Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Người bệnh về não nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Chăm sóc người bị bệnh về não không chỉ yêu cầu sự cẩn trọng mà còn phải hiểu biết về bệnh để giúp bệnh nhanh phục hồi nhanh nhất. Bên cạnh thuốc, những thực phẩm mà người bệnh về não nên ăn sau sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phục hồi này.

Người mắc bệnh về não

Giống như các bệnh thần kinh khác, người mắc bệnh về não thường khó phục hồi, diễn biến trong thời gian ngắn và gây ra nhiều di chứng nặng nề. Các bệnh thường gặp về não bao gồm: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, phù não, mất trí nhớ…. Những gợi ý về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh về não nên ăn sau đây sẽ giúp việc chăm sóc, phục hồi cho người bệnh được hiệu quả hơn.

Người bệnh về não nên ăn gì?

Khác với những bệnh khác, người bệnh về não nên ăn uống theo các nguyên tắc sau:

  • Tăng lượng gluxit trong thực phẩm, đặc biệt những loại thực phẩm có nhiều đường monosacarit và đường ddisacarit. Hai loại đường này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành gluco, có tác dụng tăng cường trao đổi giữa tổ chức não và tuần hoàn não. Gluxit có nhiều trong táo, nho, đậu, mật ong, mía, quýt…
  • Bổ sung dầu thực vật để giảm cholesterol huyết thanh. Các loại thực phẩm vàng là dầu đậu, dầu lạc, dầu ngô…
  • Protetin: Có nhiều trong đậu, lòng trắng trứng, cá, thịt gà, thịt nạc…
  • Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong rau và hoa quả như rau cải, sơn trà, cam, táo, khế, súp lơ… là loại thực phẩm mà người bị bệnh về não nên ăn.

Thực phẩm người bị bệnh về não nên ăn

Người bệnh về não không nên ăn gì?

Bên cạnh một thực đơn khoa học bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi não, người bị bệnh về não cũng nên chú ý những loại thực phẩm không nên ăn dưới đây để tránh những tác hại có thể xảy ra với sức khỏe.

  • Không ăn mỡ động vật  và các đồ ăn chứa nhiều cholesterol như mỡ lợn, mỡ gà, mỡ dê, gan bò, gan gà, óc lợn…
  • Không sử dụng những đồ uống có chất kích thích như chè đặc ,cà phê, rượu…
  • Không hút thuốc.

Cà phê là thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh về não

Với những người bệnh nặng, trong quá trình chế biến thực phẩm cần lưu ý chế biến thức ăn mềm, nhỏ, dễ nhai, vừa gia vị. Trong một số trường hợp cần ăn qua đường ống, nên bổ sung thêm các loại sữa và nước ép hoa quả để bổ sung năng lượng cho người bệnh. Quá trình chăm sóc người bệnh về não lâu dài và bền bỉ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng mà người bệnh về não nên ăn, cần tham khảo bác sĩ các phương pháp vật lý trị liệu để bệnh được phục hồi nhanh nhất.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Điểm tên 7 thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp và ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thì chế độ ăn uống cũng hỗ trợ chữa bệnh rất nhiều. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ điểm tên 7 thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm mà bạn không nên bỏ qua.

Nấm thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm

Những thực phẩm người bệnh cảm cúm nên ăn

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

  • Nấm

Nấm là một thực phẩm cực tốt cho mọi người, đặc biệt là những bệnh thường gặp theo mùa như bệnh cảm cúm. Vì trong nấm chứa rât nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên nấm khi dùng nấm để nấu ăn, bạn cần lựa những loại nấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị dập nát và không có mùi hôi, vì những loại nấm đó khi nấu sẽ dễ gây ngộ độc nguy hiểm. Hay đối với những loại nấm nếu khi cắt ra mà có nước trắng như sữa chảy ra, thì bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng, vì đó đa phần là nấm độc.

  • Mật ong

Từ lâu mật ong đã được đánh giá là “thần dược” chữa bệnh và làm đẹp dành cho chị em phụ nữ. Cách sử dụng đơn giản và tốt nhất là bạn chỉ cần hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm, rồi uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là được. Bài thuốc này sẽ giúp người bệnh nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa bệnh cảm cúm, hen suyễn cực kỳ hiệu quả.

Thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm là mật ong

  • Súp gà

Súp gà là một món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này có thể đẩy lui các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi, ho và đau họng cực tốt. Không những vậy món ăn này còn giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể người bệnh chống chọi với bệnh hiệu quả.

  • Tỏi

Tỏi thực phẩm vàng dành cho bệnh cảm cúm. Khi bị cảm cúm bạn hãy tăng cường bổ sung tỏi vào trong những món ăn hàng ngày, đảm bảo các triệu chứng của bệnh cúm sẽ thuyên giảm rõ rệt. Bởi vì trong tỏi có chất kháng sinh tự nhiên giúp kích thích miễn dịch, nên sẽ giúp bạn giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi một cách hiệu quả và nhanh chóng.

  • Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm dân giã được nhiều người ưu thích. Theo y học cổ truyền, khoai lang có nhiều công dụng chữa bệnh cực tốt như nhuận tràng, lợi tiểu… và chữa bệnh cảm cúm cực kỳ hiệu quả.

  • Gừng tươi

Thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm là mật ong

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị thường dùng trong các món ăn hàng ngày, mà còn được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm cực kỳ hữu hiệu. Vì trong gừng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Mỗi ly trà gừng ấm có thêm chút mật ong, sẽ là bài thuốc đặc trị bệnh cảm cúm mà không cần dùng đến thuốc Tây.

Trên đây là những loại thực phẩm vàng cho bệnh cảm cúm mà bạn nên tham khảo và áp dụng khi cần nhé. Tuy nhiên, để việc điều trị cảm cúm đạt hiệu quả, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn cũng nên hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp… vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bệnh cảm cúm càng nặng thêm.

Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh học điểm tên 4 bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất

Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp là các bệnh phổ biến nhất về tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình tiêu hóa của con người.

Các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

Trào ngược axit

Trào ngược axit hay còn gọi là trào ngược dạ dày hay trào ngược thực quản. Bệnh xuất phát do thức ăn thay vì dừng lại ở dạ dày lại đi vào thực quản do cơ vòng thực quản không đóng lại.

Đây là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến với các triệu chứng như: ợ nóng, khó nuốt, trào ngược, tổn thương thực quản, viêm loét dạ dày.

 Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM, Bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh béo phì và đối tượng trên 40 tuổi.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là bệnh chuyên khoa hình thành từ các vết loét xuất hiện ở niêm mạc dạ dày tớ tá tràng. Nguyên nhân chính hình thành nên vết loét này là vi khuẩn H.pylori – loại vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm về dạ dày gây ra.

Ngoài vi khuẩn, các yếu tố khác dẫn đến căn bệnh về tiêu hóa thường gặp này bao gồm: hút thuốc lá, căng thẳng đầu óc, uống rượu bia, yếu tố di truyền, lạm dụng thuốc. Bệnh loét dạ dày tá tràng khiến người bệnh đau bụng dữ dội, buồn nôn, chán ăn, dẫn đến sút cân và suy nhược cơ thể.

Bệnh viêm loét dạ dày tá trường có thể ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose nghe tưởng là căn bệnh lạ nhưng sự thật đây là căn bệnh tiêu hóa phổ biến với số người nhiễm bệnh rất cao.

Tình trạng rõ ràng nhất của bệnh thường gặp này là cơ thể không thể tiêu hóa được lactose – loại đường có trong sữa và vật phẩm từ sữa. Những người bị hội chứng không dung nạp lactose thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng sau khi dùng sữa và các sản phẩm từ sữa.

Trên thực tế, có đến 70% dân số thế giới gặp khó khăn khi tiếp nhận lactose. Tuy nhiên hội chứng này chỉ xảy ra ở một giai đoạn và không kéo dài. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ hoặc cuối giai đoạn dậy thì.

Hội chứng không dung nạp lactose

Hội chứng ruột kích thích (IBS) 

Các nhà khoa học gọi tên Hội chứng ruột kích thích (IBS) để chỉ một triệu chứng ở đường ruột gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón cùng một lúc. Rất khó để xác định nguyên nhân của ruột kích thích, tuy nhiên đây là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới, trẻ vị thành niên và đầu giai đoạn trưởng thành cũng có thể là đối tượng của hội chứng ruột kích thích này.

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  , Để hạn chế những bệnh về đường tiêu hóa thường  gặp, các bác sĩ đưa ra lời khuyên mỗi người nên thay đổi cách sống, tăng cường thực đơn giàu chất xơ, chăm chỉ luyện tập thể dục, hạn chế các loại kích thích như rượu, cà phê… để bảo vệ sức khỏe của mình và cả những người thân.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Chuyên gia bệnh học tư vấn bệnh huyết áp thấp ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu cần lưu ý những gì? Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?..là điều nhiều người quan tâm được giải đáp trong bài viết sau.

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp con người ở mức 60/100 mmHg, so với mức huyết áp bình thường là  90/120 mmHg. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, thường diễn ra vào 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa của thai kỳ.

Huyết áp là chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, vì vậy bệnh huyết áp thấp ở bà bầu được coi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến các mối nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: hoa mắt, ngất xỉu, chóng mặt…Nếu tình trạng này kéo dài lâu này, lượng oxi và máu truyền lên não để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi không đủ, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vì sao bà bầu thường bị tụt huyết áp khi mang thai?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM, Bà bầu là đối tượng thường bị bệnh tụt huyết áp do trong quá trình mang thai, khối lượng cơ thể người mẹ thường tăng khoảng 50 % so với trước, điều này làm cho lượng máu truyền lên não không được cung cấp đủ, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp vào 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ.

Ngoài ra bệnh huyết áp thấp khi mang thai còn xảy ra thường xuyên do lượng hormone giáp bị thiếu hụt do tuyến giáp hoạt động kém hơn khi mang thai. Cùng với yếu tố tâm lý khi chuẩn bị làm mẹ dẫn đến các cảm giác lo lắng, căng thẳng…cũng là nguyên nhân khiến bệnh huyết áp thấp ở bà bầu trở nên phổ biến hơn.

Trong những tháng thai nghén, những thai phụ kém ăn, thiếu máu, ăn uống không đủ chất có tỷ lệ bị huyết áp thấp lớn hơn những người khác.

Bà bầu là đối tượng thường bị huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Tuy không trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như huyết áp cao, tuy nhiên bệnh huyết áp thấp cũng là căn bệnh mà mẹ bầu không thể chủ quan bỏ qua.

Các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt có thể khiến mẹ bầu dễ bị ngã, ngất, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong bụng.

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Nếu thai phụ bị ngất do huyết áp thấp nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình truyền oxy lên não và các bộ phận sẽ bị ảnh hưởng,  đồng nghĩa với việc thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để phát triển.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để tránh huyết áp thấp

Mẹ bầu cần làm gì khi bị huyết áp thấp?

  • Để phòng ngừa các biến chứng của huyết áp thấp, mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu vitamin C, B, protein, sắt…có nhiều trong thịt nạc, nấm hương, lựu, táo, mộc nhĩ….
  • Bổ sung muối vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Mẹ bầu cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ như ăn 6 – 7 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Dự trữ các loại bánh kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có những dấu hiệu tụt huyết áp.
  • Uống nhiều nước để tăng thể tích máu, khắc phục tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu.

Trên đây là những lưu ý về bệnh huyết áp thấp ở bà bầu, để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ  bầu cần đi khám thai định kỳ thường xuyên để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp, thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý theo tư vấn của bác sĩ, tránh vận động nhiều cũng như vận động mạnh có thể khiến tình trạng huyết áp thấp trở nên nguy hiểm hơn.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Chuyên gia bệnh học tư vấn bài thuốc điều trị đau bụng kinh cho chị em

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh hàng tháng với chị em phụ nữ. Để giảm thiểu những cơn đau hiệu quả, chị em có thể tham khảo bài thuốc điều trị đau bụng kinh sau.

Đau bụng kinh là nỗi sợ hãi mà nhiều chị em phải trải qua hàng tháng

Hiện tượng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới dữ dội mà chị em phải đối mặt vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Dù không phải là bệnh thường gặp, tuy nhiên đau bụng kinh là nỗi ám ảnh với nhiều chị em phụ nữ. Tùy vào thể trạng từng người mà mức độ đau bụng và thời gian đau khác nhau, đau bụng có thể lan xuống đùi, xương ức hoặc đau toàn bụng, kèm theo tình trạng buồn nôn, đau đầu…khiến chị em mệt mỏi, khó chịu mỗi khi đến tháng.

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ, hiện tượng đau bụng mỗi khi xuất hiện kinh nguyệt là do khí huyết lưu thông kém. Trong dân gian có nhiều vị thuốc quý điều trị đau bụng kinh hiệu quả. Nếu bạn đang phải chịu cảnh “quành quại” vì cơn đau hàng tháng, hãy thử áp dụng những bài thuốc điều trị đau bụng kinh dưới đây !

Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

Bài 1: Đỗ đen và hồng hoa

  • Nguyên liệu: Đỗ đen 30g, đường đỏ, hồng hoa 6g.
  • Cách chế biến: Đỗ đen vo sạch sau đó rang thơm, cho vào nồi ninh cùng hồng hoa trong 500ml nước. Đến khi đỗ đã chín nhừ thì lọc lấy nước, thêm đường đỏ vừa đủ. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 200ml trong vòng 3 ngày liên tiếp trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Không chỉ giảm đau bụng kinh hiệu quả, bài thuốc này còn rất tốt cho những người mắc các bệnh thận tiết niệu.

Bài 2: Gạo tẻ và lá ngải cứu

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ.
  • Cách chế biến: Gạo tẻ vo kỹ, ngải cứu rửa sạch. Thái vụn ngải cứu sau đó cho vào nồi đổ nước xâm xấp bề mặt, đun trong vòng 30 phút thì gạn lấy nước. Dùng nước ngải cứu để đổ  ninh cháo, sau khi cháo chín cho thêm đường đỏ vừa ăn. Nên ăn nóng, ngày vài lần trước kỳ kinh 3 – 5 ngày là bài thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả.

Bài 3: Gừng tươi, ngải cứu, trứng gà

  • Nguyên liệu: Gừng tươi 15g, trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 9g.
  • Cách chế biến: Lá ngải cứu thái nhỏ, gừng tươi dập dập. Cho gừng, ngải cứu và trứng gà vào 300ml nước luộc, đến khi trứng chín thì vớt ra bóc vỏ, sau đó bỏ trứng vào đun tiếp khoảng 5 phút thì bắc ra. Ăn trứng gà cùng với uống nước thuốc ngày 1 lần, thực hiện trước kỳ kinh 3 ngày.

Gừng tươi hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Bài 4: Tỏi

Thay vì sử dụng thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể  dùng Tỏi – vị thuốc quen thuộc trong Y học cổ truyền vốn được coi là “thần dược”  điều trị nhiều căn bệnh, trong đó hỗ trợ rất tốt việc điều trị đau bụng kinh.

Chị em có thể áp dụng bài thuốc chữa đau bụng kinh từ tỏi như sau: lấy 4 -5 nhánh toi bóc vỏ rồi phi nóng. Sau khi tỏi nguội rắc thêm đường ăn nóng. Sau 15 phút sẽ cảm nhận được cơn đau giảm rõ rệt.

 Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi dịp đèn đỏ, chị em nên nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, đồ cay, giữ ấm cơ thể, không để bị lạnh, ướt…là những cách để đối phó với những cơn đau bụng không mời mà đến này.

Các bài thuốc chữa đau bụng kinh từ dược liệu cổ truyền trên đều rất an toàn với cơ thể người phụ nữ, chị em có thể áp dụng để vượt qua những ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh học rối loạn tiêu hóa và những điều cần biết

Bệnh rối loạn tiêu hóa là hội chứng thường gặp, gây nên những khó khăn trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra hiện tượng đau bụng và đại tiện thay đổi ở con người. Đây được coi là 1 trong 4 bệnh tiêu hóa thường gặp nhất. Sự co thắt không đều của cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Căn bệnh này tuy không quá nghiêm trọng đến tính mạng tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Đau dụng: Đây là dấu hiệu dễ gặp nhất của rối loạn tiêu hóa. Thông thường người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng bụng dưới bên trái hoặc lan cả ra sau lưng.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Ban đầu, những thay đổi do thói quen đại tiện thường tiến triển chậm sau đó mới nặng dần. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ phải chịu cảnh ngày tiêu chảy, ngày bị táo bón, đại tiện không đều đặn.
  • Đầy hơi: Hiện tượng bụng căng to, trung tiện nhiều, ợ hơi liên tục có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiêu hóa.
  • Các nguyên nhân khác có thể kể đến như ợ chua, buồn nôn, nôn, đắng miệng…

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Nguyên nhân chính của bệnh rối loạn tiêu hóa được các nhà nghiên cứu ghi nhận là do sự bài tiết serotonin trong cơ thể hoặc khí mathan trong ruột già.

Khi phát hiện các nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện những xét nghiệm chuẩn đoán. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh phụ thuộc và độ tuổi và bệnh lý mỗi người mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

Chế độ ăn uống

  • Giữ gìn vệ sinh trong việc ăn uống để phòng ngừa  vi khuẩn gây bệnh là cách để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh thường gặp này.
  • Tránh các thức ăn có thể gây đầy hơi như hành, tỏi, chuối, cần tây…
  • Hạn chế các loại đồ uống có thể nhiều sorbitol  hoặc quá nhiều đường.
  • Tăng cường bổ sung rau và nước lạnh để chống táo bón, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa thuốc gì?

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa chỉ đóng vai trò phụ và tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau của mỗi người. Do đó để bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa cần lưu ý những chỉ dẫn dùng thuốc như sau:

  • Chỉ dùng khi cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các loại thuốc điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa thông dụng bao gồm: dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin).
  • Thuốc chữa trầm cảm amitriptylin (Elavil) cũng có vai trò trong việc điều trị các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Duy trì chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh. Giữ vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi là những các bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp bị bệnh, hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xem thêm : Alphachymotrypsin ; Smecta ; Enterogermina

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh học: Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì là điều mà mẹ cần biết để bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp con nhanh khỏi các triệu chứng của bệnh học này.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý thường gặp khi đường thở hoặc cuống phổi của trẻ bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng ho, sốt, đau họng, mệt mỏi cho trẻ. Bên cạnh điều trị viêm phế quản theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò rất lớn trong quá trình hỗ trợ điều trị viêm phế quản, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm phổi.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Khi bị viêm phế quản, mẹ nên chú ý những thực phẩm trẻ viêm phế quản nên ăn như sau:

  • Các loại thực phẩm dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như gạo, ngũ cốc, bột mì , đậu Hà Lan, trứng gà và các loại sữa.
  • Bổ sung trái cây và rau củ để cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ trong quá trình điều trị bệnh thường gặp này. Các loại vitamin cần bổ sung chính cho trẻ bị viêm phế quản là vitamin C, E, A có tác dụng giảm tình trạng khó thở và viêm phế quản ở trẻ. Một số loại hoa quả và rau xanh mà bác sĩ chuyên dùng bao gồm: dâu tây, bông cải xanh, cà rốt và rau bina.
  • Các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi, vitamin D và photpho là lựa chọn không thể thiếu khi cha mẹ phân vân “Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?”, Trong sữa và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo tốt tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể của người bệnh viêm phế quản.
  • Uống nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm tình trạng viêm, khô họng thường gặp do ho nhiều.

Bổ sung rau củ và hoa quả trong thực đơn của trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản không nên ăn gì?

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

  • Hạn chế các món xào rán nhiều dầu mỡ như bánh rán, khoai tây chiên, xúc xích…Các nhà khoa học đã chỉ ra những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao chính là nguyên nhân tăng triệu chứng khó thở khi bị viêm phế quản.
  • Cha mẹ hãy bớt lượng muối trong chế độ ăn của trẻ vì thừa muối dẫn tới hiện tượng tích lũy chất lỏng trong cơ thể. Đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ đông lạnh…chính là những thực phẩm trẻ bị viêm phế quản không nên ăn do chứa nhiều muối.
  • Giảm lượng đường trong thực đơn hàng ngày. Cùng với chất béo, đồ ngọt chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…là nguyên nhân gia tăng hiện tượng khó thở cho người bệnh viêm phế quản.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm có tính kích thích cao như đồ cay nóng, ớt, hạt tiêu..có thể gây kích thích niêm mạc phế quản khiến trẻ bị ho nhiều hơn để phòng tránh bệnh viêm phế quản cho bé.
  • Không ăn những loại hoa quả có tính chua, chát như táo, mận, chanh…sẽ ngăn cản quá trình long đờm.

Kết hợp dinh dưỡng và khám bệnh thường xuyên để trẻ nhanh khỏi bệnh

Viêm phế quản là bệnh lý thường xảy ra vào mùa lạnh, do đó trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ hãy chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú ý những món trẻ bị viêm phế quản ăn gì và không nên ăn gì để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống lại bệnh viêm phế quản hiệu quả và tránh tái phát sau đó.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh học: Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất không cần uống thuốc

Cách chữa cảm lạnh nhanh chóng mà không cần uống thuốc bằng phương pháp dân gian rất đơn giản, hiệu quả, giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và không lây lan sang nhà người khác.

    Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất không cần uống thuốc

    Cách chữa cảm lạnh bằng phương pháp Đánh Gió

    • Dùng 1 bát Cám gạo rang nóng, bọc vào miếng vải mềm xát nhẹ trên da từ gáy xuống thắt lưng, hai bên cột sống, lòng bàn tay, chân, bụng và ngực, khi nào thấy da phớt hồng thì dừng lại.
    • Chuẩn bị Trứng gà luộc chín kỹ, bóc vỏ gói vào miếng vải mềm cùng với đồng bạc, cách xát làm như cách trên,  nếu bị cảm khi bỏ ra thấy đồng bạc bị đen, xám xịt.
    • Xoa dầu nóng hoặc lấy gừng với rượu đem sao cho nóng, dùng đồng tiền bạc cạo nhẹ 2 bên cột sống đến khi da nổi màu hồng. Nếu bị cảm nặng, vết cạo có các nốt lấm chấm hoặc vết máu bầm.

    Cách chữa cảm lạnh bằng xông nước lá

    Xông nước lá là cách chữa cảm lạnh rất hiệu quả, đơn giản bằng những dược liệu sẵn có trong vườn nhà bạn.

    Gồm 3 loại lá: Lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, duối, cúc tần.

    Dùng nồi to, đun nước sôi, bỏ các vị thuốc vào, lấy lá chuối bịt kín rồi đậy nắp vung lại, đun sôi 5 phút thì bắc ra. Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc rải chiếu dưới đất, đặt nồi nước xông bên cạnh, dùng chăn mỏng trùm kín người, chỉ mặc đồ lót cho mồ hôi thoát ra. Khi xông thì chọc thủng vài lỗ lá chuối để cho hơi thoát ra.

    Nếu không có lá chuối thì mở nắp vung từ từ, mồ hôi ra đến đâu, lấy khăn khô lau sạch. Thời gian xông từ 5 đến 10 phút, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi. Xông xong lau khô mồ hôi, thay quần áo rồi ăn bát cháo nóng có hành, tía tô.

    Phương pháp xông nước lá chỉ áp dụng cho trường hợp cảm lạnh không ra được mồ hôi, không áp dụng cho những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em chưa đủ 15 tuổi, người bị suy kiệt, thiếu máu, mất nước, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết.

    Cách chữa cảm lạnh bằng xông nước lá

    Những món ăn Bài thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả

    Súp gà

    Ăn nhiều súp gà Bí quyết của những bà nội trợ phương Tây khi các thành viên trong gia đình bị bệnh cảm lạnh là một tô súp gà thật nóng. Nước cốt gà có khả năng giảm sốt và hạn chế hoạt động của các virus cảm. Ăn súp gà thật nóng cũng là một cách giải cảm; đồng thời tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu và hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

    Đồ ăn cay

    Tỏi, hành và tỏi tây là những lựa chọn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi-rút gây bệnh. Năm 2001, các nhà nghiên cứu đã chứng minh, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể dồi dào sinh lực, giảm nhiều nguy cơ mắc cảm lạnh hơn người bình thường.

    Hoa quả và rau xanh

    Cam, bưởi, kiwi, thậm chí ướt chuông đỏ đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp giảm triệu chứng và thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh. Các loại rau xanh cũng nên được bổ sung vào thực đơn của người bệnh vì họ cần nạp vào cơ thể hơn 130% vitamin C, 133% vitamin A so với khi khỏe mạnh bình thường.

    Cảm lạnh thường hay gặp nhất vào mùa thu và mùa đông, do thời tiết thay đổi đột ngột. Nếu không may bạn bị cảm lạnh thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thử áp dụng những cách chữa cảm lạnh bằng phương pháp dân gian trên. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

    Lê Thu – Benhhoc.edu.vn.

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng bằng Griseofulvin

    Bệnh nấm móng do các loại nấm gây ra từ việc tiếp xúc môi trường ẩm ướt và việc sử dụng Griseofulvin có tác dụng kháng nấm nhờ phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào.

      Nấm móng là bệnh thường gặp đối với những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều chủng nấm gây ra, trong đó nổi bật nhất là chủng Trichophyton. Với đặc điểm này việc sử dụng Griseofulvin có nguồn gốc từ penicillinum griseofulvum có tác sụng kháng nấm làm ngừng pha giữa của phân bào hay tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng  sao chép, làm cho nấm không sinh sản được và có tác dụng chủ yếu trên các chủng nấm gây bệnh ngoài da, tóc móng.

      Sử dụng Griseofulvin chữa nấm móng hiệu quả như thế nào?

      Bệnh học chuyên khoa nấm móng hiện đang là một trong những bệnh rất khó chữa trị và hay tái phát. Chính vì vậy, việc chữa trị bệnh nấm móng đối với người bệnh là một thách thức khi không chỉ gây đau nhức mà còn làm mất thẩm mỹ móng của người bệnh. Việc sử dụng griseofulvin dùng để bôi theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược có hiệu quả không cao do khi bôi, thuốc Griceofulvin chỉ ở trên bề mặt móng mà không thấm sâu vào nơi bệnh cư trú trong móng hay dưới móng. Theo một số nghiên cứu thuốc bôi griseofulvin chỉ góp phần bổ trợ mà chủ yếu là thuốc uống: sau khi người bệnh uống Griseofulvin, thuốc sẽ phân bố trong các tổ chức mô mỡ, gan, cơ xương nhưng đặc biệt tập trung cao ở da, tóc, móng góp phần kháng nấm, điều trị bệnh nấm móng hiệu quả.

      Lưu ý khi sử dụng Griseofulvin chữa nấm móng

      Tuy nhiên Griseofulvin gây độc nặng cho gan, thận; gây mất bạch cầu hạt nên những người mắc bệnh mất bạch cầu hạt và suy gan thận nặng không nên dùng Griseofulvin. Chính vì vậy, trước khi sử dụng Griseofulvin bạn nên kiểm tra chức năng thận, gan, máu hoặc báo cho bác sĩ để có thể chỉ định sang loại thuốc thích hợp khác. Trong trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhẹ, việc sử dụng Griseofulvin có tác sụng cao hơn so với nguy hiểm có thể dùng nhưng cần giảm liều theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi thấy mất bạch cầu hạt bạn nên ngưng dùng ngay lập tức, tuy nhiên nếu sử dụng đúng liều, đúng chỉ định, đúng thời gian quy định và kiểm tra định kỳ thường sẽ không gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

      Bệnh nấm móng mặc dù là bệnh thường gặp nhưng những kiến thức về cách điều trị không phải người bệnh nào cũng biết. Chính vì vậy khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở móng, bạn nên đến bệnh việm để bác sĩ khám và không tự ý sử dụng thuốc. Từ việc khám tìm ra chủng gây bệnh, việc sử dụng Griceofulvin hay không sử dụng mới được xác định. Bởi Griceofulvin chuyên đặc trị trên nấm móng gây ra bởi trichophyton; ngược lại với các chủng gây bệnh khác như Candida thì nên dùng thuốc khác thay cho Griseofulvin.

      Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh nấm móng, bạn có thể tìm kiếm thông tin từ các chuyên trang Hỏi đáp bệnh học để có thể trang bị cho mình những kiến thức y học cần thiết về bệnh nấm móng. Ngoài việc điều trị bệnh nấm móng bằng Griceofulvin, bạn cũng có thể tìm hiểu các bài thuốc từ dân gian từ tỏi, muối hay giấm trắng để có thể trị bệnh nấm móng dứt điểm và tránh tái phát.

      Nguồn: Benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Học cách đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm

      Học cách đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm là một trong những kỹ năng cần thiết mà con người nhất định phải biết để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

      Thời tiết trở nên nồm ẩm khi nào?

      Nồm ẩm là dạng thời tiết chuyển mùa đặc trưng của miền bắc nước ta. Vào thời điểm này, nguồn không khí ẩm ngoài biển sẽ thổi vào đất liền và gặp lớp không khí lạnh ở tầng thấp khí quyển làm cho độ ẩm trong không khí tăng lên mức 65 – 75% kèm theo mưa phùn dài ngày.

      Đề phòng những bệnh thường gặp khi thời tiết trở nên nồm ẩm

      Thời tiết nồm tạo điều kiện cho ẩm mốc phát triển và các sinh hoạt của con người trở nên khó khăn. Thông thường, khoảng từ cuối tháng 1 và tháng 2 âm lịch là khoảng thời gian thời tiết trở nên nồm ẩm.

      Một số bệnh học mà con người có thể mắc phải khi thời tiết trở nên nồm ẩm bao gồm:

      Các bệnh về đường hô hấp

      Thời tiết trở nên nồm ẩm khiến cho con người dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp do khoảng thời gian này độ ẩm trong không khí cao và tạo điều kiện để cho các vi khuẩn, vi sinh vật và virus gây bệnh phát triển và phát tán mạnh mẽ trong không khí.

      Để không mắc phải các bệnh như hen phế quản, ho, hen suyễn, dị ứng đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, phế quản cấp….thì bạn đọc ngoài việc giữ gìn sức khỏe thật tốt thì còn phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các bệnh về đường hô hấp để có thể phát hiện bệnh sớm và tìm ra biện pháp điều trị kịp thời để bệnh không chuyển sang giai đoạn mãn tính.

      Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh thủy đậu

      Các Y sĩ đa khoa lý giải rằng: Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi mà thời tiết trở nên nồm ẩm và được biểu hiện bằng các nốt tròn nổi lên khắp cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu và chuyển thành mụn nước và teo đi sau khoảng 5 – 7 ngày.
      Bệnh thủy đậu có thể điều trị dứt điểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng nếu bệnh không được điều trị tích cực và kiêng khem đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là gây viêm phổi, viêm màng não hoặc vô sinh cho người bệnh.

      Để phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả, khi thời tiết trở nên nồm ẩm mọi người hãy giữ vệ sinh cơ thể và nơi thật tốt, tiêm phòng đầy đủ và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh,

      Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh sởi

      Mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng sởi cùng có thể biến chứng thành viêm màng não hoặc viêm phổi, viêm phế quản nếu không điều trị đúng cách.

      Bệnh sởi thường dễ mắc vào khoảng thời gian thời tiết chuyển mùa, nồm ẩm do đó, mỗi người hãy tự học cách đề phòng bệnh sởi bằng cách tiêm phòng đầy đủ và có lối sống lành mạnh.

      Thời tiết trở nên nồm ẩm dễ mắc bệnh về da

      Dễ mắc bệnh da liễu khi thời tiết nồm ẩm

      Thời tiết nồm ẩm là điều kiện để cho các loại vius, vi khuẩn gây ra bệnh da liễu như rubella, phát ban, dị ứng, viêm da…sinh sôi, phát triển và tấn công con người. Do đó, trong những ngày thời tiết chuyển nồm ẩm thì mỗi người hãy tự phòng tránh bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và tuyệt đối không được mắc quần áo còn ẩm ướt.Đồng thời bổ sung vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường rau xanh, uống nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ cay nóng.

      Trên đây là một số căn bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm mà bạn đọc cần phải lưu ý, đề phòng và học cách để phòng tránh. Hãy ghi nhớ những kiến thức hữu ích này để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình nhé.

      Nguồn:  Benhhoc.edu.vn

      Exit mobile version