Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Phải làm gì để có một lá gan khỏe mạnh và làm tốt vai trò ?

Như chúng ta đã biết gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể giúp chuyển hóa và thải độc gan. Làm thế nào để chăm sóc gan khỏe mạnh là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Phải làm gì để có một lá gan khỏe mạnh và làm tốt vai trò ?

Gan là bộ phận chịu trách nhiệm giải độc cho cơ thể, tránh để độc tố xâm nhập vào tàn phá các cơ quan khác. Cũng chính vì thế mà gan lại chính là nơi phải gánh chịu nhiều tổn thương nhất nếu con người không biết cách để bảo vệ gan, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụng rượu bia, gan sẽ bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả đáng báo động đến sức khỏe. Vậy làm sao để biết cách thải độc gan bằng các sản phẩm thải độc cho gan hiệu quả vẫn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm.

Vai trò quan trọng của gan trong cơ thể như thế nào?

Gan được coi là nhà máy lọc độc tố của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và sản xuất ra các enzyme cần thiết cho cơ thể. Gan còn có tác dụng làm đông máu để ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi cơ thể bị chấn thương hoặc viêm nhiễm. Ngoài ra, gan còn là nơi giúp cho máu được lưu thông một cách ổn định, giúp dạ dày vận chuyển và hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn, điều tiết cảm xúc của con người một cách hiệu quả. Vì những vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng của gan mà việc biết cách thải độc gan bằng các sản phẩm thải độc cho gan hiệu quả là điều cần thiết để có một cơ thể luôn dồi dào sức sống.

Để có một lá gan khỏe mạnh cần có bí quyết gì ?

Theo Điều dưỡng Cao đẳng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ những bí quyết giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh như sau:

  • Cân bằng cảm xúc: Tức giận cũng là một tác nhân gây hại cho gan, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan khiến khí gan bị trì trệ. Vì vậy, để dưỡng gan tốt cần phải tiết chế cảm xúc ổn định, không tức giận nhiều.
  • Thể dục đều đặn: Việc rèn luyện cơ thể sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhất là lá gan. Khi cơ thể được vận động một các hợp lý sẽ giúp gan được điều chỉnh đến một trạng thái tốt nhất. Không nên ngủ dậy muộn hay lười vận động sẽ khiến cơ thể cũng như lá gan cảm thấy mệt mỏi.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên có một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn chiên xào. Không nên quá nhiều một lúc mà nên ăn uống theo thời gian phù hợp. Tránh ăn những thực phẩm không tươi hay những đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia hay những gia vị kích thích khiến gan phải làm việc quá tải.
  • Từ bỏ thói quen xấu: Thuốc lá hay rượu bia là những đồ uống chứa cồn gây hại nghiêm trọng đến gan cần được tránh sử dụng. Với những người có gan vẫn khỏe mạnh thì uống 1 chút rượu trong giới hạn quy định sẽ có lợi nhưng nếu uống quá nhiều sẽ phản tác dụng. Đối với những người mắc bệnh gan thì cách tốt nhất chính là từ bỏ rượu bia.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Trung bình từ 6 tháng – 1 năm nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời khi có bệnh. Nếu đã mắc bệnh thì nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để viện điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh u đại trạng góc lách là gì?

Trong hệ tiêu hóa, đại tràng đóng vai trò thiết yếu. Với bệnh u đại tràng góc lách nó có thể biến chuyển thành ung thư nếu khối u ác tính đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Cùng chuyên gia tìm hiểu bệnh u đại trạng góc lách là gì?

Vị trí u đại tràng góc lách là ở đâu?

Theo cấu tạo của cơ thể con người, đại tràng (hay còn có tên gọi khác là ruột già) là phần cuối của đường ống tiêu hóa, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn đồng thời là nơi thức ăn bị phân hủy thành bã, bị đào thải ra ngoài thành phân. 

Vậy đại tràng góc lách ở đâu? Đại tràng được chia làm 3 bộ phận nhỏ bao gồm: Manh tràng, kết tràng và trực tràng. Tại khu vực kết tràng lại được chia thành: Đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng sigma, đại tràng góc gan và đại tràng góc lách. 

Có tên gọi đại tràng góc gan, đại tràng góc lách là do vị trí của bộ phận này tiếp giáp lần lượt với gan và lá lách. Như vậy, u đại tràng góc lách chính là tình trạng khối u xuất hiện tại khu vực đại tràng góc lách. 

U đại tràng là một polyp lành tính xuất hiện ở đại tràng. Tuy nhiên, một số u ác tính có thể chuyển thành ung thư. 

Triệu chứng của u đại tràng góc lách là gì?

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng bụng, chướng hơi, khó tiêu, đại tiện ra máu, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy). Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh đau dạ dày hay bệnh trĩ. 

Khi bị u đại tràng góc lách, các dấu hiệu ban đầu rất mơ hồ, ở các giai đoạn sau khi bệnh phát triển nghiêm trọng hơn thì triệu chứng cũng sẽ rõ ràng hơn. Do đó, ngay khi thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể, của hệ tiêu hóa, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân.

Để chủ động phát hiện và tiến hành điều trị sớm khối u đại tràng, không để bệnh có điều kiện phát triển thành ung thư, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ và khám sàng lọc ung thư.

Điều trị u đại tràng góc lách như thế nào?

Việc điều trị u đại tràng góc lách phụ thuộc vào kết luận u lành hay ác tính. Thông qua tiến hành nội soi, xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tính chất của khối u đại tràng và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Có những biện pháp nào để phẫu thuật u đại tràng góc lách

Biện pháp phẫu thuật cắt bỏ u đại tràng được áp dụng khi bệnh mới chớm. Khối u chưa phát triển lớn. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ khối u. Sau đó đại tràng có thể được nối lại hoặc đặt một ống thông ruột kết (thiết bị nối ra ngoài) nhằm hỗ trợ quá trình bài tiết của bệnh nhân. 

1. Hóa trị

Nếu bệnh u đại tràng được xác định là ác tính và phát triển ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị, cụ thể là thông qua đường tiêm, truyền hoặc uống, các hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể, ngấm vào máu và tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Nhược điểm của phương pháp này là lượng hóa chất đưa vào cơ thể không phân biệt được tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể nên sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, rụng tóc, nhiễm trùng… cho người bệnh. 

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia có năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm teo chúng. Xạ trị có thể tiến hành bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 

Trước khi phẫu thuật loại bỏ khối u, nếu kích thước khối u quá lớn, xạ trị sẽ giúp thu nhỏ u lại. Sau phẫu thuật, xạ trị lại giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. 

Xạ trị cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bị tiêu chảy, khu vực da tiến hành xạ trị có thể đau rát. 

Sử dụng một trong các biện pháp hay phối hợp chúng trong quá trình điều trị u đại tràng góc lách sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra dựa trên các kết quả thăm khám và xét nghiệm. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị có thể đạt hiệu quả cao nhất. 

U đại tràng góc lách có khả năng chuyển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần chủ động, nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể.

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Bác sĩ chia sẻ các cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn tại nhà

Tiêu chảy là bệnh thường không quá nghiêm trọng và bệnh nhân có thể tự hồi phục. Vì vậy, bạn có thể điều trị tiêu chảy ở người lớn cũng như những triệu chứng đi kèm như mất nước tại nhà.

Tiêu chảy không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn gây ra những phiền toái trong sinh hoạt

Chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn tại nhà như thế nào?

Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở nhiều người mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh hoặc do tác dụng của thuốc. Trong nhiều trường hợp, bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà.

Bác sĩ cho biết những cách điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả tại nhà như sau:

Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị tiêu chảy, cơ thể bạn không chỉ bị mất nước mà còn bị mất các chất điện giải như kali và natri. Vì vậy, bạn phải bù nước và muối khoáng cho cơ thể. Bạn có thể uống nước khoáng, nước ép,… để cơ thể không bị mất nước. Nếu các loại thức uống khiến dạ dày của bạn khó chịu và hoặc triệu chứng tiêu chảy xuất hiện thì bạn nên truyền dịch vào cơ thể.

Uống nước lọc là cách tốt nhất để bù nước lại cho cơ thể. Tuy nhiên, nước lọc không có chứa muối và các chất điện giải – những chất cần thiết để duy trì nhịp tim ổn định. Bạn có thể cung cấp các chất điện giải và muối cho cơ thể thông qua việc uống các loại nước ép trái cây, dùng các loại súp và bánh mặn. Bạn nên lưu ý rằng một số loại nước ép như nước ép táo có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Bạn nên duy trì việc uống nước thường xuyên trong suốt giai đoạn bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bị mắc các chứng bệnh có liên quan đến thận, tim, gan,… khiến bạn phải hạn chế việc nạp vào một số loại chất lỏng, hãy liên hệ với bác sĩ để có được sự hướng dẫn tốt nhất.

Khi cơ thể dần hồi phục sau tiêu chảy, bạn nên bắt đầu dùng các loại thức ăn nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh dùng các loại thức ăn cay, trái cây, rượu, cà phê trong vòng 48 giờ và tránh uống sữa trong vòng 3 ngày sau khi triệu chứng tiêu chảy được khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh nhai các loại kẹo cao su có chứa sorbitol. Tuy nhiên, bạn có thể ăn phô mai và các loại men vi sinh.

Thuốc uống chữa tiêu chảy cho người lớn

Thuốc giúp điều trị tiêu chảy tại nhà

Các loại thuốc có bán tại các hiệu thuốc có thể là cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn hiệu quả. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý trong việc dùng thuốc để điều trị tiêu chảy tại nhà

Bạn chỉ dùng các loại thuốc trị tiêu chảy khi hiện tượng tiêu chảy kéo dài hơn 6 tiếng. Ngoài ra, nếu bị tiêu chảy ra máu kèm với sốt cao hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng khác thì bạn không nên tự ý uống thuốc mà hãy đến bệnh viện khám ngay

Hãy đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì thuốc để đảm bảo bạn đang dùng đúng liều lượng

Không nên sử dụng các loại thuốc không kê đơn này trong một thời gian dài để tránh tình trạng táo bón. Vì vậy, bạn hãy dừng uống thuốc trị tiêu chảy ngày khi phân đi ngoài đã đặc trở lại

Đối với trẻ và thanh thiếu niên bị thủy đậu hay cảm cúm, bạn không nên cho những đối tượng này dùng các loại thuốc không cần kê đơn có chứa bismuth subsalicylate (thuốc Pepto-Bismol and Kaopectate) để điều trị các triệu chứng của tiêu chảy. Nguyên nhân là do subsalicylate có liên quan đến việc gây ra hội chứng Reye – một hội chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Nếu con bạn cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa sau khi dùng những loại thuốc trên thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay, vì đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của hội chứng Reye.

Bác sĩ của trang tin tức Bệnh học cho biết một số loại thuốc không cần kê đơn giúp làm chậm quá trình co thắt của ruột cũng như giúp làm phân đặc lại khi đi ngoài:

Thuốc giúp phân đặc lại như psyllium. Loại thuốc này hấp thu chất lỏng dư thừa trong ruột, giúp phân tạo thành khối nên di chuyển chậm hơn trong trực tràng, giúp chúng ta giảm bớt số lần đi ngoài;

Thuốc làm giảm co thắt ruột như Imodium A-D và Pepto Diarrhea Control;

Các loại men vi sinh ở dạng viên và dạng bột như Lactobacillus. Những vi sinh vật trong các loại men này hoạt động một cách tự nhiên trong ruột, hỗ trợ việc tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, số lượng những vi sinh vậy này sẽ tự động giảm đi.

Đau bụng đi ngoài có thể thuyên giảm sau một vài ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, tim đập nhanh, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Chuyên mục
Bệnh Tiêu Hóa

Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy?

Đi ngoài phân lỏng là triệu chứng liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa mà chúng ta thường xuyên gặp phải. Nhưng nguyên nhân của nó là gì, mọi người hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy là bệnh thường gặp gây nên nhiều phiền toái và khó chịu

Những nguyên nhân nào gây nên tiêu chảy?

Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa thường gặp, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá. Hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Không hấp thu đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…

Chính vì vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ỉa chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:

Ngộ độc thực phẩm

Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.

Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng

Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.

Triệu chứng và dấu hiệu tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy thì đi ngoài phân luôn lỏng hơn bình thường, cho dù số lần đi ngoài có tăng hay không. Phân lỏng hơn bình thường có thể ở dạng phân mềm, nát đến phân nước, tùy thuộc vào lượng nước trong phân.

Các triệu chứng khác liên quan đến tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân và loại tiêu chảy, bao gồm sốt, nôn, buồn nôn, đi ngoài có máu, mủ hay nhầy mũi.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Những biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tiêu chảy như sau:

  • Ăn chín uống sôi để không bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng từ thức ăn vào trong cơ thể.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế ăn các thức ăn khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tìm hiểu kỹ thành phần và tác dụng của thuốc uống để hạn chế tiêu chảy.
  • Không tập luyện quá sức vì có thể gây giãn lỏng ống trực tràng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp để giảm stress, áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm để theo dõi tốt tình trạng sức khỏe và tầm soát các bệnh lý về gan, mật, đường tiêu hóa.

Đặc biệt cha mẹ nên cho trẻ uống vắc-xin rotavirus để giảm thiểu tiêu chảy do virus rota – một loại tiêu chảy cấp gây nên

Chuyên mục
Bệnh Nội Khoa Bệnh Thận Tiết Niệu Bệnh Tiêu Hóa

Hằng ngày ăn mặn có thể dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ

Tuy muối làm tăng gia vị của món ăn nhưng khi ăn quá nhiều thì đó lại là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến sỏi thận, tăng huyết áp, đột quỵ…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người trưởng thành nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (khoảng một thìa cà phê) mỗi ngày. Nếu tiêu thụ nhiều hơn con số này, bạn sẽ được coi là ăn mặn.

Có 2 nguồn chính để đưa một lượng muối nhất định vào cơ thể là từ phần cho thêm vào thức ăn và phần có sẵn trong thực phẩm.

Phần cho thêm vào thức ăn bao gồm muối, nước mắm, mì chính… Phần có sẵn trong thực phẩm là lượng muối được cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản như các loại thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô, ướp muối… và nguồn sẵn có tự nhiên trong thực phẩm.

Chế độ ăn mặn (thừa muối) khiến chúng ta có nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Những dấu hiệu cho biết bạn đã và đang ăn nhiều muối là gì ?

  1. Sương mù não

Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết những người có chế độ ăn nhiều natri tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não, gây suy giảm nhận thức cao hơn so với những người tiêu thụ ít muối.

Khi bạn càng nhiều tuổi, điều quan trọng là phải theo dõi lượng muối tiêu thụ hàng ngày và thay đổi nếu cần thiết.

  1. Luôn cảm thấy khát nước

Những thực phẩm chứa nhiều natri như khoai tây chiên, nước sốt mì spaghetti và bánh pizza luôn khiến bạn cảm thấy khát nước hơn bởi muối phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Nếu một ngày nào đó bạn đã lỡ ăn nhiều muối, hãy cố gắng uống nhiều nước. Khi đó, cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước và tự khôi phục lại sự cân bằng trong các tế bào.

  1. Cơ thể sưng, phù nề

Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể.

Theo Mayo Clinic, tình trạng phù nề có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng cảnh báo có quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày.

Giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Bạn hãy cẩn thận đọc các thông tin trên bao bì sản phẩm, chọn những món ăn chứa ít muối hoặc chế biến các món ăn nhạt hơn.

  1. Sỏi thận

Một chế độ ăn chứa hàm lượng muối cao gây trở ngại cho chức năng thận. Theo Tổ chức Hành động vì Muối Thế giới, quá nhiều muối có thể làm tăng lượng protein tích trong nước tiểu. Càng nhiều protein trong nước tiểu càng gây ra nguy cơ mắc bệnh về thận.

Thêm vào đó, chế độ ăn mặn cũng khiến người dùng bị sỏi thận rất cao. Nếu bạn bị bệnh này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ cũng như một chuyên gia dinh dưỡng để giúp điều chỉnh chế độ ăn ít muối.

  1. Loét dạ dày

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Infection and Immunity, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày.

Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định điều này nhưng kết quả trên vẫn cho thấy mọi người nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày. 

  1. Huyết áp cao

Người Mỹ tiêu thụ 3.400 mg natri mỗi ngày. Mỗi người chỉ nên tiêu tụ 1.500 mg natri mỗi ngày. Nhiều hơn con số này có thể làm tăng huyết áp bằng cách tích chất lỏng trong cơ thể, tăng khối lượng máu, khiến tim đập mạnh hơn, gây huyết áp cao.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version