, yoga… giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress, giảm khối lượng công việc mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Nguồn: sưu tầm