Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Phương thuốc bổ thận tráng dương trong y học cổ truyền

Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực luôn là mong muốn của các đấng mày râu. Vậy trong y học cổ truyền đã làm thế nào để thực hiện được?

Phương thuốc bổ thận tráng dương trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền hiện có nhiều bài thuốc bổ thận tráng dương, sinh tinh ích khí trị chứng “trên bảo dưới không nghe” vô cùng hiệu quả. Các vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc bổ thận tráng dương có thể kể đến như: nhục thung dung, thỏ ty tử, hãi mã, ba kích, hải cẩu, dâm dương hoắc, đỗ trọng, lộc giác giao (nhung hươu), …

Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương

Để dễ dàng hơn với người sử dụng, bạn có thể tham khảo các thực đơn thông minh để điều trị rối loạn cương sau:

Bài 1: Thịt chó 500g, đậu đen 50g. Cho cả hai thứ vào nấu nhừ, ăn liên tục.

Bài 2: Tinh hoàn gà 10 quả (hoặc tinh hoàn bò 1 đôi), rượu gạo nếp vừa phải. Cho vào nấu ăn, không ăn các thứ lạnh trong thời gian ăn, chữa, không sinh hoạt vợ chồng.

Bài 3: Chim sẻ mùa đông 5 con. Làm sạch, luộc chín ăn nhạt.

Bài 4: Thịt hươu 200g, nhục thung dung 30g. Thịt hươu rửa sạch, thái miếng, nhục thung dung ngâm nước xong thái lát, cả hai thứ cho vào nấu, cho gừng, hành, muối làm gia vị. Sau khi nấu chín, bỏ nhục thung dung đi, còn lại ăn hết.

Bài 5: Gan gà trống 2 bộ, dây tơ hồng 15g. Cho vào sắc cùng lấy nước uống. Uống thường xuyên chữa liệt dương do thận hư.

Bài 6: Hạt mướp đắng 300g. Sao vàng tán nhỏ, cho vào lọ, mỗi ngày uống 10g bằng rượu vang. Mỗi ngày uống 2 lần. 10 ngày là 1 đợt.

Bài 7: Thịt dê 20g, nõn tôm 30g, tỏi 50g. Thịt dê rửa sạch, thái lát mỏng, nấu tôm nõn và tỏi, cho hành trước. Sau đó mới cho thịt dê lát vào, ăn hết thịt và tôm. Điều trị liệt dương do thận hư hiệu quả.

Bài 8: Ớt tươi 100g, tôm nõn 50g, rượu trắng (50 độ trở lên) 200ml. Tôm rửa sạch cho vào xào với ớt, sau đó đổ rượu vào nấu sôi, ăn 1 lần cho hết.

Bài 9: Hành củ già 20g, rượu trắng 50g. Hành củ rửa sạch, băm nhỏ, cho vào xào cho thật nóng, cho rượu trắng vào, tranh thủ lúc nóng buộc vào bụng dưới.

Bổ thận tráng dương giúp đấng mày râu phục hồi ham muốn tình dục

Theo giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nhìn chung các món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương của y học cổ truyền đều có tác dụng tăng cường hoạt động của cả ba hệ thống nội tiết: dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp trạng, trong đó đặc biệt là có khả năng tăng cường nội tiết tố sinh dục nam và cải thiện lượng máu đến các thể hang của dương vật, từ đó khiến cho các đấng nam nhi phục hồi ham muốn tình dục, tăng độ cương cứng của dương vật, kéo dài thời gian “mây mưa” và dễ thụ thai.

Tuy nhiên cần nhớ rằng “thái quá thì bất cập”, có nghĩa không nên quá lạm dụng. Mặt khác khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị phù hợp với từng thể trạng.

Mọi thắc mắc, bạn nên trao đổi với bác sĩ, thầy thuốc điều trị để nhận được câu trả lời chính xác nhất!

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Quả óc chó: Món ăn, vị thuốc trị thận hư, lưng đau mỏi

Quả óc chó không chỉ là loại quả mang giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc với nhiều tác dụng điều trị bệnh thận hư, lưng đau mỏi, táo bón, liệt dương di tinh,…

Quả óc chó: Món ăn, vị thuốc trị thận hư, lưng đau mỏi

Đặc điểm quả óc chó

Quả óc chó có tên gọi khác là hạch đào, hồ đào,… Tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae). Cây hồ đào là cây di thực, có ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tuy nhiên không nhiều.

Bộ phận sử dụng là nhân – hồ đào nhục; ngoài ra còn có thể dùng lá, quả chứa caroten và acid ascorbic.

Theo y học cổ truyền, hồ đào nhân vị ngọt, ấm; vào phế, thận. Tác dụng nuôi huyết, bổ khí, ôn phế, nhuận táo, hóa đờm, ích mệnh môn, định suyễn, lợi tam tiêu. Thích hợp cho người bị liệt dương di tinh, thận hư, lưng đau mỏi, táo bón, tiểu đục cặn, tiểu rắt buốt, viêm da lở ngứa, eczema. Liều dùng: 10 – 30g/ngày, bằng cách nấu luộc, chưng, ninh hay ăn sống.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy, hồ đào nhân được coi là “vị thần trong các loại thực phẩm”, có tác dụng cải thiện hoạt động tim mạch, tăng cường miễn dịch và trao đổi chất.

Bài thuốc trị bệnh có quả óc chó (hồ đào nhân)

Sau đây là một số bài thuốc có hồ đào nhân:

Bài 1: hồ đào nhân 12g, ích trí nhân 8g, ba kích 10g, cẩu tích 8g, ô dược 8g. Sắc uống. Trị thận lạnh, liệt dương, đau ngang lưng, tiểu buốt, rắt.

Bài 2: hồ đào nhân 30g, đỗ trọng 100g, bổ cốt chỉ 100g. Tất cả xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, uống với nước muối nhạt. Trị đau lưng mỏi gối, làm đen râu tóc.

Bài 3: hồ đào nhân 15g, hành sống 15g, trà búp 15g. Sắc uống nóng, xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Trị đau đầu không có mồ hôi, sốt cảm phong hàn.

Óc chó cũng tham gia vào các món ăn thuốc trị bệnh

Món ăn thuốc trị bệnh có hồ đào nhân

Thầy thuốc tư vấn page Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng giới thiệu một số món ăn thuốc trị bệnh có hồ đào nhân:

Kẹo hồ đào: hồ đào nhân 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào đem nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành kẹo dẻo. Tác dụng hiệu quả cho người viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.

Mứt hồ đào: hồ đào nhân 150g, đường phèn 200g, sơn tra tươi 50g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn tra ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý. Món ăn dùng tốt cho người ho khan ít đờm, bệnh viêm khí phế quản.

Sirô hồ đào: hồ đào 3kg, sirô dược dụng 1.500ml, rượu 5 lít. Hồ đào nghiền vụn, cho rượu vào đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 – 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Uống mỗi lần 10 – 20ml; ngày 1 – 2 lần. Tác dụng tốt cho người loét dạ dày – hành tá tràng (có thể ăn khi đau).

Cháo hồ đào: hồ đào nhân 100g, gạo tẻ 100g vo sạch, nấu cháo ăn trong ngày; ăn liên tục 5 – 7 ngày. Chữa tiểu có sạn sỏi, tiểu buốt.

Hồ đào xào rau hẹ: hồ đào nhân 60g, rau hẹ  250g, thận lợn 1 quả, dầu vừng 30g. Hồ đào nhân đập dập; thận lợn rửa sạch, bóc màng, thái lát. Xào thận lợn với dầu vừng, nêm gia vị vừa ăn, cho rau hẹ. Phù hợp với nam giới di tinh liệt dương.

Lưu ý: Người có đàm nhiệt, hư nhiệt (hen suyễn nóng sốt ho đờm vàng dính, viêm khí phế quản, gan bàn chân nóng, lòng bàn tay,…) không dùng.

Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: BS.Phương Thảobenhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Cây mẫu đơn trị bệnh gì?

Cây mẫu đơn trong Đông y thường dùng vỏ rễ phơi hay sấy khô để làm dược liệu bào chế thành thuốc và chúng có tên là mẫu đơn bì.

Cây mẫu đơn

Mẫu đơn bì theo các kết quả nghiên cứu về dược lý cho thấy chúng chứa hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống chống viêm, chống co thắt cơ trơn, chống thấp khớp, hạ sốt, an thần, giảm đau, chống dị ứng, chống loét dạ dày và chống co giật.

Thuốc có tác dụng trong việc giãn mạch ở cơ chân, giãn mạch vành, gây ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, hạ huyết áp, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống tác dụng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.

Mẫu đơn bì trong y học cổ truyền Việt Nam được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, thuốc trấn kinh, giảm đau, không có mồ hôi, huyết ứ phát sốt, đơn sưng, nhức đầu, đau khớp, đau lưng, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi đẻ. Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc trị bệnh có mẫu đơn bì

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý những bài thuốc chữa trị có hiệu quả có sử dụng mẫu đơn bị mà bạn có thể tham khảo:

Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g,. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.

Chữa tăng huyết áp: mẫu đơn bì 8g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.

Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: mẫu đơn bì 8g, thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, trạch tả 8g, bối mẫu 8g, hoàng liên 8g, ngô thù 4g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ gan cổ trướng: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, rễ cỏ tranh 20g, hoài sơn 12g, địa cốt bì 12g, bạch truật 12g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa di tinh, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g, sơn thù12g, hoài sơn 12g, thục địa 16g, phục linh 8g, phụ tử chế 8g; trạch tả, nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Mẫu đơn bì

Chữa viêm khớp cấp: mẫu đơn bì 10g, tiền hồ 12g, huyền sâm 20g, hoàng cầm 12g, kỷ tử 12g, tri mẫu 12g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, mạch môn 12g, thăng ma 8g, xạ can 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu: mẫu đơn bì 100g, đương quy 1.000g; ngọc trúc, hoài sơn, đan sâm, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 200g; mạch môn, bạch linh, trạch tả mỗi vị 100g; chỉ thực, thanh bì, thù nhục mỗi vị 50g. Tán bột làm hoàn mỗi viên nặng 5g. Ngày uống 4 – 6g.

Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính: mẫu đơn bì 16g, sinh địa 24g, nhân trần 40g, chi tử 16g, đan sâm 12g, hoàng liên 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đái tháo đường: mẫu đơn bì 12g, hoài sơn 20g, thục địa 20g, kỷ tử 12g, sơn thù 8g, thiên hoa phấn 8g, thạch hộc 12g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2.

Chữa đau bụng kinh: mẫu đơn bì, hồng hoa, đào nhân, hương phụ, huyền hồ sách, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, mộc hương 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g, thục địa 12g, kỷ tử 12g, hoài sơn 12g, sa sâm 12g, câu đằng 12g, mạch môn 12g, sơn thù 8g, cúc hoa 8g, trạch tả 8g, táo nhân 8g, phục linh 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm tắc động mạch: mẫu đơn bì 12g, đương quy 20g, cam thảo 20g,  kim ngân hoa 16g, qua lâu nhân 16g, xích thược 16g, ngưu tất 16g, đào nhân 12g, huyền sâm 12g, đan sâm 12g, chỉ xác 8g, binh lang 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa rong huyết: mẫu đơn bì 12g, hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g; a giao, địa du, huyết dụ, sinh địa, bạch thược, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đơn độc sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn: mẫu đơn bì, huyết giác, đơn đỏ, cam thảo dây, chó đẻ răng cưa, đơn châu chấu, huyền sâm, ngưu tất, mộc thông, mạch môn, chi tử, hoàng đằng, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Lưu ý:Những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện đông y để khám và điều trị.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

 

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đương quy: Vị thuốc cho cả nhan sắc và sức khỏe

Đương quy còn được ví như nhân sâm dành cho phụ nữ. Đây là vị thuốc hàng đầu trong Đông y có tác dụng chắc sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ.

Đương quy: Vị thuốc cho cả nhan sắc và sức khỏe

Đặc điểm vị thuốc đương quy như thế nào?

Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis; tên tiếng Anh: Angelica, female ginseng.

Cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe ví như vitamin B12. Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26% và là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Ngoài ra, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như sacharid, sterol, courmarin, axit amin,…

Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, hơi cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Các phần khác nhau của củ đương quy có tác dụng khác nhau. Phần rễ (quy vĩ) thiên về hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết, phần thân giữa (quy thân) bổ huyết và phần trên cùng (quy đầu) chỉ huyết.

Các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng các bài thuốc có vị đương quy với mục đích làm đẹp, nâng cao sức khỏe và điều trị các bệnh về hô hấp, tuần hoàn, chữa đầy hơi, sinh sản, điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Đây còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa co thắt cơ bắp, chữa đau bụng và giảm triệu chứng viêm phế quản.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

– Tươi nhuận da, làm đẹp da, trẻ hóa làn da dùng trong thẩm mỹ.

– Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể.

– Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.

– Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.

– Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, bệnh thiếu máu.

– Điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém và điều trị bệnh táo bón.

Đương quy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Bài thuốc điều trị bệnh từ đương quy trong y học cổ truyền

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu một số bài thuốc điều trị bệnh từ đương quy từ bác sĩ Trương Minh Hữu Hạnh như sau:

– Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh: 16g đương quy, 6g xuyên khung, 12g thục địa, 8g bạch thược, 8g đậu đen sao, 4g gừng khô, 8g trạch lan, 12g ích mẫu thảo, 8g ngưu tất, 10g bồ hoàn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Phụ nữ khó có con: 16g đương quy, 14g địa hoàng, 8g bạch giao, 12g thược dược, 12g đỗ trọng, 8g tục đoạn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược: 12g đương quy, 12g thục địa, 8g bạch thược, 6g xuyên khung, 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

– Phụ nữ mang thai bị đau bụng: 120g đương quy, 160g phục linh, 600g thược dược, 160g bạch truật, 120g xuyên khung, 300g trạch tả. Tất cả nguyên liệu tán mịn, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê với nước pha rượu.

– Phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương: 80g đương quy, 40g xuyên khung, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng. Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.

Tuy nhiên những phụ nữ có thai, người đang uống thuốc chống đông hoặc bị rối loạn đông máu không nên sử dụng đương quy.

– Giúp tăng cường hoạt huyết trên da, nuôi dưỡng tế bào da, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng, loại bỏ vết nám tàn nhang: đương quy, đậu xanh, bạch chỉ, bạch cập, hoài sơn tán bột mịn, hạnh nhân, vài giọt tinh dầu hoa hồng đắp mặt để trị nám tàn nhang và dưỡng da. Công thức này thích hợp với mọi loại da, nhất là người có làn da lão hóa, thô, nhão.

Hi vọng những thông tin trên có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Mặc dù vậy điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc, vì vậy bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để có thể khám và điều trị tốt nhất.

Nguồn: BS.Trương Minh Hữu Hạnh – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Dược trị bách bệnh từ quả đào trong y học cổ truyền

Đào không chỉ là loại cây chơi trong dịp Tết mà còn là vị thuốc trị bệnh rất hữu hiệu, đặc biệt trong trái đào ẩn chứa nhiều dưỡng chất mang đến những giá trị không ngờ đối với sức khỏe.

Dược trị bách bệnh từ quả đào trong y học cổ truyền

Quả đào có tên khoa học là Prunus persica Stokes., họ hoa hồng (Rosaceae). Ngoài ra bạn cũng có thể nghe bằng các tên khác như mao đào, hồng đào, đào tử, đào thực,…

Thành phần sinh dưỡng trong quả đào rất phong phú gồm: hàm lượng cao sucrose, glucose, fructose, protein, chất xơ, lipid, Ca, P, Fe, K, acid nitric, caroten, các sinh tố B1, B2, C.

Đào chín có nhiều chất xơ và acid hữu cơ có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày ruột, thuận lợi cho tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền, quả đào tính ấm, vị chua ngọt; vào can và trường vị. Quả đào có tác dụng sinh tân nhuận tràng hoạt huyết tiêu tích, rất thích hợp đối với những người viêm khí phế quản, hen suyễn, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), bế kinh, táo bón, chấn thương đụng giập, bế kinh, các chứng kiết lỵ,…

Hằng ngày ăn 2-6 quả. Bạn có thể ăn quả vừa chín tươi hoặc dạng mứt khô đều mang lại tác dụng có lợi đối với sức khỏe.

Món ăn bài thuốc từ quả đào

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ BS. Tiểu Lan giới thiệu đến bạn đọc một số thực đơn chữa bệnh từ quả đào:

Quả đào có thể chế biến thành nhiều món ăn có lợi đối với sức khỏe

Đào chín: Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-3 quả. Dùng tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

Đào tươi: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Tác dụng tăng tiết nước bọt, nhuận tràng, ích khí, hoạt huyết. Thích hợp cho người có chứng miệng khô, phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, ít nước bọt, người già hư nhược.

Đào chín hoặc mứt đào khô: Ngày ăn 1-4 quả. Tác dụng làm đẹp da.

Đào chín ướp đường: Đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, sau đó ướp với đường trắng, ăn tráng miệng sau bữa ăn. Món ăn có tác dụng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng.

Xi rô đào quả, đào nhân: Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, xi rô 30g. Đào đem gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Cách dùng ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng thông kinh. Dùng cho chị em bị bế kinh, kinh ít.

Cháo đào: Đào chín 2-3 quả, gạo tẻ 60g. Đào rửa sạch, bỏ hạt xay nhuyễn; đem gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho bột đào và đường vừa ăn, đun sôi. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).

Massage da mặt bằng đào: Đào tươi 2 quả gọt rất tốt cho người yếu phổi, hen, ra mồ hôi trộm. Vỏ bỏ hạt, xay nhuyễn, ép lấy nước; thêm ít nước cơm, đắp lên da mặt mỗi ngày, có tác dụng làm đẹp da.

Đào là loại quả lành tính nhưng không có nghĩa bạn chủ quan. Đặc biệt cần lưu ý không nấu quả đào với thịt rùa, ba ba, bạch truật, xương truật. Ngoài ra không nên ăn nhiều sinh nhiệt lở ngứa, những người mắc bệnh về nhiệt cũng hạn chế ăn.

Nguồn: BS. Tiểu Lan – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

10 bài thuốc trị chứng tiểu buốt trong y học cổ truyền hiệu quả

Tiểu buốt, tiểu khó khăn khiến người bệnh ám ảnh mỗi khi đi tiểu. Để khắc phục điều này, bạn có thể tham khảo 10 bài thuốc trị chứng tiểu buốt trong y học cổ truyền ở bài viết này.

Trị chứng tiểu buốt trong y học cổ truyền hiệu quả

Tiểu buốt, tiểu khó khăn thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh rất phức tạp, chủ yếu do bàng quang thấp nhiệt và thận hư, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như tình dục không điều hòa, phòng lao quá độ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học, giận dữ,… làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Lâu ngày, thấp nhiệt kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu đỏ, tiểu sẫm, tiểu tiện khó khăn, đau buốt.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị chứng tiểu buốt

Một số bài thuốc trị chứng tiểu buốt trong y học cổ truyền mà bạn có thể tham khảo sau đây:

Bài 1: Chữa viêm bàng quang dùng hoàng cầm 10g, long đởm thảo 10g, chi tử 10g, mộc thông 10g, trạch tả 10g, xa tiền tử 10g, sài hồ bắc 10g, đương quy 10g, cam thảo 4g, sinh địa 12g. Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống.

Bài 2: Trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, sinh khương 8g, thêm 2 quả trứng gà, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước hàng ngày.

Bài 3: Nếu viêm bàng quang, nhiễm trùng đường niệu kèm theo bí tiểu do thấp nhiệt dùng diếp cá tươi 60g, (nếu khô 20g), kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g, sắc uống, hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.

Bài 4: Nếu viêm đường tiết niệu tiểu buốt, tiểu dắt dùng hoạt thạch 30g, hải kim sa 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.

Trường hợp tiểu tiện khó, dùng rễ cây ngái 30g, rễ cối xay 30g, rễ cỏ xước 20g, thổ phục linh 50g, bông mã đề 20g, sắc uống.

Bài 5: Trường hợp viêm tiết niệu tiểu ra máu, dùng rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bạch mao căn 30g, bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g, mộc thông 16g, sinh địa 20g, lá tre 20g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang

Vị thuốc cam thảo đất

Bài 6: Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái dắt, đái buốt do nhiệt gây ra. Dùng biển súc 16g độc vị uống hàng ngày hoặc biển súc 16g, bông mã đề 10g, hải kim sa (bòng bong) 10g, cam thảo 6g, sắc uống.

Bài 7: Nếu viêm niệu đạo, viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu nóng dùng biển súc 16g, hoạt thạch 8g, mã đề 10g, mộc thông 6g. Hoặc bạch mao căn 12g, chi tử 12g, cam thảo 4g, sắc uống.

Bài 8: Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng biển súc 15g, cụm hoa mào gà 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng ích trí nhân 10g, tỳ giải 10g, thạch xương bồ 10g, ô dược 6g, cam thảo 6g, sắc uống.

Bài 9: Chữa tiểu buốt, tiểu đục dùng rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, vỏ rễ cây duối, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo tiểu dắt, nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng râu ngô 30g, bạch mao căn 30g, cỏ nhọ nồi 20g, bông mã đề 30g, sắc uống.

Bài 10: Nếu tiểu ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, phục linh 10g, đông quỳ tử 10g, tri mẫu 10g, thông thảo 6g, cỏ lá tre 10g, cam thảo 6g, hoàng bá 6g, sắc uống.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ, thầy thuốc. Điều quan trọng bạn nên khám sức khỏe định kỳ và thăm khám ngay nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.

Nguồn: DS. Phạm Đức Dương – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

4 cách “lấy độc trị độc” trong y khoa ít ai biết

Cây bạch anh, rắn hổ mang Ấn Độ, nấm cựa gà hay cóc tía… được xem là thứ cực độc, cần tránh xa nhưng chúng cũng được sử dụng làm phương pháp chữa bệnh trong y học.

Cây bạch anh

Cây bạch anh

Cây bạch anh còn biết đến với tên gọi Deadly Nightshade (cái chết trong đêm). Thành phần độc hại gây ra ngộ độc có trong cây bạch anh là solaine và atropin. Tình trạng ngộ độc xảy ra khi con người ăn phải lá, quả hay bất kỳ bộ phận nào của cây bạch anh. Lúc này, các biểu hiện ảo giác, nói lắp, nôn mửa hoặc tử vong… sẽ xuất hiện.

Mặc dù vậy, chiết xuất chất độc từ loài cây này lại được sử dụng để điều trị gút, hen suyễn, động kinh, điều hòa phản xạ và giãn đồng tử giúp phẫu thuật tim, mắt dễ dàng hơn.

Trong y học cổ truyền, bạch anh được sử dụng làm một trong những vị thuốc có tác dụng tiêu thũng, khử phong trừ thấp, dùng trị ung thư phổi, dạ dày, ruột, viêm kết mạc, viêm gan vàng da, viêm túi mật, sỏi mật, cảm mạo phát nhiệt, mày đay, viêm loét cổ tử cung, viêm tuyến vú, viêm thận thủy thũng và viêm tuyến nước bọt.

Rắn hổ mang Ấn Độ

Đây là một trong những loài rắn độc phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên nọc độc của chúng có thể giúp 350 triệu bệnh nhân viêm khớp trên thế giới cơ hội khỏi bệnh.

Loài rắn độc phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á

Các thí nghiệm trên chuột bị mắc bệnh viêm khớp đã chứng minh rằng, tác dụng giảm sưng và cứng khớp hoàn toàn xảy ra chỉ với liều nhỏ nọc rắn hổ mang. Đặc biệt, nọc độc của loài rắn còn giúp ngăn collagen có trong khớp của những con chuột thí nghiệm khỏi bị bẻ gãy.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu và dự định áp dụng kỹ thuật này lên người trong tương lai.

Nấm cựa gà có thể dẫn đến ảo giác

Nấm cựa gà

Nấm cựa gà có thể dẫn đến ảo giác, co quắp, thậm chí là tử vong. Một trong những sự kiện đáng sợ xảy ra vào năm 1518, có 400 người dân ở Strasbourg (nay thuộc Pháp) nhảy nhót không ngừng cho đến chết vì bị ngộ độc lúa mạch nhiễm nấm cựa gà (còn gọi là cựa lúa mạch). Tuy nhiên trong y học, nấm cựa gà dùng để điều trị chứng đau nửa đầu, bệnh Parkinson hoặc cho phụ nữ mới sinh nhờ tác dụng thu hẹp mạch máu.

Cóc tía

Nhựa cóc ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc, gan cóc và trong buồng trứng cóc là những bộ phận chứa độc tố của cơ thể cóc. Độc tố này khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây ra ngộ độc cấp tính và thậm chí là tử vong.

Nhựa cóc tía có thể gây tử vong

Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những biểu hiện khi bị nhiễm độc nhựa cóc có thể thấy như: rối loạn tiêu hóa (biểu hiện đau bụng trên rốn, trướng bụng; kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy), rối loạn tim mạch (biểu hiện đánh trống ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, sau đó rung thất, loạn nhịp tim, block nhĩ – thất dẫn đến truỵ tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt), rối loạn tâm thần kinh (rối loạn cảm giác, đau như kim chích ở đầu ngón chân, ngón tay, tê môi…, ảo giác, chóng mặt, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi lạnh; có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim), rối loạn tiểu tiện (thiểu niệu, bí tiểu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp). Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc, mắt nếu bị nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc.

Tuy nhiên trong y học cổ truyền và dân gian, nhựa cóc, gan cóc được sử dụng để tiêu viêm dưới dạng cao, chống sưng, dùng ngoài da (da chưa bị tổn thương) điều trị nhọt độc, sưng tấy, đầu đinh,…

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh nọc độc của cóc còn có công dụng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ tăng trưởng mạch máu và hạn chế để lại sẹo.

Nguồn: Medical daily – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng trị bệnh của cây lá giang trong Y học cổ truyền như thế nào?

Lá giang không chỉ là loại rau đặc sản của các tỉnh miền Nam và miền Trung mà còn là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải đọc, chỉ khát,… trị được nhiều chứng bệnh.

Lá giang có nhiều công dụng trong điều trị bệnh

Một vài nét về cây lá giang

Cây lá giang còn có các tên gọi khác như dây cao su hồng, cây chua méo, chua khan,… Tên khoa học: Ecdysanthea rosea Hook. et Arn., họ Trúc đào (Apocynaceae).

Trong nhân dân miền Nam và miền Trung, lá cây giang được dùng để xào, nấu canh với cá nước ngọt hay thịt bò, hoặc thịt gà. Bên cạnh là loại rau mang đến mâm cơm thêm thi vị thì đây còn là cây thuốc phòng trị nhiều bệnh rất hiệu quả trong y học cổ truyền.

Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân và rễ. Lá giang có flavonoid, saponin, curamin, sterol, chất béo, acid hữu cơ, tanin và khoảng 12 nguyên tố (Al, Ca, Cu, Na, Mn, Sr, Fe,…). Cao toàn phần thân lá giang có tác dụng kháng với một số chủng vi khuẩn (klebsiella, Salmonella typhi, Bacillus subtilis. bacillus cereus, Staphyllococus aureus).

Theo y học cổ truyền, lá giang vị chua, tính mát; vào kinh can. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, tiêu viêm, tiêu thũng, bài thạch. Điều trị đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau nhức xương khớp. Thân lá giang làm thuốc chữa viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm thận mạn tính. Ngoài ra, cây lá giang còn dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Món ăn thuốc trị bệnh có lá giang

– Lươn hấp lá giang: lá giang 200g, lươn 300g. Lươn làm sạch, ướp bột canh và ít mỡ trong 10 phút. Chọn lá giang bánh tẻ, rửa sạch vò nát, lấy một nửa rải một lớp mỏng phía dưới, xếp lươn lên, số lá còn lại đắp lên trên lươn, hấp chín. Khi ăn chấm với nước mắm gừng tỏi. Tác dụng bổ tỳ, bổ thận, điều hòa khí huyết.

– Cá chuồn nấu lá giang: lá giang 100g, cá chuồn 3 – 5 con. Lá giang rửa sạch, vò giập. Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2 – 3 khúc. Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh, có thể thêm nắm gạo để canh đậm đặc hơn. Khi bắc ra thêm quả ớt đập giập. Món ăn giúp thanh nhiệt trong những ngày hè oi bức, khu phong trừ thấp, bổ hư tổn, cường kiện cân cốt. Tác dụng phòng trị viêm đường tiết niệu, biểu hiện đái rắt, đái buốt.

Canh gà lá giang

– Canh gà lá giang: lá giang 100g, gà 500g, gia vị vừa đủ. Lá giang bánh tẻ rửa sạch, gà rửa sạch, để ráo chặt miếng. Cho thịt gà vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị, khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tốt cho người phong hàn thấp tý, lao thương khí huyết, sản hậu băng huyết, huyết trắng, suy nhược cơ thể, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết.

Bài thuốc điều trị bệnh có lá giang

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ TS. Nguyễn Đức Quang giới thiệu một số bài thuốc có lá giang:

– Điều trị viêm đường tiết niệu và có sỏi: thân lá giang 10g hãm uống trong ngày.

– Điều trị sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 20-50g, sắc uống nhiều lần trong ngày.

– Điều trị đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20-40g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc khác.

– Điều trị ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30-50g, sắc uống.

– Điều trị mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: lá tươi rửa sạch giã nát, đắp lên vết thương.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Để phù hợp với tình trạng cơ thể, thể bệnh, bạn nên đến phòng khám, cơ sở y tế để khám và tư vấn trực tiếp.

Nguồn: TS. Nguyễn Đức Quang – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy bằng cỏ sữa trong y học cổ truyền

Cỏ sữa là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị cay, chua, tính mát; tác dụng trị mụn nhọt lở ngứa, thanh nhiệt giải độc, thu liễm.

Cây cỏ sữa ở nước ta hiện có 2 loại

Đặc điểm cây cỏ sữa

Cỏ sữa thường mọc hoang ở các bãi cỏ ven sông, ẩm ướt ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trừ một số tỉnh vùng núi cao có khí hậu lạnh.

Loại cỏ này ở nước ta hiện có 2 loại gồm: cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ. Cỏ sữa lá lớn (cỏ sữa lông) hay phi dương thảo (Euphorbia hirta L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.), cùng họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cả 2 loại cỏ sữa đều có tính vị, tác dụng, cách dùng tương tự như nhau và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

Đặc điểm cỏ sữa lá lớn: cao khoảng 20-25 cm, thân mọc thẳng, màu đỏ nhạt, phủ lông rậm. Lá mọc đối, hình bầu dục, hoặc hình mác, dài 2-3 cm, rộng 7-13 mm, gốc lá tròn, hơi lệch. Mặt dưới có lông màu xám nhạt. Cụm hoa hình cầu, dạng ngù, mọc ở kẽ lá, rất nhiều hoa. Thu hái khi cây bắt đầu ra hoa sẽ có hàm lượng hoạt chất cao. Sau khi thu hái, đem rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô, bảo quản tránh ẩm. Trước khi dùng cắt đoạn, vi sao.

Cỏ sữa lá lớn chứa triterpen: taraxeron, taraxerol, 24 – methylen-cycloartenol, cycloartenol…; các ester của taraxeron; các sterol, Flavonoid: quercitrin, isoquercitrin, các acid phenolic: acid galic, egalic…

Cỏ sữa lá lớn có tác dụng kháng khuẩn và kháng lỵ amip; tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus); tác dụng chống viêm, giảm co thắt ruột, hạ đường huyết trên động vật thí nghiệm.

Cây cỏ sữa lá lớn

Thuốc trị bệnh từ cỏ sữa lá lớn

Cỏ sữa lá lớn theo Y học cổ truyền có vị chua, cay, tính mát, hơi có độc. Quy vào 3 kinh phế, đại tràng, bàng quang. Tác dụng thanh nhiệt, chỉ ngứa, thu liễm, giải độc. Liều dùng 6-9g/ngày bằng cách sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

– Tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị nhọt trong phế, nhọt vú, mụn nhọt đinh độc, ngứa lở ngoài da, ngứa chân, tay: cỏ sữa, kim ngân hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa, mỗi vị 10 -12g.

– Trị mụn lở, ngứa ngoài da: cỏ sữa tươi hoặc khô 200-300 g sắc nước đặc để tắm, rửa, ngày một lần, đặc biệt xoa xát kỹ vào chỗ bị ngứa, lở.

– Thanh tràng chỉ lỵ; trị lỵ amip, lỵ trực khuẩn, tiêu chảy:  cỏ sữa 100g tươi hoặc 10 -12g (khô). Sắc uống.

Hoặc: cỏ sữa, rau sam, cỏ nhọ nồi, búp ổi, lá nhót, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc: cỏ sữa, hoàng đằng, hoàng liên, hoàng bá, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc làm thành bột uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày 2-3 lần.

Hoặc: 6g cao mềm cỏ sữa (tương đương 50g cỏ sữa khô) và 11g cao khô hoàng đằng (tương đương 100g hoàng đằng khô) cùng tá dược bào chế dạng dạng viên nén hoặc thuốc cốm để uống.

– Thông sữa, trị tắc tia sữa, ít sữa sau đẻ: ý dĩ, thông thảo, mỗi thứ 10g, sắc uống.

– Tác dụng lợi thấp, lợi tiểu. Trị tiểu buốt, tiểu nóng, tiểu ra máu: cỏ sữa, kim tiền thảo, râu mèo, thông thảo, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

– Trị viêm phế quản mạn tính: cỏ sữa (khô) 12g, trần bì 10g, cát cánh 15g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Cách dùng: các bài thuốc trên đều sắc ngày 1 thang chia 2-3 lần, trước bữa ăn 1 giờ. Đối với phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng.

Cây cỏ sữa lá nhỏ

Đặc điểm và tác dụng của cỏ sữa lá nhỏ

Cỏ sữa lá nhỏ có đặc điểm chỉ cao khoảng 10-15cm. Thân và cành mảnh chủ yếu mọc tỏa rộng trên mặt đất. Thân và lá màu đỏ tím. Lá hình bầu dục, nhỏ, mọc đối, mặt dưới phủ lông mịn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim. Quả nang, có hạt nhẵn có 4 cạnh, lông nhỏ.

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cỏ sữa nhỏ có tác dụng, tính vị, cách dùng gần tương tự như cỏ sữa lá lớn. Tuy nhiên chúng đặc biệt tốt với các trường hợp như đại tiện phân xanh, viêm ruột tiêu chảy ở trẻ em; phụ nữ băng huyết, zona, viêm tuyến vú; phụ nữ  sau đẻ ít sữa, tắc sữa. Liều dùng mỗi ngày 40g-100g (khô), sắc uống, ngày một thang.

Liều dùng mỗi ngày 40g-100g (khô), sắc uống, ngày một thang, hay phối hợp các vị thuốc khác.

Cũng giống như cỏ sữa lá lớn, phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng.

Trên đây là những thông tin chính về cây cỏ sữa, tuy nhiên chúng không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc YHCT. Vì vậy bạn vẫn cần đến khám và điều trị nếu thấy sức khỏe bản thân không tốt.

Nguồn: GS.TS. Phạm Xuân Sinh – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền điều trị bệnh bằng nước mía như thế nào?

Nước mía không chỉ là nước giải khát quen thuộc ở khắp các tỉnh thành trong mùa hè nóng nực mà còn là vị thuốc chứa nhiều công dụng quý báu đối với sức khỏe.

Y học cổ truyền điều trị bệnh bằng nước mía 

Đôi nét về nước mía

Mía là thực phẩm chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; cá Ca, c chất nitơ: pepton, nitrat, protein, amid và muối amomi; các chất vô cơ (Al, Ca, Fe, Mg, P, S…); tinh bột; vitamin nhóm B và D; gôm, sáp,…

Mía bổ sung nước trong trường hợp mất nước sinh lý (lao động, nắng nóng), bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn…) và cung cấp nhiều nhiệt lượng; tác dụng ức chế sự phát triển u bướu, dự phòng đái tháo đường; là nguyên liệu sản xuất đường phèn, đường cát.

Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt tính mát; vào vị, phế. Tác dụng giáng khí lợi niệu, thanh nhiệt sinh tân. Trị đau họng, khản giọng, ho đau rát họng, mất tiếng, thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, viêm khí phế quản, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, tiểu ít tiểu rắt, mất nước khát nước, táo bón.

Rễ mía tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu. Dùng 500 – 1000g/ngày, ép lấy nước uống.

Thực đơn chữa bệnh bằng nước mía

Dẫn nguồn từ bác sĩ Tiểu Lan, trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu một số thực đơn điều trị bệnh bằng nước mía như sau:

Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bị khô họng, sốt, tiểu rắt.

Nước mía gừng tươi: nước mía ép 50 – 100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Nước mía có tác dụng trị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.

Nước mía nóng: nước mía ép, đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Thích hợp cho người bị nôn khan dai dẳng (kích ứng ho gà, nhiễm độc thai nghén,…), nôn oẹ.

Nước mía nóng có tác dụng trị nôn ọe

Cháo kê nước mía: nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Thích hợp cho người miệng khô, bị viêm khí phế quản ho khan, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.

Nước mía củ cải bách hợp: nước ép củ cải 100ml, nước mía 100ml, bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Món ăn thuốc thích hợp cho người viêm họng, ho khan, viêm nóng thanh khí phế quản.

Ngũ trấp ẩm: nước mã thầy, nước lê, nước lô căn, nước giá đỗ, nước mạch môn, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị họng khô, miệng háo khát, ôn bệnh làm tổn thương tân dịch, lưỡi đỏ ít rêu.

Nước mía ngó sen: nước mía 500 – 100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hoà lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Món ăn thuốc này phù hợp cho người viêm đường tiết niệu cấp (đau khi tiểu, tiểu rắt buốt và tiểu ra máu).

Mặc dù nước mía mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được. Trong đó những người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn cần kiêng dùng. Nếu cần thiết thì chỉ dùng nước mía đun sôi hoặc mía nướng.

Trên đây là thông tin tham khảo về tác dụng của nước mía trong điều trị bệnh và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ

Nguồn: BS Tiểu Lan – benhhoc.edu.vn

Exit mobile version