Tìm hiểu về bệnh nấm tay chân

62 / 100

Nấm tay chân là một trong các bệnh nấm da chủ yếu gây ra bởi Trichophyton và Epidemophyton, vì thế người bệnh cần nhận biết được dấu hiệu bệnh và sớm có biện pháp điều trị kịp thời.

Tim hieu ve benh nám tay chan

Nấm tay chân là bệnh lý gì?

Mục Lục

Nấm tay chân là bệnh lý gì?

Nấm tay chân là một trong những bệnh da liễu thường gặp; đặc trưng bởi tình trạng nhiễm nấm kí sinh trên da, gây ra: viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy bất thường. Các vùng da bị nhiễm nấm thường là ở các khu vực ẩm ướt, các kẽ ngón tay, lòng bàn tay, vùng da dưới cánh tay… Đây là một trong các bệnh nấm da chủ yếu gây ra bởi Trichophyton và Epidemophyton.

Nấm nhóm Dermatophytes thường có dạng sợi nhỏ, sau đó liên hợp để hình thành nên cấu trúc bụi nấm. Bụi nấm sẽ hình thành bào tử khi đã sử dụng hết dinh dưỡng trên bề mặt da hoặc già cỗi. Các đám bào tử này tạo ra các vết đốm trắng nhỏ trên bề mặt da của bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng này khiến nấm tay chân đôi khi có thể bị nhầm lẫn với Eczema hoặc vảy nến.

Theo đó, triệu chứng điển hình nhất của bệnh nấm da ở tay chân là ngứa. Đây cũng đồng thời là triệu chứng phổ biến với hầu hết các bệnh nấm da nói chung cũng như nhiều bệnh da liễu khác. Những cơn ngứa ngáy hầu như liên tục và gây khó chịu cho bản thân bệnh nhân. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như nóng rát, buốt hoặc các dị cảm trên da. Nấm tay chân khi xuất hiện biến chứng như viêm hạch, viêm bạch huyết,..có thể xuất hiện triệu chứng đau. Tổn thương trên da do nấm gây ra là các nốt phát ban nhỏ, dạng tròn đỏ, ranh giới rõ ràng. Các tổn thương này xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, có xu hướng càng ngày càng lan rộng. Vùng gót chân, có thể xuất hiện các viêm mạn tính có vảy đi kèm dày thượng bì và gây ra các vết nứt nẻ. Nấm kẽ chân thường nứt nẻ, có kèm các vết trợt và chảy dịch. Ngoài da, việc ngứa ngáy trường diễn thường khiến người bệnh phải gãi nhiều, gãi mạnh. Từ đó xuất hiện nguy cơ lở loét, viêm nhiễm, mưng mủ do các tổn thương rách da vì gãi. Cuối cùng, xuất hiện những nhóm mụn nước khắp tay chân, có thể gây rối loạn hình thái móng hoặc bong vảy. Thường bệnh phẩm da sẽ cho kết quả soi tươi nấm trong KOH dương tính. Trong một số trường hợp, khi xuất hiện dịch mủ ở tổn thương, soi tươi và nuôi cấy tìm nấm lại âm tính. Lí do bởi tổn thương đã nhiễm vi khuẩn và làm nấm bị áp chế.

Phòng và điều trị bệnh nấm tay chân

Phòng và điều trị bệnh nấm tay chân

Phòng và điều trị bệnh nấm tay chân

Vệ sinh cá nhân là yếu tố cần thiết và quan trọng để phòng bệnh nấm tay chân cũng như nhiều bệnh thường gặp khác. Cần lau khô kẽ ngón tay ngón chân khi bị ẩm. Mặc quần áo khô ráo, sấy khô kỹ, thay tất và găng tay thường xuyên. Với các đối tượng sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, cần sử dụng các loại phấn có tác dụng làm khô hoặc chống nấm. Các loại kem chống nấm dùng lâu dài thường được chỉ định điều trị dự phòng tái phát.

Việc điều trị bệnh nấm tay chân chia thành 2 bộ phận: điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Cần kết hợp giữa 2 bộ phận này để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Biện pháp tại chỗ

Các loại dung dịch và kem bôi tại chỗ thường được chỉ định nhằm một số mục đích sau: diệt nấm, dự phòng nhiễm khuẩn thứ phát, điều trị triệu chứng do nấm gây ra. Trong giai đoạn trượt có chày nước: Các loại thuốc thường dùng có thể kể đến dung dịch aluminum subject ngâm 20phút/lần, ngâm 2 – 3 lần/ngày. Dung dịch và kem chống nấm có phổ rộng (có chứa imidazol hoặc ciclopirox). Trong giai đoạn vảy và khô: Có thể dùng kem sulfur – salicylic – acid; mỡ Whitfield 25 – 50%; dung dịch cồn Whitfield hoặc phức hợp mỡ acid undecylenic bôi 2 lần/ ngày.

Điều trị toàn thân

Các thuốc chống nấm toàn thân sẽ được chỉ định trong trường hợp kháng thuốc bôi hoặc các trường hợp nhiễm nấm nặng. Griseofulvin hoặc Ketoconazol đường uống là các thuốc thường dùng. Ngày nay có thêm sự lựa chọn khác bao gồm Itraconazol và Fluconazole là hai loại thuốc diệt nấm mới với nhiều ưu điểm và ít tác dụng không mong muốn hơn.

Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa, bệnh nấm tay chân là căn bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nên bệnh nhân thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh thì cần có biện pháp thăm khám kịp thời.

Nguồn: Sưu tập