Bệnh viêm loét miệng do nguyên nhân nào gây nên ?

64 / 100

Viêm loét miệng hay còn được gọi là chứng lở miệng với biểu hiện rõ nhất ở những tổn thương loét nhỏ màu trắng xám viền đỏ và nông trên bề mặt niêm mạc miệng.

Bệnh viêm loét miệng do nguyên nhân nào gây nên ?

Mục Lục

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng loét miệng

Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết: Trên thực tế, viêm loét miệng thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Theo thống kê, khoảng 30% số bệnh nhân thường bị tái viêm nhiều lần và có tính chất gia đình.

Cho đến nay, nguyên nhân thực sự của chứng viêm loét miệng vẫn chưa được làm rõ. Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một số yếu tố có thể chính là nguyên nhân khởi phát:

– Bàn chải đánh răng không phù hợp, quá to hoặc quá cứng, hay do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi.

– Kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chất Sodium Lauryl Sulphate gây kích ứng niêm mạc miệng.

– Kích ứng với một số gia vị cay nóng hoặc thức ăn có tính Acid hay nhạy cảm với một số loại thức ăn như Chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa…

– Chế độ ăn thiếu vitamin B12, Kẽm, Folate, Sắt cũng thường gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng.

– Do dị ứng với vi khuẩn Helicobacter Pylori trong khoang miệng.

– Do thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc do căng thẳng về mặt tâm lý (stress).

Ngoài ra, đây còn có thể là triệu chứng ban đầu của:

– Viêm loét ruột non

– Viêm loét đại – trực tràng

– Viêm toàn thân (bệnh Behcet) hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS),..

 Bệnh viêm loét miệng do nguyên nhân nào gây nên ?

Viêm loét miệng có thể điều trị như thế nào ?

Thực tế cho thấy, viêm loét miệng thường tự khỏi sau từ một đến hai tuần mà không để lại một di chứng nào.

Tuy vậy, trong một số trường hợp, cần dùng thêm một số liệu pháp như:

– Súc miệng hoặc bôi một số thuốc có chứa Steroid như Dexamethasone để giảm viêm nhiễm, phù nề tại vết loét.

– Dùng thêm một số thuốc kháng sinh như Tetracycline (được dùng hạn chế, đặc biệt cho trẻ em)

– Thoa thêm thuốc kem có chứa Benzocaine, Amlexanox, Fluocinonide để giảm viêm đau và mau lành vết loét.

– Nếu vết loét gây đau nhiều, có thể dùng thuốc giảm đau (Paracetamol), Vitamin C, Vitamin PP.

– Dùng bột thoa tại chỗ theo toa với thành phần như:

Benzocain* (Orabase)

Amlexanox (Aphthasol)

Fluocinonide (Lidex, Vanos).

*Không tùy ý sử dụng Benzocain ở trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi

  • Viêm loét niêm mạc miệng có thể tự chữa được tại nhà bằng một số phương pháp như sau:

– Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda hòa tan trong nước ấm.

– Súc miệng bằng nước dừa khoảng 3 -4 lần/ngày

– Chườm nước đá trực tiếp hoặc để đá lạnh tan dần bên cạnh vết loét để giảm viêm đau.

– Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng không có chất tạo bọt.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm gây kích ứng miệng: các loại hạt, gia vị cay nóng, thức ăn mặn và trái cây có tính acid như dứa, bưởi, v.v

– Tăng cường sữa chua, trái cây, rau và ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không nhai và nói chuyện cùng một lúc vì có thể gây chấn thương niêm mạc miệng.

– Nếu có niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về sáp chỉnh hình răng để trải các cạnh.

– Trộn hỗn hợp mật ong và bột nghệ theo tỷ lệ 1:1⁄4, sau đó thoa lên các vết loét trong miệng.


Nguồn: sưu tầm