Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng để điều trị hiệu quả thì còn phải tùy vào vị trí của sỏi mà lựa chọn phương pháp.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật sử dụng phương pháp nào để điều trị?

Bệnh sỏi mật là một loại bệnh tiêu hóa nên vì thế việc điều trị còn tùy vào vị trí của sỏi và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật nội soi hoặc mổ phanh).

  • Nội khoa: Sử dụng thuốc để làm tan sỏi mật, quá trình điều trị diễn ra trong một thời gian dài. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật. Ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ túi mật trong trường hợp bệnh sỏi mật hay tái phát.
  • Với sỏi túi mật: Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì người bác sĩ sẽ sử dụng thuốc làm tan sỏi trong trường hợp này. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian sử dụng kéo dài 6 – 24 tháng. Ngày nay, các bệnh viện hay tán sỏi bằng sóng hoặc làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất. Cũng có thể cắt túi mật qua đường nội soi, là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay vì hồi phục sức khỏe nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện. Cũng có thể cắt túi mật bằng mổ phanh.
  • Với sỏi trong gan và ống mật chủ: Có thể lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật. Cũng có thể tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.

Phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi mật

Nguyên nhân bệnh sỏi mật thường là do sự xuất hiện của cholesterol nên vì thế một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, tránh béo phì… sẽ góp phần giảm thiểu các yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh sỏi mật.

Người bị sỏi mật ăn giảm mỡ: ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…; ăn tăng đạm như thịt nạc, cá, sữa, hạt đậu các loại… để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan; ăn thức ăn giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật, có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón; ăn các thức ăn có giàu vitamin C và nhóm B như rau, hoa quả tươi. Tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, đường, mỡ ở người bị sỏi mật tốt nhất nên là 1/5/0,5 (ở người trưởng thành bình thường là 1/5/0,75).

Chế độ ăn khoa học là phương pháp phòng tránh bệnh sỏi mật hiệu quả

Thức ăn nên dùng: Theo giảng viên đào tạo Liên thông Cao đẳng Dược thì nước quả, hoa quả tươi cùng với các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như thịt lợn thăn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen là các loại thức ăn nên sử dụng. Ngoài ra, nên dùng một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, lá vọng cách, lá đinh lăng và các thức kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng như bơ, dầu ôliu, dầu vừng, mỡ gà vịt.

Hạn chế dùng: Giảng viên đào tạo Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyên nên hạn chế sử dụng trà, cà phê, cacao, chocolate quá độ hay thịt cá có nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng, kiêng rượu, bia, thuốc lá. Tránh ăn quá no và tránh để quá đói. Lao động và vận động vừa sức. Tránh lo lắng, suy nghĩ, mất ngủ. Tránh cáu giận. Năng vận động ngừa thừa cân béo phì, điều trị dứt các bệnh có nguy cơ sỏi mật – các bệnh nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… Không giảm cân quá nhanh, không nhịn đói triền miên. Ăn uống hợp lý, khoa học, cân đối trong khẩu phần ăn, không nên ăn một loại thức ăn nhiều quá, cũng không nên quá kiêng khem. Khi bị bệnh sỏi mật cần khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và  điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Những dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng không thể bỏ qua

Đừng chủ quan với những đốm nhỏ màu trắng đục, vết loét, vết chồi lâu lành trong khoang miệng hay bạn bị chảy máu bất thường đó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư miệng.

 

Những dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng

Theo tin tức của Bộ  Y tế cho biết hiện nay ung thư miệng là loại ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ và được xếp trong 10 ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Vậy yếu tố nào gây nên bệnh ung thư khoang miệng và cách phòng tránh.

Yếu tố gây ung thư khoang miệng

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết hiện nay trên thế giới các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra bệnh ung thư miệng một bệnh chuyên khoa nhưng có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng như:

  • Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng kem, không sạch sẽ.
  • Nhai trầu cau để nhuộm răng đen như phong tục trước đây ở Việt Nam.
  • Yếu tố di truyền: Ung thư khoang miệng có mối liên quan tương đối với yếu tố gen (gia đình) và đột biến gen. Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư miệng thì có khả năng đời sau sẽ bị mắc phải.
  • Nhiễm HPV: 70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% tuýp HPV nguy cơ cao (tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66) và 26% tuýp HPV nguy cơ thấp (tuýp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81). Bướu HPV(+) có tiên lượng sống còn tốt hơn đối với một số loại ung thư.

Các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư khoang miệng

Thông tin Y học mới nhất cho biết có những dấu hiệu cho biết bạn có khả năng mắc bệnh ung thư miệng như:

Trong khoang miệng xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ hồng hoặc trắng đục, , dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng. Những dấu hiệu này có thể là những tổn thương tiền ung thư, tức là chỉ có sự biến đổi tế bào dưới dạng nghịch sản, nhưng chưa phải là tế bào ung thư. Một sự biến đổi màu sắc bất thường nữa là những đốm màu đen sậm vùng niêm mạc miệng có thể là một tổn thương rất ác tính của tế bào hắc tố trong niêm mạc.

Những vết loét chồi, vết loét lâu lành kéo dài trên một tháng và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Tuy nhiên, những vết loét này thường không gây đau, đụng nhẹ vào  thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Khi có những biểu hiện đau thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn.

Chảy máu bất thường trong khoang miệng. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Nổi cục hạch vùng cổ không đau. Vị trí thường gặp nhất là vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm.

Xét nghiệm phát hiện ung thư khoang miêng

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư khoang miệng

Theo Bác sĩ Sơn trong chương trình tin tức bệnh chuyên khoa khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên đến các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, răng hàm mặt để được khám lâm sàng và tầm soát bệnh ung thư. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể chẩn đoán được đúng bệnh, đôi khi cần có sự hỗ trợ của một loạt các xét nghiệm mới hy vọng phát hiện sớm và chính xác.

Một số xét nghiệm có thể phát hiện sớm ung thư khoang miệng là phết tế bào, soi hiển thị huỳnh quang trực tiếp, nhuộm xanh Tolluidine, chải rửa tế bào, sinh thiết và chẩn đoán mô học, các dấu ấn sinh học hay Marker của bướu…

Cách phòng ngừa ung thư khoang miệng

Các chuyên gia khuyên bạn nên làm những việc sau để phòng tránh bệnh ung thư miệng:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước súc miệng.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia.
  • Không nên nhai trầu, xỉa thuốc.
  • Phòng ngừa HPV: tiêm vắc xin, tránh tình dục đường miệng.
  • Cung cấp đầy đủ chất vitamin A, C và E, các chất oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
  • Khám răng hàm mặt hoặc ung bướu định kỳ 3-6 tháng một lần.

Ngoài ra, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình và tập thể dục để có tăng sức đề kháng cho cơ thể tránh các bệnh tiêu hóa.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Khi dạ dày rỗng bạn không nên ăn những loại thực phẩm nào?

Buổi sáng chính là lúc dạ dày thường rỗng và chúng ta cần lưu ý đến chế độ ăn uống đặc biệt là thực phẩm bạn dùng là gì để có hệ tiêu hóa tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Khi dạ dày rỗng bạn không nên ăn những loại thực phẩm nào?

Một số thực phẩm mọi người không nên ăn lúc dạ dày đang rỗng

Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J. Dung tích vào khoảng 4-4,5l nước. Chính vì vậy ăn như thế nào cho đúng vào bữa sáng là tốt nhất?

Mọi người đều biết, bữa ăn sáng rất quan trọng đối với sức khỏe. Tất nhiên, chúng ta luôn cảm thấy đói vào buổi sáng, nhưng mọi thứ không đơn giản chỉ đói là ăn, mà nó còn liên quan tới loại thực phẩm gì mà bạn muốn nạp vào, bởi vì có một số loại thực phẩm có thể tàn phá sức khỏe nếu bạn ăn chúng khi dạ dày trống. Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thâm nặng.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội  khuyên mọi người cần tránh những thực phẩm sau để có hệ tiêu hóa tốt nhất:

Thức uống có đường 

Vào buổi sáng, nhiều người thích uống một ly nước trái cây có đường, nhưng rất ít người trong chúng ta biết rằng, thức uống nhiều đường nạp vào dạ dày trống rỗng sẽ gây hại cho tuyến tụy và gan trong thời gian dài. 

Thức ăn và đồ uống có đường cũng khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn sau đó.

Thức ăn cay

Khi dạ dày trống rỗng, việc bạn ăn thức ăn có nhiều gia vị cay như tiêu, ớt sẽ cản trở niêm mạc dạ dày hoạt động linh hoạt, có thể dẫn đến chuột rút và tạo ra nhiều phản ứng có tính axit bất lợi trong dạ dày. Ngoài ra, thức ăn cay này gây khó tiêu, ợ nóng…

Ăn trái cây rất tốt nhưng phải ăn đúng thời điểm 

Ăn trái cây vào buổi sáng

Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Nếu trái cây được ăn vào đúng thời điểm, chúng giúp chúng ta khỏe mạnh, nhưng ăn trái cây như xoài, ổi, dứa… khi dạ dày trống rỗng sẽ làm tăng sản xuất axit dạ dày. 

Thậm chí, quá nhiều đường fructose và chất xơ trong trái cây họ múi như cam, quýt cũng làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa nếu bạn ăn chúng khi dạ dày trống rỗng

Cà phê vào buổi sáng thói quen của nhiều người

Uống một tách cà phê khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sáng. Nhưng tiêu thụ cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể dẫn đến tình trạng đầy axit dạ dày. Bởi caffeine kích thích sự tiết acid hydrochloric trong hệ tiêu hóa, gây viêm dạ dày về dài.

Đồ uống có gas

Nếu tiêu thụ thức uống có gas khi đói, các axit có ga kết hợp với các axit dạ dày, gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau như chướng khí, đầy hơi và buồn nôn, dẫn đến đau bụng hoặc đau dạ dày, viêm niêm mạc…

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Điều trị bệnh táo bón như thế nào là hiệu quả?

Táo bón thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng nếu bị bệnh táo bón kinh niên có thể gây ra các biến chứng hoặc nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm.

    Bệnh táo bón gây khó khăn trong quá trình đi tiêu

    Định nghĩa về táo bón

    Táo bón là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Những người táo bón không thường xuyên đi tiêu, phân cứng hoặc căng thẳng trong quá trình đi tiêu. Quan niệm đi tiêu như thế nào là bình thường rất khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có lẽ nếu đi tiêu ít hơn ba lần một tuần, phân cứng và khô thì khả năng bạn đã bị táo bón.

    Triệu chứng bệnh táo bón

    Việc không đi tiêu mỗi ngày không có nghĩa là đang táo bón. Tuy nhiên có thể sẽ có táo bón, nếu gặp hai trong số những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây:

    • Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần
    • Phân cứng
    • Căng thẳng quá mức trong các lần đi tiêu
    • Có một cảm giác tắc nghẽn ở trực tràng
    • Còn cảm giác đi chưa hết phân sau khi đã đi tiêu

    Táo bón gây ra khó chịu đối với cơ thể

    Mặc dù táo bón có thể gây ra khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Hầu hết những người bị táo bón không tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ. Tuy nhiên, táo bón kinh niên có thể dẫn đến biến chứng hoặc là triệu chứng của một rối loạn tiềm ẩn nghiêm trọng nào đó.

    Nguyên nhân dẫn đến táo bón

    Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, thông thường các sản phẩm chất thải của tiêu hóa (phân) qua đường ruột bằng cách co thắt cơ. Trong ruột già (đại tràng), hầu hết nước và muối trong hỗn hợp chất thải này được hấp thụ lại bởi vì nó cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể.

    Tuy nhiên, khi ruột hấp thụ nước quá nhiều, hoặc nếu cơn co thắt của ruột kết chậm, phân trở nên cứng và khô và đi qua ruột già quá chậm. Đây là nguyên nhân gốc rễ của táo bón. Bên cạnh đó, nếu các cơ sử dụng để đi tiêu không phối hợp đúng cách. Vấn đề này được gọi là rối loạn chức năng sàn chậu và nó làm cho căng thẳng với đi tiêu nhiều nhất, ngay cả những người phân mềm. Ngoài ra, những yếu tố gây suy giảm chức năng đường ruột từ thói quen không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

    Trong trường hợp hiếm, táo bón có thể là tín hiệu về vấn đề y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, rối loạn nội tiết, bệnh tự miễn. Ở trẻ em, táo bón có thể cho biết bệnh Hirschsprung, một tình trạng bẩm sinh do thiếu tế bào thần kinh trong ruột kết. Khi tích lũy khối lượng phân cứng mà không thể loại bỏ bởi nhu động ruột bình thường gây ra tình trạng táo bón do ứ phân.

    Điều trị bệnh táo bón như thế nào?

    Để điều trị bệnh táo bón, đa phần các trường chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp giảm triệu chứng và quản lý táo bón như:

    – Tiêu thụ nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống ít nhất 20 – 35 gam chất xơ mỗi ngày sẽ giúp phân không rắn. Chất xơ thực phẩm bao gồm các loại đậu, ngũ cốc và hoa quả tươi và rau. Hạn chế các loại thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, như pho mát, thịt và thực phẩm chế biến.

    Bổ sung chất xơ là cách điều trị táo bón hiệu quả

    – Thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất sẽ giúp kích thích hoạt động đường ruột.

    – Cung cấp đầy đủ lượng dịch bằng cách uống thật nhiều nước và các chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm phân.

    – Dành đủ thời gian để cho phép yên tĩnh vào nhà vệ sinh và đừng bỏ qua các yêu cầu để đi tiêu.

    – Thuốc nhuận tràng. Những loại thuốc không kê toa cần được xem xét như là một phương sách cuối cùng, vì có thể trở nên nghiện. Có một số loại khác của thuốc nhuận tràng:

    • Chất kích thích. Gây co thắt nhịp nhàng trong ruột. Ví dụ bao gồm Correctol, Dulcolax và Senokot.
    • Dầu mỡ bôi trơn cho phép phân di chuyển qua ruột già dễ dàng hơn. Ví dụ như dầu khoáng.
    • Làm mềm phân, làm ẩm và giúp ngăn ngừa mất nước. Ví dụ bao gồm Colace và Surfak.

    Một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học sẽ góp phần hiệu quả trong điều trị bệnh táo bón. Ngoài ra người bệnh nên đến các cơ sở y tế nếu tình trạng trở nên mất kiểm soát và đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích từ những chuyên gia đầy kinh nghiệm.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Bệnh sỏi ống mật gây nên những biến chứng có hại như thế nào?

    Bệnh sỏi ống mật là khi sỏi hình thành trong đường ống mật nếu nhẹ có gây ư đọng dịch mật; làm giảm lượng dịch mật đổ xuống tá tràng, nặng có thể gây tắc nghẽn dịch mật …

    Bệnh sỏi ống mật gây nên những biến chứng có hại như thế nào?

    Nguyên nhân nào làm hình thành sỏi ống mật chủ là gì?

    Sỏi ống mật chủ thường phát sinh qua ba con đường chính:

    • Sỏi ống mật chủ nguyên phát, thường là sỏi sắc tố, nghĩa là sỏi tích tụ và hình thành ngay trong đường ống mật.
    • Sỏi từ túi mật di chuyển vào ống mật chủ hay sỏi cholesterol.
    • Sỏi từ hệ thống đường mật trong gan rớt xuống ống mật.

    Nguyên nhân gây ra sỏi ống mật chủ hiện vẫn được cho là do sự chênh lệch hoặc rối loạn các thành phần trong dịch mật.

    + Do quá nhiều cholesterol, billiburin hoặc các muối mật. Một số bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào gan cũng có thể gây nên sỏi ống mật chủ, do gan tổn thương làm giảm chất lượng dịch mật và dễ dàng lắng đọng hình thành sỏi.

    + Sỏi ống mật chủ rất phổ biến và tất nhiên không chừa một ai. Nhưng cũng có những nhóm người rất dễ hình thành sỏi, trong khi một số ít khác thì tỉ lệ này không cao. Vậy những ai có nguy cơ cao đối mặt với sỏi ống mật chủ?

    + Vì được xếp vào bệnh tiêu hóa, nên chắc hẳn sỏi ống mật chủ sẽ liên quan đến thói quen ăn uống, nhất là đối với những người hay ăn thực phẩm giàu cholesterol, nhiều dầu mỡ. Điều này hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh được để phòng ngừa sỏi mật.

    + Trong khi, một số người ngay từ cơ địa đã có khả năng phát sinh sỏi ống mật chủ cao và hầu hết đều vì những yếu tố không thay đổi được.

    • Tuổi: người lớn tuổi thường có nguy cơ cao bị sỏi ống mật cao hơn người trẻ.
    • Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng có sỏi mật.
    • Dân tộc: Người châu Á có nguy cơ cao hình thành sỏi trong ống mật chủ, trong khi các nước Tây Âu sẽ bị sỏi túi mật nhiều hơn.
    • Yếu tố gia đình: di truyền đóng một vai trò nhất định. Nhưng thực chất, chính thói quen sống và ăn uống trong gia đình là tăng nguy cơ sỏi ống mật chủ.

    Triệu chứng thường gặp của sỏi ống mật chủ là gì?

    Sỏi ống mật chủ rất ít khi làm xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện sỏi chủ yếu do đi khám sức khỏe tình cờ hoặc khi sỏi làm xuất hiện các biến chứng. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi ống mật chủ như:

    • Đau bụng mật: ở vùng bụng trên hoặc trung, phía hạ sườn phải, kèm sốt cao trên 38 độ.
    • Vàng da hoặc vàng mắt: do lượng bilirubin dư thừa không lọc được hết.
    • Ăn mất ngon, hay đầy chướng, khó tiêu.
    • Có thể kèo theo triệu chứng buồn nôn và ói mửa

    Ngoài ra, nếu viên sỏi di chuyển trong đường mật gây cọ sát nội mạc đường mật, có thể dẫn đến đau tức và viêm nhiễm. Nếu thường xuyên gặp phải ít nhất một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần lưu ý ngay đến sỏi ống mật chủ, để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

    Sỏi ống mật có rất nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe

    Biến chứng thường gặp của sỏi ống mật chủ là gì?

    Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược cho biết: Gặp phải các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ như viêm đường mật, viêm tụy.. nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm trùng huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    • Viêm đường mật, túi mật, viêm tụy: Nguyên nhân là do dịch mật bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây nhiễm trùng. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể tạo thành các ổ áp xe rất khó điều trị.
    • Viêm phúc mạc: Dịch mật bị ứ tại đường mật có thể thấm dần vào phúc mạc gây viêm. Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất cần phải cấp cứu và can thiệp kịp thời.
    • Ung thư túi mật: Sỏi mật có mặt ở khoảng 80% số người bị ung thư túi mật. Có một mối liên quan giữa ung thư túi mật và sỏi ống mật chủ hay viêm đường mật mãn tính. Ung thư thường phát triển âm thầm và khi đã có triệu chứng thì thường bệnh bước vào giai đoạn cuối khó cứu chữa. May mắn thay, ung thư túi mật rất hiếm, ngay cả đối với nhóm người bị sỏi mật.
    • Tiểu xơ viêm đường mật: Xơ viêm đường mật chính là một căn bệnh hiếm gặp gây ra viêm và sẹo trong ống dẫn mật. Kết hợp với nguy cơ 7 – 12% khả năng mắc ung thư túi mật. Nguyên nhân xơ viêm đường mật hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng, mặc dù bệnh có xu hướng tấn công người trẻ cao hơn viêm loét đại tràng.

    Có thể chia điều trị bệnh sỏi mật thành mấy nhóm?

    Sau khi đã chẩn đoán, tùy thuộc vào kích thước, vị trí sỏi, đã làm xuất hiện triệu chứng hay biến chứng chưa mà các bác sỹ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Mục tiêu chính trong điều trị là làm giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng, sau đó mới đến bào mòn sỏi.

    Có thể chia điều trị sỏi mật thành hai nhóm:

    – Nội khoa:

    Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học cũng như chế độ luyện tập thường xuyên liên tục.

    + Nếu sỏi gây viêm, bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh.

    + Nếu sỏi ống mật chủ là sỏi cholesterol có kích thước nhỏ hơn 10mm, bác sỹ có thể chỉ định các thuốc có bản chất là acid mật để làm tan sỏi.

    Nhưng bạn cần phải sử dụng dài ngày và nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể gây xuất huyết dạ dày.

    – Ngoại khoa

    Sỏi ống mật chủ được can thiệp ngoại khoa khá phổ biến. Các can thiệp thường gặp như tán sỏi qua da, nội soi mật tụy ngược dòng, nội soi ổ bụng lấy sỏi. Khi sỏi ở vị trí phức tạp, đường mật bị chít hẹp hoặc người bệnh không phù hợp để can thiệp nội soi thì có thể phẫu thuật hở lấy sỏi . Tuy nhiên, do khả năng tái phát cao và không thể lặp đi lặp lại việc phẫu thuật cho người bệnh, nên thông thường chỉ khi biến chứng rất nặng, các bác sĩ mới chỉ định mổ.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp và biến chứng của bệnh ?

    Bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp từ lâu đã trở thành một căn bệnh phổ biến và thời gian điều trị dài và gây những biến chứng nguy hại cho dạ dày. 

    Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp và biến chứng của bệnh ?

    Viêm loét dạ dày là gì? Điều trị có khó không?

    Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày khoảng 80- 90% các trường hợp

    Bệnh viêm loét dạ dày từ lâu đã trở thành một căn bệnh phổ biến và thời gian chữa trị lâu, luôn đòi hỏi sự kết hợp giữa thay đổi lối sống sinh hoạt và việc dùng thuốc, song bệnh lại dễ tái phát, nên việc vi khuẩn Hp trong viêm loét dạ dày kháng ngày càng nhiều loại kháng sinh là điều khó tránh khỏi.

    Hơn nữa điều trị vi khuẩn Hp không chỉ đơn thuần 1 kháng sinh mà phải phối hợp ít nhất từ 2 kháng sinh đặc hiệu và thuốc ức chế tiết axit dạ dày. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Hp có tính kháng kháng sinh rất nhanh, và khi vi khuẩn Hp kháng lại 1 thuốc kháng sinh trong phác đồ thì coi như việc điều trị đã thất bại.

    Nhưng với một tình trạng quá tải bệnh viện nhất là các bệnh viện tuyến trên, thời lượng thăm khám cho mỗi bệnh nhân còn rất ngắn, cho nên việc làm xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ cho từng bệnh nhân là rất hạn chế

    Một khi vi khuẩn Hp đã kháng thuốc, người bệnh phải dừng phác đồ cũ và thay thế bằng một phác đồ mới khác, để cho phác đồ mới đạt hiệu quả và đi đúng đích thì việc thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ là cần thiết. Khi ấy sẽ biết vi khuẩn Hp trong dạ dày bệnh nhân đã kháng kháng sinh nào và còn nhạy cảm với kháng sinh nào.

    Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày

    Những biến chứng viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp là gì?

    Xuất huyết dạ dày:

    Viên loét dạ dày tá tràng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc trong dạ dày bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu dễ vỡ, gây xuất huyết. Trong trường hợp nhẹ thì không nghiêm trọng nhưng nếu bệnh nặng hơn, khi vết thương viêm loét sâu sẽ gây chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.

    Thủng dạ dày:

    Đây là hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng nhất. Đây là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính gây tổn thương nhiều lớp cấu trúc dạ dày gây thủng dạ dày. Người bệnh khi chảy máu nhiều sẽ dẫn tới mất máu nghiêm trọng, dễ tử vong.

    Hẹp môn vị dạ dày:

    Hẹp môn vị dạ dày cũng là hậu quả của viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Người bệnh bị hẹp môn vị sẽ có các triệu chứng như:

    • Đau bụng dữ dội, kéo dài.
    • Buồn nôn, nôn có mùi hôi thối khó chịu.
    • Mất nước, mất chất điện giải và tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao.

    Ung thư dạ dày:

    Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ kích hoạt các tế bào ác tính hoạt động hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày hay còn gọi là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày rất nguy hiểm bởi bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

    Bệnh lý đường tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở trẻ đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Do đó cha mẹ cần chú ý sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý.

    Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ

    Bệnh tiêu chảy

    Tiêu chảy là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Khi một trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là bị tiêu chảy. Nguy cơ lớn nhất của bệnh này là gây ra tình trạng mất nước, điện giải cơ thể sẽ bị suy kiệt và tử vong. Theo thống kê, có 71% trẻ tử vong do tiêu chảy là vì mất nước. Các siêu vi trùng thường gây bệnh tiêu chảy là rota virus và vi khuẩn E.coli. Chúng có mặt hầu hết ở các nơi dơ bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh.

    Bệnh tắc ruột

    Khi bị tắc ruột trẻ sẽ không đi đại tiện được, cũng không trung tiện được. Ở trẻ sơ sinh tắc ruột thường là do bị lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn. Trong những ngày đầu sau khi sinh, đường ống tiêu hóa của trẻ có thể có một vài dị tật, do không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng ban đầu của trẻ thường là nôn ói, có khi ra nước mật. Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại.

    Bệnh sa trực tràng

    Sa trực tràng là hiện tượng đoạn cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi đi cầu rặn mạnh, nhìn như một vòng tròn màu đỏ, khi trẻ ho hay khóc nhiều cũng có thể như vậy.

    Đoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc phải dùng tay để ấn. Nguyên nhân chính là trẻ bị đại tiện táo hoặc tiêu chảy lâu ngày. Nhưng đôi khi cũng có trẻ bị mắc bệnh do giãn dây chằng ruột hoặc do bị nhược cơ. Chứng này thường điều trị được bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.

    Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

    Bệnh kiết lị

    Bệnh thường gặp này chủ yếu do ký sinh trùng trực khuẩn shigella gây ra. Người bị kiết lị đại tiện ra phân rất ít nhưng có kèm theo nhầy và máu. Có thể có kèm triệu chứng sốt, đau bụng. Luôn có cảm giác muốn đi cầu liên tục , cứ thế trẻ em lả dần, vật vã, hôn mê dần rồi tử vong.

    Nguy cơ chủ yếu của bệnh kiết lị là trở thành bệnh mạn tính, kéo dài. Ngoài ra, ký sinh trùng amid có thể xâm nhập vào gan gây ra các ổ áp-xe gan. Loại shigella hay gây kiết lị ở trẻ em, loại này không gây mạn tính, không gây áp-xe gan nhưng khi biến chứng có thể gây tử vong trong 24 giờ.

    Bệnh thương hàn

    Cũng có nguy cơ phát triển trong mùa nóng ẩm . Triệu chứng chủ yếu là sốt kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo những triệu chứng về tiêu hóa như: chậm tiêu, đau bụng, có khi tiêu chảy, có khi táo bón. Thủ phạm gây ra bệnh thương hàn là vi khuẩn salmonella có mang nhiều độc tố gây nên những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ruột, thủng ruột có thể gây tử vong. Một biến chứng hay gặp nữa ở trẻ em là viêm não cấp: lừ đừ, mệt mỏi, hôn mê rồi tử vong.

    Bệnh tả

    Đối với bệnh này phải hết sức cảnh giác vì Tả vừa là một bệnh nguy hiểm, có thể làm tử vong nhanh chóng vừa dễ lây lan thành dịch. Ba triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh tả là: tiêu chảy lỏng ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng. Đáng sợ nhất là bệnh nhân đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Khi đó, bệnh nhân bị mất nước nhiều, kiệt sức và tử vong rất nhanh. Vi khuẩn hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả) gây ra bệnh này.

    Các loại vi khuẩn nói trên luôn luôn có ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào. Khi con em chúng ta ăn uống trong môi trường đó, các loại vi trùng nói trên sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và bài tiết ra nhiều chất độc gây bệnh làm tử vong, gây thành dịch.

    Cho trẻ ăn chín uống sôi nhằm phòng bệnh tiêu hóa

    Cách phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ

    Để phòng ngừa các bệnh học chuyên khoa về đường tiêu hóa cho trẻ cha mẹ nên:

    • Uống sạch: Sử dụng nước đun sôi để nguội, khi uống nước giải khát nên dùng các loại đã qua xử lý tiệt trùng đóng kín trong lon hoặc chai, không nên cho các em uống các loại nước vỉa hè bụi bặm.
    • Ăn sạch: là ăn các loại thức ăn đã nấu chín không để quá 2 giờ. Khi ăn rau sống phải rửa thật kỹ bằng nước muối. Tất cả thức ăn khi chưa dùng đều phải đậy kỹ
    • Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đại tiện

    Với những hướng dẫn của chuyên gia hi vọng các bậc cha mẹ có thể chăm sóc trẻ đúng cách cũng như có kiến thức để phòng ngừa và xử lý ban đầu trước khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế!

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm túi mật

    Tìm hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh viêm túi mật sẽ giúp người bệnh nhanh chóng có phương pháp điều trị và xử lý kịp thời.

    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm túi mật

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến túi mật bị tổn thương dẫn tới viêm, tuy nhiên để phát hiện bệnh cũng không phải không có cách, chỉ cần bạn ” lắng nghe sự thay đổi trong cơ thể” của chính mình mỗi ngày, điều đó giúp bạn phát hiện bệnh và điều trị sớm tránh được nguy cơ biến chứng của bệnh.

    Bệnh viêm túi mật là gì?

    Túi mật là một bộ phận nhỏ của cơ thể, tuy nhiên “nhỏ mà có võ”, đây là bộ phận có hình dạng giống với quả lê, nằm ở vị trí bên phải bụng. Túi mật có vị trí nằm phía dưới gan, gọi là túi mật vì nó dùng để giữ một chất lỏng là dịch mật tiêu hóa tiết vào ruột non.

    Theo các bác sĩ chữa trị bệnh học chuyên khoa, viêm túi mật là bệnh khi túi mật bị tổn thương, xuất hiện nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân hầu hết các trường hợp viêm là do sỏi, ngoài ra còn có thể do tình trạng nhiễm, nhiễm trùng,do khối u hoặc chấn thương… Theo đó, nếu người bệnh không có phương án chữa trị kịp thời, viêm túi mật sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: tổn thương mô, chảy máu trong túi mật và nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, người bệnh có thể bị nguy kịch đến tính mạng, thậm chí là tử vong.

    Nguyên nhân gây viêm túi mật là gì?

    Nguyên nhân gây viêm túi mật là gì?

    Là một căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm nên có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm túi mật, nhưng về cơ bản có các nguyên nhân sau đây:

    • Viêm túi mật do sỏi: Đại đa số các bệnh nhân viêm túi mật đều do sỏi. Khi sỏi hình thành, sẽ di chuyển cọ xát làm tổn thương thành của túi mật hoặc thậm chí gây tắc nghẽn các ống dẫn mật, khiến đó các hoạt chất hoặc vi khuẩn có trong dịch mậ bị ứ lại trong túi mật có thể làm túi mật bị viêm.
    • Viêm túi mật do chấn thương: Những tai nạn ở vùng bụng, thậm chí là phẫu thuật đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tổn thương túi mật, khiến túi mật bị viêm.
    • Viêm túi mật do nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng đường mật do kí sinh trùng có thể dẫn đến viêm túi mật cấp tính rất nguy hiểm.
    • Viêm túi mật do lao động nặng sau sinh ở phụ nữ: Sau khi sinh cơ thể chị em rất yếu, có thể mắc không loại trừ một bệnh nguy hiểm nào. Việc lao động nặng nhọc sau sinh có thể gây gánh nặng cho túi mật và sự bài tiết dịch mật gây nên viêm túi mật một cách âm thầm.
    • Viêm túi mật dó khối u: Một khối u nào đó trong cơ thể của con người như u gan, u đại tràng, dạ dày đều có thể gây chèn ép hệ thống đường dẫn mật, chúng gây trở ngại là ngăn cản dòng chảy của dịch mật, khiến mật bị ứ lại trong túi mật và có thể dẫn đến viêm túi mật cấp hoặc mãn tính nghiêm trọng.

    Triệu chứng của viêm túi mật giúp phát hiện bệnh sớm

    Triệu chứng của viêm túi mật giúp phát hiện bệnh sớm

    Bệnh viêm túi mật là căn bệnh thường gặp có hai dạng là viêm túi mật mãn tính và viêm túi mật cấp tính. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh đều tương tự nhau, chỉ có điều viêm túi mật cấp tính thì những triệu chứng xảy ra dồn dập, khiến bệnh nhân không chịu được các cơn đau, còn viêm túi mật mãn tính là âm thầm diễn biến ăn mòn cơ thể. Các triệu chứng tiêu biểu như sau:

    • Đau ở phần trên bên phải của bụng, triệu chứng này khiến nhiều người nhầm tưởng với các bệnh lý liên quan đến gan cho nên thường chủ quan.
    • Đau đơn tiếp tục lan từ bụng đến vai phải, người bị viêm túi mật sẽ có cảm giác đau tức bụng khi chạm vào.
    • Các triệu chứng như: Toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt gai rét, bụng bị đầy hơi… xuất hiện thường xuyên, đặc biệt sau bữa ăn có nhiều chất béo.

    Từ những nguyên nhân và triệu chứng gây ra viêm túi mật, các bệnh nhân có thể biết được thể trạng bệnh của mình và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Khi bị đầy hơi bạn không nên bỏ qua những loại thực phẩm nào?

    Tình trạng đầy hơi, chướng bụng khiến bạn cảm thấy khó chịu, gây khó khăn cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, vậy đâu là thực phẩm tốt giúp bạn loại bỏ chứng bệnh này?

    Khi bị đầy hơi bạn không nên bỏ qua những loại thực phẩm nào?

    Những thực phẩm và đồ uống khi bị đầy hơi bạn không nên bỏ qua

    Thực phẩm cho người đầy hơi:

    • Đu đủ

    Loại quả nhiệt đới này có chứa enzym tên là papain, giúp việc tiêu hóa được thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu bạn không thích mùi vị của đu đủ thì đây có thể không phải sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

    Nếu vẫn muốn những lợi ích từ loại men tiêu hóa này, bạn có thể tìm papain dạng viên tại hiệu thuốc.

    • Dứa

    Dứa có vị thơm ngon, nó còn có thể kết hợp nấu một số món. Bên cạnh đó trong dứa có bromelain – chất này có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa, giúp bạn dễ tiêu hóa hơn và không phải thường xuyên gặp tình trạng đầy hơi chướng bụng nữa.

    Không chỉ vậy quả dứa còn được nhận định là có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý khi bạn ăn quả dứa đó là những người bị bệnh thận nên hạn chế ăn loại quả này bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới thận và có thể gây viêm xung huyết dạ dày nếu người bệnh không biết sử dụng mặc dù là một thực phẩm rất tốt cho các bệnh tiêu hóa và một số bệnh dạ dày.

    Dứa là thực phẩm chứa ít calo, giàu chất xơ, cung cấp nhiều nước, hỗ trợ tiêu hóa và làm tăng thải độc tố cho cơ thể. Đây là thực phẩm tuyệt vời giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết với những bữa ăn…

    • Gừng

    Thành phần này không xa lạ với bất kỳ ai đã từng uống nước gừng để chữa đau bụng. Lý do khiến gừng có công dụng tuyệt vời như vậy là gì nó giúp cho nhu động của đường ruột. Có nghĩa là nó giúp cho mọi thứ di chuyển trơn tru, xóa bỏ cảm giác buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng hoặc ăn kẹo gừng.

    • Bạc hà

    Bạc hà có tác dụng như một loại thuốc chống co thắt đường tiêu hóa, giúp làm dịu cơ dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhà hàng thường phục vụ bạc hà vào cuối bữa ăn.

    Các bác sĩ khuyên nên uống trà bạc hà khi đau bụng, nhưng bạn có thế thay thế bằng viên tinh dầu bạc hà nếu không thích trà.

    Nếu bạn không có bạc hà, có thể dùng bạc hà lục thay thế hoặc bất cứ loại cây nào khác họ bạc hà cũng đều có tác dụng.

    • Chuối

    Chuối là một thành phần trong chế độ ăn BRAT nổi tiếng chống buồn nôn (gồm chuối, cơm, nước sốt táo và bánh mì nướng). Đây là chế độ ăn rất thân thiện với trẻ em vì dễ ăn và dễ tiêu hóa. Cho dù các chuyên gia không hoàn toàn khuyến khích ăn nước sốt táo – do chứa nhiều chất xơ và đường, nhưng các chất điện giải trong chuối sẽ giúp bạn không bị mất nước, nhất là sau khi bị nôn hoặc tiêu chảy.

    Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng

    Thức uống tốt cho người đầy hơi:

    • Nước chanh, mật ong, gừng tươi

    Các bạn sử dụng 1 cốc nước ấm khoảng 30 độ C, rồi pha thêm 2 thìa mật ong, 2 thìa chanh tươi, một ít gừng giã nhuyễn, khuấy tan đều và uống sau khi ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả.

    • Nước ép cà rốt tươi

    Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

    • Nước chanh nóng được pha với đường và một ít muối tinh

    Đây là biện pháp phòng ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả nếu bạn lo sợ các món ăn sẽ làm bạn gặp phải triệu chứng khó chịu này, hãy uống trước khi ăn 15 phút bạn nhé!

    • Trà gừng ấm

    Cũng mang lại tác dụng phòng ngừa triệu chứng này rất hữu hiệu đồng thời còn phát huy tác dụng giúp bạn ăn ngon hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

    Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ một số mẹo giúp phòng tránh đầy hơi như sau:

    – Không ăn quá no

    – Không ăn no trước khi đi ngủ

    – Tắm thư giãn

    Trên đây là những thực phẩm, ăn và uống giúp mọi người loại bỏ được chứng đầy hơi, chướng bụng một cách nhanh và hiệu quả nhất.

    Nguồn: Bệnh học

    Chuyên mục
    Bệnh Tiêu Hóa

    Chăm sóc người bệnh tắc ruột sao cho đúng và an toàn?

    Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, vì để càng lâu nguy cơ hoại tử, thủng ruột càng tăng cao.

      Tìm hiểu về căn bệnh tắc ruột

      Tắc ruột là gì?

      Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông các chất trong long ruột như hơi, nước và các chất cặn bã. Đây là căn bệnh tiêu hóa thường gặp. Hiện nay tắc ruột có 2 loại: tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.

      Tắc ruột cơ năng là do ruột không co bóp được gọi là liệt ruột như liệt ruột trong tổn thương thần kinh sau chấn thương tuỷ sống, liệt ruột sau mổ, phản ứng viêm như viêm phúc mạc, viêm tuỵ cấp, viêm ruột thừa cấp, rối loạn điện giải như giảm Kali, gãy xương sườn, gãy cột sống, nhồi máu ruột do thrombose ở ruột.

      Tắc ruột cơ học là do lòng ruột bị bít lại. Tắc ruột cơ học xuất hiện nhiều ở ruột non, thường là hồi tràng. Tắc ruột cơ học có thể do lòng ruột bị nghẽn bởi các vật thể như: búi giun, bã thức ăn, sỏi phân… hay do những thương tổn thực thể làm hẹp lòng ruột như: teo ruột bẩm sinh, sẹo sau chấn thương, u ruột, ung thư đại trực tràng… hoặc do ruột bị thắt nghẹt lại bởi các nguyên nhân như thoát vị ruột ( thoát vị bẹn nghẹt, thoát vị đùi nghẹt), lồng ruột ( đoạn ruột trên chui vào đoạn ruột dưới hoặc ngược lại), xoắn ruột. dây chằng chẹn quai ruột… 

      Khi bị tắc ruột người bệnh nên làm gì?

      Triệu chứng của tắc ruột

      Khác với những căn bệnh thường gặp, bệnh nhân bị tắc ruột sẽ có đau bụng từng cơn do ruột co bóp để thắng lực cản nơi chỗ bít tắc, mỗi cơn đau kéo dài vài phút, ngoài cơn đau là thời gian hoàn toàn im lặng, đau tăng  dần, khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng mau dần, cơn đau xuất phát từ vị trí tắc. Nôn ói rất thường gặp, các tắc ở vị trí ruột cao (gần với dạ dày hơn) thì càng nôn nhiều, lúc đầu nôn ra thức ăn, nôn ra nước vàng dịch mật, sau có thể nôn ra phân. Người bệnh nôn trong cơn đau, ngay sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu do giảm áp lực nhưng sẽ tiếp tục nôn trong cơn đau tiếp theo. Bí trung đại tiện là triệu chứng quan trong để chẩn đoán tắc ruột do mất lưu thông vật chất trong long ruột.

      Theo tin tức y dược khi được xác định tắc ruột các bác sĩ thăm khám sẽ phát hiện thêm những triệu chứng khác của bệnh: Bụng chướng, quai ruột nổi đặc biệt trong cơn đau quai ruột nổi rõ lên thành bụng y khoa gọi là dấu hiệu rắn bò, gõ vang, phát hiện được thoát vị bẹn hay thoát vị đùi. Hình ảnh XQ rất quan trọng trong chẩn đoán tắc ruột Hậu quả của tắc ruột làm bệnh nhân mất nước do thoát dịch, nôn nhiều, người bệnh có thể rơi vào tình trạng choáng

      Mục tiêu điều trị là làm giảm áp lực trong lòng ruột, cân bằng nước và điện giải, giải quyết nguyên nhân gây tắc ruột. Người bệnh có thể được đặt sonde dạ dày để hút liên tục giảm áp lực, giảm nôn ói. Bồi phụ nước và điện giải bằng truyền, dung thuốc, phẫu thuật giải quyết nguyên nhân tắc, bệnh nhân sau mổ tắc ruột có thể cần hậu môn nhân tạo sau mổ.

      Nguồn: benhhoc.edu.vn

      Exit mobile version