Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền hướng dẫn điều trị chứng đại tràng thấp nhiệt

Đại tràng thấp nhiệt là chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh thường do tỳ vị bị tổn thương từ việc ăn uống không khoa học.

Y học cổ truyền hướng dẫn điều trị chứng đại tràng thấp nhiệt

Chứng đại tràng thấp nhiệt thường gặp trong các bệnh như: tiết tả, lỵ tật, trĩ nội, phúc thống, thấp ôn, tràng ung,… Người bị bệnh thường cảm thấy nuốt chua, ợ hăng, hay buồn nôn, trướng, bụng đầy, tay chân nặng nề, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác, đại tiện tiết tả.

Nguyên nhân thường do ăn uống không điều độ, không khoa học, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu, chất kích thích… làm tổn thương tỳ vị.

Tùy từng chứng trạng mà các thầy thuốc y học cổ truyền dùng bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp nhiệt dồn xuống sinh ra bệnh tiết tả

– Triệu chứng: Khi đại tiện giang môn có cảm giác nóng rát, phân có màu màu vàng hoặc đục như nước gạo, hôi khắm.

– Điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, thăng phát thanh khí của đại tràng.

– Bài thuốc điều trị tên Cát căn cầm liên thang: Cát căn 12g, hoàng liên 3g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn.

Tùy chứng trạng của người bệnh, mà các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp.

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp nhiệt nung nấu uất kết ở đại tràng

– Triệu chứng: đau bụng, đau nhiều ở bụng dưới, đại tiện dính trệ, mót rặn, khó chịu, nóng rát ở giang môn.

– Điều trị: Thanh hóa thấp nhiệt, điều khí.

– Bài thuốc điều trị tên Thược dược thang gia giảm: thược dược 40g, đương quy 20g, hoàng liên 20g, nhục quế 3g, hoàng cầm 20g, cam thảo 8g, mộc hương 8g, đại hoàng 12g, tân lang 8g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp nhiệt hun đốt làm tổn hại  khí huyết sinh ra chứng lỵ tật

– Triệu chứng: Giang môn nóng rát, đại tiện ra máu mủ.

– Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

– Bài thuốc điều trị tên Bạch đầu ông thang gia giảm: Bạch đầu ông 8g, hoàng bá 12g, hoàng liên 12g, trần bì 12g. Nếu đại tiện phân có màu như tương thì gia nha đảm tử 12g.

Tùy theo chứng trạng của bệnh mà gia giảm các vị khác và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Vị thuốc bạch đầu ông trong bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp nhiệt ủng kết ở bên dưới đại tràng sinh ra bệnh trĩ

– Triệu chứng: Khi đại tiện thường ra máu tươi, nếu là trĩ ngoại thì lòi ra ngoài, đại tiện đau tức hậu môn, phải mót rặn.

– Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, hành khí hoạt huyết.

– Bài thuốc điều trị tên Hòe giác hoàn: Hòe giác 20g, hoàng cầm 20g, địa du 20g, đương quy 20g, phòng phong 20g, chỉ xác 20g. Giảng viên YHCT – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn.

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp nhiệt làm úng tắc đại tràng sinh ra chứng đại tràng ung (ung nhọt)

– Triệu chứng: Phía bên phải bụng dưới của bệnh nhân đau dữ dội, kèm theo sốt.

– Điều trị: Hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt, tiêu ung.

– Bài thuốc điều trị tên Đại hoàng mẫu đan bì thang gia giảm: Đại hoàng 60g, mang tiêu 15g, mẫu đan bì 40g, đông qua nhân 20g, đào nhân 50 hạt. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc trị chứng đại tràng thấp nhiệt do thấp ôn sinh ra chứng đại tràng thấp nhiệt

– Triệu chứng: bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, sốt dai dẳng, không những nhiệt không lui mà xuất hiện triều nhiệt, ăn kém, có khi không muốn ăn, bụng chướng đầy, đại tiện lỏng mà khó đi.

– Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.

– Bài thuốc điều trị tên Tam nhân thang: Hạnh nhân 20g, ý dĩ nhân 24g, bạch đậu khấu 8g, hoạt thạch 24g, bán hạ 20g, hậu phác 8g, trúc diệp 8g, thông thảo 8g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp.

Hi vọng những thông tin trên mang đến cho bạn nhiều kiến thức về y học. Tuy nhiên điểu này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa và bạn cần khám ngay nếu thấy cơ thể gặp bất kỳ điểm khác lạ bất lợi nào!

Nguồn: Phạm Đức Dương  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Phương thuốc trị bệnh từ cây cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi vị ngọt, tính hàn, mang trong mình nhiều công dụng phòng và trị bệnh. Hiện vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người sử dụng.

Cỏ nhọ nồi là vị thuốc hay trong y học cổ truyền

Đặc điểm cây cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, hạn liên thảo, hán liên thảo, mặc hán liên. Vị thuốc có công dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, mát huyết, bổ gan thận, cầm máu,…

Cỏ nhọ nồi dùng tươi hoặc sấy khô đều được.

Công dụng trị bệnh gan,vàng da và làm thuốc ăn khó tiêu, chữa đau răng, bổ tổng quát, choáng váng, giúp lành vết thương, theo tài liệu tại Ấn Độ. Tại Việt Nam, cỏ nhọ nồi được cho rằng có tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), tăng trương lực tử cung, cầm máu ở tử cung,…

Cỏ nhọ nồi còn còn được sử dụng trong điều trị bệnh nha chu, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, sưng gan, sốt xuất huyết, bó ngoài giúp liền xương, sưng bàng quang,…hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

Một số tài liệu của Trung Quốc cho hay, cỏ nhọ nồi còn được sử dụng để chữa ung thư, phối hợp với những vị thuốc khác chữa ung thư bạch huyết, dạ dày, xương, họng, tử cung. Trong đó, để trị ung thư họng, người bệnh chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

Bài thuốc điều trị bệnh từ cây cỏ nhọ nồi

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ BS. Hồng Hải chia sẻ một số bài thuốc thường dùng có cây cỏ nhọ nồi như sau:

– Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo): cỏ nhọ nồi 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hằng ngày.

– Chi huân ẩm (thuốc nhức đầu): Cỏ nhọ nồi 10g, xuyên khung 10g, đương quy 12g,  thanh khao 6g, thục địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị nhức đầu, huyết hư.

– Cánh niên an ẩm (thuốc cho phụ nữ mãn kinh: Cỏ nhọ nồi 9g, hoàng cầm 9g, sinh địa 12g, đương quy 9g, hồng hoa 9g, xuyên khung 6g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, lá dâu 9g, nữ trinh tử 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cỏ nhọ nồi sau khi sấy khô

Tác dụng: Trị nhức đầu, phiền táo, ngủ không ngon giấc.

– Ích khí cố thận thang: Cỏ nhọ nồi 30g, thục địa 15g bạch thược 15g, , hoàng kỳ 60g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, thăng ma 6g, nữ trinh tử 15g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: thang ích khí bổ thận, trị xuất huyết tử cung.

– Thận viêm khang ẩm: Cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g, xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Trị viêm thận mạn tính, viêm cầu thận, lưng đau triền miên.

– Tiêu khát ẩm: lư căn tươi 30g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g,  nữ trinh tử 10g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: Trị người gầy mệt mỏi, người mắc bệnh tiểu đường.

– Lợi trọc thang: Cỏ nhọ nồi 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Trị viêm tuyến tiền liệt.

– Dưỡng âm điều kinh thang: Cỏ nhọ nồi 12g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, sinh địa 15g, thanh khao 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Thang bổ âm điều kinh.

Các thầy thuốc y học cổ truyền lưu ý:

– Những đối tượng không nên dùng cỏ nhọ nồi gồm: người đại tiện lỏng, sôi bụng viêm đại tràng mạn tính.

– Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai nên các chị em đang mang thai không nên sử dụng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

YHCT tổng hợp những bài thuốc mang tên kê

Y học cổ truyền (YHCT) trên trang Bệnh học giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc có tên “kê” (gà) có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.

YHCT tổng hợp những bài thuốc mang tên kê

Bài thuốc mang tên kê có tác dụng trị bệnh

Kê can tán: Gan gà trống 1 bộ, thanh đại 12g, lô cam thạch (chế) 24g, thạch quyết minh (đốt lên) 40g, hoạt thạch (phi) 20g, hoàng liên 20g, xích thạch chi 20g, thần sa (thủy chế) 16g (cho vào sau).

Cách chế – dùng: Tán bột ngày uống 2 lần mỗi lần uống 16g sau khi ăn sáng và ăn tối.

Tác dụng: Kiện tỳ, bình can, làm sáng mắt. Chữa chứng đau mắt, mắt có màng mắt mờ.

Bài Kê nhục tiễn hoàn: Gà trống vừa học gáy 2 con (làm sạch bỏ phủ tạng), sài hồ 40g, sử quân tử (bỏ vỏ, bỏ hạt) 40g, hoàng liên 40g, hoàng cầm 40g, tần giao 40g, tri mẫu 40g, vô quyển 20g, tằm sắp chín 20g.

Cách chế – dùng: Các vị thuốc đem tán thành bột mịn, gà luộc chín lấy thịt có màu trắng giã nhuyễn trộn đều với thuốc bột cho một ít nước luộc gà vừa đủ làm viên hoàn. Mỗi viên 5g. Ngày uống 2 lần  mỗi lần uống 1 viên sau khi ăn sáng và ăn tối.

Tác dụng: Bài thuốc điều trị trẻ em ăn kém, tỳ vị hư yếu, mắc chứng cam tích gầy ốm.

Bài kê trường tán: Kê trường 1 bộ (đốt tồn tính), nhục quế 6g, mẫu lệ 6g, long cốt 6g, phục linh 6g, tang phiêu tiêu(sao) 20g.

Cách dùng: Các vị thuốc đem tán bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 4g uống sau khi ăn sáng và tối 20 phút.

Cách chế – dùng: Trị chứng đái dầm của trẻ em.

Ghi chú: Nếu con gái dùng ruột gà trống, con trai dùng ruột gà mái.

Kê can chúc: Gan gà trống 1 bộ, nhu mễ (gạo nếp) 60g, thỏ ty tử (nghiền nát) 16g.

Cách chế – dùng: Cho vào 400ml nước đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm ít hành tây vừa đủ. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 30 ngày là 1 liệu trình. Ăn khi đói.

Tác dụng: bình bổ can thận. Trị chứng can thận suy yếu do lao lực dẫn đến liệt dương, hoạt tinh, hoa mắt chóng mặt, tiểu đêm.

Kê đầu hoàn: Đầu gà trống sấy khô 1 cái, mộc thông 20g, đương qui 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 40g, đại hoàng 40g, mạch môn 12g, sâm Cao Ly 20g, viễn chí 12g, xuyên khung 40g, thuyền thoái sao cháy 5 con.

Cách chế – dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 4g. Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 1 viên trước khi ăn, uống liên tục 30 ngày là một liệu trình.

Tác dụng: Bài thuốc điều trị chứng trẻ em chậm nói.

Nhiều bộ phận của gà trống trị bách bệnh

Bài kê trường tán: Hoàng hùng kê trường (ruột gà trống có lông và chân màu vàng) 4 bộ, xích thạch chi 150g, bạch thạch chi 150g, hoàng liên 150g, nhục thung dung (tẩm rượu sấy khô) 150g, khổ sâm 150g.

Cách chế – dùng: Các vị thuốc tán bột mịn, ruột gà làm sạch (thán sao) tán bột, sau đó trộn 2 loại bột này với nhau. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g với rượu trắng 300, mỗi lần uống 10ml.

Tác dụng: Trị chứng nam giới bàng quang hư hàn, tiểu tiện sẻn.

Kê nội kim tán: Kê nội kim (khô 50g), sao giòn tán bột mịn. Rắc lên vết thương một lớp mỏng.

Cách chế – dùng: Ngày 2 lần sáng và chiều sau khi đã đi vệ sinh. Lưu ý: Cần rửa sạch và thấm khô vết thương trước khi rắc thuốc.

Tác dụng: Trị bệnh rò hậu môn hoặc hậu môn lở loét.  

Kê tử thang: Bách hợp thái nhỏ 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái.

Cách chế – dùng: Bách hợp rửa sạch, ngâm với nước sạch một đêm cho nổi bọt trắng, đổ nước đi, cho 400ml nước khác vào đun lấy 200ml cho lòng đỏ trứng gà vào đun lấy 100ml cho người bệnh uống khi thuốc còn ấm. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn.

Bách hợp có tác dụng: thanh nhiệt, bổ ích phế khí, nhuận táo.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được các thầy thuốc giỏi giải đáp. Đồng thời không quên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Nguồn: TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Gợi ý món ăn thuốc bổ dưỡng, giải nhiệt mùa hè

Thời tiết nắng nóng gây cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn,… ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó Y học cổ truyền gợi ý đến bạn những món ăn bổ dưỡng, giải nhiệt mùa hè.

Đậu xanh thanh nhiệt dưỡng âm

Để có một sức khỏe tốt trong những ngày hè oi bức, bên cạnh việc hạn chế việc lạm dụng đồ ăn cay, khô, mặn, khó tiêu; cà phê, thuốc lá,….thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và đặc biệt chế độ ăn uống cân bằng, thanh mát là điều cần thiết. Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ Lương y Minh Phúc gợi ý đến những món ăn bổ mát ngày hè nắng nóng như sau:

Đậu xanh thanh nhiệt dưỡng âm

Đậu xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có công năng trừ phiền nhiệt, thanh nhiệt dưỡng âm, hạ khí, lợi ngũ tạng. Bạn có thể dùng đậu xanh nấu chè, nấu cháo thịt, cháo cá ăn đều tốt.

Món ăn thuốc bổ Đậu đen

Đậu đen chứa 53,3% glucid, 24% protid, 1,7% chất béo, giàu các vitamin và khoáng chất như: canxi, caroten, B1,  B2, C, PP, phospho, sắt.

Theo y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm bổ huyết, tiêu thức ăn, hạ được khí nóng trong dạ dày,… Ăn đậu đen giúp tâm thần yên ổn, bớt căng thẳng thần kinh, bớt mệt mỏi, tăng cường trí lực. Hạt đậu đen có thể hầm nhừ ăn, hay nấu chè nấu cháo ăn đều tốt.

Bổ mát nhờ nước mía

Trong nước mía rất giàu dưỡng chất như chất béo, đường, chất đạm và nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, phospho,…; các vitamin B1, B2, vitamin C, D và nhiều enzym rất có lợi cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, nước mía có tác dụng dưỡng huyết, tiêu phiền, đại bổ tỳ âm, giáng hỏa, định tâm an thần, tăng cường trí nhớ, hạ hỏa khoan khoái trong lòng, giảm mệt mỏi, căng thẳng lo âu.

Dưa hấu thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng

Dưa hấu chứa 0,2g chất béo, 0,6g protein, 5,36g đường; B1, B2, Cu, phospho, kali, natri, Fe, 2.000UI betacaroten, , PP…

Theo y học cổ truyền, dưa hấu thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng; bạn có thể  ăn tươi hoặc ép nước uống.

Dưa hấu thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng

Giá đậu xanh bổ mát, thanh nhiệt sinh tân

Giá đậu xanh giàu vitamin B1, B2, B6, C, PP, E; phospho, sắt.

Theo y học cổ truyền, giá đậu chỉ khát, tiêu thực, bổ mát, thanh nhiệt sinh tân,… Bạn có thể xào thịt, nấu canh chua với cá, ăn sống hoặc xay ép nước uống đều tốt.

Cải xoong mát gan, lợi mật

Cải xoong giàu vitamin A, B1, B2, C, chất xơ và nhiều chất khoáng khác như axit folic, canxi, sắt…

Theo y học cổ truyền, cải xoong có tác dụng mát gan, lợi mật, kiện tỳ, thông tiểu tiện; tốt cho người ăn kém bụng đầy, chậm tiêu, hư nhược mệt mỏi,… Bạn có thể xào cải xoong với thịt bò, thịt lợn, nấu canh thịt hoặc cá đều rất tốt.

Quả dâu ta ích gan thận, bổ tâm tỳ

Quả dâu ta giàu A, Giàu B1, B2, B3, B5, B6, C, E,…; khoáng chất Ca, Fe, Zn; giàu protein và axit amin thiết yếu

Theo y học cổ truyền, quả dâu tác dụng ích gan thận, dưỡng huyết, rất tốt với người mệt mỏi ăn ngủ kém, mắc chứng tâm tỳ hư; tăng cường trí nhớ… Có thể dùng quả dâu ăn tươi hoặc xay sinh tố uống đều tốt.

Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn để tìm cho mình những giải phát trừ nhiệt, thanh mát, bổ dưỡng trong ngày hè.

Nguồn: Lương y Minh Phúc  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bật mí những thảo dược có tác dụng giải nhiệt mùa hè

Nền nhiệt cao, nắng nóng kéo dài khiến cơ thể con người trở nên mệt mỏi, “nóng” trong người. Lúc này, bạn cần sự trở giúp của các thảo dược để thanh nhiệt cơ thể.

Lá sen có tác dụng thanh thử nhiệt, an thần

Thảo dược giải nóng trong người do tim, ruột

Biểu hiện của những người mắc chứng này thường họng khô, miệng khát, lưỡi đỏ, người nóng bức rứt mất ngủ…

Các loại thảo dược không thể bỏ qua có thể kể đến như lá sen, hạt sen, bông súng, lá tre, nha đam, hoa thiên lý, khổ qua, hoa dâm bụt, dừa, đậu đỏ,… Những vị thuốc này được các thầy thuốc y học cổ truyền đánh giá cao trong việc giúp an thần, ngủ ngon, tiểu trường hoạt động tốt hơn.

Với vị thuốc lá sen: theo y học cổ truyền, vị thuốc có tính mát, vị đắng, tác dụng thanh thử nhiệt, an thần; rất tốt đối với những người say nóng, mất ngủ, bức rứt. Cách dùng: dùng 8-16g lá sen khô sắc uống hàng ngày.

Với vị khổ qua: Tác dụng chữa nóng bức rứt, khô miệng, người mụn nhọt, tiểu tiện không thông… Cách dùng: dùng tươi 30-35g/ngày hoặc 12-20g khô sắc uống.

Thảo dược giải nóng trong người do tỳ vị

Biểu hiện bệnh: tỳ vị nhiệt, miệng khô khát, cơ thể mệt mỏi, đau cơ bắp, táo bón.

Các vị thảo dược thường được sử dụng trong trường hợp này gồm: diếp cá, rau sam, sắn dây, mía lau, khoai mài, sữa đậu nành, các loại đậu (đạu hủ, đạu ván, đậu xanh), bột dong, bột củ năng,…

Chẳng hạn với vị diếp cá, dùng 20-40g ăn sống mỗi ngày hoặc lấy 10-12g khô sắc uống. Mía và mía lau, bạn có thể ép lấy nước uống 100-150ml mỗi ngày.

Thảo dược giải nóng trong người do gan, mật

Nóng trong người do gan, mật thường có biểu hiện cáu gắt, bực dọc, đau khung sườn, mắt đỏ, táo bón… Những trường hợp này có thể sử dụng các loại thảo dược làm mát như rau đắng, rau má, nhân trần, cúc hoa, dành dành (chi tử), kim ngân hoa… làm trà giải nhiệt.

Rau má có tác dụng giải nóng trong người do gan, mật

Với vị rau má: bạn có thể dùng 30-50g tươi mỗi ngày bằng cách rửa sạch, ép nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô, mỗi ngày dùng 12–16g, sắc uống.

Vớ vị thuốc kim ngân hoa: bạn có thể dùng 8-16g sắc uống mỗi ngày. Tác dụng làm mát cơ thể, trừ rôm sảy, mẩn ngứa, giải nhiệt độc, do gan, mật nóng.

Thảo dược giải nóng trong người do phế – đại trường

Biểu hiện bệnh: tiểu ít, tiểu không thông, người nóng, phù thũng, mụn nhọt, dễ sinh sỏi niệu…

Các loại thảo dược cần dùng theo gợi ý của thầy thuốc Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: đậu đen, đậu đỏ, mã đề, rẻ cỏ tranh, củ sắn, râu ngô, ý dĩ, rau muống, mộc nhĩ, bí đao…Bởi đây là những thảo dược thanh mát, có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Chẳng hạn với bí đao: Bạn có thể dùng nấu canh, sắc uống hàng ngày giúp chữa tiểu ít, tiểu không thông, mụn nhọt.

Các loại mạch môn đồng, rau câu, bông quỳnh, sau sam, nha đam, thanh long, cam thảo, la hán quả, bạc hà là những thảo dược hữu hiệu giúp mát phổi, mát ruột do bị phế – đại trường nhiệt. Ví dụ quả la hán dùng 10 – 16g sắc uống mỗi ngày chữa nóng trong phổi, hơi thở nóng, khát nước.

Trên đây là những loại thảo dược quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Tuy nhiên điều này không phải là tất cả và thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc y học cổ truyền. Bạn nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để tránh những đáng tiếc không mong muốn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Gợi ý bài thuốc y học cổ truyền trị gút hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, bệnh gút xuất phát từ nguyên nhân khí suy yếu, tấu lý sơ hở,…làm khí huyết không vận hành được mà sinh bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị gút hiệu quả?

Bệnh gút đa phần là cấp tính, không có triệu chứng báo trước

Đặc điểm của bệnh gút

Bệnh gút đa phần là cấp tính, không có triệu chứng báo trước và xảy ra đột ngột. Bệnh thường ảnh hưởng đến những khớp lớn trên trên ngón chân cái, khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…

Cơn đau có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Cảm giác khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh do chính khí suy yếu, tấu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, xương khớp, gân cơ, làm cho khí huyết không vận hành được mà sinh bệnh.

Bài thuốc trị bệnh gút

Phép trị bệnh gút thể cấp tính: thông kinh lạc, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, hoạt huyết, hành khí.

Biểu hiện của bệnh: Sưng đau các cơ, xương, khớp. Đau cố định dữ dội, ít hoặc không di chuyển, rêu lưỡi trắng, chân tay lạnh, mạch phù, trì hoặc nhu hoãn.

Thuốc sắc trị bệnh gút

– Bài 1: Thổ phục linh 16g, cỏ hy thiêm 16g, ké đầu ngựa 16g, rễ cây vòi voi 16g, tỳ giải 12g, uy linh 12g, ý dĩ 12g, cam thảo đất cả cây khô 12g, bạch chỉ 8g, quế chi 8g.

Thực hiện: Rễ vòi voi đem sao vàng. Các vị trên sắc với 600ml nước còn 150ml, chia làm 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính, đến khi bệnh khỏi.

– Bài 2: Đương quy 12g, độc hoạt 12g, thục địa 12g, thược dược 12g, phục linh 12g, ngưu tất 8g, tang ký sinh 8g, nhân sâm 8g, tần giao 8g, phòng phong 8g, đỗ trọng 8g, quế tâm 6g, xuyên khung 6g, tế tân 4g, cam thảo 4g.

Thực hiện: Các vị trên đem sắc với 1.700ml nước lọc bỏ bã, lấy 300ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

– Bài 3: Thạch cao 40g (sắc trước), dây kim ngân 16g, tri mẫu 12g, mộc thông 12g, bạch thược 12g, xích thược 12g, hải đồng bì 12g, phòng kỷ 10g, quế chi 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

Phòng phong điều trị bệnh gút

– Bài 4: Phòng phong 12g, bạch thược 12g, khương hoạt 12g, đương quy 12g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, tần giao 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g.

Thực hiện: Ngày sắc một thang. Sắc với 600 ml nước còn 150 ml, chia đôi, uống trước khi ăn.

– Bài 5: Nhẫn đông đằng 30g, ý dĩ 30g, thổ phục linh 30g, thất diệp liên 30g, mao đông thanh 30g, hoàng bá 15g, huyền sâm 15g, ngưu tất 15g, phòng kỷ 15g, đương quy 12g, tần giao 15g, một dược 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang

Thuốc dùng ngoài trị gút

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn TS. Trần Xuân Nguyên giới thiệu một số bài thuốc dùng ngoài trị gút như sau:

– Bài 1: Đại hoàng 30g, trắc bách diệp 30g, bạc hà 15g, hoàng bá 15g, trạch lan 15g cùng nghiền thành bột, cho thêm mật ong và chút nước quấy thành hồ, bôi bên ngoài.

– Bài 2: Lá phù du, sinh đại hoàng, xích tiểu đậu nghiền thành bột mịn theo tỷ lệ 4:6; trộn đều thành cao, bôi ngoài mỗi ngày một lần

– Bài 3: Quế xuyên ô, mộc qua, chế thảo ô, hồng hoa mỗi loại 30g, cho thêm 2.500ml nước đun thành 2.000ml cao, rửa bên ngoài.

– Bài 4: Thảo ô, ổi khương mỗi loại 90g, nhục quế 15g, bạch chỉ, xích thược, thiên nam tinh mỗi loại 30g, nghiền thành bột, trộn thành cao, bôi bên ngoài chỗ đau.

– Bài 5: Liễu thụ hoa 30g, bồ công anh 30g, kim tiền thảo 30g, thổ phục linh 30g, sinh đại hoàng 30g, tử hoa địa đinh 30g, cho lượng nước vừa đủ, đun trong 30 phút, sau đó rửa chỗ đau.

Gút đang là bệnh có số người mặc bệnh lớn hiện nay và không ngừng gia tăng theo thời gian. Theo đó bạn cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học cũng như thương xuyên vận động và khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh (nếu có) kịp thời.

Nguồn: TS. Trần Xuân Nguyên  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

3 món cháo bổ dưỡng, thanh nhiệt không nên bỏ qua trong ngày hè

Nhằm giúp nâng cao thể trạng, thanh nhiệt, hóa thấp,… đáp ứng nhu cầu nước, khoáng chất cho cơ thể, y học cổ truyền gợi ý 3 món cháo bổ dưỡng sau đây.

Hạt tương nấu cháo đậu tương tràng lợn, tác dụng thanh nhiệt

Mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, chán ăn, cơ thể suy nhược… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số món cháo sau:

Cháo đậu tương tràng lợn thanh nhiệt, bổ sung năng lượng

Nguyên liệu: Gạo tẻ 30g, đậu tương 30g, tràng lợn chọn loại vừa và mềm 200g, gia vị, hành rau thơm, mắm muối vừa đủ.

Thực hiện: Gạo vo sạch. Đậu tương ngâm nước sôi khoảng 2 giờ cho nở mềm. Tràng lợn rửa sạch luộc chín, vớt ra cho nguội rồi thái từng khúc 2,5cm. Sau đó cho gạo và đậu vào nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín cho tràng lợn cùng các gia vị, mắm muối vào vừa ăn.

Tác dụng: Cháo đậu tương tràng lợn có tác dụng bổ sung năng lượng, thanh nhiệt. Món ăn thuốc này có thể dùng cho người trẻ hay người cao tuổi đều tốt.

Cháo thịt vịt mướp đắng trị âm hư sinh nội nhiệt

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, thịt vịt 400 – 500g, mướp đắng 50g, gia vị vừa đủ.

Thực hiện: Gạo tẻ vo sạch. Thịt vịt làm sạch để cả xương, chặt miếng to. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo, cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn.

Tác dụng:  Món cháo thịt vịt mướp đắng theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên YHCT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur rất phù hợp với người âm hư sinh nội nhiệt, biểu hiện đau đầu mất ngủ, ra mồ hôi trộm, da khô, ngứa lở ngoài da, táo bón, phiền khát; Phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ; Nam giới di hoạt tinh, tảo tiết, đau lưng,…

Cháo cua rau cần mát da thanh nhiệt

Cháo cua rau cần thanh nhiệt, bổ gân xương

Nguyên liệu: Gạo tẻ 80g, cua đồng 500g, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm muối mì chính, chanh ớt…) vừa đủ.

Thực hiện: Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo. Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được.

Tác dụng: Cháo cua rau cần có tác dụng phòng say nắng say nóng, bổ sung canxi và chất đạm; mát da thanh nhiệt, lợi tiêu hóa, bổ gân xương, chống khát, chống xơ vữa mạch, hoạt huyết tiêu ứ; chữa tăng huyết áp, táo bón, đau đầu chóng mặt, đau bụng âm ỉ.

Bạn có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc trên để có thể giải nhiệt mùa hè. Bên cạnh đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ cũng như lao động có chừng mực để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

YHCT mách bạn 4 món ăn thuốc tốt cho người bệnh từ ốc nhồi

Ốc trong tự nhiên có lợi đối với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tùy theo thể trạng, sở thích mà bạn có thể lựa chọn những món ăn thuốc bổ dưỡng, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả từ ốc nhồi.

YHCT mách bạn 4 món ăn thuốc tốt cho người bệnh từ ốc nhồi

Ốc nhồi nướng than hoa; Nem, chả, ốc nhồi thịt hấp lá gừng; ốc xào nấm hương thịt nạc; ốc nhồi om chuối đậu,… là những món ăn dân dã cực hấp dẫn từ ốc nhồi khó ai có thể cưỡng lại được. Không chỉ mang hương vị đặc biệt, hấp dẫn khẩu vị ngay khi ngửi mùi mà chúng còn vô cùng bổ dưỡng, có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, là thực đơn lý tưởng trong những ngày hè. Đặc biệt ốc nhồi còn giúp thông lợi đại tiểu tiện, tiêu thũng và giải phiền nhiệt.

Đặc điểm của ốc nhồi

Ốc nhồi còn gọi ốc đồng, điền loa. Tên khoa học: Pila polita Deshayes., họ ốc nhồi (Pilidae). Mặt trong của ốc hơi tím, có nhiều vòng xoắn, mặt ngoài màu nâu đen hay xanh vàng, ốc có hình tròn bóng.

Ốc nhồi chứa 0,7% lipid, 11,9% protid; khoáng chất (1357mg% Ca, 191mg% P); các vitamin (B1 0,01mg%, B2 0,06mg%; PP 1mg%); ốc cung cấp 86 Calo/100g thịt.

Theo y học cổ truyền, ốc nhồi vị ngọt, mặn, tính hàn; vào Đại tràng, Vị, Bàng quang; tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, tốt cho người bị sốt nóng, vàng da, phù nề, tiểu tiện khó, đái tháo đường, trĩ. Vỏ ốc tính bình, vị ngọt; tác dụng giải tâm phiền. Liều dùng cách dùng: 500 – 2000g (cả vỏ); nấu, hầm, nướng hay xào.

Món ăn thuốc từ ốc nhồi

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giới thiệu đến bạn 4 món ăn thuốc có ốc nhồi tốt cho sức khỏe.

Canh ốc nhồi củ chuối tiêu

– Nguyên liệu: ốc nhồi 500 – 2000g, củ chuối  500g – 1.000g.

– Thực hiện: Ốc ngâm sạch, đập bỏ vỏ, rửa sạch nhớt, thái miếng; củ chuối ép lấy nước, nấu với ốc, khi chín nhừ thêm chút đường trắng và gia vị là được.

– Tác dụng: Canh ốc nhồi củ chuối tiêu được đánh giá có tác dụng lợi niệu chống phù nề.

Ốc nhồi luộc

– Nguyên liệu: ốc nhồi

– Thực hiện: ốc nhồi 500 – 2.000g ngâm với nước gạo rồi rửa sạch, đem luộc với 1 nắm lá bưởi đến khi ốc chín, khêu ốc ăn với nước gừng pha rượu, giấm thanh, đường và mắm, đồng thời uống nước luộc ốc.

– Tác dụng: Ốc nhồi luộc có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, rất tốt cho người bệnh sốt nóng vàng da. Bạn cũng có thể áp dụng cách làm này với ốc bươu, ốc bươu vàng.

Ốc nhồi luộc giúp thanh nhiệt lợi tiểu

Ốc xào nấm hương

– Nguyên liệu: ốc nhồi 500 – 2.000g, thịt nạc 60g, nấm hương 20g.

– Thực hiện: Ốc ngâm nước sạch 1 – 2 ngày, đem đập lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái lát; nấm hương ngâm rửa sạch để cho hết nước, thái nhỏ; thịt nạc thái lát, trộn lẫn với ốc và nấm hương, thêm gia vị hành, gừng, bột tiêu, muối, giấm; để 15 phút. Xào to lửa với dầu chiên đến chín, thêm nước dùng, đun cho sôi đều. Ăn nóng.

– Tác dụng: Ốc xào nấm hương dùng tốt cho người bị sốt nóng vàng da, tiểu ít.

Nước canh ốc nhồi tàu hũ

– Nguyên liệu: ốc nhồi 500 – 2.000g, đậu phụ, hành củ (hoặc hành tươi).

– Thực hiện: ốc nhồi 500 – 2.000g đem đập bỏ vỏ ốc, rửa sạch, thái miếng; nấu với đậu phụ, hành củ (hoặc hành tươi) lấy nước uống.

– Tác dụng: Nước canh ốc nhồi tàu hũ thích hợp dùng cho người bị say rượu, hôn mê.

Tất cả những món ăn trên từ ốc nhồi đều mang những tác dụng to lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên những người bị tỳ vị hư hàn không được ăn ốc nhồi. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên khám sức khỏe định kỳ cũng như lắng nghe tư vấn từ chuyên gia để có sức khỏe tốt nhất.

Nguồn: BS. Tiểu Lan  benhhoc.edu.vn

 

Nguồn: BS. Tiểu Lan  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá loại hạt có tác dụng làm thuốc chữa bệnh

Rất nhiều loại hạt như hạt gấc, hạt nhân, hạt dưa hấu, hạt bưởi, hạt mướp đắng, hạt vải… theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian đều có tác dụng chữa bệnh.

Hạt gấc có nhiều tác dụng chữa bệnh

Tác dụng điều trị bệnh của hạt gấc

Thực hiện: Hạt gấc chín đem rửa thật sạch, để ráo, sao vàng hạ thổ (nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội). Sau đó, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều ngâm sâm sấp với rượu gạo 45-50 độ. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được. Nhưng nếu ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt.

Tác dụng điều trị đau khớp, vết thương sưng tấy do quai bị, mụn nhọt, tụ máu: dùng một miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại. Thời gian đắp thuốc từ 30 – 40 phút.

Tác dụng chữa viêm xoang: Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm rõ rệt

Tác dụng chữa trĩ: Dùng hạt gấc giã nát trộn với giấm ăn, gói bằng vải đắp vào hậu môn. Sau 1 liệu trình 6-8 giờ thay thuốc 1 lần.

Tác dụng điều trị bệnh của hạt dưa hấu

Hạt dưa hấu tính mát, vị ngọt khi chưa rang chín và tính bình sau khi đã rang, có tác dụng hòa trung chỉ khát, thanh phế nhuận tràng,… thường được dùng để chữa các chứng bệnh như:

Trị đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp: Dùng hạt dưa hấu ăn sống hoặc sau khi rang chín lúc bụng đói.

Trị ho, nhiều đờm: Dùng hạt dưa hấu bóc vỏ ăn sống hoặc lấy 20g hạt sắc lấy nước uống.

Trị thổ huyết (nôn ra máu): Dùng 50g hạt dưa hấu tươi sắc lấy nước uống.

Trị đa kinh (kinh nguyệt quá nhiều): Dùng nhân hạt dưa hấu 9g nghiền vụn chiêu uống với nước ấm mỗi ngày 2 lần.

Hạt dưa hấu trị đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp

Chữa viêm bàng quang cấp tính: Dùng 40g hạt dưa hấu sắc uống…

Tác dụng giúp đời sống tình dục thăng hoa: Lấy hạt dưa hấu 20g sắc đặc để uống, mỗi ngày 2 lần.

Tác dụng trong việc giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể bằng cách dùng trà hạt dưa hấu và uống 3 ly mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe

Tác dụng điều trị bệnh của hạt nhân (hạt của quả mơ chín)

Hạnh nhân tính bình, vị ngọt, vào 2 kinh phế và đại tràng. Tác dụng giảm ho, giáng khí, nhuận tràng, bình suyễn, thông tiện. Chủ trị ngực trướng, ho suyễn, đờm nhiều, đại tiện táo, huyết hư,…

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên YHCT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý một số bài thuốc điều trị bệnh như sau:

Chữa đau đầu, chứng tăng huyết áp, đau mắt đỏ sưng rát, hoa mắt, chóng mặt: Hạnh nhân 12g, hoa cúc 12g. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, hoa cúc rửa sạch. Đun sôi uống thay trà.

Chữa hen suyễn, đái són, chân phù nề: Hạnh nhân 30g, bỏ vỏ, sao vàng, nghiền bột nấu chung với gạo thành cháo. Chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng.

Bổ tỳ vị, tiêu thấp, hóa đờm, trị chóng mặt, ăn uống kém, buồn nôn, mệt mỏi, buồn bực trong lòng, ngủ hay mơ: Hạnh nhân 8g, hạt ý dĩ 30g, trần bì 6g, gạo lứt 100g. Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho ý dĩ và gạo lứt vào nấu cháo ăn.

Bổ phổi, giảm ho, trị miệng khô, ho khan, không có đờm: Hạnh nhân 12g, đường phèn vừa đủ, lê 1 quả. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập, lê rửa sạch, thái miếng, thêm nước sâm sấp, đun sôi nhỏ lửa  5-10 phút rồi cho đường phèn vào. Ăn lê, uống nước.

Trị hư lao, ho khan, ho lâu ngày, đại tiện táo kết: Hạnh nhân 30g, sữa bò tươi 600ml, mật ong 100ml. Hạnh nhân giã dập, bọc trong giấy ép bỏ dầu, đun sôi với 400ml nước, rồi cho mật ong và sữa bò vào. Uống ấm trong ngày.

Ngoài ra còn rất nhiều loại hạt có tác dụng điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc YHCT để phát huy hiệu quả tốt nhất của các loại hạt.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền gợi ý món ăn thuốc điều trị bệnh từ lòng lợn

Lòng lợn là thực phẩm tạo nhiều món ăn bổ dưỡng không chỉ tăng khẩu vị cho người dùng mà còn có tác dụng điều trị bệnh, ôn kiện tỳ vị, ích thận bổ hư.

Y học cổ truyền gợi ý món ăn thuốc điều trị bệnh từ lòng lợn

Lòng lợn còn được gọi là trư đỗ, chứa các tác dụng như lipid, protein; acid nicotinic; vitamin B1, B2; Ca, P, Fe…Theo y học cổ truyền, lòng lợn tính ôn, vị ngọt; vào vị, tỳ, thận. Tác dụng ích thận bổ hư, ôn kiện tỳ vị.

Lòng lợn được các thầy thuốc cho rằng có tác dụng đối với người gầy yếu suy nhược, sút cân, tiêu chảy, kiết lỵ, đái tháo đường, tiểu dắt, trẻ em suy dinh dưỡng, khí hư huyết trắng, di tinh,…Ngày dùng 1 cái, bằng cách nấu luộc, om xào, bung hầm, hun (xông khói).

Món ăn thuốc chữa bệnh từ lòng lợn

– Lòng lợn hầm: Dạ dày lợn 1 cái làm sạch, đem thái lát, thêm gia vị vừa đủ và nước hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần ăn vài ba lần.

Tác dụng: Dùng tốt cho người bị lang ben, sạm da, bạch biến.

– Lòng lợn hầm hạt sen: Dạ dày hoặc ruột lợn 200g, hạt sen 30-50g. Lòng lợn đem làm sạch, cùng hạt sen hầm kỹ, ăn cả nước lẫn cái.

Tác dụng: Món ăn thuốc được đánh giá tốt đối với người viêm dạ dày, tiểu dắt, ruột mạn tính.

– Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Dạ dày lợn đem làm sạch, sau đó cho sa nhân, chỉ xác vào dạ dày lợn, khâu chặt, thêm nước và gia vị hầm nhừ. Sau đó bỏ bã chỉ xác, sa nhân.

Tác dụng: Dùng tốt cho người bệnh sa tử cung, thoát vị bụng, dạ dày, người già yếu thoát vị cơ năng.

– Canh lòng lợn (Trư đỗ canh): Dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), nhân sâm 8g, hoàng kỳ 15g, hạt sen bỏ tâm 20g, gạo tẻ 100g. Dạ dày luộc chín, đem thái lát; các vị khác nấu nhừ, vớt bỏ bã nhân sâm, hoàng kỳ, thêm hành và gia vị.

Tác dụng: Thích hợp cho sản phụ, thai phụ, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể.

Canh lòng lợn tốt cho sản phụ, người suy nhược

– Lòng lợn dầm tương (Trư đỗ sinh phương): Dạ dày 1 cái hoặc 1 đoạn ruột lợn đem làm sạch luộc chín, thái lát. Dùng dấm, tỏi, bột tiêu, tương hoặc nước mắm làm nước chấm. Liều dùng: Ăn ngày 1 lần khi đói, tuần 2-3 lần.

Tác dụng: Món ăn thuốc tốt cho người cao tuổi phù nề hai chân, thiểu dưỡng.

– Lòng lợn nhồi nhân sâm: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn) làm sạch, bột tiêu 3g, nhân sâm 15g, hành sống 7 củ, gừng tươi 15g, gạo tẻ 200g. Cả 5 loại trên đem trộn đều cho vào dạ dày lợn rồi khâu lại, đem hầm chín nhừ.

Tác dụng: Thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, món ăn thuốc này bồi bổ cơ thể, thích hợp cho người bị bệnh lao, suy kiệt dài ngày.

– Cháo lòng: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn) làm sạch, luộc chín, thái lát. Gạo tẻ (150g) đem vo sạch rồi nấu cháo, cháo chín cho dạ dày hoặc ruột lợn vào hầm nhừ, thêm gia vị.

Tác dụng: Món ăn tốt cho người bị suy kiệt, sau thời gian bị bệnh dài ngày.

– Lòng lợn nấu thịt ếch: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn) làm sạch thái lát, ếch 1 con làm sạch, bỏ da ruột, đem thái lát, thêm gia vị (lưu ý: không cho muối mắm). Tất cả đem nấu nhừ, ăn cả cái hoặc gắp bỏ thịt ếch.

Tác dụng: Món ăn thích hợp cho bệnh nhân phù nề cổ trướng.

Những món ăn thuốc trên đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo để nâng cao sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

Exit mobile version