Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Sử dụng nước cam có khiến huyết áp giảm hay không?

Giảm huyết áp là một dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo bạn đang gặp phải một tình trạng xấu về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Vậy sử dụng nước cam có giảm huyết áp không và cách cải thiện là gì?

Giảm huyết áp cần làm gì?

Liệu sử dụng nước cam có giảm huyết áp không?

Theo các giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì thực tế, vấn đề sử dụng nước cam giảm huyết áp là có thật. Một nghiên cứu được thực hiện trên 24 người bệnh mắc chứng xơ vữa động mạch có triệu chứng tăng huyết áp và phải điều trị bằng thuốc đã cho thấy, khi sử dụng khoảng 2 cốc nước cam / ngày trong suốt 6 tuần đã có kết quả giảm mức huyết áp ở 21 / 24 người bệnh. Trong đó, mức huyết áp tâm thu trung bình là 10mmgHg và huyết áp tâm trương là 3,5% – đây là một con số ấn tượng đạt được trong thời gian chưa đầy 2 tháng.

Uống nước cam giảm huyết áp là do nó có khả năng cải thiện luồng máu đi đến động mạch tim, từ đó làm giảm mức huyết áp. Thực chất, vấn đề sử dụng nước cam chỉ tốt đối với một số người mắc bệnh cao huyết áp, bởi hàm lượng vitamin C và một số chất chống oxy hoá trong thức sử dụng này có thể cải thiện mức huyết áp đang tăng cao. Còn với người đang gặp tình trạng giảm huyết áp thì nước cam không phải là một lựa chọn phù hợp. Thậm chí, vấn đề tiêu thụ nhiều nước cam trong trường hợpnày có thể khiến mức huyết áp giảm xuống nghiêm trọng, dễ gây ra một số biến chứng sức khoẻ nguy hiểm.

Khi huyết áp thấp người bệnh nên sử dụng gì để cải thiện?

Vậy khi giảm huyết áp sử dụng gì để nâng chỉ số lên mức bình thường? Theo khuyến cáo của chuyên gia, dưới đây là một số thức uống và thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp và có thể sử dụng rất có lợi đối với người đang huyết áp thấp:

Nước lọc

Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: nước lọc chính là lựa chọn lý tưởng hàng đầu cho một số người đang băn khoăn giảm huyết áp sử dụng gì. Nguyên nhân chính gây tới tình trạng giảm huyết áp thường bắt nguồn từ tình trạng mất nước trong cơ thể. Do đó, vấn đề bổ sung ngay nước lọc khi có dấu hiệu giảm huyết áp là điều vô cùng cần thiết.

Sử dụng nước cam có khiến huyết áp giảm hay không?

Nước dừa

Trong nước dừa có chứa một lượng lớn vitamin cùng một số vi chất như kali, canxi, magie, kẽm,… giúp bổ sung chất lỏng cũng như một số chất điện giải cho cơ thể. Tương tự như nước lọc, người huyết áp thấp nên sử dụng ngay nước dừa tươi để nhanh chóng nâng chỉ số huyết áp của mình.

Một số loại trà thảo mộc

Người huyết áp thấp cũng nên chọn sử dụng một số loại trà thảo mộc tự nhiên như trà linh chi, trà gừng, trà cam thảo,… để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hầu hết trong một số loại trà này đều chứa một lượng lớn chất chống oxy, có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó giúp mức huyết áp trở nên ổn định hơn.

Cà phê

Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi vấn đề sử dụng cà phê giúp giải quyết tình trạng giảm huyết áp. Thực tế, trong cà phê có chứa chất giúp thúc đẩy tuyến thượng thận sản xuất ra hormone làm thư giãn mạch máu, nhờ đó mang lại hiệu quả ổn định huyết áp. Bởi vậy, một số người có tiền sử giảm huyết áp nên thưởng thức một tách cà phê nóng vào buổi sáng sẽ giúp mức huyết áp được kiểm soát tốt hơn.

Bệnh lý huyết áp là một trong các bệnh thường gặp hiện nay, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mẹo dân gian giúp giảm viêm mũi dị ứng khi mang bầu

Viêm mũi dị ứng khi mang bầu gây khó chịu cho mẹ bầu và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, chị em phụ nữ mang thai nên nắm được một số phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Mẹo dân gian giúp giảm viêm mũi dị ứng khi mang bầu

Viêm mũi dị ứng khi có bầu là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với một số yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Viêm mũi khi mang bầu là một số biểu hiện khó chịu xảy ra ở mũi trong thời gian mang bầu, kéo dài nhiều tuần mà không có một số dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm mũi dị ứng khi có bầu có thể biến mất hoàn khi ở thời gian 2 tuần sau sinh.

Một số biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang bầu

Khi mắc bệnh thường gặp như viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:

  • Hắt hơi liên tục hoặc cơn hắt hơi có thể hắt hơi theo cơn hoặc thành tràng dài;
  • Chảy nước mũi nước mũi không mùi hoặc có màu trong;
  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũi, nghẹt ở một hoặc cả 2 bên;
  • Mắt đỏ có thể kèm theo quầng thâm hoặc chảy nước mắt;
  • Đau đầu hoặc kèm theo nhức mũi;
  • Ngủ ngáy, phải thở bằng miệng;
  • Ho khan và đau họng, ho có đờm.

Một số tình huống viêm mũi dị ứng xảy ra ở chị em phụ nữ mang bầu thường không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế thì bệnh lý này không kiểm soát thì bệnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của người mẹ suy giảm vì mệt mỏi, căng thẳng, ngủ kém lâu ngày có thể gây viêm mũi mãn tính. Do vậy Dược sĩ Cao đẳng Dược khuyên mẹ bầu khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng khi mang bầu, mẹ bầu cần báo cho bác sĩ để có biện pháp chữa trị hữu hiệu.

Viêm mũi dị ứng khi mang bầu

Một số phương pháp dân gian giúp trị viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Với các tình huống viêm mũi dị ứng chưa chuyển biến nặng, mẹ bầu được khuyến khích nên áp dụng một số liệu pháp dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một số phương pháp bao gồm:

  • Dùng thảo dược:Bà bầu có thể dùng một số loại thảo dược an toàn như húng chanh, gừng, tía tô, quất,… Một số thảo dược này chứa tinh dầu giúp giảm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả. Sử dụng lá tía tô còn là vị thuốc đông y giúp an thai, dưỡng thai; gừng tươi giúp giảm một số biểu hiện của tình trạng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói; húng chanh trừ đờm, lợi phế và ức chế phế cầu khuẩn trong đó có công dụng như phòng ngừa và chữa trị một số bệnh đường hô hấp hiệu quả;
  • Ngửi củ hành tây:Hành tây chứa thành phần chống lại một số biểu hiện của bệnh lý viêm mũi dị ứng như khó thở, hắt hơi cũng như chảy nước mũi,… mà không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sự phát triển của thai nhi;
  • Massage và bấm huyệt mũi:Phương thức này có thể giúp đẩy lượng dịch mũi ra bên ngoài, làm giảm biểu hiện nghẹt mũi, giúp lưu thông đường thở cho bà bầu. Phương pháp này cũng giúp giảm một số cơn đau ở mũi hiệu quả cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối:Nước muối có công  dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mũi hiệu quả cho bà bầu mắc viêm mũi dị ứng.
  • Biện pháp khác:Xông hơi, đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong nhà, kê gối cao khi ngủ, uống nhiều nước, tập thể dục, tránh một số chất gây kích thích, tăng cường ăn một số thực phẩm giàu vitamin C, giữ ấm chân,…

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Phòng Tránh Và Điều Trị Bệnh Cúm

Bệnh cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm lây truyền nhanh, thường thành dịch. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn phòng tránh và chữa trị bệnh cúm. 

Triệu chứng bệnh cúm:

Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-400 ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày. Một số bệnh nhân cao tuổi hay bị mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.

Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, sốt như cảm lạnh. ở tré sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viễm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề.

– Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.

Biến chứng bệnh cúm:

– Hô hấp là biến chứng chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.

Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc xảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.

Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…

Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được

Ðiều trị bệnh cúm:

– Chủ yếu là điều trị triệu chứng đối với thể không biến chứng: điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, nằm giường, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, đủ vitamin, giàu vitamin C

– Thuốc: hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi. Không dùng kháng sinh để dự phòng biến chứng bội nhiễm

Phòng lây nhiễm dịch cúm:

– Khi chớm bệnh cúm, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền

– Khi phát hiện bệnh nhân, nên cách li tại nhà, cách li phân tán không tập trung

– Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì người lành, nhân viên y tế mang khẩu trang dày 4 lớp gạc, tránh tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần (dưới 1m).

– Khi bệnh lan tràn thành dịch, cần tạm thời đóng cửa các trường học, không tổ chức các buổi tập trung đông người

– Dùng các biện pháp dự phòng đặc hiệu: kháng virus, interferon, vacxin…

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh Thường Gặp Ở Người Già Khi Thời Tiết Lạnh

Người cao tuổi có sức đề kháng kém nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virut… nhất là vào mùa lạnh.Vì vậy, cần có các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trước những bệnh thường gặp khi trời lạnh..

    Viêm phổi

    Viêm phổi ở NCT khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phổi. Một số trường hợp NCT mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp (bệnh giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn), sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thì bệnh bùng phát thành bệnh viêm phổi cấp tính.

    Khi bị viêm phổi, nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là NCT có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động… Tuy nhiên, có một số triệu chứng điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng, ho đờm lỏng hoặc đặc quánh. Tức ngực và khó thở nhẹ là triệu chứng thường gặp. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước.

    Người cao tuổi dễ bị mắc bệnh khi trời lạnh

    Viêm đường hô hấp

    Bệnh đường hô hấp (ho, rát họng, chảy nước mũi, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), nhất là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với NCT có sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được quan tâm. Do đó, khi bệnh đã nặng gây không ít khó khăn cho việc điều trị. Thêm vào đó, do trời lạnh, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, đóng kín các cửa (do lạnh) cũng là những yếu tố thuận lợi cho bệnh hô hấp phát triển, đặc biệt ở người cao tuổi.

    Chứng tê nhức chân tay

    Chứng tê nhức chân tay ở NCT là do tuổi cao, hệ cơ khớp xương dần lão hóa, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể suy giảm, các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Ngoài ra, các bệnh lý mạn tính thường gặp ở NCT như đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… khiến cho máu kém lưu thông và gây biến chứng tổn thương thần kinh cũng là những nguyên nhân gây ra chứng tê nhức chân tay.

    Đột quỵ não

    Ở NCT, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh.

    Phòng bệnh thường gặp cho người cao tuổi vào mùa đông

    Để phòng bệnh mùa lạnh thì NCT cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nếu cần thiết ra khỏi nhà phải mặc quần áo thật ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá.

    Ở trong phòng có thể sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Ở miền núi và nông thôn có thể dùng than củi nhưng phải sưởi ở phòng thoáng gió tránh ứ đọng khói, khí độc và với gia đình có điều kiện thì nên dùng lò sưởi điện hoặc điều hòa. Ở thành thị nếu có điều kiện thì sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện hoặc bằng điều hòa nhiệt độ, tránh dùng than tổ ong để sưởi rất dễ bị ngộ độc bởi khí CO.

    Nên tắm, rửa bằng nước nóng trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ, thường xuyên; súc họng bằng nước muối sinh lý.

    Người bị bệnh tăng huyết áp cần hết sức tránh lạnh đột ngột, nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm. Thường tai biến đột quỵ, nhồi máu cơ tim dễ xảy ra khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy, khi tỉnh giấc nên nằm yên, thở đều khoảng 5 phút sau đó mới bỏ chăn ra và ngồi dậy từ từ. Ngay lúc đó cần mặc ấm và chưa nên ra khỏi nhà vội. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang, bệnh về tim mạch. Cần ăn, uống đủ nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Trị Cảm Lạnh Từ Bạch Chỉ – Vị Thuốc Dân Gian

    Bạch chỉ theo Y học cổ truyền có vị cay hơi đắng mùi thơm hắc là vị thuốc thường được dùng trị nhức đầu, chữa cảm lạnh, ngạt mũi, ra mồ hôi, chảy nước mũi do viêm xoang, bạch đới, phong thấp…

      Y học cổ truyền nói về Bạch chỉ

      Bạch chỉ có tên gọi khác là cửu lý trúc căn, bách chiểu, đỗ nhược, hòe hoàn, chỉ hương, lan hòe, phương hương, linh chỉ, ly hiêu… Bạch chỉ cao 0,5-1m hay hơn, thân hình trụ rỗng không phân nhánh. Lá to có cuống phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa Bạch chỉ nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

      Bạch chỉ mọc hoang và được trồng làm thuốc ở những nơi có khí hậu lạnh ở miền núi cao. Đông Y lấy bộ phận dùng làm thuốc đó là rễ củ. Sau khi thu hái về rửa sạch cắt bỏ rễ con phơi hay sấy nhẹ cho khô bảo quản để làm thuốc.

      Y học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa bệnh từ Bạch chỉ:

      Bài thuốc chữa đau bụng khi hành kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

      Bài thuốc chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

      Bài thuốc chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.

      Bài thuốc trị hôi miệng: Dùng bạch chỉ và xuyên khung, hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2-3 viên.

      Bài thuốc chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

      Bài thuốc chữa bạch đới (với các biểu hiện lượng đới nhiều, tinh thần uể oải, mặt phù vàng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng): Bạch chỉ 10g, long cốt 10g, phục linh 10g, xích thạch chi 10g, can khương 5g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, lộc giác 10g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình điều trị 10 thang.

      Bài thuốc chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần

      Chú ý: Những người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      5 loại thảo dược Đông y điều trị mất ngủ tốt hơn cả thuốc Tây

      Trong cuộc sống hiện đại thì số lượng người bị mất ngủ do stress ngày càng gia tăng. Để điều trị mất ngủ, chúng ta thường tìm đến thuốc Tây nhưng cũng không mang lại hiệu quả tốt lắm. 5 loại thảo dược Đông y dưới đây là một gợi ý giúp bạn ngủ ngon mà không cần thuốc Tây.

      Nhiều người tìm đến thuốc Tây để trị mất ngủ nhưng không hiệu quả.

      Việc mất ngủ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như chất lượng công việc của bạn. Nhiều người khi mất ngủ thường tìm đến thuốc tây với mong muốn tác dụng nhanh, tuy nhiên thuốc thường để lại nhiều biến chứng, tác dụng phụ nguy hiểm. Trong khi có nhiều loại thảo dược Đông y điều trị mất ngủ tốt hơn cả thuốc Tây.

      Nguyên nhân mất ngủ

      Ăn nhiều thực phẩm chứa protein. Nếu như bạn có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn bị khó ngủ vì đầy bụng.

       Sử dụng các chất kích thích não như:  trà, Cà phê, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Hay việc tập thể dục sát giờ đi ngủ. Ai cũng biết tập thể dục giúp bạn tăng cường sức khỏe, nhưng các bác sĩ khuyên mọi người không nên tập thể dục nhất là gần giờ đi ngủ.

      Đặc biệt các yếu tố môi trường như,nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn,… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cơ thể cũng có thể dẫn tới mất ngủ như:kinh nguyệt, có thai, sốt, đau .

      Một số thảo dược đặc trị mất ngủ:

      Theo y học cổ truyền những món ăn được chế biến từ thảo dược đơn giản, dễ kiếm, dễ sử dụng lại có tác dụng dễ ngủ, mà người bệnh có thể dùng thường xuyên.

      • Hạt sen:

      Hạt sen là một trong những dược liệu giúp an thần ngủ ngon. Hạt sen có tác dụng vào kinh tâm, thận, tỳ. Theo Đông y, hạt sen bổ tỳ dưỡng tâm, cố tinh an thần, thường dùng để trị mất ngủ và thần kinh suy nhược.

      Cách dùng hạt sen để nấu chè, hoặc cho vào các món ăn khác như gà tần với hạt sen,… Ngoài ra, củ sen nấu canh ăn, tâm sen dùng hãm nước uống cũng có tác dụng tốt an thần giúp ngủ ngon.

      • Nhãn:

      Cùi nhãn hay còn gọi long nhãn nhục: vị ngọt chua, tính bình. Nhãn có tính bổ dưỡng, bổ tâm tỳ thường dùng trị mất ngủ, kém trí nhớ, thần kinh suy nhược. Muốn giữ được trong khoảng thời gian lâu, người ta làm thành long nhãn, có thể nấu chè sen long nhãn vừa ngon lại ngủ tốt.

      • Táo:

      Quả táo dùng trong Đông y có nhiều loại hồng táo, đại táo, táo tây, táo ta đều có tác dụng tốt. Táo có vị ngọt tính ôn, tác dụng vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng ích khí an thần, bổ tỳ sinh tân dịch, hòa giải các vị thuốc, hay dùng đại táo và hồng táo trong các bài thuốc sắc, thuốc hoàn và trong các món ăn như gà tần, chim tần,…

      • Củ súng:

      Củ súng có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh tâm thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận, cố tinh dùng trị mất ngủ, suy nhược. Trong dân gian vẫn thường dùng củ súng nấu canh ăn.

      • Rau nhút:

      Rau Nhút trị mất ngủ.

      Rau Nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, làm dễ ngủ, mát dạ dày, mạnh bổ gân xương. Thường nấu canh rau nhút với khoai sọ, lá vông non, củ súng, tôm hay thịt nạc tùy thích.

      Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ các loại cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng luộc hoặc hấp và ăn như rau. Hoặc phối hợp với lá vông, tim sen, lá dâu tằm, nấu nước uống.

      Như vậy chỉ với 5 loại dược liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hạt sen, rau nhút, củ súng… với cách chế biến đơn giản lại là những phương thuốc chữa bệnh thường gặp như mất ngủ cực kỳ hiệu quả.

      Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

       

       

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Nên ăn gì khi bị tiêu chảy?

      Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi đang bị tiêu chảy không phải là vấn đề đơn giản.  Hãy chú ý đến 7 loại  thực phẩm được đánh giá là an toàn và có ích cho bệnh tiêu chảy dưới đây.

      Người bị tiêu chảy mất nước nên mệt mỏi.

      Theo y học cổ truyền, người bị tiêu chảy cơ thể rất mệt mỏi và bị sụt giảm năng lượng nhanh chóng, chính vì vậy rất cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như chuối, cơm trắng, sữa chua để sớm hồi phục sức khỏe.

      7 món người bị tiêu chảy nên ăn

      • Qủa Chuối

      Chuối được đánh giá là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa, nó được xem là thức ăn lý tưởng khi bao tử của bạn đang bất ổn. Trong chuối có hàm lượng kali dồi dào, giúp khôi phục các chất điện phân đã bị mất do bệnh tiêu chảy gây ra.

      Ngoài ra, trong chuối còn có nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải đang lỏng sẽ cô đặc trở lại.

      •  Cơm trắng và khoai tây nghiền

      Cơm trắng và khoai tây là những thực phẩm chứa ít chất xơ nên những thực phẩm cung cấp tinh bột này rất dễ tiêu hóa. Nó giúp làm gia tăng chỉ số đường huyết của thực phẩm, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều.

      •  Sốt táo

      Táo sẽ bổ sung thêm nhiều pectin. Tuy nhiên, những món ăn được chế biến từ táo đã được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, cho phép bạn được hưởng lợi từ đường, các chất pectin, cùng với nhiều dưỡng chất dồi dào khác có trong loại trái cây này.

      • Bánh mỳ trắng và bánh quy

      Khi khi đang bị Tiêu chảy, bạn cần những thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì làm từ bột mì trắng hay các loại bánh quy. Trong quá trình loại bỏ phần vỏ thô bên ngoài của ngũ cốc, giúp những thực phẩm tinh chế như bánh mỳ trắng, bánh quy trở nên dễ tiêu hóa. Đặc biệt, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp bạn phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

      Cơm trắng thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả.

      •  Sữa chua

      Sữa chua đặc biệt tốt cho những người đang bị tiêu chảy. Bạn nên chọn những loại sữa chua nguyên chất có màu trắn và có chứa vi khuẩn sống. Đây chính là các probiotic và sự hiện diện của chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

      • Gà luộc

      Trong thịt gà luộc cung cấp một lượng protein dễ tiêu hóa, giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi khi đang bị Mất nhiều nước do tiêu chảy.

      Khi bị tiêu chảy Bơ và dầu mỡ rất khó tiêu, do đó, vậy nên bạn chỉ nên ăn món gà luộc với phần thịt đã được lọc bỏ hết mỡ và da.

      •  Quả việt quất

      Lượng tanin dồi dào có trong quả việt quất rất tốt đối với người bị tiêu chảy. Chúng hoạt động  làm se, giúp làm co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm và loại trừ tình trạng tiết dịch và chất nhầy khi bạn bị bệnh.

      Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp mà mọi người dễ bị trong cuộc sống hàng ngày. Trên đây là 7 gợi ý về những món bạn nên ăn mỗi khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tiêu chảy có biểu hiện nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời nhất.

      Nguyễn MinhBenhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      7 công dụng chữa bệnh thần kỳ của lá lốt

      Lá lốt không chỉ là gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn dân dã như bò cuốn lá lốt, chả ốc lát lốt… Trong Y học cổ truyền lá lốt  là cây thuốc quý có công dụng trị phong thấp, phù thũng, đau bụng do lạnh…

      Lá lốt trị bệnh hiệu quả.

      Theo Đông y lá lốt vị cay thơm, tính ấm lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng vì vậy nhiều người đánh giá Lá lốt là thần dược chữa bệnh cực hiệu quả lại siêu tiết kiệm.

       Một số công dụng chữa bệnh của lá lốt.

      • Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh:

      Thường khi trái gió trở trời, thay đổi thời tiết thì xương khớp thường hay có dấu hiệu đau nhức rất khó chịu, đặc biệt là với những người cao tuổi. Vì vậy, chúng ta có thể dùng lá lốt để loại bỏ những cơn đau khó chịu đó.

      Cách dùng: Lấy 5-10g lá lốt đem phơi khô, rồi đem sắc 2 bát nước lấy nửa bát. Dùng uống sau bữa ăn và uống khi thuốc còn vẫn ấm, mỗi lần sắc chỉ nên sắc đủ một ngày dùng. Mỗi lần điều trị bệnh nên điều trị trong vòng 10 ngày liên tục

      Cách thứ hai là lấy 30g lá lốt và rễ các cây vòi voi, cỏ xước, bưởi bung còn tươi, sau đó đem thái mỏng, sao vàng, rồi sắc với 0,6 lít nước và lấy 0,2 lít chia ra uống ngày 3 lần, uống liên tục trong vòng 7 ngày.
      • Chữa phù thũng do suy thận:

      Sử dụng lá lốt 20g, rễ mỏ quạ, cà gai leo, mã đề, rễ tầm gai, lá đa lông mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước đun cô đến khi còn 150ml, dùng uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Và dùng trong 3-5 ngày.

      • Chữa đau bụng do nhiễm lạnh:

      Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.

      Cách dùng: Lấy 20g lá lốt tươi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm, 2 ngày liên tục.

      • Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân:

      Cách dùng: Dùng lá lốt tươi 30g rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ, bài thuốc này Lá lốt là thần dược chữa bệnh ra nhiều mồ hôi cực tốt.

      Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc có thể sử dụng lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước đun còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

      • Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:

      Bệnh tổ đỉa là bệnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này hãy dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc và uống trong ngày. Sau đó cho bã vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi bị tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, và dùng liên tục trong 5-7 ngày.

      Lá lốt đun nước ngâm chân trị ra mồ hôi tay, chân.

      • Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng:

       Lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh, (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ sau đó rây bột mịn rắc vào vết thương. Sau đó các dược liệu trên vẫn dùng rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày nên đắp 1 lần và đắp trong 3 ngày.

      • Chữa đầu gối sưng đau

       Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, chườm, đắp nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

      Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, cỏ xước, vòi voi, mỗi vị 30g tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước đun tới khi còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

      Bởi những công dụng chữa bệnh hiệu quả trên, nên Lá lốt là thần dược chữa bệnh hiệu quả, không chỉ vậy những món ăn làm từ lá lốt như: Canh chuối ốc đậu lá lốt, canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong những lúc thời tiết giao mùa.

      Nguyễn Minh – Benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Làm thế nào để xử lý người bị bỏng hiệu quả?

      Bỏng là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Hàng năm trên thế giới có gần 200.000 người chết vì bỏng mỗi năm. Những kiến thức về chăm sóc người bị bỏng sau đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi gặp bệnh nhân bỏng nhanh chóng và hiệu quả nhất.

      Làm mát vết bỏng

      Xử lý vết bỏng bằng nước mát

      Điều đầu tiên khi xử lý bệnh nhân bỏng là làm mát vết thương bằng cách ngâm vào nước lạnh để làm dịu, tránh vết thương bị sâu thêm. Sau đó, nhanh chóng thực hiện các bước sau:

      • Loại bỏ trang phục, trang sức ở vùng nhiễm bỏng.
      • Vệ sinh vết thương bằng xà phòng để sát trùng, tránh nhiễm trùng  cho da.
      • Dùng gạc y tế, vải sạch để băng bó vết thương.
      • Lưu ý khi làm mát vết bỏng:

      Không dùng các phương thức chữa bỏng truyền miệng như nước mắm, đá lạnh để đắp lên vết bỏng, điều này có thể khiến tình trạng bỏng càng nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không sờ vào vết bỏng gây đau đớn, bỏng rát.

      Chống sốc

      Dùng gạc y tế để xử lý vết bỏng

      Các bác sỹ khuyến cáo để xử lý bệnh nhân bỏng kịp thời cần phòng chống sốc nhanh chóng bằng cách sau:

      • Đặt người bị bỏng ở tư thế nằm.
      • Cho uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Tuy nhiên chỉ uống nước khi người bệnh tỉnh táo, không bị nôn.
      • An ủi người bệnh để trấn an tinh thần.

      Nên pha cho người bệnh uống hỗn hợp nửa thìa cà phê muối ăn, nửa thìa muối natri bicarbonat và 2-3 thìa đường (có thể thay bằng mật ong, nước cam, chanh) để bổ sung nước mà muối cho cơ thể.

      • Đưa nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất.

      Duy trì hô hấp

      Những trường hợp nạn nhân bị bỏng do cháy dễ bị phù mặt và cổ do hít phải khói hơi. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ sơ cứu và điều trị. Trong quá trình di chuyển, người chăm sóc bệnh nhân bỏng phải đảm bảo sự duy trì hô hấp bằng cách giữ tư thế đúng, đặt canul vào miệng hoặc mũi nạn nhân. Trường hợp cấp bách cần mở khí quản.

      Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện

      Phòng nhiễm khuẩn

      Để xử lý bệnh nhân bỏng hiệu quả, ngoài làm dịu vết bỏng cần chú ý tránh nhiễm khuẩn cho vết bỏng. Không dùng nước bẩn để ngâm, rửa vết thương, tránh chạm tay trực tiếp lên vết thương để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

      Lưu ý khi băng bó vết bỏng

      • Không dùng dầu mỡ, chất cồn, những chất không được bác sĩ tư vấn để bôi vào vết thương.
      • Tuyệt đối không làm vỡ các vết phỏng nước.
      • Chọn vải sạch, gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
      • Với những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

      Xử lý bệnh nhân bỏng hiệu quả không chỉ kìm hãm sự phát triển của vết thương mà còn ngăn ngừa biến chứng do bỏng hiệu quả, là kiến thức mà mỗi người cần trang bị để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

      Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Nguyên nhân và cách phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

      Chấn thương sọ não là căn bệnh có tỉ lệ tử vong thứ 3 trên thế giới. Chấn thương sọ não ở trẻ em càng nguy hiểm bởi trẻ chưa có ý thức bảo vệ mình trước những nguy cơ chấn thương có thể gây ra chấn thương.

      Chấn thương sọ não ở trẻ em

      Nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em

      Theo thống kê, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt là 2 nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não ở trẻ em. Trong số các vụ chấn thương sọ não, 84,5% trẻ ở độ tuổi trên 2 tuổi, tỉ lệ bé trai nhiều hơn bé gái. Các nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em tập trung theo độ tuổi:

      • Đa số trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não do bị tác động không đúng cách khi đẻ.
      • Trẻ dưới 4 tuổi: Do bị ngã từ trên cao: cầu thang, giường, võng…
      • Trẻ 4-8 tuổi: Do tai nạn giao thông, ngã, bị bạo hành, đánh đập.
      • Trẻ dưới 14 tuổi: Ngã, tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu.

      Làm sao biết trẻ bị chấn thương sọ não?

      Nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ em

      Sau khi trẻ gặp tai nạn vùng đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu sau:

      • Trẻ bị bất tỉnh hơn 1 phút.
      • Trẻ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi, quấy khóc.
      • Trẻ mất xúc giác, bất tỉnh hoàn toàn lơ mơ.
      • Nôn trên 5 lần hoặc kéo dài trong 6h sau khi ngã.
      • Sau khi gặp chấn thương, thóp trên đầu trẻ bị căng phòng, đau đầu, xanh xao.
      • Máu chảy nhiều. Đặc biệt khi lỗ tai hoặc lỗ mũi của trẻ chảy máu hoặc dịch sau khi tai nạn, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

      Phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

      Đội mũ bảo hiểm ở phòng ngừa chấn thương sọ não ở trẻ em

      Chấn thương sọ não là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra các di chứng nặng nề cho trẻ. Phòng ngừa tối đa các nguy cơ có thể gây chấn thương cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm.

      Để phòng ngừa chấn thương sọ não cho trẻ, nên áp dụng những điều sau:

      • Luôn quan sát trẻ trong mọi hoạt động sinh hoạt và vui chơi, không để trẻ tự ý chơi một mình khi không có người lớn bên cạnh.
      • Tránh cho trẻ nô đùa ở nơi dễ xảy ra tai nạn như cầu thang, ban công, nơi đang sửa chữa, gác lửng không có thanh chắn.
      • Đội mũa bảo hiểm, dùng dây an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.
      • Khi tai nạn xảy ra, cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và điều trị phù hợp.

      Chấn thương sọ não ở trẻ sẽ được hạn chế nếu cha mẹ biết cách bảo vệ sức khỏe trẻ một cách chu đáo, thận trọng.

      Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn

      Exit mobile version