Chăm sóc bệnh nhân bó bột gãy xương

65 / 100

Mục Lục

Bó bột là một biện pháp điều trị thường áp dụng cho bệnh nhân gãy xương kín giúp bất động ổ gãy lâu dài, tạo điều kiện cho liền xương tốt.

Chăm sóc bệnh nhân bó bột gãy xương

Các yếu tố giúp xương liền tốt

Các yếu tố giúp xương liền tốt

Theo các bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp cho biết, xương là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể với vai trò là khung đỡ của cơ thể, vai trò vận động, tạo máu, trao đổi chất… Tuy nhiên các tai nạn với xương lại rất thường gặp, đặc biệt là gãy các xương treo (tay, chân)… Thật may mắn vì xương có khả năng liền lại, tùy vào mức độ gãy mà khả năng hồi phục là hoàn toàn hay không. Sự liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: Xương gãy kèm theo đó là tổn thương mạch máu trong tủy xương, mạch máu của các tổ chức cơ xung quanh, mạch máu lớn của cơ thể có đường đi cạnh xương. Do vậy, ngay sau khi gãy xương, tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh. Ổ máu tụ có vai trò quan trọng cấu tạo thành xương sau này từ màng lưới fibrin.
  • Giai đoạn can xương liên kết, các tế bào liên kết ở tủy xương, ổ ống xương Havers và màng xương ở 2 đầu xương sẽ xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay thế khối máu tụ.
  • Giai đoạn can xương nguyên phát, từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát ( gọi là can non), giai đoạn này diễn ra vào khoảng ngày thứ 20-30 sau khi gãy xương.
  • Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tủy lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lập lại dần, tạo thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy được liền tốt sau 8-10 tháng.

Để giúp quá trình liền xương diễn ra thuận lợi các yếu tố cần đảm bảo: 2 đầu xương gãy được sắp xếp áp sát nhau, không bị nhiễm khuẩn, dinh dưỡng tốt đảm bảo nguyên liệu đủ cho quá trình liền xương.

Chăm sóc bệnh nhân bó bột gãy xương

Bó bột gãy xương như thế nào?

Bó bột gãy xương như thế nào?

Gãy xương cũng là một căn bệnh thường gặp trong quá trình lao động, theo đó phương pháp kéo nắn bó bột áp dụng cho các trường hợp gãy kín, gãy đến sớm và gãy ít di lệch. Đối với gãy hở phải xử lý vết thương rồi nắn hở sau đó bó bột. Thời gian giữ bột tùy thuộc vào loại xương gãy, lứa tuổi. Sau khi bó bột bệnh nhân có thể gặp một số những vấn đề như:

Bột quá chặt gây chèn ép mạch máu thần kinh, khi gặp tình trạng này bệnh nhân sẽ cảm thấy căng tức chi bố bột, cảm giác tê bì khó chịu, nhận định khách quan thông qua quan sát đầu chi bên dưới chỗ bó bột so với bên lành về màu sắc có bị thâm hơn, kích cỡ có to hơn, bắt mạch còn đập mạnh hay không. Nếu xác định bột quá chặt bệnh nhân sẽ được thầy thuốc tiến hành nới bột.

Bệnh nhân bó bột thường sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy vùng da bó bột, nhưng cần chú ý không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm trùng, tránh làm ướt bột.

Trong quá trình mang bột bó, từ khi bột khô bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng để tránh biến chứng teo cơ, đồng thời nên uống nhiều nước, vỗ rung lồng ngực, vệ sinh thân thể, giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu.

Nên ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu protein và calci giúp cho quá tình lành xương thuận lợi.

Bệnh nhân không được tự ý tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định. Sau khi đủ thời gian bất động bệnh nhân cần chụp XQ kiểm tra xương liền tốt chưa, nếu chưa liền tốt thì cần bất động thêm.

Sau tháo bột  tập phục hồi chức năng để lấy lại vận động, tuy nhiên cần chú ý tập đúng phương pháp, từ từ,  tránh quá sức, quá đau, tránh ngã.

Nguồn: Sưu tập