Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Thuốc quý từ bí xanh thanh nhiệt, chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Bí xanh là vị thuốc quý khi các bộ phận của cây bí đao đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Cùng trang Bệnh học khám phá những tác dụng tuyệt vời của cây bí đao!

Thuốc quý từ bí xanh

Theo y học cổ truyền, thuốc từ bí đao có vị ngọt, không độc, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, tiểu trường, đại trường. Vị thuốc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sinh tân, lợi thấp, chỉ khát, tiêu phù, lợi niệu. Thuốc từ bí đao chủ trị các chứng thuỷ thũng, chứng tiêu khát, ban chẩn, sang lở, mụn nhọt, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc…

Bài thuốc chữa bệnh từ bí đao

Bạn có thể tham khảo những bài thuốc sử dụng bí đao để chữa các bệnh của DS. Phạm Hinh trên trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

Bí đao chữa bệnh tiểu đường: Dùng bí đao gọt vỏ, ăn 200-300g /ngày, dùng 5-7 ngày.

Trường hợp tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền min, hoàn viên  bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.

Trường hợp tiêu khát không ngừng bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ: dùng lá bí đao 30-40g sắc uống.

Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều: dùng hạt bí đao 12g, mạch môn đông 12g, hoàng liên 12g, sắc uống.

Chữa trai gái bạch trọc, kinh tâm có nhiệt, khí hư bạch đới, đái rắt, đái buốt: Hạt bí đao 20g nghiền nhỏ, uống lúc đói với nước cơm, ngày 2 lần.

Trị bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước:  bí đao bọc đất dày 10cm, nướng cho chín rồi ép lấy nước uống

Làm lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt chữa các chứng thuỷ thũng, sưng đỏ: dùng vỏ quả bí đao 15-20g, sắc uống.

Bí đao có tác dụng chữa bệnh mụn nhọt

Bí đao chữa mụn nhọt, sang lở

Chữa nhọt lớn ở lưng: cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó thối thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

– Trường hợp ung nhọt ở trong: dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.

– Nếu mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày: dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1-2 lần, trong 3-5 ngày. Nếu lở ngứa, lồi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.

Tác dụng làm đẹp da, giữ dáng của bí đao, bạn có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài 1: Hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, quất hồng bì 2 phần, đào hoa 4 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn da trắng gia thêm hạt bí đao, muốn da hồng hào hơn gia thêm đào hoa.
  • Bài 2: Hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày 2 lần, vào lúc đói.

Điều trị ngộ độc thực phẩm nhẹ: dùng nước cốt bí đao uống.

Trên đây là những bài thuốc trị bệnh từ bí đao bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc y học cổ truyền. Để đảm bảo an toàn và phù hợp với cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Nguồn: DS. Phạm Hinh – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá những vị thuốc quý từ dê trong y học cổ truyền

Dê có giá trị thực phẩm cao khi cung cấp thịt, sữa,…; lông để làm sợi, len giữ ấm. Đặc biệt, dê còn mang đến nhiều vị thuốc và phương thuốc quý chữa bệnh cho con người.

Khám phá những vị thuốc quý từ dê trong y học cổ truyền

Dê là đông vật có mặt hầu hết trên thế giới, từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á… Chúng sống hoang dã trên rừng núi hoặc được nuôi thả trong các trang trại, tư gia. Cùng trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khám phá những vị thuốc và phương thuốc quý từ dê

Thuốc quý từ dê trong y học cổ truyền

Linh dương giác – Sừng dê

Linh dương giác là sừng của các con dê núi đực, hay còn gọi là Sơn dương, tên khoa học là Capri cornis sumatrensis, họ sừng rỗng (Bovidae). Linh dương giác được ngâm trong nước sạch 1 ngày đêm cho bở các chất cáu bẩn bám ở ngoài sừng, dùng bàn chải sắt chà xát, rửa sạch phơi khô, cắt ra từng đoạn ngắn 5cm, chẻ nhỏ theo chiều dọc rồi ủ với dịch sinh khương 24 giờ để khử mùi hôi sau khi thu hoạch. Sau đó đem phơi khô làm nguyên liệu.

Linh dương giác có phosphat canxi, protid và nhiều loại muối vô cơ khác. Trong đó có các chất protid chứa lưu huỳnh (khoảng 1,2%).

Tác dụng dược lý, linh dương có khả năng chống co giật, trấn tĩnh, hạ sốt, hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim trên động vật thực nghiệm; làm tăng lực cho chuột nhắt trắng trong điều kiện thiếu ôxy.

Theo y học cổ truyền, linh dương giác tính hàn, có vị mặn. Quy vào tâm và can. Tác dụng chỉ kinh, tắt phong, thanh can sáng mắt, an thần chí, thanh tâm hỏa, giải độc, làm sởi mọc. Điều trị chứng toàn thân co quắp, can phong nội động, lưỡi xám đen; chóng mặt, hoa mắt đau đầu, đau mắt đỏ; mê sảng, sốt cao, phát cuồng; sởi khó mọc, dị ứng ban chẩn, nhọt độc nằm sâu trong cơ. Linh dương giác được dùng trong một số cổ phương sau:

Linh dương giác – Sừng dê

Linh dương câu đằng thang: Linh dương giác 4,5g, sinh địa 15g; xuyên bối mẫu 12g; sinh khương, câu đằng, phục linh, cúc hoa, mỗi vị 10g; trúc nhự, tang diệp, mỗi vị 6g; cam thảo 3g. Công dụng: Mát gan, tăng dịch, tắt phong, thư cân. Trị chứng âm hư, can phong nội động, dương cang, hôn mê, ngực sườn trướng tức, sốt cao, lưỡi đỏ, phiền táo, mạch huyền.

Phục phương dương giác xung tễ: Linh dương giác 30g; xuyên ô (chế) 7,5g; bạch chỉ, xuyên khung,  mỗi vị 10g. Công dụng: trấn thống, bình can. Trị đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau đầu do thiếu máu não, đau dây thần kinh.

Tư thọ giải ngũ thang: Linh dương giác, nhục quế, mỗi vị 2,5g; trúc lịch 30ml; khương hoạt 1,5g; dịch của 3g sinh khương; phòng phong, thiên ma, phụ tử, toan táo nhân, mỗi vị 3g. Sắc uống. Công dụng: hóa đàm tắt phong, phù chính khử tà. Trị trúng phong, lưỡi cứng, tỳ hoãn, bán thân bất toại, bất hoạt.

Ngưu hoàng giáng áp hoàn: Linh dương giác 100g, trân châu 50g, ngưu hoàng 10g, băng phiến 25g, bạch thược 50g, hoàng kỳ 50g, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 3g. Công dụng: hóa đàm, thanh tâm, hạ áp, trấn tĩnh. Trị chứng can hỏa vượng, phiền táo, bất an, tinh thần bồn chồn, đau đầu, mắt mờ, đàm hỏa ung thịnh, tăng huyết áp.

Linh kiều giải độc hoàn: Linh dương giác 10g; liên kiều, kim ngân hoa, mỗi vị 200g; cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử, mỗi vị 120g; cam thảo, đạm đậu xị, mỗi vị 100g; đạm trúc diệp, kinh giới tuệ, mỗi vị 80g. Các vị tán bột, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nhiệt. Trị cảm mạo phong nhiệt (cảm nóng, cảm nắng) sốt cao; hoặc sốt mà ho, họng rát sưng đau, miệng khô, đau đầu.

Thịt dê

Thịt dê giàu dinh dưỡng. 100g thịt dê có thể cung cấp tới 19,5g protid; 7mg cholesterol; 7,88g lipid; các vitamin: A (36mcg), B1 (0,15mg), B2 (0,28mg), B5 (4,9mg), B6 (0,3mg). Ngoài ra còn có các chất khoáng: Ca (9,5mg), Fe (2mg).

Theo y học cổ truyền, thịt dê tính ấm, có vị ngọt, quy kinh tỳ, vị.

Tác dụng ích khí, ôn trung, bổ hư, hoãn hạ. Trị yếu mệt, các chứng hư lao, lưng gối đau mỏi, sán khí, đau bụng; phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, hay bị lạnh.

Thịt dê tác dụng ích khí, ôn trung, bổ hư, hoãn hạ

Cách dùng: Lấy 30-100g thịt dê nấu canh; hoặc phối hợp với các vị đương quy, hoàng kỳ nấu canh. Trước khi nấu đem đương quy thái lát mỏng, tẩm với rượu trắng, sao khô; hoàng kỳ thái lát mỏng, tẩm với mật ong, sao vàng. Sau đó đem hoàng kỳ nấu cùng với thịt, đun sôi được 30 phút thì cho đương quy vào, đun sôi thêm 30 phút nữa, ăn lúc còn ấm. Tuần ăn 2- 3 lần.

Gan dê

Theo y học cổ truyền, gan dê vị đắng, ngọt, tính mát, quy kinh can. Tác dụng bổ can, dưỡng huyết, minh mục. Trị các chứng da vàng, huyết hư, can hư, thông manh, mắt hoa, mắt có màng, mộng.

Cách dùng: gan dê 20-50g nấu với 10g kỷ tử, ăn lúc còn ấm; hoặc phối hợp với hoàng liên, cốc tinh thảo, kỷ tử, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống từ 3-6g, trước bữa ăn, ngày 2-3 lần.

Hi vọng những thông tin trên mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, tuy nhiên chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc, nên khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Nguồn: GS.TS. Phạm Xuân Sinh – benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền khám phá những bài thuốc hay từ A giao

A giao trong y học cổ truyền có tính bình, vị hơi ngọt, vào 3 kinh phế can và thận, mang nhiều tác dụng trị bệnh nên được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc.

Y học cổ truyền khám phá những bài thuốc hay từ A giao

Đôi nét về A giao

A giao có tên khoa học là Colla corii Asini. Chúng còn được gọi với những tên khác như chân A giao, hắc lưu bì giao (đây là loại keo nấu với da lừa đen).

A giao được điều chế bằng cách ngâm da lừa vào nước giếng A tỉnh (A tên địa phương ở tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc, Tỉnh là giếng chỉ có nước giếng này mới nấu da lừa thành keo được), thay nước 2 lần mỗi ngày cho đến khi cạo được lông, cạo sạch lông, thái thành miếng nhỏ. Tiếp tục bỏ vào nước A tỉnh ngâm khoảng 2-5 ngày, thay nước 2 lần mỗi ngày. Cho vào chảo đun nhiều lần cho ra hết chất keo, vớt bỏ bã, gộp các nước keo lại, lọc lấy nước chất keo trong, đun nhỏ lửa, cô đặc cho một ít rượu nấu bằng hạt cao lương và một ít đường phèn vừa đủ cô đặc đổ vào khuôn để nguội. Lấy ra cắt thành miếng, phơi khô trong bóng râm.

Có 2 cách dùng A giao là dùng sống hoặc dùng chín bằng cách cắt chúng thành từng miếng nhỏ, trộn đều với 20% bột cáp phấn, hoặc mẫu lệ, sao phồng có hình tròn màu trắng như hạt ngọc trai gọi là A giao châu.

Trong y học cổ truyền, A giao đều được dùng cho các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có tính bình, vị hơi ngọt, vào 3 kinh phế can và thận, tác dụng bổ phế nhuận táo, tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết an thai. Điều trị nhiều chứng bệnh như: băng huyết, thổ huyết, huyết suy gầy yếu và các chứng xuất huyết khác… Ngày dùng  từ 6- 12g.

Các bài thuốc của một số chuyên khoa có dùng vị A giao

Hiện A giao có hơn 700 bài thuốc trong Đông y. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc của một số chuyên khoa được trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ TTND. Bs Nguyễn Xuân Hướng như sau:

A giao được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

A giao trư linh thang: A giao 40g, trư linh 40g, phục linh 40g, trạch tả 40g, hoạt thạch 40g. Trị sốt cao, miệng khát, nước tiểu đỏ, tiểu tiện bí kết, vàng da:

Ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Giao Ngải thang: A giao 16g, chích cam thảo 6g, xuyên khung 6g, ngải diệp 6g,  bạch thược 12g, đương qui 12g, can sinh địa 16g, cho nước và ít rượu vào sắc, sau khi được rót thuốc ra bát cho A giao vào  đậy lại một lúc quấy đều cho tan uống ấm.

Bài thuốc dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai đau bụng ra huyết, hoặc sau khi sẩy thai, rong huyết. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

A giao kê tử hoàng thang: A giao 16g, câu đằng 12g, bạch thược 12g, kê tử hoàng 1 cái, mẫu lệ 12g, lạc thạch đằng 8g, phục thần 8g, thạch quyết minh 12g, sinh địa 12g.

Bài thuốc trị chứng sinh phong, âm hư sinh nội nhiệt, gân cơ co cứng, chân tay co giật, chóng mặt, váng đầu. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày. Sắc thuốc xong rót ra cho kê tử hoàng vào quấy đều uống. Tuy nhiên người tay chân co rút, sốt cao do nhiệt cực sinh phong không dược dùng bài thuốc này.

A giao hoàng liên thang: A giao 12g, bạch thược 4g, sinh địa 12g, cam thứ tiêu 20g, hạnh nhân 4g, cam thảo 2g, tang bạch bì 8g, xa tiền thảo 20g, hoàng cầm 12g, gạo nếp 40g nấu nhừ cho vào thuốc sắc.

Bài thuốc trị huyết nhiệt, chứng phế táo trường nhiệt, tâm phiền, ho đờm có máu, họng khô da khô, ngủ kém, đau bụng, kiết lỵ, đại tiện lỏng nhưng hậu môn nóng rát. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước bữa ăn.

A giao tán: A giao châu 60g, hạnh nhân 7 hạt, chích cam thảo 10g, ngưu bàng tử (sao thơm) 10g, mã đậu linh 20g, ngạnh mễ (sao) 40g.

Bài thuốc trị hỏa bốc lên ho suyễn, chứng trẻ em phế khí hư, họng khô, trong đờm có máu, mạch phù tế sác: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước bữa ăn.

Hi vọng những thông tin trên mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên để phù hợp với từng đối tượng, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: TTND. Bs Nguyễn Xuân Hướng – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Phong tê thấp trong Y học cổ truyền điều trị như thế nào?

Phong tê thấp là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động. Để điều trị, nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc hay trong Y học cổ truyền.

Phong tê thấp khiến các khớp đau nhức, sưng đỏ

Đặc điểm bệnh phong tê thấp

Phong tê thấp là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh liên quan trực tiếp đến yếu tố tự miễn. Người mắc phong tê thấp thường gặp phải triệu chứng các bắp thịt, khớp đau nhức, sưng đỏ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong tê thấp thường bắt người từ các yếu tố điển hình như:

– Nội tiết tố thay đổi: Trường hợp này dễ gặp ở chị em phụ nữ. Việc mất cân bằng giữa estrogen và progesterone được cho là có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện bệnh phong tê thấp.

– Yếu tố truyền nhiễm: Sự tấn công của các nhân tố truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, virus cúm có thể tác động và khiến bệnh khởi phát.

– Nguyên nhân di truyền: Yếu tố này chiếm tới khoảng 50 – 60% khả năng gây bệnh. PADI4, HLA-DR, PTPN22 là một số gen được các nhà khoa học cho rằng có sự liên quan chặt chẽ.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như chấn thương, tác động từ các bệnh xương khớp khác hay thói quen sử dụng chất kích thích,…có thể là khởi nguồn dẫn đến phong tê thấp.

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo: Nếu không được điều trị đúng phương pháp kịp thời thì căn bệnh này rất dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch viêm mạch máu, hệ thần kinh, phổi, biến dạng cột sống, mất hẳn khả năng vận động. Đặc biệt ở những phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh phong tê thấp còn có thể dẫn đến sinh non.

Bài thuốc hay trong y học cổ truyền trị phong tê thấp

Y học cổ truyền phát hiện vị thuốc Ý dĩ có tác dụng giảm đau, trừ thấp hiệu quả; được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Trang Bệnh học hôm nay dẫn nguồn từ BS. Trương Minh Hữu Hạnh giới thiệu bài thuốc sử dụng vị Ý dĩ có tác dụng trừ thấp, giảm đau, trị phong tê thấp:

Vị thuốc Y sĩ điều trị phong tê thấp

– Bài 1: Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang: ý dĩ nhân 20g, ma hoàng 12g, cam thảo 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống. Tác dụng trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội.

– Bài 2: Thuốc bột ý dĩ lá tre: nhân ý dĩ 20g, thông thảo 8g, hoạt thạch 16g, lá tre 12g, liên kiều 12g, phục linh 12g, bạch đậu khấu 16g. Tác dụng trị thấp uất kinh mạch, thân thể đau nhức, nóng, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi.

– Bài 3: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml. Tất cả đem sắc còn 200ml. Uống 2 lần trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.

– Bài 4: Ý dĩ 30g, độc hoạt 12g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia uống 2 lần trong ngày. Tác dụng điều trị hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp (hành tý).

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về bệnh phong tê thấp và không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nếu nhận thấy sự thay đổi bất thường của cơ thể.

Nguồn: BS. Trương Minh Hữu Hạnh – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tây dương sâm bổ khí dưỡng âm, trị tân dịch hao tổn

Tây dương sâm vào kinh tâm, phế và thận; tác dụng bổ khí dưỡng âm, trị tân dịch hao tổn,… được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh trong y học cổ truyền.

Tây dương sâm bổ khí dưỡng âm, trị tân dịch hao tổn

Tây dương sâm dưới góc nhìn chuyên gia

Tây dương sâm (Tây sâm, sâm Hoa Kỳ) có tên khoa học: Radix Panax qinquefolii; là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax qinquefolium L.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae); mọc nhiều ở Canada, Mỹ, Pháp… và được di thực vào Quảng Ðông, Trung Quốc.

Xét về thành phần hoạt chất: Tây dương sâm chứa các tinh dầu và một số glucozid tương tự nhân sâm có công dụng chống trạng thái thiếu oxy, chống mệt mỏi, xúc tiến tác dụng miễn dịch kháng thể, đề kháng bệnh tật, hưng phấn và trấn tĩnh thần kinh.

Theo y học cổ truyền, Tây dương sâm có vị hơi ngọt, đắng, tính hàn. Vào kinh phế, tâm và thận. Vị thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát, thanh hư nhiệt. Trị phế thận âm hư, tân dịch hao tổn, thất huyết, chứng khí hư, cửu khái, họng khô, miệng khô.

Ngày dùng 3-6g, tuy nhiên nên sắc hoặc hãm riêng trước khi kết hợp với nước thuốc khác, ngoài ra cũng có thể dùng trực tiếp.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng Tây dương sâm

Bổ khí dưỡng âm: Tây dương sâm 8g, a giao 15g, mạch môn 30g, bối mẫu 10g, tri mẫu 12g. Sắc uống. Tác dụng dưỡng âm thanh phế hóa đờm. Trị đờm ít có máu, ho khó thở do phế thận âm hư.

Thanh nhiệt trừ phiền: Tác dụng trị sốt kéo dài do bệnh nội thương lâu ngày hoặc ngoại cảm.

Bài 1: Tây dương sâm 8g, ngũ vị 5g, mạch môn 30g, thạch hộc tươi 30g, sinh địa tươi 30g. Tất cả sắc uống. Tác dụng sinh tân, bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt. Trị người nóng sốt, mệt mỏi bứt rứt, phiền khát.

Bài 2: Tây dương sâm 5g, sinh sơn dược 20g, sinh hoàng kỳ 20g, thiên hoa phấn 15g. Sắc uống. Chữa chứng tiêu khát do khí âm lưỡng hư kiêm nội nhiệt.

Ích khí cứu thoát:

Bài 1: Tây dương sâm 10g, ngọc trúc 12g, mạch môn 30g, ngũ vị 3g. Sắc uống. Trị chứng khí hư âm thoát.

Bài 2: Tây dương sâm 10g, long cốt 24g, phụ tử 6g, mạch môn 24g, mẫu lệ nung 40g. Sắc uống. Trị choáng do âm dương lưỡng hư.

Bài 3: Tây dương sâm 10g, mẫu lệ nung 40g, phụ tử 8g. Sắc uống. Chữa chứng khí hư dương thoát.

Tây dương sâm trà

Món ăn thuốc trị bệnh có Tây dương sâm

Yến sào Tây dương sâm: Tây dương sâm 3g, yến sào 3g, hầm cách thủy. Phù hợp với người bị suy kiệt, đạo hãn, phế hư cửu khái, di tinh.

Tây dương sâm: Tây dương sâm 1-6g, thái lát mỏng, ngậm trong ngày. Thích hợp cho người bị viêm loét miệng lặp đi lặp lại.

Gà đen Tây dương sâm hầm cách thủy: Gà đen 1 con làm sạch bỏ ruột, Tây dương sâm 12g đặt trong bụng gà, nước lượng thích hợp. Hầm cách thủy hoặc bung nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng tốt cho người già yếu suy nhược và thời kỳ bình phục sau các bệnh truyền nhiễm có sốt dài ngày, cơ thể suy kiệt.

Tây dương sâm hầm long nhãn: Tây dương sâm 1-6g, long nhãn 4-24g, chưng hầm với lượng nước thích hợp, ăn rải rác trong ngày. Dùng tốt cho người bị táo bón, trĩ xuất huyết đau rát hậu môn, thể trạng suy nhược.

Tây dương sâm duyên đậu thanh thử: Tây dương sâm 5g, vỏ dưa hấu 30g, đậu xanh 15g. Sắc hoặc hãm. Bài thuốc theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có hiệu quả cao đối với người vã mồ hôi, bị say nắng, say nóng sốt cao, khát nước, kích động, mệt mỏi, vật vã, mê sảng, tiểu ít,.

Tây dương sâm trà: Tây dương sâm 1-2g, thái lát mỏng, hãm uống thay chè. Thích hợp cho người phế hư cửu khái, âm hư phát nhiệt, đau nhức răng miệng, miệng khô họng khát.

Mặc dù Tây dương sâm có rất nhiều tác dụng nhưng những người bị hàn thấp ở tràng vị, chứng dương hư, hỏa uất khí trệ không nên dùng và không dùng chung Tây dương sâm với lê lô.

Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc y học cổ truyền trước khi dùng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.

Nguồn: BS. Phương Thảo – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây cỏ luồng: Vị thuốc hay làm thuốc trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cây cỏ luồng được xem là một trong những vị thuốc hay trị viêm đường tiết niệu, viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm tuyến nước bọt,…

Cỏ luồng thường mọc ở những nơi thoáng ẩm và mát

Đặc điểm của vị thuốc cỏ luồng

Cỏ luồng còn được gọi với tên gọi khác như phượng vĩ thảo, seo gà,… Tên khoa học là Pteris multifida Poir., họ Cỏ luồng: Pteridaceae.

Đây là loại cây mọc phổ biến tại các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ, mọc ở những nơi thoáng ẩm và mát, quanh thành giếng, trên vách đá, vách đất. Cỏ luồng thu hái quanh năm và toàn cây có thể làm thuốc.

Theo y học hiện đại, cỏ luồng chứa diterpen (16 a-diol, ent-kauran-2 b và ent-kaur –16-en 2 b, 15 a-diol), b- sitosterol, một số chất glucoside.

Theo y học cổ truyền, cỏ luồng vị hơi đắng, đắng ngọt nhạt và tính lạnh. Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt tiêu viêm, mát máu, cầm lỵ. Rễ mùi thơm hắc, có vị đắng, ngọt, hơi tê; tác dụng trị viêm gan, trĩ chảy máu. Nước lá tươi trị bỏng. Liều dùng: 15 – 30g cỏ luồng khô (rễ và lá).

Dùng ngoài không kể liều lượng. Tác dụng trị viêm ruột, viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, lỵ amíp, lỵ trực khuẩn,

Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn có cỏ luồng

Bài 1: cỏ luồng 24g, chè tươi 100g đun với 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: rễ và lá cỏ luồng sao qua cho có mùi thơm 40 – 60 g sắc với 100 – 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 3: Giảng viên y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, theo Nam dược thần hiệu: cỏ luồng 20g, rễ cỏ tranh 20g, dây mơ lông 20g, gừng sống 3 lát, rễ phèn đen 20g. Sắc uống, chia 2-3 lần trong ngày, lúc đói.

Bài 4: cỏ luồng 30g, đậu đen rang cháy 20g, vỏ sắn thuyền 12g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.

Cỏ luồng được xem là một trong những vị thuốc hay trong YHCT

Bài thuốc chữa lỵ cấp tính có cỏ luồng

Bài 1: rễ cỏ luồng 20g, rễ phèn đen 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen. Sắc đặc, ngày uống 1 thang

Bài 2: rễ cỏ luồng 20g, dây mơ lông 20g, rễ phèn đen 20g, gừng tươi 3 lát, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị xuất huyết: cỏ luồng 60g, rễ cây ruối 60g. Sắc uống trong ngày.

Bài thuốc có cỏ luồng dùng ngoài

Nước sắc đặc cỏ luồng để rửa mụn trĩ.

Cỏ luồng tươi giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.

Rễ và lá cỏ luồng sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá để lấy dầu thuốc để bôi chữa một số bệnh ngoài da ở trẻ em.

Ngoài ra, cỏ luồng còn dùng làm thuốc lợi tiểu, trị sốt rét. Những nghiên cứu mới đây thấy rằng, cao cỏ luồng điều chế bằng sắc với nước có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào do hoá chất (acid picrolonic và benzopyren).

Lưu ý: Tất cả những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để tiến hành điều trị nếu nhận thấy sức khỏe không bình thường.

Nguồn: TS. Nguyễn Đức Quang – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tổng hợp những bài thuốc rượu bổ thận sáp tinh, tăng cường tinh lực

Sử dụng rượu thuốc nhằm bổ thận sáp tinh, tăng cường tinh lực đang là phương pháp được nhiều phái mạnh lựa chọn. Các thành phần thảo dược trong đông y kết hợp với rượu mang đến những tác dụng bất ngờ.

Thuốc rượu bổ thận sáp tinh, tăng cường tinh lực. Hình ảnh minh họa.

Việc mất điều hòa của các tạng như tâm hỏa thái quá, tâm thận đều hư, can kinh thấp nhiệt, thủy hỏa không giúp đỡ nhau…đều ảnh hưởng đến thận khí và sinh hoạt tình dục. Vì vậy, phải tìm ra nguyên nhân cốt yếu nhất để điều trị hiệu quả.

Sử dụng rượu thuốc trong y học cổ truyền để tăng cường sinh lý hiện đang là phương pháp được phái mạnh lựa chọn nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 7 bài rượu thuốc có tác dụng bổ thận sáp tinh, tăng cường khả năng chăn gối của các quý ông mà bạn có thể tham khảo.

7 bài thuốc rượu giúp “cặp đôi thăng hoa”

Bài thuốc 1: Thận hươu 1 đôi (bóc bỏ màng mỡ, thái lát), rượu trắng ngon (350-400) 500ml.

Cách làm: Ngâm trong 15-30 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần.

Tác dụng: Rượu thuốc có tác dụng rất tốt cho nam giới liệt dương, thận dương hư, thiểu năng dục tính.

Bài thuốc 2: Tỏa dương 30g (rửa sạch, thái mỏng), rượu trắng ngon  (300-350) 500ml.

Cách làm: Tất cả đem ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống 15-20ml, ngày uống 2 lần.

Cách làm: Rượu thuốc có tác dụng rất tốt cho nam giới bị thận dương hư di tinh.

Bài thuốc 3: Tắc kè 1 đôi (bỏ đầu, chân, vảy, nướng qua bằng cồn), rượu trắng ngon (40o) 500ml.

Cách làm: Tất cả dược liệu đem ngâm trong 15-30 ngày. Mỗi lần uống 15-30ml; ngày 2 lần.

Cách làm: Rượu thuốc thích hợp cho nam giới tiểu nhiều lần, di tinh di niệu.

Bài thuốc 4: Hải cẩu thận 1 bộ, sơn dược 30g, nhân sâm 15g, rượu (35-40o) 1.000ml.

Cách làm: Đun sôi hải cẩu thận với ít rượu, thái lát. Cho tất cả vào ngâm trong rượu 40o trong 15-30 ngày. Mỗi lần uống 15-30ml, ngày uống 2 lần.

Cách làm: Bài rượu thuốc này tốt cho nam giới di tinh liệt dương, thần kinh suy nhược.

Rượu thuốc bổ thận sáp tinh. Hình ảnh minh họa.

Bài thuốc 5: Sơn dược 30g (thái lát), lộc nhung 15g (thái nhỏ), rượu trắng ngon (35-400) 250ml.

Cách làm: Ngâm trong khoảng từ 15 – 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20ml. Dùng trong 8-10 ngày. Rượu thuốc thích hợp cho nam giới di tinh tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động.

Bài thuốc 6: Hải mã 30g, rượu trắng ngon 35-40o 500ml.

Cách làm: Ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2-3 lần. Dùng hiệu quà đối với nam giới liệt dương, suy nhược cơ thể, chấn thương đụng dập, suy nhược thần kinh.

Bài thuốc 7: Tôm biển 500-1.000g, rượu ngâm.

Cách làm: Tôm biển đem xào chín bằng rượu, sau đó đem ngâm rượu. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20- 0ml. Rượu thuốc này được đánh giá có hiệu quả cao đối với nam giới liệt dương và giảm thiểu dục tính.

Thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sử dụng rượu ngâm kết hợp với các loại thảo dược mang lại tác dụng tốt đối với sức khỏe. Chúng có tác dụng điều trị yếu sinh lý hiệu quả, giúp bổ bổ gân cốt và nâng cao thể trạng.

Rượu thuốc bổ thận sáp tinh, tăng cường khả năng chăn gối của các quý ông là phương thuốc có từ lâu đời và được lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên những thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn. Hãy tham khảo ý kiến của cán bộ y tế trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nguồn: Lương y Thảo Nguyên – benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Mách các mẹ món ăn bổ dưỡng cho các sĩ tử mùa thi

Mùa thi là thời điểm khiến các sĩ tử mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn,…nhất là khi nắng nóng không ngừng diễn ra. Để giúp các em có sức khỏe tốt, các mẹ không nên bỏ qua những món ăn bổ dưỡng từ gợi ý của trang Bệnh học.

Mách các mẹ món ăn bổ dưỡng cho các sĩ tử mùa thi

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng theo phương thức hiện đại từ các thực phẩm chức năng thì việc áp dụng các món ăn dược thiện theo hướng y học cổ truyền vẫn được nhiều mẹ áp dụng. Dưới đây là một số món ăn bổ khí huyết, tăng trí nhớ giúp các em khỏe mạnh và đạt hiệu quả cao trong việc ôn luyện.

Dược thiện cho sĩ tử mùa thi hiệu quả

Canh óc lợn, táo tàu: Óc lợn 1 cái, táo tàu 20g, tiểu mạch 30g, đường trắng vừa đủ.

Cách làm: Óc lợn rửa sạch, lọc bỏ máu, gân. Tiểu mạch rửa sạch để ráo, táo tàu ngâm nước nóng, rửa sạch. Tất cả đem cho vào nồi, đổ nước đun chín kỹ. Chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Bổ não hòa huyết dưỡng tâm, trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, trừ phiền, ra nhiều mồ hôi.

Canh đậu đỏ, đại táo: Đậu đỏ 250g, đại táo 200g, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: Đậu đỏ ngâm nước qua đêm, rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh, rửa sạch bụi. Đầu tiên cho đậu đỏ vào nồi, thêm nước đun sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi thì cho táo vào nấu chung, khi hai thứ chín mềm cho đường phèn vào, quấy tan, nếm vừa ăn là được. Ăn trong ngày. Nếu dùng để trị bệnh thì chỉ uống nước canh. Nếu làm món chè, ăn hết cả cái lẫn nước.

Tác dụng: Chống suy nhược cơ thể, bồi bổ trí nhớ và bổ trung ích khí.

Canh kỷ tử đại táo trứng gà: kỷ tử 20g, trứng gà 2 quả, táo 20g.

Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu, khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Ăn hằng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần.

Tác dụng: Chữa khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt hiệu quả.

Cháo chim sẻ: Chim sẻ 5 con làm sạch lông bỏ nội tạng, gạo tẻ 150g vo sạch, gia vị, dầu thực vật.

Cách làm: Cho gạo và chim sẻ vào nồi, đổ nước nấu cháo. Khi cháo chín cho bột gia vị, chia ăn trong ngày.

Tác dụng: Bổ âm, trị hoa mắt chóng mặt.

Canh thịt dê bổ trung ích khí dưỡng huyết

Canh thịt dê: thịt nạc dê 100g, gừng 10g, đương quy 20g, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Thịt dê cắt miếng, đương quy rửa sạch. Cho thịt dê, gừng cùng đương quy vào nồi, đổ nước hầm chín kỹ, nêm bột gia vị vừa đủ. Ăn trong bữa cơm. 

Tác dụng: “Bổ trung ích khí dưỡng huyết, trị mệt mỏi, đau lưng, chóng mặt ù tai”, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.

Cháo xương lợn: Xương sống lợn 400g rửa sạch chặt miếng. Gạo tẻ 150g vo sạch.

Cách làm: Cho xương sống lợn và gạo vào nồi, đổ nước nấu cháo. Khi cháo chín cho củ kiệu và hành hoa vào đun tiếp 10 phút, thêm gia vị, dầu ăn, muối, chia ăn 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Trị chân tay lạnh, hoa mắt chóng mặt.

Cháo cá trê, đậu đen: Cá trê 1 con 400g, gạo nếp 20g, đậu đen xanh lòng 200g, trần bì 1 miếng, bột gia vị, mùi, hành, hạt tiêu vừa đủ.

Cách làm: Cá trê làm sạch, trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp trắng, rửa sạch để ráo, đậu đen ngâm cho nở. Gạo đem vo sạch cho vào nồi cùng cá, trần bì, bột gia vị, đổ nước nấu cháo. Khi cháo chín cho hạt tiêu, rau mùi  ăn nóng.

Tác dụng: Kiện tỳ bổ thận thông huyết; chữa mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt hoa mắt, ù tai.

Hi vọng với những món ăn bổ dưỡng trên có thể giúp các sĩ tử có một sức khỏe tốt để hoàn thiện kỳ thi tốt nghiệp THPT, các kỳ thi nói chung sắp tới một cách tốt nhất.

Nguồn: Lương y Đình Thuấn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Hải cẩu thận ôn thận, tráng dương, trị bệnh nam giới hiệu quả

Hải cẩu thận là một trong những vị thuốc hay, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh nam giới nhờ tác dụng ôn thận, tráng dương, ích tinh.

Hải cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của hải cẩu 

Đặc điểm vị thuốc Hải cẩu thận

Hải cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của hải cẩu (Callorhinus ursinus L.), họ hải cẩu (Otariidae) hay báo biển (Phoca vitulina L.), họ hải báo (Phocidae). Ngoài tên là Hải cẩu thận, vị thuốc này còn có tên khác như thận hải cẩu, thận chó bể,…

Vị thuốc Hải cẩu thận là dương vật khô teo, một nhánh dài khoảng 20cm, rộng khoảng 1cm – 1,4cm, có rãnh nhăn hoặc hõm sâu không theo quy tắc nào. Mặt ngoài của dược liệu có màu vàng sữa lẫn lộn với nhiều nốt màu nâu, sáng bóng.

Phần trên dương vật tương đối nhỏ, phía sau to dần, cuối cùng có đeo hai tinh hoàn, có tổ chức cơ còn lại. Chúng có mùi tanh hôi, chất cứng, khó bẻ gãy. Để bảo vệ, người ta thường ùng dây nhung buộc chúng vào mảnh tre.

Vị thuốc được bào chế bằng cách cách ngâm rượu một đêm, lấy giấy bọc lại nướng trên lửa nhỏ cho giòn, sau đó giã nhỏ để dùng. Tuy nhiên do giá thành của Hải cẩu thận rất cao nên các bộ phận sinh dục của lừa, bò, chó đực và buồng trứng (âm nang, noãn nang,) của bò cái cũng được sử dụng thay Hải cẩu thận. Khi bảo quản, Hải cầu thận thường bỏ chung với chương não hay thục tiêu.

Theo y học cổ truyền, hải cẩu thận tính nhiệt, vị mặn; vào thận, can. Tác dụng tráng dương, ôn thận, ích tinh. Dùng cho các trường hợp đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh. Liều dùng, cách dùng: 3-10g bằng cách ngâm ướp, nấu, ninh hầm.

Theo y học hiện đại, Hải cẩu thận có các chất thuộc nhóm androsterol, lipid và protein. Chúng có tác dụng trong việc tăng dục tính, hưng phấn tăng lực.

Hải cẩu thận ôn thận, tráng dương, trị bệnh nam giới hiệu quả

Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ hải cẩu thận

Rượu hải cẩu thận nhân sâm: hải cẩu thận một bộ, sơn dược 30g, nhân sâm 15g,  rượu 1.000ml.

Cách làm: Hải cẩu thận đem rửa sạch, ngâm trong rượu, đun sôi, rồi đem thái lát. Tất cả cùng ngâm rượu trong 7 ngày. Mỗi lần uống 2 thìa canh nhỏ (10-15ml), ngày 2 lần.

Tác dụng: Món ăn bài thuốc có lợi đối với nam giới di tinh liệt dương, thần kinh suy nhược.

Hải cẩu thận tán: hải cẩu thận 10g, cam tùng 10g, ngô thù du 10g, cao lương khương 10g, tần bì 10g.

Cách làm: Tất cả các vị thuốc đem sấy khô tán mịn. Mỗi lần uống 2g, ngày 3 lần, uống với chút rượu hoặc nước ấm.

Tác dụng: Món ăn thuốc theo đánh giá của giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có hiệu quả tốt đối với nam giới bị liệt dương di tinh.

Cháo hải cẩu thận: hải cẩu thận 20g, gạo tẻ 50g vo sạch.

Cách làm: Hải cẩu thận thái lát, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ, cháo được thêm mắm muối gia vị. Ăn vào bữa sáng.

Tác dụng: Món ăn được đánh giá tốt đối với nam giới vô sinh, bị liệt dương, người địa tạng tỳ vị hư, tiêu chảy sớm mai (ngũ canh tả) ở người lớn tuổi.

Mặc dù Hải cầu thận có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh ở nam giới, nhưng không phải nam giới nào cũng có thể sử dụng. Trong đó, Hải cầu thận kiêng kỵ đối với người bị hàn thấp, người âm hư hỏa vượng.

Nguồn: BS. Tiểu Lan – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Chuối là thực phẩm lý tưởng bổ thận tráng dương

Chuối không chỉ đơn giản là loại trái cây quen thuộc của nhiều người mà còn được các thầy thuốc y học cổ truyền ca tụng có nhiều tác dụng trong việc bổ thận tráng dương.

Chuối là thực phẩm lý tưởng bổ thận tráng dương

Theo y học hiện đại, trong chuối có chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như kali, phosphor, magiê, sắt, fluor và iốt. Là loại trái cây mặc dù rất rẻ tiền nhưng lại bổ dưỡng và là loại trái cây phổ biến trên bàn ăn của rất nhiều gia đình.

Đặc biệt chuối còn là thực phẩm lý tưởng đối với những người căng thẳng thần kinh, bệnh bị tăng huyết áp. Theo y học cổ truyền, chuối có tác dụng trong việc bổ thận tráng dương và trị chứng xuất tinh sớm, rất tốt cho nam giới.

Món ăn thuốc từ chuối tốt cho các quý ông

Thầy thuốc YHCT Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giới thiệu đến bạn 3 món ăn thuốc bổ dưỡng từ chuối:

Chuối hầm trứng muối: chuối chín 5 quả, tôm khô 5g, bột nếp 250g, hành tây 1 củ, nước canh hầm xương 200g, trứng vịt muối 5 quả, cải cúc 50g, nấm đông cô 2 cái, bột tiêu, bột gia vị, dầu thực vật vừa đủ.

Cách làm:

– Trứng vịt muối đem luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ.

– Chuối lột vỏ, nghiền nhuyễn, trộn với trứng vịt muối.

– Nấm đông cô ngâm mềm, đem rửa sạch, cắt thành sợi nhuyễn, trộn với chuối và trứng vịt muối, cho vào tủ lạnh để trong 30 phút để làm nhân.

– Tiếp đến nhào bột nếp với nước làm vỏ bánh, cho nhân vào bọc lại, vo viên.

– Hành tây và tôm khô cắt vụn.

– Đun nóng chảo, cho dầu vào, dầu sôi cho hành tây và tôm khô vào xào chín, nêm bột gia vị, cho nước canh hầm xương vào đun sôi, thả bánh vào luộc đến khi bánh nổi lên, cuối cùng cho cải cúc vào là được. Dùng như món điểm tâm.

Tác dụng: Hiệu quả trong việc bổ thận tráng dương và trị chứng xuất tinh sớm.

Món ăn từ chuối giúp bổ thận tráng dương

Chuối hấp tôm đồng: chuối xanh 2 quả, tôm đồng 6 con, dưa leo 1 quả, mù tạt, bột năng vừa đủ.

Cách làm:

– Chuối lột vỏ, cắt lát ngâm nước muối loãng.

– Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ đen cho vào hấp chín.

– Bột năng hòa với nước rồi đun sôi, cho chuối vào chần qua.

– Dưa leo rửa sạch cắt thành lát to bản, phết một lớp mù tạt lên dưa leo, cho lát chuối lên, tiếp tục phết một lớp mù tạt lên lát chuối, để 1 con tôm lên, cho vào xửng hấp chín là được.

Tác dụng: Món ăn có tác dụng trong việc bổ thận, tăng cường khí huyết, trị chứng xuất tinh sớm.

Thịt gà cuộn chuối chiên: chuối tây hơi chín 400g (4 quả), trứng gà 1 quả, thịt ức gà 400g, rượu trắng, bột chiên xù 200g, muối, dầu thực vật vừa đủ.

Cách làm:

– Chuối bỏ vỏ, cắt thành sợi dài.

– Thịt gà cắt thành lát lớn và mỏng, trộn với muối và rượu.

– Cho thịt gà lên mặt thớt, cho chuối vào cuốn lại.

– Đập trứng gà vào bát, đánh tan.

– Đun nóng chảo cho dầu vào, khi dầu sôi thì nhúng gà cuốn chuối vào trứng, lăn qua bột chiên xù, thả vào chảo chiên đến khi vàng vớt ra, để ráo dầu là được.

– Sau khi hoàn thành đem xếp gà ra đĩa, ăn kèm với sốt tương ớt chua ngọt. Ăn trong bữa.

Tác dụng: Món ăn thuốc này được đánh giá rất tốt cho nam giới bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính và xuất tinh sớm.

Hi vọng với những thông tin sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đồng thời để có sức khỏe tốt, bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa khám định kỳ để sớm phát hiện lỗi và điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Exit mobile version