Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Sở hữu đôi mắt sáng khỏe nhờ món ăn bài thuốc Đông y

Sở hữu đôi mắt khỏe đẹp là mong muốn của bất kỳ ai nhưng không phải ai cũng có may mắn này. Tuy nhiên những món ăn bài thuốc trong y học cổ truyền có thể giúp bạn!

Mắt kém là bệnh phổ biến ở nhiều người

Món ăn bài thuốc dành cho người mắt kém

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Mắt nhìn mờ, suy giảm thị lực, quáng gà hay cận thị,… là những bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em, người cao tuổi, người học tập và làm việc bằng trí óc và đôi mắt liên tục hoạt động, căng thẳng… Bạn có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc đơn giản nhưng có tác dụng  ích khí dưỡng huyết, bổ dưỡng can thận giúp tăng cường thị lực

Bài 1: Hoa cúc trắng 15g, gạo tẻ 100g, thảo quyết minh 15g, đường kính trắng 15g.

Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày.

Công dụng: Mát gan, sáng mắt, thông tiểu tiện, nhuận tràng, thích hợp với người nhìn mờ, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.

Sở hữu đôi mắt sáng khỏe nhờ món ăn bài thuốc Đông y

Bài 2: Gan lợn 60g, hoài sơn 20g, táo đỏ 10 trái, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị  ăn trong bữa cơm.

Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.

Bài 3: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ.

Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày.

Công dụng: Sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, quáng gà, dưỡng can.

Bài 4: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần.

Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.

Bài 5: Dâu tằm (tang thầm) 30g, câu kỷ tử 30g, gạo nếp 60g, đường phèn.

Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn.

Công dụng: “Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ”, giảng viên YHCT – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Hoa cúc: Vị thuốc điều trị bệnh mắt kém

Bài 6: Hoa cúc 20g, cà rốt 60g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng.

Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.

Trên đây là những món ăn bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh mắt kém cũng như hỗ trợ đôi mặt khỏe đẹp. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ cũng như những tư vấn của chuyên gia. Cách tốt nhất để sớm phát hiện cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả là khám sức khỏe mắt định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

 

 

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Công dụng của cây củ mài đối với sức khỏe như thế nào?

Cây củ mài là thực phẩm quen thuộc của người dân Tây Bắc; đồng thời là dược phẩm làm thuốc có tác dụng mạnh gân xương, bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể,…

Cây củ mài là thực phẩm quen thuộc của người dân Tây Bắc

Đặc điểm của cây củ mài

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Lá mọc đối hoặc mọc so le, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Rễ củ mài ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, củ đơn độc hoặc từng đôi, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng.

Để làm thuốc, người dân đào củ vào mùa hè đến thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ phơi sấy cho đến khô.

Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn. Vị thuốc có tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích tâm phế, bổ tỳ vị, bổ thận; tác dụng mạnh gân xương, bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, chữa thận suy, mỏi lưng, trị suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,…

Theo y học hiện dại, trong củ mài chứa khoảng 0.45% lipid, 2-2.8% chất nhầy, 63.25% tinh bột, 6.75% protein; đồng thời còn các thành phần khác như: allantoin, dioscin, saponin có nhân sterol, cholin các men oxy hóa, axit amin, vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác.

Bài thuốc từ củ mài thường dùng trong Y học cổ truyền

– Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, đường trắng 30g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, khiếm thực 100g.

Thực hiện: Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Trộn đều củ mài và gạo nếp tán bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 – 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.

Củ mài có nhiều tác dụng bồi bổ và điều trị bệnh

– Điều trị suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, vỏ quýt 6g, hạt cau 10g, hạt sen 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g, nam mộc hương 6g.

Thực hiện: Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.

– Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g, gạo tẻ 50g, khoai sọ 200g, nấu cháo ăn trong ngày. Món ăn thuốc có tác dụng trong việc tăng thể lực, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị mệt mỏi, kém ăn, chứng đuối sức, miệng khát, hay phiền táo.

– Thích hợp cho người tỳ vị hư, khí huyết hư, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khô miệng khát nước

Thực hiện: Dùng 30g củ mài, 50g gạo nếp. Tất cả đem nấu thành cháo rồi thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Món ăn này có thể sử dụng quanh năm, dùng vào các buổi ăn phụ sáng và tối đều được, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

– Trẻ em suy dinh dưỡng: Củ mài 20g, đường trắng 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái.

Thực hiện: Củ mài sấy khô. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

– Dùng cho trường hợp nam giới di tinh, suy yếu, đau lưng

Thực hiện: Lấy 200g củ mài, 100g hạt sen, 100g củ súng và 100g ý dĩ. Đem tất cả dược liệu mang đi sấy khô, tán thành bột và uống 20g với nước cơm.

Có thể thấy củ mài có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên những thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc chuyên ngành. Đặc biệt cần lưu ý, củ mài chống chỉ định với những người thấp nhiệt thực tà nên đối tượng nay cần chú ý khi sử dụng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cốt khí củ: Vị thuốc Y học cổ truyền giảm đau, tiêu sưng

Trong y học cổ truyền, cốt khí củ là vị thuốc có tác dụng tuyệt vời trong giảm đau, tiêu sưng, hoạt huyết, thông kinh, việc làm lành các vết thương bỏng,…

Cốt khí củ: Vị thuốc Y học cổ truyền giảm đau, tiêu sưng

Đôi nét về vị thuốc cốt khí củ

Cốt khí củ có nguồn gốc Đông Á, tuy nhiên chúng đã mọc lan tới các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, cốt khí củ có ở Sa Pa, mọc hoang ở đồi núi, ven đường; chúng thường được trồng lấy rễ củ làm thuốc.

Tên gọi khác: Cốt khí củ còn gọi điền thất, hổ trượng, hoạt huyết đan.

Cốt khí củ là vị thuốc có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9). Khi đào về, người ta đem sạch đất cát, bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Trong các nghiên cứu, thử nghiệm trên chuột (chuột nhắt, chuột cống), các nhà khoa học thấy rằng, cao cốt khí có tác dụng giải nhiệt và giảm đau; không có tác dụng lên huyết áp nhưng có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương; bảo vệ màng dạ dày khỏi bị loét do stress và hơi ức chế tiết dịch vị dạ dày.

Đặc biệt, cốt khí củ có khả năng làm lành vết bỏng bằng cách tăng cường hệ miễn nhiễm và chức năng tim do có chất tăng cường chức năng tuần hoàn vi mạch huyết quản và tim trong shock do bỏng.

Theo các thầy thuốc YHCT tư vấn trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cốt khí củ trong Đông y có vị ngọt đắng, tính mát; vào thận, tâm. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh, khu phong trừ thấp, giảm đau, giải độc.

Trong dân gian, cốt khí củ được biết đến là vị thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, tê thấp, đau mình, ngã sưng đau, ứ huyết, kinh nguyệt bế…

Vị thuốc cốt khí củ

Bài thuốc điều trị bệnh từ cốt khí củ

Điều trị phong thấp đau nhức xương: cốt khí củ 12g, cỏ xước 8g, đơn gối hạc 12g, hy thiêm 8g, binh lang 6g, uy linh tiên 6g. Các vị đem sao vàng hạ thổ. Sắc uống trong ngày. Uống  7-10 ngày.

Điều trị đau lưng: cốt khí củ 12g, rễ lá lốt 12g, dây đau xương 12g, cỏ xước 12g, cam thảo Nam 8g, nhân trần 8g, quế chi 6g, mã đề 8g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị sưng vú: cốt khí củ 12g, bồ công anh rễ 10g, bạch truật 8g, cốt khí muồng 12g, rễ lá lốt 10g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: cốt khí củ 20g, lá móng 16g. Tất cả đem sắc lấy nước, pha thêm ít rượu để uống trong ngày.

Có thể thấy, cốt khí củ là vị thuốc có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh, cũng như tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên cần nhớ rằng, cốt khí củ rất dễ nhầm lẫn với cốt khí thân trắng, cốt khí dây cốt khí thân tím, cốt khí muồng (hay cốt khí hạt), theo đó bạn cần phân biệt chúng để phát huy hiệu quả của thuốc, cũng như tránh những mong muốn không đáng có.

Hi vọng với những thông tin trên đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Mặc dù vậy, điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc, vì vậy bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị nếu có nghi ngờ về sức khỏe.

Nguồn: Lương y Thảo Nguyên – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hồ đào phát huy tác dụng bổ khí, trị thận hư

Y học cổ truyền phát huy tác dụng của hồ đào nhân, trong đó nổi bật là tác dụng bổ khí, ôn phế, hóa đờm, điều trị thận hư, liệt dương di tinh, lưng đau mỏi,…

Hồ đào phát huy tác dụng bổ khí, trị thận hư

Thông tin cơ bản về hồ đào

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Tên gọi khác của hồ đào: hạch đào, óc chó,…

Tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae).

Óc chó là cây di thực, được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tuy nhiên diện tích trồng không nhiều.

Bộ phận dùng làm thuốc của quả óc chó là nhân – hồ đào nhục; bên cạnh đó còn dùng lá, quả nhờ chứa acid ascorbic và caroten.

Theo các nghiên cứu khoa học, hồ đào nhân có tác dụng trong việc tăng cường miễn dịch, trao đổi chất, cải thiện hoạt động tim mạch và được coi là “vị thần trong các loại thực phẩm”.

Bài thuốc trị bệnh và tác dụng của hồ đào nhân

Theo giảng viên YHCT – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hồ đào nhân (nhân óc chó) vị ngọt, ấm; vào phế, thận. Tác dụng nuôi huyết, nhuận táo, bổ khí, ôn phế, hóa đờm, lợi tam tiêu, định suyễn, ích mệnh môn. Vị thuốc thường được sử dụng cho những người bị thận hư, liệt dương di tinh, tiểu đục cặn, táo bón, lưng đau mỏi, tiểu rắt buốt, viêm da lở ngứa, eczema. Liều dùng: 10 – 30g/ngày, bằng cách nấu luộc, chưng, ninh hay ăn sống.

Dưới đây là một số bài thuốc có hồ đào nhân với nhiều tác dụng điều trị bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Bài 1: Hồ đào nhân 15g, hành sống 15g, trà búp 15g. Tất cả đem sắc uống nóng, xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Tác dụng: Trị sốt cảm phong hàn, đau đầu không có mồ hôi.

Bài 2: Hồ đào nhân 30g, đỗ trọng 100g, bổ cốt chỉ 100g. Các vị thuốc đem xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, uống với nước muối nhạt.

Tác dụng: Trị đau lưng mỏi gối, làm đen râu tóc.

Bài 3: Hồ đào nhân 12g, ô dược 8g, ích trí nhân 8g, ba kích 10g, cẩu tích 8g. Tất cả đem sắc uống.

Tác dụng: Trị thận lạnh, liệt dương, đau ngang lưng, tiểu buốt, rắt.

Hồ đào nhân được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn thuốc

Món ăn thuốc trị bệnh có hồ đào

Sirô hồ đào: hồ đào 3kg, rượu 5 lít, sirô dược dụng 1.500ml. Hồ đào sau khi nghiền vụn, cho rượu vào đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 – 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Uống mỗi lần 10 – 20ml; ngày 1 – 2 lần.

Tác dụng: Thích hợp với những người loét dạ dày – hành tá tràng.

Kẹo hồ đào: hồ đào nhân 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào đem nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành kẹo dẻo.

Tác dụng: Thích hợp với những người viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.

Mứt hồ đào: hồ đào nhân 150g, sơn tra tươi 50g, đường phèn 200g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn tra ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý.

Tác dụng: Thích hợp với những người bệnh viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.

Hồ đào xào rau hẹ: hồ đào nhân 60g, rau hẹ  250g, thận lợn 1 quả, dầu vừng 30g. Hồ đào nhân đập dập; thận lợn rửa sạch, bóc màng, thái lát. Xào thận lợn với dầu vừng, nêm gia vị vừa ăn, cho rau hẹ.

Tác dụng: Thích hợp cho nam giới di tinh liệt dương.

Cháo hồ đào: hồ đào nhân 100g, gạo tẻ 100g vo sạch, nấu cháo ăn trong ngày; ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Tác dụng:Trị tiểu buốt, tiểu có sạn sỏi.

Mặc dù hồ đào nhân có nhiều tác dụng trong việc trị bệnh, nhưng những người hư nhiệt, có đàm nhiệt thì không nên sử dụng. Đồng thời cần tìm đến các bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa để có thể sử dụng đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị bệnh tay chân miệng theo phương thức Y học cổ truyền

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não,… Vì vậy cần điều trị dứt điểm ngay khi bệnh có dấu hiệu khởi phát.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Bệnh tay – chân – miệng (TCM) thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, nước bọt, đờm dãi do bệnh nhân khạc nhổ ra. Bệnh do virut Coxsackie hoặc Enterovirus 7 gây ra và hiện chưa có thuốc phòng và điều trị hữu hiệu.

TCM có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Đặc biệt những biến chứng này gây tử vong cao, với diễn biến vô cùng nhanh, có thể trong 24 giờ.

Theo sách Hầu chứng thông luận nói rõ: “Cuống họng là cái cửa ngõ của sinh khí ra vào, mắc bệnh ở đó rất có quan hệ đến sự sống còn”. Như vậy theo y học cổ truyền, bệnh TCM (lạn hầu sa hay tinh hồng nhiệt bệnh) là một chứng bệnh rất nguy hiểm.  

Thuốc uống trị bệnh tay chân miệng

Khi người bệnh phát sốt, sợ lạnh, nhiệt nhiều hàn ít, cuống họng đau, đầu đau nhức, hung cách đầy và buồn bực, nôn ọe, hơi thở ra nóng và hôi, đại tiểu tiện ít và bí, mình mọc ban chẩn, miệng khát muốn uống nước. Dùng các bài sau:

Thanh ôn bại độc gia giảm: sinh thạch cao 30g (sắc trước), chi tử 10g, huyền sâm 12g, sinh địa 10g, hoàng liên 8g, cát cánh 6g, tiên trúc diệp 8g, đan bì 10g, sừng trâu 20g, cam thảo 5g. Sắc uống.

Gia vị ngân kiều tán: ngân hoa 20g, kinh giới 8g, ngưu bàng 12g, liên kiều 20g, trúc diệp 8g, cúc hoa 12g, cát cánh 12g, bạc hà 12g, thạch cao 20g, đại hoàng 6g, cam thảo 10g, tri mẫu 12g, đậu sị 10g, tang diệp 12g, hoạt thạch 12g. Các vị sấy khô, tán bột.

Cách dùng: Mỗi lần uống 24g, đun lô căn làm thang. Trường hợp bệnh nặng cách 2 giờ uống 1 lần; bệnh nhẹ cách 3 giờ uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều. Có thể gia giảm liều lượng để chuyển thành thuốc thang.

Trị bệnh tay chân miệng theo phương thức Y học cổ truyền

Gia giảm: Cổ sưng, cuống họng đau, huyền sâm 10g, thêm mã bột 6g. Lồng ngực bứt rứt phiền muộn thêm uất kim 6g, hoắc hương 6g. Khát nhiều thêm thiên hoa phấn 10g. Nếu ho thêm hạnh nhân 6g. Nếu chảy máu cam, giảm bỏ kinh giới, đậu sị; thêm bạch mao căn 6g, huyền sâm 10g. Nếu đã 2, 3 ngày mà bệnh không bớt, phế nhiệt sắp dẫn vào lý, thêm sinh địa 10g, mạch đông 10g. Vẫn chưa khỏi hoặc tiểu tiện ít, thêm chi tử 6g, mạch đông 10g, tri mẫu 10g, hoàng cầm 6g, sinh địa 10g, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Thanh dinh thang: huyền sâm 20g, tiên trúc diệp 12g, đơn sâm 16g, sừng trâu 20g, sinh địa 24g, mạch môn 12g, hoàng liên 4g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g. Sắc uống. Trị bệnh nhiệt làm tổn thương phần âm, tim hồi hộp, miệng khát.

Thuốc dùng ngoài trị bệnh tay chân miệng

Bài 1: Thuốc cam xanh: mỗi lần dùng 0,05g, dùng tăm bông chấm thuốc hoặc thổi vào nơi đau trong cổ họng; hòa trộn với ít nước, chấm lên các vết trên chân tay.

Bài 2: Tích loại tán: ngưu hoàng 0,02g, chỉ xác 0,02g, trân châu 0,2g, tượng nha tiết 0,12g, thanh đại 0,16g, bích tiền (trứng nhện) 20 cái, mai phiến 0,012g. Tất cả tán bột thật mịn, để trong lọ kín. Mỗi lần dùng 0,05g, dùng tăm bông chấm thuốc hoặc thổi vào nơi đau trong cổ họng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

6 tác dụng chính của nụ hoa tam thất khiến bạn bất ngờ

Nụ hoa tam thất có tính mát, vị ngọt, có tính chất tương đồng với nhân sâm, được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ trị mất ngủ, mỡ máu, tăng huyết áp,…

Nụ hoa tam thất có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Nụ hoa tam thất được lấy từ bộ phận trên cây tam thất, có màu lục nhạt, đường kinh từ 3 -5 cm. Thời điểm hái nụ hoa là vào tháng 6- 8 hàng năm

Về thành phần hóa học, trong nụ tam thất có chứa hoạt chất nhân sâm rb1, rb2. Đây được biết đến là những chất có tác dụng an thần, tốt đối với người mắc các bệnh về hệ tim mạch; khử 16 axit amin như leucin, prolin, phenylalanin, valin,… các chất vô cơ như Ca và Fe…

Cùng trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá những công dụng của nụ hoa tam thất!

Nụ hoa tam thất hỗ trợ giảm chứng mất ngủ

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong nụ hoa tam thất có chứa Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb, tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ. Hoạt chất Saponin ginsenoid có công dụng chủ yếu là hỗ trợ ức chế khu thần kinh trung ương, tăng lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời hỗ trợ hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh khó ngủ, an thần.

Nụ hoa tam thất hỗ trợ cho người tiểu đường và mỡ máu

Hoạt chất GS4 có trong nụ hoa tam thất tác động vào 4 quá trình khi người bệnh dùng hằng ngày gồm: hỗ trợ tăng men sử dụng đường ở mô cơ; hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột; tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, hỗ trợ giảm lipid, giảm cholesterol, trong gan và trong máu, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng tiểu đường và mỡ máu, vừa hỗ trợ hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết,.

Nụ hoa tam thất hỗ trợ cho người bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch

Trong nụ hoa tam thất có chứa hoạt chất rutin có nhiều ở nụ cây 3 năm. Được biết đây là  một loại vitamin P có công dụng hỗ trợ những người có tiền sử bị huyết áp cao, hỗ trợ tăng sức chịu đựng của mạch máu giúp ổn định và phòng ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.

 

Nụ hoa tam thất có tác dụng bảo vệ tế bào gan nếu dùng thường xuyên

Nụ hoa tam thất hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan

Theo y học cổ truyền, nụ hoa tam thất có tính bình, giúp giải nhiệt, can hỏa, giải độc gan. Nếu sử dụng thường xuyên, nụ hoa tam thất có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại, tránh tổn thương.

Bên cạnh đó, nụ hoa tam thất còn có tác dụng hỗ trợ tốt đối với những người đang mắc viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nóng trong, vàng da. Tác dụng thanh nhiệt giải độc cho những ngày hè nóng bức.

Nụ hoa tam thất hỗ trợ giảm cân

Hoa tam thất có tác dụng làm giảm, điều hòa lượng cholesterol trong máu, cân bằng lượng mỡ trong cơ thể không vượt mức quá cho phép khiến cơ thể bị béo phì.

Bên cạnh đó, nụ tam thất còn giúp cơ thể được trao đổi chất tốt hơn, thanh lọc cơ thể, giảm cân hiệu quả nếu uống đều đặn mỗi ngày.

Nụ hoa tam thất hỗ trợ phòng tránh các bệnh về tim mạch

Chất Noto ginsenosid trong nụ tam thất có công dụng hỗ trợ giãn mạch, phòng tránh được bệnh xơ vữa động mạch; giảm lượng homocysteine ở trong máu, giảm những biến chứng nguy hiểm của các bệnh tim mạch gây ra như co thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…

Có thể thấy nụ hoa tam thất mang đến nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn cần lời khuyên cũng như hướng dẫn của các thầy thuốc y học cổ truyền bởi thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên của những người có chuyên môn. Hãy khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Những bài thuốc cực hay từ tam thất xóa tan nỗi lo bệnh tật

Tam thất được coi là một vị thuốc quý từ xa xưa cùng với linh chi, nhân sâm,…; được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trong y học cổ truyền.

Bài thuốc từ tam thất xóa tan nỗi lo bệnh tật

Đặc điểm về cây tam thất

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Tam thất có các tên gọi khác như sâm tam thất, điền tam thất, là rễ khô của cây sâm tam thất.

Theo y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn; vào các kinh can và thận. Tác dụng trong việc tư bổ cường tráng, tán ứ chỉ huyết tiêu thũng định thống. Tam thất được dùng trong các trường hợp xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da, chấn thương đụng giập, tiện huyết, khái huyết thổ huyết, niệu huyết, rong kinh, rong huyết, bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, tăng mỡ máu, bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược,…

Dùng 3-10g tam thất mỗi ngày dưới dạng ngâm ướp, hãm, nấu hầm theo hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn.

Món ăn bài thuốc từ tam thất

Trang bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giới thiệu đến bạn một số món ăn bài thuốc có chứ tam thất từ gợi ý của TS. Nguyễn Đức Quang như sau:

Gà hầm tam thất: tam thất 20g, gà mái (khoảng 1kg) hoặc gà ác (ô cốt kê) 1 con. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà; hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị vào ăn.

Thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể, khí huyết hư, da tái nhợt thiếu máu, ăn kém mệt mỏi.

Rượu hầm tam thất ngó sen, trứng gà: tam thất 3g, rượu nhạt 150ml, nước ép ngó sen 200ml, trứng gà 1 quả. Tam thất tán mịn, đập bỏ vỏ trứng, trộn nước ép ngó sen và rượu, đun cách thủy cho chín.

Rượu hầm tam thất ngó sen, trứng gà dùng cho trường hợp khái huyết tiện huyết, thổ huyết, xuất huyết dạ dày ruột. Ngày ăn 1 lần.

Rễ tam thất được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn thuốc

Canh tam thất trứng gà, mai mực, tây thảo: tam thất 3g, mai mực 20g, trứng gà 2 quả, tây thảo 10g. Trứng khoét lỗ nhỏ, tam thất tán bột cho vào 2 quả trứng (chia đều) bịt kín lỗ khoét. Nấu cùng tây thảo, mai mực và lượng nước thích hợp. Khi trứng chín bỏ vỏ trứng, ăn trứng và uống nước canh.

Món ăn thuốc này thích hợp cho phụ nữ kinh nguyệt kéo dài 8 – 10 ngày, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.

Tam thất tán: tam thất tán bột; mỗi lần uống 4 – 6g cùng với nước hồ hoặc chút rượu.

Tam thất tán dùng cho các trường hợp chấn thương đụng giập, sưng nề, kiết lỵ đại tiện xuất huyết.

Gà giò hầm tam thất, quế chi: bột tam thất 3g, quế chi 6g, tiểu hồi 6g, gà giò hoặc gà ác 1 con. Gà làm sạch, chặt miếng, nấu với tiểu hồi, quế chi cho chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt gà, uống nước canh với bột tam thất. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 10 ngày.

Gà giò hầm tam thất, quế chi thích hợp dùng cho bệnh nhân viêm tử cung phần phụ.

Có thể thấy tam thất mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể ứng dụng tam thất một cách phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, người huyết hư không ứ hay phụ nữ có thai không được dùng. Hãy tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên ngành y học cổ truyền để được tư vấn sử dụng hiệu quả và an toàn.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc chữa nấc chỉ bằng cây thuốc quanh nhà

Theo y học cổ truyền, nấc xuất hiện do người bệnh ăn uống không điều độ,…khiến hàn kết trong dạ dày. Tuy nhiên bạn có thể chữa nấc chỉ bằng cây thuốc quanh nhà.

Nấc xuất hiện chủ yếu do người bệnh ăn uống không điều độ

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn, nấc là do một loại kích thích nào đó làm cho thần kinh cơ hoành quá hưng phấn, cơ hoành co thắt gây nên.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra nấc là do người bệnh ăn uống không điều độ, ăn uống những thứ lạnh, sống làm cho hàn kết trong dạ dày; việc trạng thái tinh thần không cân bằng, hay u sầu, bực tức làm cho ca khí phạm gây nên.

Bên cạnh đó, tì vị kém hay âm dịch trong dạ dày tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến nấc. Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ BS Nguyễn Thu sẽ giúp bạn có được bài thuốc trị nấc hiệu quả.

6 bài thuốc chữa nấc hiệu quả

Bài 1: Quả vải khô 7 quả.

Quả vải khô được thái nhỏ, đem sao cho cháy đen, tán thành bột mịn, chia làm sáu phần mỗi ngày uống 3 phần chia làm 3 lần trong ngày, uống với nước sôi để ấm trước khi ăn 15 phút.

Bài 2: Quả bồ kết 15 gram.

Quả bồ kết đem sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 1 lượng bằng hạt đậu xanh chia đôi thổi vào hai lỗ mũi, ngày thổi 2 lần, cần làm 2-3 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể lấy hai quả trứng gà quấy đều, chế thủ ô 30g sao lấy nước cho vào trứng gà để ăn, ngày một lần.

Bài 3: Vừng đen 30 gram; đường trắng 20 gram.

Vừng đen sấy khô, tán nhỏ, trộn đường, chia 3 lần uống trong ngày với nước sôi để ấm.

Bài 4: Tai quả hồng 7 cái

Tai quả hồng đem rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà, chế thêm 150ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày,cần uống 2-3 ngày liền.

Hạt hẹ chữa nấc hiệu quả

Bài 5: Hạt hẹ 18 gram

Hạt hẹ phơi khô tán bột mịn, chia 2 lần uống trong ngày, với nước tai quả hồng đã nói ở trên, cần uống 2-3 ngày

Bài 6: Cuống quả bí xanh 5 cái

Khi lấy cuống quả bí xanh cần chú ý lấy đầu trên sát thân cây, đầu dưới sát quả, rửa sạch, thái mỏng, sấu khô, cho vào ấm pha trà, chế thêm 300ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, chắt lấy nước, chia 2 ngày uống, mỗi ngày uống 3 lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số phương pháp khác để chữa nấc như:

  • Gây hắt hơi: dùng lông vũ hay miếng giấy ngoáy vào lỗ mũi làm hắt hơi.
  • Chườm nước đá: nằm ngửa, đặt hai túi nước đá hai bên cổ 30 phút.
  • Xông mũi: rượu cao lương 250g, hùng hoàng 90g, đun lên, để mũi vào xông và hít thở thật sâu.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bạn có thể gây động tác mút ở trẻ như cho trẻ bú mẹ, hay bú bình hoặc núm vú giả…) để điều trị nấc.

Tuy nhiên những thông tin trên không thay thế cho lời khuyên của những người có chuyên môn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để có thể áp dụng đúng cách và an toàn.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tổng hợp các bài thuốc điều trị bệnh từ cây dừa cạn

Cây dừa cạn trong dân gian thường dùng trị bệnh đái đường, cao huyết áp, điều kinh, thông tiểu tiện, chữa tiêu hoá kém và chữa lỵ,…

Cây dừa cạn có tác dụng làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh

Đặc điểm cây dừa cạn

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn dừa cạn còn có tên gọi khác: bông dừa, trường xuân, hải đằng dương giác.

Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae.

Cây dừa cạn là cây mọc hoang, cao khoảng 40 – 60 cm và được trồng nhiều ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Lá hình trứng mọc đối, mặt trên của lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Hoa có 5 cánh màu phớt hồng hoặc màu trắng. Quả thường tập trung ở phần ngọn, có 2 đại hơi choãi ra.

Cây dừa cạn dễ trồng, phát triển nhanh. Hiện chúng được trồng nhiều ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh đồng bằng và ven biển nước ta.

Theo y học cổ truyền, cây dừa cạn có tác dụng trong việc tiêu thũng, giải độc, hoạt huyết, hạ huyết áp và an thần. Trong dân gian thường dùng dừa cạn trị bệnh đái đường, cao huyết áp, điều kinh, thông tiểu tiện, chữa tiêu hoá kém và chữa lỵ,… Người dân cũng thường dùng để làm thuốc kìm tế bào và được chỉ dẫn trong điều trị bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu lymphô cấp.

Cách dùng, liều lượng: Dùng thân và lá dừa cạn phơi khô 8-20g, tối đa 50g ở dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên nén từ cao khô.

Thuốc hay trị bệnh từ cây dừa cạn

– Trị bỏng nhẹ từ cây dừa cạn: Dùng lá dừa cạn đem giã nát, sau đó đắp lên những vết bỏng sẽ có tác dụng giảm đau, làm mát da thịt, chống bội nhiễm. Tuy nhiên chỉ được đắp trong trường hợp không trợt da, bỏng nhẹ.

– Trị bệnh trĩ như Búi trĩ sưng đau, tiết dịch, chảy máu tươi: Dùng hoa và lá dừa cạn, lá thầu dầu tía. Tất cả đem giã nát và đắp tại chỗ băng lại.

Đồng thời uống bài sau: dừa cạn (sao vàng) 20g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, cam thảo 12g, sài hồ 10g, trần bì 10g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang. Dùng thuốc 10 ngày liền. Nghỉ 3 – 4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.

– Trị Lỵ trực trùng: Bụng đau từng cơn, có máu mũi, di ngoài nhiều lần, phân có chất nhầy, sút cân nhanh.

Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, đinh lăng 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.

Cây dừa cạn được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

– Chứng tiêu khát: Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.

Dùng dừa cạn 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, đan bì 10g, ngũ vị 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang.

– Điều trị zona: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, kinh giới 12g, cam thảo đất 16g,  chi tử 10g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, nam tục đoạn 16g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thuốc đắp theo gợi ý của thầy thuốc Đông y – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – ông Hữu Định như sau: lá dừa cạn, lá cây hòe, lượng bằng nhau, tất cả đem giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Tác dụng: làm giảm đau nhức.

– Trị U xơ tuyến tiền liệt

Dùng dừa cạn 12g, chè khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, bối mẫu 10g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, cát căn 16g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

– Phụ nữ bị bế kinh: Đau bụng, bụng dưới căng đầy, mặt đỏ, tính tình cáu gắt.

Bài thuốc: dừa cạn (phơi khô) 16g, tô mộc 20g, huyết đằng 16g, chỉ xác 8g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, trạch lan 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Để đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc, bởi những thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của những người có chuyên môn.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc kinh điển điều trị viêm đường hô hấp

Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc hay với những công dụng điều trị tuyệt vời, trong đó bao gồm viêm đường hô hấp.

Theo y học cổ truyền, viêm đường hô hấp cấp thuộc bệnh ôn dịch (bệnh tuyền nhiễm lây lan). Điều trị thường dùng 2 bài thuốc kinh điển sau: Ngân kiều tán và Tang cúc ẩm.

Viêm đường hô hấp cấp

Ngân kiều tán trị viêm đường hô hấp cấp

Bài Ngân kiều tán gồm: cát cánh 8 – 12g, liên kiều 12g, trúc diệp 8g, đạm đậu xị 12g, kinh giới 8g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, ngân hoa 12g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Chú ý không sắc quá lâu, sắc khi mùi thơm bốc ra thì thôi.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, thấu biểu. Trị viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp, cảm cúm, ho gà, sởi, viêm amidan…

Gia giảm: Nếu sốt cao, thêm: hoàng cầm 10g, chi tử 12g để thanh lý nhiệt.

Nếu bệnh nhân đau đầu, gia thêm: mạn kinh tử 12g, bạch tật lê 12g.

Nếu ho nhiều, gia thêm: tiền hồ 8g, hạnh nhân 8g, thổ bối mẫu 12g để chỉ ho.

Nếu khát nhiều, gia thêm: mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g để chỉ khát.

Nếu họng sưng đau, gia thêm xạ can 6g, bản lam căn 12g, để tiêu sưng giảm đau.

Bài thuốc Tang cúc ẩm và Ngân kiều tán có tác dụng trị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, sởi và ho gà. Tuy nhiên, bài Tang cúc ẩm tác dụng thanh nhiệt giải độc nhẹ hơn so với bài Ngân kiều tán nhưng lại mạnh hơn về mặt lợi phế chỉ khái.

Tang cúc ẩm trị viêm đường hô hấp cấp

Bài Tang cúc ẩm gồm: tang diệp 12g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8 – 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, cát cánh 8 – 12g, cam thảo 4g, lô căn 8 – 12g. Sắc uống ngày 1 – 2 thang.

Tác dụng: Thanh nhiệt, chỉ khái, tuyên phế. Hay được dùng trị bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phổi do phong nhiệt gây sốt, ho, viêm não, mề đay, ho gà…

Vị thuốc tang diệp trong bài thuốc điều trị hô hấp cấp

Gia giảm: Nếu ho có đờm, gia thêm: thổ bối mẫu 12g, qua lâu nhân 8g để thanh phế hóa đờm (tiêu đờm).

Nếu khó thở, ho khí lại nghịch lên, gia thêm: tô tử 12g, ngưu bàng tử 12g, thổ bối mẫu 12g, để tăng tác dụng thông phế giáng nghịch.

Trường hợp đờm có dính máu, gia thêm: thiên thảo 8g, bạch mao căn 12g, trắc bách diệp sao đen 8g để lương huyết chỉ huyết.

Nếu ho có đờm vàng hay lưỡi đỏ, thêm hoàng liên 8g, hoàng cầm 8g, trúc lịch 12g, tang bạch bì 12g, để thanh nhiệt hóa đờm.

Theo tài liệu của Trung Quốc tổng kết mà trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu: bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm đã dùng điều trị cho bệnh nhân cúm 50 ca, kết quả: sau 2 ngày uống, 86,5% hạ sốt; sau 4 ngày hết sốt (Quảng đông trung y 2,1959).

Bên cạnh đó, trong điều trị viêm kết mạc cấp, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm, thêm ngân hoa 12g, vị bồ công anh 12g, hoàng liên 8g cho kết quả tốt (Xích cước y sinh tạp chí 2, 1977).

Điều trị ho gà và trị ban sởi, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm đều có kết quả tốt (Trung cấp y san 1,1960 và Trung y tạp chí 2,1959).

Trị viêm não Nhật Bản, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm, gia thêm thạch cao 12g, ngưu bàng tử 12g, ngân hoa 12g, kết quả tốt (Sơn đông y san 3,1968).

Đó là 2 bài thuốc y học cổ truyền hay sử dụng để điều trị các bệnh thuộc về ôn bệnh, hỗ trợ đắc lực cho việc chữa các bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra.

Hiện vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu hoặc thuốc kháng virus mà chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Do đó biện pháp phòng ngừa luôn được đề cao, mọi người cần tích cực tham gia phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn

Exit mobile version