Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mùa hè nắng nóng và những bệnh lý về tai mọi người cần biết

Mùa hè có thời tiết nắng nóng và môi trường có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những virut, vi khuẩn. Kết hợp với thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống, dẫn đến một số bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có những bệnh lý về tai.

Viêm tai giữa ứ dịch

Một số bệnh lý về tai thường gặp trong mùa hè

Vào mùa hè, rất nhiều người có thói quen đi bơi. Nước ở hồ bơi thường không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo những vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, tuy nhiên, cũng có trường hợp nước bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến  tình trạng viêm, nhọt ống tai ngoài.Bệnh có biểu hiện là đau tai nhiều, ù tai và có thể suy giảm thính lực. Đau do viêm tấy hoặc nhọt ống tai ngoài là nguyên nhân khiến bệnh nhân mất ngủ do cấu tạo da ống tai vành tai sát liền với màng sụn.

Bệnh nhân bị nhiễm nấm ống tai thường có biểu hiện ngứa tai nhiều, xuất hiện dịch màu trắng đục hoặc nâu đen. Khi khối nấm mọc đầy ống tai, bệnh nhân bị sẽ bị ù tai rất khó chịu. Nếu có ráy tai đọng lại thành khối trong tai, khi đi bơi, nước vào làm khối này trương to lấp kín hết ống tai gây ù tai làm giảm thính lực, trường hợp nặng gây viêm đau nhức tai nhiều.

Những bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài xảy ra khi bơi lặn, nước vào tai gây ngứa, khó chịu, thường ngoáy tai để tạo cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc này làm xây xước da ống tai dẫn tới phù nề, khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm ống tai, dẫn tới sự xuất hiện của một số triệu chứng như đau tai.

Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Bên cạnh những bệnh thường gặp trên thì nước cũng có thể gây viêm tai giữa ứ dịch. Bệnh lý này là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có những triệu chứng viêm cấp. Bệnh nhân không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh có thể phát triển thành viêm tai giữa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính vì thế, những trường hợp mắc viêm tai giữa ứ dịch cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại sức nghe, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng và di chứng gây điếc nặng ở giai đoạn sau.

Bệnh này không gây đau tai rõ rệt, chỉ đau nhói trong vài ngày đầu, gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai. Vì thế, bệnh thường dễ bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ có cảm giác tai lùng bùng hay ù tai, nghe không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai. Nguyên nhân gây bệnh  là do  lỗ vòi tai bị tắc dẫn đến chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.

Trong giai đoạn ứ mủ, cần chủ động trích rạch nhằm dẫn lưu mủ ra bên ngoài

Điều trị đúng cách, tránh tự ý điều trị

Nói về bệnh viên tai giữa ứ dịch, những Bác sĩ chia sẻ thêm: Thực tế, phần lớn trẻ em bị viêm tai nặng do cha mẹ tự điều trị hoặc điều trị theo lời mách bảo. Nhiều trường hợp sử dụng bài thuốc theo kinh nghiệm như lấy thuốc đông dược thổi vào tai, kháng sinh rắc vào tai… dẫn đến tình trạng bệnh xấu thêm. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Theo những tin tức y dược, thuốc nhỏ tai có nhiều loại, vì thế, cần tùy trường hợp để điều trị một cách hợp lý. Đặc biệt, tình trạng viêm tai điều trị không đúng cách và dứt điểm hết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: nghe kém, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, gây chóng mặt do ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình tai trong, vi khuẩn lan vào nội sọ gây viêm màng nhĩ, áp xe não. Chính vì thế, cần có phương pháp điều trị khoa học và hợp lý.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp bạn trị cảm nắng hiệu quả

Y học cổ truyền hướng dẫn phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị cảm nắng hiệu quả kết hợp với bài thuốc, món ăn hỗ trợ điều trị cảm nắng.

Cách xoa bóp bấm huyệt giúp bạn trị cảm nắng hiệu quả

Cảm nắng là một bệnh thường gặp, người bị cảm nắng thường có các triệu chứng báo trước như da nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi.

Trước hết phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, râm mát, uống nước mát.

Tiếp theo xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị cảm nắng: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực hơi mạnh: ấn xuống rồi thả lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy bệnh và thể trạng mỗi người.

Các bài thuốc, món ăn hỗ trợ điều trị cảm nắng

Bài 1: rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g. Nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống.

Bài 2: xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 80 – 100g, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Cũng có thể dùng bột hòa nước sôi xông mũi. Công dụng: trị cảm cúm, viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi.

Bài 3: hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g (hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống). Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước còn lại chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa cảm nắng nóng.

Bài 4: lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ hai. Uống 2 – 3 thang liền.

Bài 5: mạch môn 120g, lô căn 150g rửa sạch thái vụn, trộn đều đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm tí đường phèn cho dễ uống. Tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Theo bác sĩ, sau khi uống thuốc, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt gồm: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Đun chín đậu xanh (có thể cho thêm một ít gạo tẻ), cho lá dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể của bạn đang thiếu kẽm?

Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Dưới đây là một số những dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn cũng như là dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm

Những nguyên nhân nào gây thiếu kẽm?

Kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Để cơ thể có thể hoạt động và thực hiện các chuyển hoá, hấp thu chất dinh dưỡng cần có sự tham gia của các enzyme trong cơ thể và để các enzyme này có thể hoạt động được thì cần có sự tham gia của kẽm. Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta bị thiếu kẽm.

Nguyên nhân có thể do bổ sung thiếu kẽm trong chế độ ăn, những người ăn chay trường cũng là người có nguy cơ bị thiếu kẽm vì chế độ ăn của họ có hàm lượng acid phytic cao là giảm hấp thu kẽm. Các acid phytic có thể được tìm thấy nhiều trong lúa mì nguyên hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Những người uống nhiều rượu cũng là người có nguy cơ bị thiếu kẽm do cồn làm ức chế sự hấp thu của kẽm trong cơ thể.

Bác sĩ chia sẻ như sau: Những người bị các bệnh lý eczema, vảy nến đòi hỏi quá trình thay mới tế bào diễn ra liên tục cũng khiến cơ thể bị thiếu kẽm. Tuy nhiên người có nguy cơ thiếu kẽm nhiều nhất là những người không bổ sung thịt đỏ trong chế độ ăn vì thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm chủ yếu cho cơ thể nên những người ăn chay trường hoặc ăn chay hoàn toàn có nguy cơ thiếu kẽm nhiều.

Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm

Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm

Thiếu kẽm có thể gây suy giảm miễn dịch, cảm lạnh, vết thương chậm liền, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, ngoài ra có những triệu chứng mà có thể phát hiện dễ dàng dựa vào những triệu chứng như sau:

Rụng tóc

Rụng tóc nhiều là triệu chứng mà nhiều người để ý nhất. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein và làm cho mái tóc dày và mượt. Do đó khi rụng tóc nhiều có thể là triệu chứng để nghi ngờ thiếu kẽm. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người bị rụng tóc nhiều là người có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người khác. Tuy nhiên nhiều bác sĩ không nghĩ đến việc kiểm tra lượng máu trong cơ thể mà thường thiên về nguyên nhân do vitamin nhiều hơn nên họ hay khuyên bệnh nhân bổ sung chỉ vitamin hoặc có người khuyên bổ sung cả vitamin và kẽm.

Móng tay dễ gãy và có đốm trắng

Những đốm trắng ở trên tay là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể bị thiếu kẽm. Cơ thể cần phải có lượng kẽm ổn định để phát triển mô và các tế bào ở móng nên khi thiếu kẽm, các biểu hiện ở móng tay, móng chân thể hiện ra rất rõ. Móng tay có thể giòn, dễ gãy. Triệu chứng này không hẳn đặc trưng cho thiếu kẽm vì thiếu máu cũng gây triệu chứng này. Biểu hiện rõ nhất cho thấy thiếu kẽm chính là những đốm trắng ở móng tay. Khi bổ sung đủ kẽm thì móng cũng là bộ phận đầu tiên có sự khác biệt.

Loét miệng

Thiếu kẽm làm cho loét miệng tái diễn, bổ sung kẽm giúp cho làm giảm viêm ở miệng và những vấn đề liên quan đến loét miệng

Răng kém trắng sáng

Hầu như nhắc đến răng trắng bóng mọi người thường nghĩ đến canxi. Nhưng thực chất cả kẽm và canxi đều có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Nếu lượng kẽm thấp, hàm răng sẽ bị xỉn màu, dễ bị mẻ và dễ mắc các bệnh thường gặp về răng miệng. Kẽm cũng là yếu tố tự nhiên có trong nước bọt, men răng giúp răng khỏe và chống lại vi khuẩn.

Gặp những vấn đề về da

Có nhiều nhà khoa học cho rằng việc bị thiếu kẽm có liên quan đến việc xuất hiện mụn trứng cá do đó, trong các thuốc điều trị mụn thường hay bổ sung thêm kẽm. Và cũng có nghiên cứu cho thấy có đến 54% số người bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm thấp.

Linh chi ăn ngủ ngon Nguyên Sinh

  • Tạo giấc ngủ sâu
  • Kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn
  • Bổ sung kẽm, vitamin B5 cho cơ thể

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/ry92sud”]

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính dần khiến Trái Đất trở nên “khắc nghiệt” hơn. Điều này thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi thất thường của thời tiết. Vậy phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

Bệnh say nắng là gì?

Sốc nhiệt hay gọi còn gọi là say nắng là tình trạng gây ra bởi cơ thể của bạn quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất, sốc nhiệt có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đến 40 độ C (104 độ F) hoặc cao hơn.

Người bị say nắng cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được cấp cíu kịp thời có khả năng dẫn tới bại não, ảnh hưởng đến tim, thận và cơ bắp. Điều này dẫn đến việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ biến chứng, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây sốc nhiệt là gì?

Thông thường, cơ thể người có thể tản nhiệt bằng cách bức xạ nhiệt qua da hoặc qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc làm việc quá lâu dưới ánh mặt trời, cơ thể có thể không thể tản nhiệt đủ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đôi khi, nhiệt đọ cơ thể có thể lên tới 41,1 độ C hoặc cao hơn.

Một nguyên nhân khác của say nắng là mất nước . Một người bị mất nước có thể do tuyến mồ hôi chưa tản nhiệt kịp khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Người dễ bị tổn thương (có nguy cơ) bị say nắng nhất bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Người cao tuổi. (thường mắc các bệnh liên quan đến tim, phổi, thận hoặc đang dùng thuốc khiến họ dễ bị mất nước)
  • Vận động viên.
  • Những người làm việc bên ngoài lâu ngoài trời.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc vật nuôi trong xe ô tô.

Biểu hiện của cơ thể khi bị say nắng như thế nào?

Tùy trường hợp mà có thể có các triệu chứng và dấu hiệu say nắng khác nhau. Dưới đây là 8 triệu chứng và dấu hiệu say nắng phổ biến, bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể cao: Nhiệt độ cơ thể cao 40 độ C trở lên là dấu hiệu chính của say nắng.
  • Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi: Nhầm lẫn, kích động, nói chậm, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê đều có thể do say nắng.
  • Thay đổi trong tuyến mồ hôi: Trong cơn say nắng do thời tiết nóng, da bạn sẽ cảm thấy nóng và khô khi chạm vào.
  • Buồn nôn và ói mửa: Bạn có thể cảm thấy bụng dạ khó chịu hoặc có cảm giác nôn mửa.
  • Da ửng đỏ: Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Thở gấp: Thở nhanh và nông.
  • Nhịp tim tăng mạnh: Nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn do phải hoạt động hơn múc bình thường để làm mát cơ thể.
  • Đau đầu.

Trong khi người cao tuổi có nguy cơ bị say nắng cao nhất thì trẻ sơ sinh và trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuyệt đối không để trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh một mình trong xe ô tô khóa kín mà không có người trông coi. Bởi nhiệt độ trong xe bị khóa có thể tăng đến mức nguy hiểm ngay cả trong thời tiết bình thường.

Phương pháp sơ cứu khi bị say nắng như thế nào?

Say nắng là bệnh thường gặp, khi bị say nắng phải được cấp cứu ngay lập tức để tránh tổn thương nội tạng vĩnh viễn. Đầu tiên và quan trọng nhất là làm mát nạn nhân.

Đưa nạn nhân đến khu vực râm mát, cởi quần áo, chườm nước mát hoặc nước ấm lên da, đặt túi nước đá dưới nách và háng.

Nếu bị say nắng còn tỉnh táo và có thể uống chất lỏng, hãy cho họ uống nước mát, không chứa cồn hoặc caffeine .

Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế và tiếp tục nỗ lực làm mát bệnh nhân cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống 38,3 đến 38,8 C độ C

Thông báo cho các dịch vụ cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức. Nếu nhân viên cấp cứu không thể đến ngay lập tức, họ có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn thêm để điều cấp cứu nạn nhân.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Mách bạn các loại vitamin giúp giảm táo bón hiệu quả

Táo bón xuất hiện khi bạn không đi đại tiện đều đặn hay đường truyền phân có vấn đề. Nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần, bạn có thể bị táo bón.

Táo bón là tình trạng đi đại tiện gặp khó khăn

Các triệu chứng biểu hiện bạn đang bị táo bón

Các triệu chứng táo bón bao gồm:

  • Đau thắt dạ dày;
  • Phân cứng và quá lớn hoặc quá nhỏ, khó đẩy phân ra ngoài;
  • Cần ấn tay vào bụng khi đi đại tiện;
  • Có máu lẫn trong phân
  • Đau rát hậu môn sau khi đại tiện;
  • Tình trạng đầy hơi, đau quặn ở vùng thắt lưng.

Nếu bạn bị táo bón trong nhiều tuần hay lâu hơn thì đó gọi là táo bón mạn tính.

Nguyên nhân táo bón là gì?

Các yếu tố từ lối sống có thể gây táo bón, chẳng hạn khi bạn:

  • Ăn không đủ chất xơ
  • Uống không đủ nước
  • Không tập luyện đầy đủ
  • Không hoạt động theo thói quen, chẳng hạn như đi du lịch
  • Cảm thấy căng thẳng

Fibersol – Giảm táo bón

Các loại vitamin chữa trị táo bón hiện nay

Trong nhiều trường hợp, có thể chữa trị táo bón do thay đổi lối sống bằng các phương pháp tại nhà. Chẳng hạn uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ và luyện tập đều đặn.

Các loại vitamin cũng giúp giảm táo bón. Chúng giúp phân mềm hơn. Nếu bạn uống vitamin hằng ngày thì không nên uống thêm nhiều nữa. Tuy nhiên, nếu bạn không dùng, hãy thêm chúng vào chế độ ăn hằng ngày của bạn nhé.

Những loại vitamin này giúp giảm táo bón hiệu quả bao gồm:

Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Vitamin không hòa tan có tác dụng thẩm thấu vào ống tiêu hóa của bạn. Chúng đưa nước vào ruột, giúp làm mềm phân của bạn.

Tuy nhiên, dùng quá nhiều vitamin sẽ có hại, gây nôn mửa, tiêu chảy và co thắt bao tử. Ngoài ra, vitamin C khiến bạn hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm. Đây là tác dụng phụ làm chứng táo bón tệ hơn.

Vitamin B5

Vitamin B5 là chất tan trong nước. Một nghiên cứu cho rằng chất dẫn xuất của vitamin B5 gọi là dexpanthenol làm dịu chứng táo bón. Nó kích thích các cơ co giãn trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng.

Axit folic

Axit folic hay còn gọi là folate hay vitamin B9. Chúng giúp làm dịu chứng táo bón bằng cách kích thích chất nền của axit tiêu hóa. Nếu mức axit tiêu hóa thấp, dùng chúng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và giúp phân dễ di chuyển hơn.

Hãy ăn các thực phẩm giàu folate thay vì các loại thực phẩm bổ sung axit folate. Thực phẩm giàu folate cũng giàu chất xơ, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, bao gồm:

  • Rau bó xôi
  • Đậu trắng
  • Ngũ cốc
  • Gạo lứt

Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Nếu chứng táo bón do mức độ B12 thấp, hãy bổ sung chúng trong thực đơn hằng ngày để giảm táo bón.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 hơn dùng thực phẩm bổ sung. Các loại thực phẩm bao gồm:

  • Gan bò
  • Cá hồi
  • Cá ngừ

Vitamin B1

Vitamin B1 hay thiamine giúp tiêu hóa tốt. Khi mức thiamine thấp, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém. Điều này gây táo bón. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin B1 vào thực đơn hằng ngày.

Ngăn ngừa và phòng bệnh táo bón

Đây là bệnh thường gặp ở nhiều người để giảm táo bón mọi người có thể tham khảo các cách sau:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc, trái cây và rau củ
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đi đại tiện
  • Giảm căng thẳng

Một lối sống lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa và chữa trị các trường hợp táo bón. Nếu bạn bị táo bón hơn một tuần và không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen sống, hãy đến khám bác sĩ. Hãy nói với bác sĩ trước khi dùng vitamin để giảm táo bón. Hãy nói với họ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Fibersol Nguyên Sinh – Cốm trị táo bón cho trẻ sơ sinh – an toàn mẹ bầu

  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể
  • Tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ nhuận tràng
  • Giảm táo bón

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không?

Quai bị là bệnh lành tính nhưng không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Vậy biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không?

Biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không?

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh thường gặp và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, khi mắc quai bị người bệnh thường có biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém, có thể có rét run, ớn lạnh. Sau khi sốt từ 1 đến 2 ngày, tuyến mang tai sưng dần, sưng lan ra vùng trước tai, xuống dưới hàm, làm mất rãnh dưới hàm. Da vùng bị sưng của người mắc căng phồng lên, đau không đỏ, miệng khô, khó nuốt. người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm khi mắc quai bị.

Một số biến chứng quai bị có thể gặp ở người bệnh

Nam giới bị viêm tinh hoàn

Biến chứng quai bị gây viêm tinh hoàn thường gặp ở trẻ nam đang ở tuổi dậy thì hoặc nam giới đã trưởng thành. Tinh hoàn thường bị viêm một bên, ít khi viêm cả hai bên. Trường hợp viêm cả hai bên thì biểu hiện sưng cũng cách nhau 2-3 ngày.

Viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau viêm tuyến mang tai 7-10 ngày, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao trở lại, buồn nôn, đau nhức, tinh hoàn sưng to gấp 2-3 lần bình thường, da bìu đỏ, đôi khi mào tinh hoàn cũng bị sưng. Sau 4-5 ngày tiến triển, người bệnh hết sốt nhưng phải hơn 2 tuần mới hết sưng.

Tỷ lệ nam giới sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn là 20-35%, trong đó 50% trong số này tinh hoàn sẽ bị teo dần dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh nam. Đây là câu trả lời cho thắc mắc “biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không?”. Ngoài ảnh hưởng đến nam giới, quai bị còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Có thể sẩy thai khi mắc quai bị

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trường hợp mắc quai bị có thể gây dị dạng ở thai nhi hoặc sẩy thai, mắc quai bị trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây sinh non hoặc chết lưu.

Biến chứng quai bị gây viêm tụy cấp

Biến chứng quai bị gây viêm tụy cấp gặp ở 3-7% một số trường hợp mắc quai bị, thường gặp ở người lớn, đây là một biến chứng nặng. Bệnh thường xảy ra vào ngày 4-10 khi tuyến mang tai đã bớt sưng. Một số triệu chứng viêm tụy cấp do biến chứng quai bị gây ra như: người bệnh sốt trở lại, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, tụt huyết áp,…


Biến chứng bệnh quai bị ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Biến chứng quai bị tổn thương thần kinh

Biến chứng quai bị gây viêm não có tỷ lệ 0.5%, bệnh có thể xảy ra sau viêm tuyến mang tai 3-10 ngày hoặc xảy ra đơn độc. Người bệnh có biểu hiện của bệnh lý thần kinh như khó chịu, nhức đầu, thay đổi tính tình, bứt rứt, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não có thể dẫn đến giảm thị lực, điếc, viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang.

Phụ nữ mắc quai bị gây viêm buồng trứng

Tỷ lệ nữ giới gặp biến chứng viêm buồng trứng là 7%, tuy nhiên biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không thì ở nữ giới hiếm khi dẫn đến vô sinh.

Một số biến chứng khác thường gặp

Một số biến chứng khác hiếm gặp hơn là: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu, viêm đa khớp…

Như vậy, biến chứng bệnh quai bị có gây vô sinh không đã được giải đáp trong bài viết trên. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Cần nhận biết sớm các biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu xuất hiện có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm các biến chứng của bệnh thủy đậu là rất cần thiết để có thể phòng tránh kịp thời.

Thủy đậu sẽ trải qua theo từng giai đoạn với các triệu chứng khó chịu

Bệnh thủy đậu sẽ có những dấu hiệu gì?

Bệnh thủy đậu sẽ trải qua các giai đoạn với những dấu hiệu sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Thủy đậu thường không bùng phát ngay mà sẽ có thời gian ủ bệnh ngay sau khi tiếp xúc với người mắc phải trong tầm 2 đến 3 tuần. Ở giai đoạn này thường không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào cả.

Giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh thì sẽ đến giai đoạn khởi phát trong khoảng 1 ngày với các dấu hiệu ban đầu rất giống với cảm cúm như sốt nhẹ, đau đầu và sổ mũi. Một vài trường hợp có thể nổi hạch ở phía sau tai.

Giai đoạn toàn phát

Đây còn được gọi là giai đoạn phát ban. Thường thì người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng trong khoảng 1 đến 3 tuần như:

  • Xuất hiện khắp cơ thể các nốt ban màu đỏ có chứa dịch phía bên trong, đặc biệt là ở vùng tay, chân, lưng và niêm mạc miệng. Triệu chứng này sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho người bệnh.
  • Bị sốt cao kèm theo những cơn đau đầu dữ dội.
  • Ngoài ra, có một vài người sẽ bị đau nhức xương khớp hoặc nôn ói.

Ở giai đoạn này nếu không biết cách chăm sóc, các nốt ban rất dễ bị vỡ gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến cho kích thước to lên và dịch bên trong bị chuyển thành mủ có màu đục. Hơn thế nữa, nếu không có các biện pháp chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm.

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng thời gian toàn phát, người bị thủy đậu sẽ dần hồi phục trong tầm 3 đến 4 ngày. Các nốt ban sẽ bắt đầu bị vỡ ra, khô lại rồi tạo thành một lớp vảy rất dễ bị bong tróc.

Vấn đề của thời gian này mà người bệnh thường hay lo lắng, đó chính là sẹo thâm mà các nốt ban để lại. Tình trạng này có thể được khắc phục bởi các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị sẹo thâm.

Trên đây chỉ là giai đoạn tiến triển của bệnh thủy đậu thường gặp. Tuỳ theo thể trạng của mỗi người sẽ có thời gian hồi phục khác nhau.

Biến chứng của bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là căn bệnh không nên xem thường bởi tính chất lây lan nhanh có thể dễ dàng tạo thành ổ dịch. Đặc biệt, nếu không có phương pháp chữa trị đúng cách và kịp thời, sẽ gây ra nhiều triệu chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm, như sau:

  • Gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc bội nhiễm do các nốt ban lở loét do bị vỡ ra nhưng không được vệ sinh đúng cách. Dấu hiệu để nhận biết biến chứng này, đó chính là xảy ra xuất huyết ở phía bên trong nốt ban.
  • Viêm phổi thường xảy ra ở người lớn với các triệu chứng như: tức ngực, ho ra máu, khó thở và sốt cao,… Đây là biến chứng của bệnh thủy đậu rất nguy hiểm và dễ gây ra tử vong.
  • Nhiễm trùng máu là biến chứng khá nặng của bệnh thủy đậu do sự xâm nhập của các vi khuẩn ở bề mặt da vào bên trong cơ thể. Điều này sẽ khiến người bệnh bị xuất huyết hoặc nhiễm trùng máu.
  • Viêm não là biến chứng thường xảy ra ở người lớn và để lại những di chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Một số biểu hiện thường gặp là: sốt cao dẫn đến co giật, hôn mê hoặc bị rối loạn tri thức,…
  • Bệnh Zona hay còn được gọi là giời leo cũng là một biến chứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề như sức khoẻ, thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân gây ra là do virus thủy đậu trú ngụ ở trong cơ thể quá lâu.
  • Viêm thận là biến chứng tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm của thủy đậu với các biểu hiện như tiểu ra máu hay suy thận,…
  • Có thể gây ra dị tật cho thai nhi cho bà bầu. Ngoài ra, em bé sau sinh khoảng 2 đến 5 ngày cũng có thể lây thủy đậu từ mẹ.
  • Viêm võng mạc có thể gây ra bởi virus Varicella Zoster xâm nhập vào giác mạc.

Đây là bệnh thường gặp ở nhiều người độ tuổi khác nhau, biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm đối với người mắc phải. Chính vì vậy, mọi người cần phải trang bị những kiến thức cần thiết đối với căn bệnh dễ lây lan này.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Người bị ăn không tiêu cần làm như thế nào để khắc phục?

Sau khi ăn thức ăn được nhiều giờ nhưng bạn vẫn cảm thấy no, chướng bụng và khó chịu đây được gọi là tình trạng ăn không tiêu. Vậy khi gặp tình trạng này cần khắc phục như thế nào?

Ăn không tiêu có thể do việc ăn uống thiếu khoa học, ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, thức ăn nhanh

Ăn không tiêu là bệnh lý gì?

Bác sĩ tư vấn, ăn không tiêu hay còn được gọi là chứng khó tiêu. Tuy nhiên đây thực chất là dạng hệ tiêu hóa bị rối loạn với nhiều triệu chứng điển hình như đầy bụng, ợ chua, ợ hơi và thỉnh thoảng thì vẫn có cảm giác đau bụng nhẹ. Chúng xuất hiện nhiều nhất sau các bữa ăn.

Dù không hình thành những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, dễ khỏi sau một vài giờ nhưng trong trường hợp mãi vẫn không thuyên giảm thì chắc chắn bạn phải đối mặt với các bệnh lý về đường tiêu hóa như:

  • Dạ dày thiếu acid: Để cho việc tiêu hóa diễn ra bình thường thì dạ dày phải tiết đầy đủ acid. Một khi lượng acid tiết ra không đủ thì phần thức ăn sẽ không hấp thụ hết mà ứ đọng, lên men và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chướng bụng, khó tiêu.
  • Dạ dày thực quản bị trào ngược: Các cơ thắt trong thực quản đảm nhiệm chức năng như chiếc nắp đóng và mở lúc thức ăn được bổ sung vào cơ thể. Khi bộ phận này quá tải thì phần thức ăn và pepsin, acid, dịch vị sẽ trào ngược lên trên gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và đắng miệng.
  • Rối loạn nhu động ruột làm ăn không tiêu: Khi mà rối loạn ống tiêu hóa thì thức ăn đương nhiên rất khó khăn khi xuống đến ruột, dễ tắc nghẽn. Thêm vào đó, phần thức ăn vẫn cứ tiếp tục được tiếp nạp thêm lại càng làm cho dạ dày đang đầy còn đầy hơn.
  • Dạ dày viêm loét: Đây là một trong những bệnh lý phổ biến của chứng bệnh ăn không tiêu. Theo đó người bị sẽ gặp các dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, đau bụng,…. Do vậy để không muốn tình trạng này xảy ra thì bạn nên thăm khám sức khỏe để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.
  • Sỏi mật: Đây thực ra là các mảnh vật dạng rắn hình thành bên trong của túi mật. Khi bị sỏi mật thì khả năng người bệnh tiết ra những chất giúp quá trình thức ăn tiêu hóa sẽ hạn chế hơn nhiều.
  • Ung thư dạ dày: Những ai không may phải chịu đựng bệnh ung thư dạ dày thì sẽ gặp các dấu hiệu như căng bụng, đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, sụt cân,… Căn bệnh này gây nguy hiểm cực cao cho người bệnh, khả năng tử vong lớn.

Nguyên nhân ăn không tiêu là gì?

Bên cạnh chứng ăn không tiêu bắt nguồn từ một số bệnh lý thì chúng còn là hệ quả do một vài yếu tố điểm hình như:

  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không đúng cách.
  • Lactose không được dung nạp vào trong cơ thể.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y.
  • Căng thẳng quá mức.

Triệu chứng của người ăn không tiêu như thế nào?

Ăn không tiêu là một bệnh thường gặp thường hiểu hiện rất rõ ràng và người bệnh hoàn toàn có thể nhận ra hoặc cảm nhận được như sau:

  • Chán ăn và buồn nôn.
  • Chướng bụng.
  • Đầy hơi.
  • Cảm giác no.
  • Mất ngủ.
  • Sụt cân.

Người bị ăn không tiêu cần khắc phục như thế nào?

Trong trường hợp bạn bị ăn không tiêu xuất hiện trong một thời gian dài mãi không thuyên giảm thì nên đi thăm khám để được đội ngũ bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng này thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Có thói quen ăn uống khoa học

Chính vì thói quen ăn uống không được khoa học thì mới xảy ra tình trạng ăn không tiêu xuất hiện nhiều. Do vậy ngay hôm nay bạn hãy thực hiện cho mình thói quen ăn uống khoa học, đó là đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, chọn các thực phẩm phải cân đối các thành phần về chất béo, đạm và tinh bột. Cũng như bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa gồm sữa chua, chuối, gừng và rau xanh,…

Bên cạnh đó thì người bệnh nên hạn chế dùng các đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Hạn chế dùng các chất kích thích có hại như bia, rượu, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga, những gia vị có tính chất cay nóng như ớt, mù tạt, đồ chua và hạt tiêu,…

Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý

Nên thực hiện các hoạt động vận động một cách thường xuyên với những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, đi bộ,… để tinh thần được thoải mái nhất có thể. Việc tinh thần được thoải mái sẽ làm cho hệ tiêu hóa làm việc một cách hiệu quả hơn. Hãy làm việc vừa phải, làm không quá sức, ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày để thư giãn, cơ thể nạp đầy đủ năng lượng.

Hạn chế sử dụng thuốc

Việc làm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng viêm, giảm đau khi chưa được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa có thể khiến người uống gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó điển hình có chứng ăn không tiêu.

Đặc biệt hơn đối với các bệnh nhân bị ăn không tiêu do thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá hay sử dụng thực phẩm có chứa các loại hóa chất có hại, sống lâu trong một môi thường thường xuyên ô nhiễm,… thì cần phải tăng cường dùng các sản phẩm bảo vệ gan nhưng phải được sự đồng ý bác sĩ.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bác sĩ hướng dẫn các bài tập thể dục tốt cho đau thắt lưng

Đau lưng có thể có nhiều nguyên nhân do nguyên nhân gây ra. Những người thường bị đau thắt lưng mãn tính kinh nghiệm độ cứng, thắt lưng và độ dẻo dai rất thấp.

Bài tập The Twist Lying giúp điều trị bệnh đau thắt lưng

The Twist Lying cũng là một bài tập rất tốt để giúp bạn khi thời gian dài ngồi được yêu cầu. Tập thể dục này chỉ là một trong rất nhiều điều cần làm để giảm đau lưng. Không có bài tập đơn lẻ nào có thể làm được.

Nó giúp với một số cách:

Trở lại độ nghiêng trung hòa (đối với áp suất đĩa thậm chí, làm giảm độ nghiêng của khung xương chậu).

Kéo giãn núm vú (phòng chung cho đau lưng).

Tăng cơ bắp dưới của bạn (tăng tính di động, tính linh hoạt, độ kín cải thiện sự vận động cơ bàng quang).

Củng cố và khôi phục lại trạng thái của các cơ lưng (trên và dưới để duy trì xương sống trung lập, co thắt lưng).

Mở rộng cơ bắp của bạn (cải thiện chuyển động hông làm giảm đau hông, cải thiện độ nghiêng xương chậu).

Phiên mở rộng góp phần làm đau lưng . Điều quan trọng là dành thời gian để ngồi trên LIMIT và ngồi (1-2 phút mỗi 25-30 phút) để nghỉ ngơi thêm. Đứng hoặc đi bộ là điều bắt buộc. Ngồi không bao giờ lành mạnh cho lưng dưới.

Các bước trong bài thể dục giúp điều trị đau thắt lưng

Hướng dẫn các bước tập thể dục giúp điều trị bệnh đau thắt lưng là một trong những bệnh thường gặp gây khó chịu với người bệnh như sau:

Bước 1: Nằm xuống sàn (hoặc giường) với đầu gối uốn cong và chân trên sàn nhà. Giữ tay nhau.

Bước 2: Chéo chân và từ từ thư giãn sang một bên. Chân trên cùng nên nạc cả hai chân ở bên cạnh. Đặt khuỷu tay của bạn ở phía đối diện để giữ cho lưng của bạn trên mặt đất.

Bước 3: Thư giãn. Giữ vị trí này trong 30 giây đến 2 phút.

Bước 4: Lặp lại với phía bên kia.

Bước 5: lặp lại thường xuyên.

Lưu ý: Tập thể dục này sẽ căng rất chặt và cơ bắp. Bạn có thể cảm thấy đau sau đó như cơ bắp và chặt trở nên kéo dài hơn bình thường. Dành thời gian để hồi phục. Khoảng cách này đòi hỏi thời gian để trở nên hiệu quả như các cơ thấp nhất trên xương sống và thấp hơn một lần nữa rất khó để huy động từ hơn tightness.

Bài tập thể dục này có thể dễ dàng thực hiện ngay sau khi thức dậy hoặc đi ngủ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi ở lại dạng đau mãn tính này, và cần một kế hoạch giảm đau đã được kiểm chứng, có cấu trúc, hãy bắt đầu trang web này để giúp đỡ có giá trị hơn và tải xuống sách điện tử ngày hôm nay.

Trên đây là bài thể dục bạn có thể tham khảo để giúp mình có một sức khỏe tốt hơn và tránh bệnh thường gặp như đau thắt lưng.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Hiện tượng ợ hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Ợ hơi về bản chất là một hiện tượng sinh lý, tuy nhiên nếu xảy ra liên tục thì có thể đang cảnh báo sức khỏe gặp. Vậy ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì?

Ợ hơi có phải bệnh?

Hiện tượng ợ hơi là gì? 

Khi ăn uống, hành động nhai nuốt làm giãn cơ thực quản dưới cùng với việc đưa không khí từ bên ngoài vào cơ thể sẽ làm cho lượng khí dư tích tụ lại. Lượng khí đã tích tụ một lượng đủ lớn sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bằng hiện tượng ợ hơi. 

Chính vì thế, không khí sẽ từ dạ dày lên ống thực quản và ra ngoài qua đường miệng, tạo nên âm thanh khi ợ.

Ợ hơi gồm 2 dạng: Ợ hơi bệnh lý và ợ hơi sinh lý:

  • Ợ hơi bệnh lý 

Hiện tượng ợ hơi không chỉ diễn ra sau bữa ăn mà kéo dài liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng khác như ợ ra mùi chua, buồn nôn, nóng ruột, táo bón,… thì có thể đây chính là dấu hiệu của các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn Hp,…

  • Ợ hơi sinh lý 

Ợ hơi sinh lý là một hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Thường xuất hiện sau bữa ăn khi bạn ăn quá no, ăn quá nhanh hay ăn đồ chua cay nhiều. 

Các triệu chứng đi kèm ợ hơi thường gặp

Khi ợ hơi đi kèm với một số triệu chứng khác thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thường gặp. Một số triệu chứng điển hình đi kèm ợ hơi thường gặp gồm:

  • Ợ hơi có mùi chua 

Ợ hơi có mùi chua hay đi kèm với cảm giác nóng rát phần ngực và vị chua đắng ở miệng. Một số bệnh gây ợ có mùi chua điển hình là thoát vị hoành, u hạt, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày,… Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra không quá 2 lần/tuần thì bạn cũng không cần quá lo lắng. 

  • Ợ hơi buồn nôn

Ợ hơi buồn nôn xảy ra khi quá trình co bóp nhu động của dạ dày có vấn đề, cơ co bóp đẩy thức ăn ngược lên thực quản. Ngoài ra, khi hệ thần kinh thực vật có vấn đề, niêm mạc dạ dày nhạy cảm hơn và gây ra cảm giác buồn nôn.

  • Ợ hơi đau tai 

Ợ hơi bị đau tai chứng tỏ bạn có khả năng mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích.

  • Ợ hơi khó thở 

Nếu bạn không ăn quá nhiều, ăn no mà hiện tượng ợ hơi khó thở vẫn xảy ra thì có thể cảnh báo bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích. 

Ợ hơi nhiều là bị bệnh gì?

Đa phần các biến đổi ở hệ tiêu hóa từ thực quản đến tá tràng đều có thể ảnh hưởng gây ra bất thường. Trong đó ợ hơi phổ biến ở các bệnh liên quan như:

  • Bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn kém đi. Do đó khi dịch vị dạ dày tiết càng nhiều thì chúng càng dễ bị lên men, tạo ra sinh khí và gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, cùng cơ tâm vị. Từ đó gây rối loạn đóng mở cơ và làm ợ hơi.

  • Trào ngược dạ dày

Hầu hết người bệnh trào ngược thực quản dạ dày đều bị ợ hơi kéo dài. Đó là do cơ vòng thực quản dưới bị suy giảm trương lực. Đồng thời axit dạ dày tăng cao khi cơ quan này co bóp khiến thức ăn và men tiêu hóa cùng với dịch vị bị đẩy lên gây ợ hơi và sôi bụng.

  • Viêm loét dạ dày

Tổn thương ở niêm mạc dạ dày không chỉ gây viêm loét mà nó còn làm cho dịch vị dư thừa trộn vào thức ăn gây ợ liên tục.

Ngoài ra có thể còn một số bệnh lý khác cũng làm gia tăng áp lực từ ổ bụng lên trên vào làm chúng ta bị ợ. Nên cẩn trọng và xem xét những biểu hiện liên quan để xác định đúng tình trạng của mình.

Exit mobile version