Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi mỗi khi thời tiết thay đổi. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ?

Cách nhận biết bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Bệnh đau mắt đỏ được xem là bệnh thư ờng gặp do Adenovirus gây nên và rất dễ lây lan thành dịch. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được kịp thời chữa trị và đúng cách, sẽ gây ra hậu quả khó lường như loét giác mạc dẫn đến mù lòa.

Cách nhận biết bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch có thể lây qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus khi ta tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ đầu tiên phải kể tới chính là mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát mắt, sưng mắt hoặc là ngứa mắt. Thông thường, đối với người bị đau mắt đỏ sẽ có dấu hiệu đỏ một mắt trước, sau đó mới lan sang mắt thứ hai. Buổi sáng khi thức dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ là mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ đau nhức, chảy nước mắt rất khó chịu.

Bên cạnh đó, một số người còn có triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, ho, thị lực bị suy giảm và xuất hiện hạch ở tai…

Hướng dẫn cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Chuyên trang bệnh học chuyên khoa có cập nhật thông tin, đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập, sinh hoạt và lao động của người bệnh. Những trường hợp bệnh kéo dài, có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Do vậy, mọi người cần biết cách phòng bệnh đau mắt đỏ như sau:

  • Luôn luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi đi vệ sinh.
  • Không đưa tay lên dụi mắt, mũi miệng hay dùng chung đồ cá nhân với người khác như: khẩu trang, khăn mặt….
  • Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng những lọ thuốc nhỏ mắt, mũi, nước súc miệng thông thường.
  • Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện, công viên…

Hướng dẫn cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng, hiệu quả

Để biết cách điều trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả thì cần tìm được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi có những biểu hiện ở trên người bệnh nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên khi rửa mắt thì nên rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Tiếp theo dùng gạc hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người xung quanh. Sau khi rửa sạch xong hai mắt, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc mắt đau mắt đỏ nên người bệnh cần lưu ý.

Trong trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn, có thể dùng dung dịch rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin. Còn bị viêm kết mạc do virus, thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus.

Với những thông tin về cách nhận biết và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ như trên, hy vọng mọi người sẽ biết cách vận dụng và có một sức khỏe tốt.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ hỗn hợp gây nên

Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý có sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, do đó có thể gây nên rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp, mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Trĩ hỗn hợp là bệnh lý đang dần trở nên phổ biến hiện nay

Những triệu chứng nhận biết của bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào?

Triệu chứng đau nhức ở hậu môn do bệnh trĩ hỗn hợp

Bác sĩ  cho biết, bộ phận hậu môn là nơi tập trung rất nhiều các dây thần kinh cảm giác, do đó rất nhạy cảm và thường xuất hiện các cơn đau khi bị tổn thương. Thông thường những cơn đau nhức sẽ gia tăng trước và sau khi bệnh nhân đi đại tiện, gây nên những cảm giác khó chịu và bất tiện.

Triệu chứng đi đại tiện ra máu do bệnh trĩ hỗn hợp

Triệu chứng đi đại tiện ra máu là một trong những tình trạng điển hình mà bất cứ ai khi mắc bệnh trĩ cũng sẽ phải đối mặt. Theo đó, mức độ chảy máu nhiều hãy ít cũng đủ cho ta nhận thấy được mức độ của bệnh trĩ hỗn hợp gây nên.

Triệu chứng dịch nhầy tràn ra ngoài do bệnh trĩ hỗn hợp

Các búi trĩ xuất hiện sẽ kích thích niêm mạc trực tràng và làm cho bộ phận này tiết ra nhiều dịch. Hiện tượng này làm cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công… gây ra tình trạng viêm nhiễm, ngứa và khó chịu…

Triệu chứng dịch táo bón do bệnh trĩ hỗn hợp

Thường khi thấy có máu ở hậu môn bệnh nhân hay ngại đi đại tiện. Điều này làm cho phân tích tụ lại, cứng dần và dẫn đến táo bón. Trong khi đó phân cứng sẽ cọ sát làm cho niêm mạc trĩ chảy máu nhiều hơn. Chính vì vậy mà càng làm cho các biểu hiện bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát sớm.

Triệu chứng sa búi trĩ do bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ nội là một bệnh thường gặp thường xuất hiện triệu chứng sa búi trĩ, tuy nhiên khi bị trĩ hỗn hợp người bệnh cũng sẽ gặp phải triệu chứng này và có thể nhận biết được.

Khi các búi trĩ sa ra ngoài kết hợp với búi trĩ phát triển bên ngoài nên càng khó thụt vào bên trong. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiễm trùng búi trĩ và tắc nghẹt hoại tử,… bên cạnh đó trường hợp nặng bệnh nhân khi ngồi hoặc đứng đều có cảm giác đau khó chịu.

Triệu chứng dị vật hậu môn lòi ra ngoài do bệnh trĩ hỗn hợp

Triệu chứng này phần lớn là do trĩ nội trong ống hậu môn phát triển làm cho niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cắt. Chính vì vậy mà khi đi đại tiện thì các khối trĩ sẽ dễ dàng bị tụt xuống và đi ra ngoài. Thậm chí khi ở giai đoạn nặng, không cần phải đi đại tiện mà khi ho hoặc làm việc nào cần sức nhiều cũng khiến các dị vật trong hậu môn bị lòi ra bên ngoài.

Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở bệnh trị hỗn hợp là gì?

Biến chứng thiếu máu do bệnh trĩ hỗn hợp gây nên

Bác sĩ chia sẻ, biến chứng thiếu máu do bệnh trĩ hỗn hợp nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây nên tình trạng chảy máu càng nhiều. Khi gặp phải biến chứng này làm cho bệnh nhân hay bị chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh hơn so với bình thường,…

Biến chứng viêm nhiễm ở vùng hậu môn do bệnh trĩ hỗn hợp gây nên

Biến chứng viêm nhiễm ở vùng hậu môn do búi trĩ phát triển lớn dần nên không thể thụt vào bên trong đồng thời kết hợp với búi trĩ phát triển ở bên ngoài làm cho các khối trĩ càng lớn và khó kiểm soát.

Đồng thời dịch hậu môn cũng làm gia tăng khả năng viêm nhiễm ở hậu môn. Đối với những bệnh nhân là nữ giới sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất cao.

Biến chứng ung thư trực tràng do bệnh trĩ hỗn hợp gây nên

Biến chứng ung thư trực tràng là một trong những biến nguy hiểm nếu không được kiểm soát sớm. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn tới hậu môn và có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bệnh nhân thiếu máu và những loại thực phẩm cần tránh

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các loại bệnh kể cả thiếu máu. Để đảm bảo sức khỏe người bệnh thiếu máu cần tránh những loại thực phẩm sau.

Những loại thực phẩm không dành cho bệnh nhân thiếu máu

  • Thực phẩm chứa axit oxalic.

Axit oxalic là một axit hữu cơ tương đối mạnh, có thể phản ứng với canxi trong máu hay trong mô thành kết tủa oxalat canxi. Vì vậy, những thực phẩm chứa nhiều axit oxalic được khuyên không nên sử dụng cho người bệnh thiếu máu.

Những loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic theo trật tự giảm dần:Khế, Hồ tiêu, Mùi tây, Rau dền, Rau bina, Củ cải đường, Ca cao, Sô cô la, Đậu phộng.

  • Thực phẩm giàu tanin

Thông tin từ trang Bệnh học cho biết Đối với những người mắc bệnh thiếu máu thì những thực phẩm giàu tanin không nên nằm trong danh sách ăn uống. Vì khi đưa vào cơ thể, tanin có thể phản ứng hóa học với sắt tạo thành muối khó hòa tan, gây ức chế quá trình hấp thụ sắt.

Những thực phẩm giàu tanin bạn nên hạn chế ăn khi thiếu máu: Trà,Cà phê, Nho, Bắp, Hồng, Bắp chuối, Trái cây non có vị chát

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi

Các thực phẩm chứa nhiều canxi bạn nên note lại để tránh dùng khi thiếu máu: Rau có màu xanh đậm (cải ngọt, rau dền, cải xoăn, cải bó xôi,…), Hải sản (tôm, cua, mực, cá biển,…), Ngũ cốc (đậu, bắp, lúa nếp, lúa tẻ,…), Sữa và các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua,…), Quả sung, Cá mòi, Cam

Các chuyên gia dinh dưỡng trường cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm, Sau khi khỏi bệnh thiếu máu, bạn nên duy trì lại chế độ ăn uống giàu canxi để xương và răng luôn chắc khỏe.

  • Thực phẩm giàu gluten

Đối với một số thể trạng, gluten khi đưa vào cơ thể có thể gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Do đó, người bệnh thiếu máu không nên dùng thực phẩm giàu gluten nếu không muốn bệnh tình trầm trọng hơn.

Các thực phẩm giàu gluten người thiếu máu không nên dùng: Mì ống, Lúa mì, Lúa mạch, Lúa mạch đen, Yến mạch

  • Thực phẩm chứa nhiều phytat

Ở đường tiêu hóa, phytat thường gắn với sắt nên dễ ngăn cản hấp thu sắt. Trong khi đó, sắt lại là chất cần thiết cho người bệnh thiếu máu nên phytat không nằm trong nhóm thực phẩm thân thiện mà người bệnh nên sử dụng.

Một số loại thực phẩm chứa axit phytic và phytat bạn nên tránh khi mắc bệnh thiếu máu: Đậu, Gạo nâu, Lúa mì, Ngũ cốc nguyên cám, Các loại hạt

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình!

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi, trong đó độ tuổi từ 30-40 có nguy cơ cao nhất. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nhược cơ thể

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là căn bệnh thường gặp xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 30-40 có nguy cơ cao nhất, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Các triệu chứng của suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ
  • Nổi hạch lympho mềm; Nhức đầu, khó ngủ
  • Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức
  • Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó
  • Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt
  • Thờ ơ và trầm cảm
  • Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân
  • Tính khí thất thường
  • Giảm khả năng tình dục…

Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như: thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp…

Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus ban đỏ. Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sau sinh đẻ… dễ dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ bệnh cụ thể nào.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, chứng bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như: sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác…

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém… Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Khi suy nhược cơ thể cần phải làm gì

Theo các giảng viên bác sĩ cho biết Người bị suy nhược cơ thể nên đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho thuốc và tư vấn một số hướng điều trị tích cực, đó là điều trị theo chương trình hoạt động thể chất đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể.

Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ trong quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Nghỉ ngơi trong ngày bằng cách đi bộ hoặc thư giãn (thư giãn ít nhất 1 hoặc 2 lần/tuần). Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở.

Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối, để điều hòa khí huyết trong cơ thể. Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ. Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng/đêm) và ngủ sâu. Làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều. Nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi vượt quá sức.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm tai giữa

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và chia sẻ một số những biến chứng nguy hiểm mà  căn bệnh viêm tai giữa có thể gây ra cho người không may mắc phải.

Những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng bệnh hình thành do nhiễm trùng ở ống tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và ứ đọng ở vòi tai. Viêm tai giữa thường có thể được điều trị dứt điểm từ 7 – 10 ngày và hầu như không để lại biến chứng. Tuy nhiên trong trường hợp thiếu chú ý, bạn có thể bỏ qua các biểu hiện bất thường và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Khác với giai đoạn đầu, viêm tai giữa mãn tính thường khó điều trị và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Trong trường hợp không kiểm soát kịp thời, nhiễm trùng ở ống tai giữa có thể lây lan rộng và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tại giữa

Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa có thể kể đến là:

Áp xe tai

Áp xe là hình thành khi mủ tụ ở mô mềm. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng sâu, không chỉ gây sưng viêm và còn phát sinh các cơn đau đớn dữ dội. Khi áp xe phát triển, tụ mủ sẽ tự vỡ và dẫn lưu ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, tổn thương do áp xe gây ra sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng lan rộng ra toàn bộ tai.

Một trong những nguyên nhân hình thành áp xe là do nhiễm trùng ở ống tai giữa. Khi biến chứng này xuất hiện, một số biểu hiện có thể nhận thấy như: sốt nhẹ, tai sưng đỏ và ấm hơn bình thường, có cảm giác nhức và nghẹn ở bên trong.

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng mô mềm bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Vi khuẩn gây tổn thương ống tai giữa có thể xâm nhập vào phần sâu nhất của da là hạ bì, gây nhiễm trùng tại khu vực này. Viêm mô tế bào có thể được điều trị bằng kháng sinh và chấm dứt trong 10 ngày. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các cơ quan lân cận, thậm chí đi vào máu.

Ống tai bị hẹp

Bệnh viêm tai giữa mãn tính thường khiến màng nhĩ bị khô, dày và bong vảy. Các vảy bong cùng với dịch tiết ứ đọng tích tụ trong ống tai làm hẹp diện tích của màng nhĩ. Hẹp ống tai thường khiến khả năng nghe của tai giảm, gây ra tình trạng lãng, ù hoặc thậm chí gây điếc tai. Ngoài ra, ống tai bị hẹp cũng có thể là hậu quả của việc tự ý rắc bột thuốc vào tai.

Căn bệnh viêm tai giữa

Thủng màng nhĩ vĩnh viễn

Khi mủ trong ống tai giữa tự vỡ, triệu chứng đi kèm đồng thời sẽ là thủng màng nhĩ. Nếu được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành làm thuốc tai và thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm phục hồi màng nhĩ. Tuy nhiên, điều dưỡng viên cho biết việc chủ quan với các triệu chứng sẽ khiến tổn thương ở màng nhĩ không thể phục hồi. Các dấu hiệu giúp nhận biết màng nhĩ bị thủng: Mất thính lực đột ngột, ù tai, đau tai, chảy dịch nhầy và mủ. Với những trường hợp thủng màng nhĩ không có khả năng khắc phục bằng biện pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật để khắc phục.

Khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Nếu căn bệnh chuyên khoa Viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận thông tin của trẻ, khiến trẻ chậm chạp trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ. Trẻ bị viêm tai giữa thường chậm nói, từ ngữ khó diễn đạt và thường phản ứng chậm trong giao tiếp. Nếu tình trạng kéo dài và không được khắc phục, hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm tai xương chũm

Xương chũm là một trong những bộ phận cấu thành tai. Tình trạng viêm ở cơ quan này là một trong những biến chứng do viêm tai giữa gây ra. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ nhận thấy vùng xương chũm nóng và sưng đỏ, triệu chứng này cũng có thể lan ra các vùng xung quanh tai.

Viêm tai ở vị trí xương chũm có thể được khắc phục bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nặng nề như: liệt dây thần kinh số 7, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng,…

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bí quyết giúp bạn giảm mỡ máu hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, cho nên số lượng người thừa cân, đặc biệt là mỡ máu cao cũng theo đó mà tăng lên.

Bí quyết giúp bạn giảm mỡ máu hiệu quả

Thế nào là tăng mỡ máu?

Khi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng càng ngày càng được nâng cao, do đó vấn đề ăn, uống cũng cần phải được chú trọng. Tăng mỡ máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người. Tăng mỡ máu là một chứng bệnh thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Tác hại của tăng mỡ máu là rất đáng được quan tâm, bởi vì, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.

Mỡ máu gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerit.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cứu), mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm. Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).

Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào của cơ thể để sản xuất nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Cholesterol gồm cholessterol toàn phần, cholesterol cao (tốt) và cholesterol thấp (xấu). Cholessterol tốt có vai trò trong việc làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu chống lại sự xơ vữa. Trong khi đó, cholesterol xấu (loại có tỉ trọng thấp) lại làm xơ vữa thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, gây tắc mạch rất nguy hiểm.

Triglycerit là Khi chất acid béo (loại tự do) được hấp thu qua gan và sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo này bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp. Khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.

Bí quyết giúp bạn giảm mỡ máu hiệu quả

Nên làm gì để hạn chế tăng mỡ máu?

Khi bị tăng mỡ máu, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì chế độ ăn, uống hợp lý cũng đóng góp đáng kể trong việc đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường. Vì vậy, người có chỉ số cholesterol máu cao cần tránh loại acid béo dạng tran. Loại acid béo này có trong các loại bánh nướng lò, các sản phẩm chiên nấu (mì ăn liền, khoai tây rán, chiên), dầu thực vật đã dùng rán, chiên nhiều lần, hoặc các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…). Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt, ít nhất 3 lần trong một tuần.

Theo các bác sĩ khuyên: Nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ như các loại rau, cam, quýt (cam, quýt thì nên ăn cả múi, nhai kỹ). Không nên hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, thịt cừu) hoặc ăn hạn chế lòng đỏ trứng (không phải kiêng tuyệt đối). Các loại thịt trắng như: thịt lợn, thịt gà, thịt ếch, nhái… cũng là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thịt nên cắt bỏ mỡ và da nhất là da của các loại gia cầm. Tránh các chất béo từ thịt bò, thịt heo, cừu.

Thay vào đó là các loại thịt nạc hoặc thịt gia cầm trắng không da. Nên ăn các loại quả: ổi, táo, dưa hấu và tăng cường ăn rau, uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày, đêm (1,5 – 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, thực phẩm, trái cây). Tăng cường ăn các loại hạt (lạc, vừng, đỗ xanh) hoặc giá đỗ. Tỏi ta, hành tây hoặc cần tây là các loại gia vị khi ăn vào có thể giúp hạ cholesterol máu một cách đáng kể, bởi vì chúng có nhiều hoạt chất có thể làm giảm cholesterol máu.

Muốn làm giảm lượng cholesterol máu có hiệu quả, cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: tăng cường hoạt động cơ thể (tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập nhảy dây, lắc vòng, đi xe đạp chậm, sinh hoạt điều độ), đặc biệt đối với người béo phì, thừa cân nên tăng cường hoạt động cơ thể.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Những loại thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế sử dụng

Táo bón gây khó chịu và ảnh hưởng đến công việc của người mắc phải. Người bị táo bón cần kiêng ăn các thực phẩm dưới đây.

Những loại thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế sử dụng

Những loại thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế sử dụng

Chuối

Ăn chuối chưa chín hẳn có thể gây táo bón, vì chuối chưa chín chứa nhiều tinh bột khó tiêu hóa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị táo bón nếu ăn nhiều chuối.

Kẹo cao su

Nuốt kẹo cao su có thể làm tắc ống tiêu hóa và gây táo bón. Tốt nhất không nên để trẻ dưới 5 tuổi nhai kẹo cao su, vì các bé rất dễ nuốt luôn kẹo khi hết vị ngọt.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một dạng protein có trong lúa mạch. Một số người đặc biệt mẫn cảm với chất này. Nếu bạn thấy tiêu hóa của mình chậm đi hay thường xuyên bị táo bón, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về dị ứng gluten.

Gạo trắng

Gạo trắng có thể gây táo bón, còn gạo nâu lại giúp làm dịu táo bón. Xét tổng thể, gạo nâu được cho là tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng. Thay gạo trắng bằng gạo nâu giúp cải thiện tiêu hóa và chữa táo bón.

Hồng ngâm

Hồng ngâm có thể gây táo bón nếu ăn khi chưa chín hẳn. Quả hồng ngâm càng chín, càng ngọt thì càng dễ tiêu hóa.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể gây táo bón do chứa rất nhiều sắt và còn có thể kích thích dạ dày theo nhiều cách khác. Thịt lợn và thịt bò chứa nhiều chất béo, do đó mất nhiều thời gian hơn để đi qua ống tiêu hóa.

Những loại thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế sử dụng

Bánh mì trắng

Giống như gạo trắng, bánh mì trắng gây táo bón do chứa nhiều tinh bột. Thay vì bánh mì trắng, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt.

Rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Thậm chí dù uống với lượng vừa phải, rượu bia cũng có thể gây táo bón. Để tránh tình trạng này, hãy uống nước xen kẽ với rượu bia để tránh mất nước.

Sô-cô-la

Sô-cô-la chứa nhiều chất béo, do đó nó mất rất nhiều thời gian để đi qua ống tiêu hóa. Bạn nên ăn sô-cô-la với lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai và sữa chua là những nguồn canxi và vitamin tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều các món này có thể làm chậm tiêu hóa. Lactose có trong các sản phẩm từ sữa còn có thể gây đầy hơi.

Thức ăn nhanh

Các món ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và rất ít chất xơ. Hãy tự làm bánh kẹp tại nhà, sử dụng thịt gà thay vì thịt bò làm nhân để giảm bớt các thành phần gây táo bón. Khoai tây chiên tự làm cũng ít gây táo bón hơn.

Thức uống chứa caffeine

Cà phê và các thức uống chứa caffeine khác có tính lợi tiểu, do đó nếu uống quá nhiều có thể gây mất nước, dẫn đến táo bón.

Đường

Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh kẹo chứa ít chất xơ và nhiều chất béo gây táo bón nghiêm trọng.

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở tất cả mọi độ tuổi. Vì vậy hãy ăn uống khoa học và hạn chế những loại thực phẩm gây táo bón đã nêu ở trên nhé.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều căn bệnh thường gặp xuất hiện và gia tăng nhiều. Vậy cần làm gì để đề phòng bệnh mùa mắng nóng hiệu quả.

Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

Có nhiều lý do làm cho bệnh tật gia tăng vào mùa nắng nóng, trước hết phải kể đến lý do thời tiết nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay dễ dẫn đến mắc một số bệnh, đặc biệt là khi thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại.

Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

Một trong những Bệnh thường gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 – 390C, thậm chí cao hơn, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người, nhất là vùng gáy.

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nắng nóng do nhiễm vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli, đặc biệt là có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.

Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chệch lệch với môi trường bên ngoài, có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, các chất nhày bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là gây viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, nhất là người làm công tác văn phòng, lái xe đường dài (xe có máy lạnh)… khi ra ngoài trời nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm phế quản. Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.

Các bệnh thường gặp do thời tiết nắng nóng gây ra

Mùa nắng nóng, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch do các virus gây bệnh này thích hợp với thời tiết mùa hè. Mùa hè, bệnh rôm, sẩy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng.

Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch có thể bị thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Cách phòng bệnh mùa nắng nóng

Trời nắng nóng, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón hoặc mặc áo chống nắng (phụ nữ). Tốt nhất không tắm sông, biển, ao hồ, sông suối lúc nắng gắt, nhất là buổi trưa, xế chiều. Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh, nên để ở nhiệt độ khoảng 25- 26 độ là vừa. Mỗi lần đi ngoài nắng về, không nên vào phòng máy lạnh ngay, đặc biệt trẻ em, người cao tuổi. Sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ chơi trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng hình thức rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp. Ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh do chúng truyền từ người bệnh sang người lành.

Cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Với trẻ, nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của y tế. Với người lớn, trẻ em lớn, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Một số bệnh thường gặp bạn cần đề phòng ở ruột non

Các bệnh thường gặp ở ruột non như sự xuất hiện của các khối u, viêm ruột non, ung thư ruột non,… ngày càng có xu hướng gia tăng.

Một số bệnh thường gặp bạn cần đề phòng ở ruột non

Biểu hiện các bệnh lý nói trên khá cụ thể và rõ ràng, thường là trạng thái đau bụng kéo dài, khó tiêu, đi ngoài ra máu,… nên rất dễ nhầm lẫn thành các vấn đề về tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở ruột non

Viêm ruột non

Viêm ruột do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân. Dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, tác động đến niêm mạc ruột của bệnh nhân.

Ăn, uống, chế biến không kỹ các thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm tác nhân gây bệnh, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nguồn nước ao hồ, nước sông chưa được xử lý.

Vệ sinh thân thể chưa đúng cách:  góp phần tạo điều kiện cho virus có môi trường thuận lợi để phát triển và xâm nhập cơ thể, đặc biệt, virus dễ lây lan ở trẻ nhỏ do vệ sinh bàn tay không đảm bảo.

Bệnh Crohn: Là bệnh tổn thương có thể ở nhiều đoạn bất kỳ của ống tiêu hóa, tổn thương ở ruột non chiếm 30-40%. Khi mắc bệnh nhân thường đau bụng, tiêu lỏng, giảm cân (khi tổn thương rộng), sốt, biến chứng rò, áp-xe, chảy máu.

Lao ruột: Là vị trí thường gặp thứ hai sau lao phúc mạc trong lao ống tiêu hóa, chủ yếu là lao thứ phát sau lao ở các cơ quan khác. Trong thời kỳ khởi phát, các biểu hiện chủ yếu là gầy sút nhanh, xanh xao, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm; Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối;  Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng… Trong thời kỳ toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh.

Viêm ruột do xuất huyết thành ruột non: Tiền sử dùng thuốc chống đông, lâm sàng có các cơn đau bụng quanh rốn, hoặc một vùng kèm theo bí trung đại tiện, bụng trướng…

Một số bệnh thường gặp bạn cần đề phòng ở ruột non

U ruột non

Theo các bác sĩ cho hay u ruột non chiếm 3-6% trong u ống tiêu hóa, 60-75% u lành tính, u ác tính ruột non dưới 2% so với ung thư ống tiêu hóa, là nguyên nhân thứ 2 gây xuất huyết ruột non.

U lympho ruột non: Thường gặp thứ 2 sau dạ dày, hay gặp phần cuối hỗng tràng và hồi tràng, chủ yếu nguồn gốc từ tế bào lympho B, lâm sàng: không đặc hiệu hoặc có khi biến chứng tắc, chảy máu, thủng, rò.

Polyp ruột non: Là polyp lành tính nhưng có tỷ lệ nhỏ trở thành ung thư, ít triệu chứng hoặc có đau bụng, biến chứng chảy máu, lồng ruột. Khi chụp CT cho thấy tổn thương lồi trong lòng đại tràng, nội soi: Xác định tổn thương, can thiệp cắt bỏ Polyp

Ung thư biểu mô tuyến: Ít gặp hơn đại tràng, có 70% ở tá tràng (50% quanh nhú Vater) và hỗng tràng, lâm sàng: ít triệu chứng có khi giai đoạn muộn biểu hiện đau bụng, biến chứng tắc ruột, chảy máu.

Bệnh lý tổn thương mạch máu ruột non

Dị sản mạch, thông động tĩnh mạch, chảy máu điểm mạch, dị sản mạch là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu ruột non, ở hỗng tràng gặp nhiều hơn ở hồi tràng.

CT bụng thấy hình ảnh thoát thuốc cản quang vào lòng, nội soi: hình ảnh tổn thương mạch gây chảy máu.

Túi thừa ruột non

Hiếm gặp chủ yếu ở tá tràng và túi thừa Meckel (2%), thường không có triệu chứng, có khi có biến chứng như chảy máu túi thừa, viêm túi thừa, thủng túi thừa, tắc ruột.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Hướng dẫn chữa viêm họng bằng những nguyên liệu quanh ta

Dưới đây là một số Hướng dẫn chữa viêm họng hiệu quả mà lại tự nhiên mà lại dễ kiếm xung quanh ta. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết nhé.

                         Hướng dẫn chữa viêm họng bằng những nguyên liệu quanh ta

Uống nhiều nước lạnh là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến viêm họng vào mùa hè. Khi bị viêm họng, sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe. Trường hợp dùng quá nhiều sẽ gây lờn thuốc. Dưới đây là một số bí quyết chữa căn bệnh thường gặp này.

Chữa viêm họng bằng trà chanh mật ong

Mật ong có công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Khi bị viêm họng, cổ sẽ bị đau rát, ngứa ngáy thích hợp với công dụng của mật ong. Dùng mật ong pha với trà xanh, thêm một vài lát chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng của người bệnh.

Nước gừng mật ong

Gừng giúp làm ấm cổ họng, chữa đau rát họng rất hiệu quả. Sử dụng gừng để chữa viêm họng như sau:

  • Lấy một nhánh gừng tươi, lột sách vỏ. Sau đó đập dập và ngâm với mật ong 15 phút.
  • Lấy nước cốt đã ngâm ngậm trong miệng hoặc nuốt từ từ.

Sử dụng đều đặn, thường xuyên sẽ làm cơn đau giảm đi rõ rệt.

Chữa viêm họng bằng cam thảo

Cam thảo có tác dụng giảm ho, chống viêm hiệu quả. Trong cam thảo có chất acid glycyhizic có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Người bị viêm họng súc miệng bằng rễ cam thảo sẽ giúp giảm đau, trị viêm loét họng.

Chữa viêm họng bằng giấm

Khi họng bị sưng, đau, pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng.

Hướng dẫn chữa viêm họng bằng những nguyên liệu quanh ta

Chữa viêm họng bằng muối

Có hai cách sử dụng muối để chữa viêm họng:

  • Muối rang khô, giã nhỏ, thổi vào họng rồi nhổ nước bọt ra. Khi đó cảm giác đau sẽ thuyên giảm, tốt cho chữa trị bệnh viêm họng.
  • Ngửa đầu, há miệng rồi rắc vài hạt muối lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi). Tránh rắc lên phần đầu và giữa lưỡi vì như vậy người bệnh sẽ phải chịu đựng vị mặn mà lại không có hiệu quả. Sau đó để muối tự hòa tan trong miệng, càng lâu càng tốt. Cố gắng đừng nuốt vội. Có thể sử dụng lọ muối để rắc. Mỗi ngày rắc từ 2-6 lần tùy theo mức độ bệnh tình. Đau ít thì rắc 2 lần/ngày, đau nhiều thì rắc thêm vài lần nữa.

Vỏ xoài và nước lọc

Pha 10ml vỏ xoài với 125ml nước đun sôi để nguội. Người viêm họng dùng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày.

Bột quế, hạt tiêu và mật ong

Pha một thìa bột quế với một cốc nước, cho thêm chút hạt tiêu và hai thìa mật ong. Hỗn hợp này sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm họng nhanh chóng.

Mướp

Sử dụng quả mướp non, nghiền nát rồi lấy nước đó súc miệng thường xuyên.

Xì dầu

Người bị viêm họng có thể lấy một thìa canh xì dầu để súc miệng. Súc khoảng một phút thì nhổ ra. Làm liên tục như vậy 2-3 lần sẽ thấy tác dụng.

Lưu ý

Các Dược sĩ khuyên các bạn khi mắc viêm họng thì nên

  • Khi bị viêm họng nên tránh xa thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
  • Người bị viêm họng trong lúc tắm có thể hít nhiều hơi nước. Hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi rồi há miệng hít hơi ẩm bay lên. Làm khoảng 5 phút hoặc mỗi giờ một lần sẽ làm giảm cảm giác đau.
  • Nên ăn nhiều lê để chống nhiệt vào những ngày hè.
  • Nếu đau họng kèm sốt, ho và các triệu chứng khác nên đến bác sĩ để biết nguyên nhân gây bệnh và được điều trị dứt điểm.
Exit mobile version