Cách điều trị bệnh đau khớp gối và biện pháp phòng tránh
Bệnh đau khớp gối xảy ra thường xuyên ở người cao tuổi và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của họ. Vậy biện pháp phòng tránh là gì? Và cách điều trị ra sao?
Cách điều trị bệnh đau khớp gối và biện pháp phòng tránh
Đau khớp gối ở người già có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, gia đình có người cao tuổi nên đưa người thân tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Đau khớp gối nguyên nhân do đâu?
Theo bác sĩ bệnh học chuyên khoa cho biết, loãng xương là một trong những nguyên nhân gây ra những đau nhức về xương khớp ở người già, loãng xương làm cho xương của người già ngày càng yếu đi.
Thừa cân: Với những người già có biểu hiện thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh đau khớp gối.
Do chấn thương, tác động từ bên ngoài.
Sự thay đổi của thời tiết: Thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm, cơ thể người cao tuổi thường yếu, đặc biệt là xương khớp rất dễ bị đau nhức, khó vận động…
Ngoài những nguyên nhân như ít vận động, thừa cân, sự thay đổi thời tiết…người mắc bệnh về khớp mãn tính cũng có nguy cơ rất lớn mắc bệnh đau khớp gối…
Biểu hiện của đau khớp gối ở người già: mỗi khi vận động nhiều sẽ xuất hiện những cơn đau nhói, đau gối mỗi khi di chuyển lên xuống cầu thang, cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy…
Đau khớp gối ở người già và cách điều trị
Đau khớp gối ở người già và cách điều trị
Khi có biểu hiện mắc bệnh gia đình cần đưa người cao tuổi đến các cơ sở y tế để nhanh chóng nhận được sự tư vấn của các bác sĩ, tránh để tình trạng kéo dài. Hiện nay, người cao tuổi mắc bệnh đau khớp có thể tham khảo cách điều trị như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông Y
Dùng vật lý trị liệu điều trị
Có thể với tùy người sẽ có cách điều trị hiệu quả riêng.
Cơn đau thoái hóa khớp gối sẽ chạy dọc theo bờ trong của xương chày
Cách điều trị đau khớp gối
Cách phòng tránh và hạn chế bệnh
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi, cần cung cấp các loại hoa quả có nhiều vitamin C. Hạn chế ăn các đồ ăn ảnh hưởng tới xương khớp người già( hạn chế ăn nhiều thịt, đồ nhiều mỡ, hạn chế uống cà phê).
Thường xuyên thực hiện những bài tập giúp ngăn ngừa phù hợp: Việc tập những bài phù hợp sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh cứng khớp đồng thời cũng cải thiện tình hình sức khỏe. Vận động nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Uống đủ nước: Nước cũng là thành phần chính của đĩa đệm, đây là bộ phận giúp hoạt động của xương khớp được nhẹ nhàng hơn.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng phù hợp.
Hạn chế làm những việc quá sức, mang vác đồ quá nặng: mang vác những đồ nặng quá sức có thể dẫn tới đau lưng, các vấn đề về khớp…
Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: mùa lạnh là thời điểm rất dễ gặp phải những bệnh liên quan tới khớp, người già cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe của mình, cần mặc đủ ấm và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Hầu hết những người già bị đau khớp gối bệnh nhẹ có thể trở nên nghiêm trọng nếu như không có sự hướng dẫn và điều trị kịp thời. Gia đình có người thân bị đau khớp gối cần hết sức quan tâm tới biểu hiện của người bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng lâu dài.
Các bệnh lý về gân mô mềm hiện nay ngày một gia tăng xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì thế để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lý này, chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia đầu ngành xương khớp để được giải đáp.
Hỏi đáp bệnh học về viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Hỏi: Thưa chuyên gia, chuyên gia có thể cho biết khái niệm về các bệnh lý về gân, mô mềm?
Trả lời:
– Các bệnh lý của gân và mô mềm quanh khớp là một căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến nhưng chúng không phải là bệnh hệ thống, các triệu chứng bệnh học chủ yếu liên quan đến mô mềm quanh khớp, bao gồm cơ, gân cơ, dây chằng, cân, bao hoạt dịch, mô dưới da. Cụ thể:
Viêm gân(Tendinitis): là bệnh lý của vùng gân bám vào xương với đặc trưng chung là tình trạng viêm tại gân đó gây đau khu trú và rối loạn chức năng của gân.
Viêm bao gân(Bursitis): là tình trạng viêm của các túi nhỏ chứa đầy dịch nằm lót giữa xương và các gân, cơ nằm kề sát. Các túi hoạt dịch này có tác dụng bảo vệ cho gân, cơ tránh va đập vào xương. Khi các túi này bị viêm sẽ gây sưng đau và cản trở sự vận động của gân. Viêm bao gân có thể có nguyên nhân do chấn thương trực tiếp, nhiễm trùng hay có thể là biểu hiện của bệnh lý toàn thân như viêm khớp dạng thấp, gout
Viêm điểm bám tận(Enthesitis): điểm bám tận là vị trí mà các gân, dây chằng, cân, bao khớp bám vào xương. Thường gặp là viêm điểm bám tận cân bàn chân, gân gót Achilles.
Viêm gân(Fasitis): bao gồm viêm cân gang bàn tay, bàn chân.
Tại một số vị trí giải phẫu có dải mạc (vòng xơ) tạo với nền xương thành đường hầm, trong đường hầm được lót bởi bao hoạt dịch, phía trong cùng là gân, dây thần kinh và mạch máu. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ chèn ép các thành phần bên trong đường hầm gây ra hội chứng đường hầm.
Hỏi: Có những nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý về gân, mô mềm thưa chuyên gia?
Trả lời:
Các vi chấn thương do các hoạt động quá mức kéo dài, lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, luyện tập thể thao, thói quen sinh hoạt. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
Một số bệnh lý:viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đái tháo đường.
Các dị tật gây lệch trục của chi là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương các mô mềm quanh khớp.
Viêm mô mềm quanh khớp do nguyên nhân nhiễm khuẩn.
Viêm khớp do sử dụng thuốc, hay gặp do sử dụng kháng sinh nhóm quinolon
Biểu hiện của các bệnh lý về viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Hỏi: Biểu hiện của các bệnh lý trên là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Trong chương trình Hỏi đáp bệnh học ở số trước, chúng tôi đã nêu ra một số biểu hiện thường gặp. Ở số bài hôm nay chúng tôi sẽ nói rõ hơn về biểu hiện của các bệnh lý trên như sau:
Đau ở vị trí gân bị tổn thương, có thể đau liên tục hoặc đau tăng khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan dọc theo cơ có gân bị tổn thương, có thể gây hạn chế vận động khớp liên quan
Khám tại chỗ: có thể sưng hoặc không sưng, có thể nóng đỏ, ấn vào đau chói, có thể sờ thấy u cục nhỏ nổi dọc trên gân
Khám vận động: làm một số động tác co duỗi cơ có gân bị tổn thương thấy đau tăng, có thể có hạn chế vận động khớp liên quan, sức cơ giảm hơn so với bên lành.
Toàn thân: hầu hết trường hợp không ảnh hưởng đến toàn thân trừ những trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc trong một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì có thể có các biểu hiện kèm theo như hội chứng nhiễm trùng, các biểu hiện của bệnh chính
Hỏi: Phác đồ điều trị viêm gân, mô mềm hiện nay là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Các biện pháp không dùng thuốc
Trong trường hợp tổn thương, đau cấp tính cần được xử trí theo nguyên tắc RICE:
Rest: Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động làm đau nhiều, hạn chế hoặc ngưng vận động vùng gân bị tổn thương, cố định tạm thời vùng gân bị tổn thương bằng nẹp, máng bột…
Ice: chườm lạnh tại chỗ bằng nước đá được bọc trong khăn 15-20 phút mỗi 2-3 giờ
Compression of injured tissue: Băng ép vùng tổn thương bằng băng chắc, nên băng cả khớp liên quan
Elevation: Nâng tay, chân lên ngang tim/ bằng gối khi nằm
Các thuốc điều trị
Thuốc giảm đau: chỉ định một trong các thuốc sau: acetaminophen (Paracetamol, Tylenol…) 0,5g x 2-4 viên /24h.
Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốc sau: Diclofenac (Voltaren…) 50mg x 2 viên/24h, Piroxicam (Felden, Brexin…) 20mg x 1 viên/24h, Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/24h, Celecoxib (Celebrex) 200 mg x 1 – 2 viên/24h, Etoricoxib (Arcoxia) 60 mg x 1 – 2 viên/24h
Hoặc tiêm corticoid tại chỗ khi thuốc giảm đau thông thường, NSAID không hiệu quả. Tiêm mỗi mũi cách nhau 7-10 ngày, không quá 2 lần trong một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá 3 đợt. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Các chế phẩm corticoid tiêm tại chỗ thường dùng như: Methylprednisolon Acetat (Depo-Medrol ®, ống 1ml – 40mg) có tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 10-20mg/ lần (0,25-0,5ml/ lần) tùy thuộc vào vị trí tiêm. Betamethason Dipropionat (Diprospan ®, ống 1ml – 4mg): là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 1-2mg/lần (0,25-0,5ml/ lần) tùy thuộc vào vị trí tiêm. Triamcinolon Acetonide (K-Cort ®, ống 2ml – 80mg): cũng là loại corticoid tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 20-40mg/lần (0,5-1ml/ lần) tùy từng vị trí.
Khi điều trị bệnhviêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
* Chú ý:
– Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ: Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn + Tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm
– Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ: Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, phải điều trị và theo dõi trước và sau tiêm. Đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu
– Các biến chứng do tiêm corticoid tại chỗ là rất ít nhưng có thể xảy ra như: Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên, Nhiễm trùng, Đứt gân do tiêm vào trong gân, Teo da tại chỗ, Mảng sắc tố da: thường gặp sau tiêm viêm bao gân De Quervains do tiêm quá nông, biểu hiện méo mó, sáng màu. Tình trạng này sẽ hết sau vài tháng.
Ngoài ra, theo các bác sĩ chữa bệnh chuyên khoa xương khớp, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp Vật lý trị liệu như: siêu âm, sóng ngắn, laser, hồng ngoại, các bài tập vật lý trị liệu…Trường hợp viêm gân, bao gân kèm theo viêm khớp dạng thấp, gout, viêm cột sống dính khớp, đái tháo đường…cần phải điều trị đồng thời và kéo dài các thuốc cơ bản cùng với chế độ sinh hoạt tập luyện phù hợp
Có khá nhiều triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm những triệu chứng của viêm khớp, những triệu chứng toàn thân và những triệu chứng ở các cơ quan khác.
Viêm khớp dạng thấp thường gặp những triệu chứng nào
Những triệu chứng của viêm khớp nói chung
Người bệnh bị cứng khớp: Cứng khớp làm hạn chế sự vận động của các khớp, triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, thường kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra.
Người bệnh bị sưng khớp: Khớp có thể có tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.
Người bệnh bị nóng: Vùng da của khớp viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh.
Người bệnh bị đỏ da: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, hoặc màu đỏ hơn so với vùng da xung quanh.
Người bệnh bị đau: Hiện tượng viêm khớp làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra những đau ở các khớp bị viêm.
Những triệu chứng toàn thân của viêm khớp dạng thấp
Cơ thể mệt mỏi.
Cơ thể bị trì trệ, suy nhược.
Chán ăn, có thể dẫn đến sự sụt cân nhanh.
Đau nhức mỏi cơ trên toàn thân.
Những triệu chứng ở các cơ quan khác khi bị viêm khớp dạng thấp
“Các nốt thấp”, có thể sờ thấy dưới da, thường ở khớp các khuỷu, đôi khi rất đau.
Người bệnh có thể viêm màng phổi không triệu chứng, khi mà nhịp thở ngắn lại là lúc cần phải điều trị ngay.
Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây nên tình trạng khàn giọng.
Người bệnh cũng có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi có triệu chứng thường là nhịp thở ngắn lại hoặc đau tức ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn các động mạch tim, gây đau ngực hoặc bị nhồi máu cơ tim.
Khoảng 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có những triệu chứng ở mắt, bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc bị khô mắt.
Viêm khớp dạng thấp thường gặp những triệu chứng nào
Cách giảm đau nhanh nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Chườm nóng lạnh
Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp có thể dùng túi chườm nóng đặt lên vị trí đau từ 15 phút đến 20 phút mỗi lần, ngày thực hiện 3 lần thì sẽ giảm đau hiệu quả. Đối với cách chườm lạnh, dùng các túi nước đá chườm lên những vị trí đau từ 10 phút đến 15 phút.
Lưu ý là chỉ được sử dụng phương pháp chườm lạnh khi người bệnh bị viêm khớp cấp tính.
Vật lý trị liệu
Để giảm đau cũng như tăng độ dẻo dai của các khớp thì vật lý trị liệu là phương pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Ngoài ra, các biện pháp massage hay thư giãn đều cho kết quả tốt.
Dùng sóng ngắn: Đây là liệu pháp đặc biệt thường được dùng để điều trị khớp vai, giúp giãn cơ do tình trạng tập luyện quá căng.
Châm cứu
Khi những mũi kim được cắm vào cơ thể nó sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác, từ đó giúp cơ thể giãn cơ và giảm đau. Ngày nay, châm cứu đã được người bệnh tin tưởng và sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và các bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng.
Vi ba và siêu âm, đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm: Biện pháp này được khuyến cáo không dùng với những người bệnh bị viêm khớp cấp tính.
Thủy liệu pháp
Trong môi trường nước, sức nặng của cơ thể được giảm thiểu tối đa, từ đó các khớp được thư giãn hơn. Tập luyện trong bể bơi rộng có thể làm giảm các cơn đau hiệu quả.
Trên đây là một số phương pháp giảm đau tốt và nhanh nhất cho những người bệnh bị viêm đa khớp dạng thấp, giúp họ có một cuộc sống lạc quan hơn.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý hay gặp của phụ nữ, bệnh có tính chất gia đình và cần được điều trị tích cực ngay từ đầu để làm chậm tiến triển, hạn chế tàn phế cho người bệnh.
Hỏi đáp Y Dược về bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ
Để người bệnh có những hiểu biết về bệnh viêm khớp dạng thấp chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bác sỹ chuyên chữabệnh cơ xương khớp đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Hỏi :Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp và tại sao bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ?
Trả lời: Bệnh chưa rõ nguyên nhân tuy vậy người ta thấy có liên quan đến cơ chế tự miễn trong đó vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp hay gặp ở phụ nữ đặc biệt tuổi trung niên vì qua thống kê các chuyên gia cho thấy bệnh liên quan đến vấn đề cơ địa và yếu tố kháng nguyên hòa hợp tổ chức.
Hỏi: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tại sao cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu?
Trả lời: Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thường gặp liên quan đến vấn đề tự miễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực các phức hợp miễn dịch sẽ tấn công màng hoạt dịch của khớp và tiến triển dẫn đến tàn phế. Theo đó, việc chuẩn đoán bệnh đã có rất nhiều thành tựu. Hiện tại, ở Việt Nam vẫn áp dụng tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần. Tiêu chuẩn gồm các biểu hiện: + Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. + Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. + Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay. + Viêm khớp đối xứng. + Hạt dưới da. + Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính. + Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn
Hỏi: Điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Trả lời: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần được đến các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp điều trị .Bệnh nhân cần được điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Khi sử dụng các thuốc sinh học cần thực hiện đúng quy trình (làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI…) Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với viêm khớp dạng thấp là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khoẻ, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch.
Bệnh đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở người lao động, vậy chúng ta cần nắm được thông tin gì về căn bệnh để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời?
Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người lao động
Đau thần kinh tọa là một căn bệnh cơ xương khớp có biểu hiện bởi cảm giác đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Bệnh lý này thường gặp ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam và ở cộng đồng miền Bắc Việt Nam là khá cao.
Hỏi: Bác sỹ có thể cho biết nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm?
Trả lời: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân hàng đầu là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng, nguyên nhân này thường kết hợp với thoái hóa . Nhóm nguyên nhân hiếm gặp hơn như viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…Với người lao động do đặc thù công việc nên họ là đối tượng dễ bị tổn thương cột sống nhất và dễ mắc bệnh lý này và gây ra hệ quả kinh tế nghiêm trọng.
Hỏi : Bác sỹ có thể cho biết biểu hiện của bệnh?
Trả lời: Bệnh nhân mắc bệnh triệu chứng thường gặp nhất là đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện có khác nhau: Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón út).
Bệnh đau dây thần kinh tọa có biểu hiện bệnh khá rõ ràng
Theo một số chuyên gia Hỏi đáp Y Dược giải thích, cơn đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu chứng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống. Khi vào viện để khẳng định chẩn đoán bệnh nhân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).
Hỏi : Bác sỹ có thể cho biết cách điều trị bệnh ?
Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ nguyên tắc phát hiện và điều trị theo nguyên nhân , giảm đau và phục hồi vận động, điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa, can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
Trên đây là các chia sẻ dành cho các bệnh nhân bị thoát vị mà các bác sỹ chuyên điều trị bệnh học chuyên khoa và các bác sĩ điều trị các bệnh cơ xương khớp đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn. Bên cạnh đó các bác sỹ nhấn mạnh bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng rối loạn vận động dẫn đến liệt vận động, mất cảm giác chi dưới. Các bạn nên chủ động phòng bệnh giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ, tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng ,luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng.
Nguồn: sưu tập
Cột Sống NS
Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.
[button size=”medium” style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]
Bệnh xương khớp không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt. Vậy chúng ta phải làm sao để cải thiện tình trạng này?
Bệnh xương khớp ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục như thế nào?
Bệnh xương khớp ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục như thế nào?
Người mắc các bệnh cơ xương khớp thường bị gây trở ngại trong mọi hoạt động hằng ngày cũng như trong đời sống phòng the. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh xương khớp là đau ê ẩm và kéo dài làm bệnh nhân sợ quan hệ tình dục bởi sau mỗi lần quan hệ đều để lại đau đớn, nhức mỏi toàn thân, dần dà mất dần sự ham muốn tình dục, tình trạng này gặp nhiều nhất ở tuổi trung niên và tuổi già.
Trong quá trình quan hệ tình dục, cần sự đồng thuận từ cả hai người. Tình dục cần sự phối hợp nhịp nhàng khiến cả hai phải tiêu hao nhiều năng lượng. Sự hoạt động của cả cơ thể tiêu thụ một lượng lớn calo nên cơ thể dễ bị mỏi xương khớp. Đối với bệnh nhân mắc bệnh khớp lại càng khó chịu hơn. Biểu hiện đau mỏi vùng lưng và khớp gối là biểu hiện rõ ràng nhất. Sau khi quan hệ tình dục vùng thắt lưng là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Để đạt được mỗi lần quan hệ tình dục khoái cảm nhất định cần huy động tối đa năng lượng của các cơ, gân, dây chằng và hệ cột sống vùng thắt lưng, vùng bụng mà khi chúng không còn khỏe mạnh thì người bệnh cảm thấy khó khăn trong mỗi cuộc “yêu”. Khi các quý ông không huy động được tối đa sức khỏe cho mỗi cuộc yêu thì nó dần trở thành gánh nặng, mất cảm xúc và dẫn tới sợ “yêu”. Mặt khác, nếu cột sống bị trục trặc cả về hệ xương, thần kinh và cơ thì tình trạng rối loạn cương dương trở nên thường xuyên hơn ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục.
Theo đó lứa tuổi trung niên là độ tuổi thường xuyên mắc bệnh xương khớp nhất, bởi lúc này các cột sống, hệ xương, hệ cơ đang dần rơi vào quá trình lão hóa. Họ dần mất hứng với những hoạt động tốn nhiều sức và phải huy động hết năng lượng. Để tránh đau lưng, đau gối khi quan hệ bệnh nhân có thể sử dụng các loại gối mềm, chăn đặt dưới phần lưng, mông để giảm đau. Bạn có thể mua các loại ghế hoặc gối chuyên dụng cho các tư thế quan hệ tình dục khác nhau để đạt được cuộc yêu như mong muốn mà hạn chế tình trạng đau khớp xảy ra. Các bác sĩ tư vấn sinh sản tình dục cũng cho biết, sau mỗi cuộc “yêu” người bệnh có thể massage vùng thắt lưng, vùng gối để xoa dịu triệu chứng đau và khó chịu.
Phương pháp đẩy lùi bệnh cơ xương khớp
Phương pháp đẩy lùi bệnh cơ xương khớp
Bệnh lý xương khớp là căn bệnh thường gặp trong đời sống hiện nay, chúng không chỉ để lại những biến chứng nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều các vấn đề khác, trong đó có hoạt động tình dục. Để đẩy lùi bệnh bạn có thể thay đổi chế độ ăn hằng ngày như: ăn nhiều hoa quả tươi chứa vitamin C như cam, bưới, ổi, kiwi, dứa, dâu tây. Ăn chế độ ăn giàu rau củ quả tươi, nhiều rau xanh: súp xơ, rau muống, rau mùng tơi, đậu bắp,… thay thế thịt bằng các loại cá, hải sản. Cùng với đó hạn chế ăn chế độ ăn giàu chất béo, hạn chế mỡ và nội tạng động vật, không ăn thức ăn chế biến sẵn, các loại xúc xích, thịt nguội đóng hộp. Không sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia là thủ phạm làm bệnh tình nặng hơn.
Bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp có thể dùng gừng làm gia vị rất tốt cho người bệnh khó vì gừng có tính kháng viêm cao. Ngoài ra sử dụng nghệ cũng có tác dụng tương tự nên bổ sung vào bữa ăn rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.
Bệnh Paget xương là một trong những bệnh có liên quan tới sự chuyển hóa, trao đổi và chúng có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
Các triệu chứng khi mắc Paget xương
Các triệu chứng khi mắc Paget xương
Bệnh Paget là một căn bệnh cơ xương khớpcó liên quan mật thiết đến sự chuyển hóa, trao đổi trong cơ thể. Theo đó, nhờ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa mà bộ xương có thể tăng kích thước theo độ tuổi, tăng sức bền, tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể. Paget xương làm các hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, gây triệu chứng ở bất kì khu vực vào trên cơ thể, tùy vào khu vực ảnh hưởng mà có các dấu hiệu đau ở xương hông, đau đầu, suy giảm thính giác. Đặc biệt nếu vùng gây bệnh là ở xương cột sống thì sẽ trực tiếp tác động tới các rễ thần kinh có ở đó, các dây thần kinh ngoại biên có thể bị chèn ép, dẫn tới các cơ quan nhận chi phối từ dây thần kinh này có biểu hiện đau nhức, ngứa, khó chịu, tê bì…
Bệnh Paget xương hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên vẫn có một vài yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh này như: người cao tuổi bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh…
Các biến chứng do Paget xương gây ra cho người bệnh
Các biến chứng do Paget xương gây ra cho người bệnh
Tuy rằng là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng chúng diễn ra rất chậm và gần như ít xuất hiện triệu chứng, nhưng bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như:
Chất lượng xương giảm làm cho người bệnh dễ bị gãy xương, biến dạng xương.
Bệnh gây ảnh hưởng tới chức năng tạo máu của tủy xương; ngoài ra còn có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh suy tim.
Các xương bị biến dạng kéo theo các khớp cũng có những bất thường, có thể dẫn tới viêm khớp.
Một số trường hợp hiếm biến chứng chuyển sang dạng nguy hiểm là ung thư xương.
Bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng, nên nếu như tình trạng bệnh không nặng thì có thể không cần điều trị. Khi bệnh xuất hiện triệu chứng thì chủ yếu là điều trị triệu chứng, do chưa xác định rõ được nguyên nhân. Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc giúp chống loãng xương, cải thiện chất lượng xương như: Ibandronate, Zoledronic acid, Risedronate, Alendronate, Pamidronate. Hoặc có thể dùng hormone tham gia trao đổi chất ở xương như calcitonin. Nếu bệnh nhân là trường hợp hiếm của Paget xương có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật như: thay các khớp bị hỏng, chữa các vết nứt trên xương, hay cải thiện các xương biến dạng.
Theo các bác sĩ bệnh học chuyên khoa, cách phòng ngừa bệnh Paget xương tốt nhất là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp xương chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Bó bột là một biện pháp điều trị thường áp dụng cho bệnh nhân gãy xương kín giúp bất động ổ gãy lâu dài, tạo điều kiện cho liền xương tốt.
Các yếu tố giúp xương liền tốt
Các yếu tố giúp xương liền tốt
Theo các bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp cho biết, xương là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể với vai trò là khung đỡ của cơ thể, vai trò vận động, tạo máu, trao đổi chất… Tuy nhiên các tai nạn với xương lại rất thường gặp, đặc biệt là gãy các xương treo (tay, chân)… Thật may mắn vì xương có khả năng liền lại, tùy vào mức độ gãy mà khả năng hồi phục là hoàn toàn hay không. Sự liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn tụ máu tại ổ gãy: Xương gãy kèm theo đó là tổn thương mạch máu trong tủy xương, mạch máu của các tổ chức cơ xung quanh, mạch máu lớn của cơ thể có đường đi cạnh xương. Do vậy, ngay sau khi gãy xương, tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại thành ổ máu tụ ở giữa hai đầu gãy và tổ chức xung quanh. Ổ máu tụ có vai trò quan trọng cấu tạo thành xương sau này từ màng lưới fibrin.
Giai đoạn can xương liên kết, các tế bào liên kết ở tủy xương, ổ ống xương Havers và màng xương ở 2 đầu xương sẽ xâm nhập vào khối máu tụ, tạo thành màng lưới tổ chức liên kết thay thế khối máu tụ.
Giai đoạn can xương nguyên phát, từ màng lưới tổ chức liên kết, muối vôi sẽ lắng đọng dần, tạo thành xương non nguyên phát ( gọi là can non), giai đoạn này diễn ra vào khoảng ngày thứ 20-30 sau khi gãy xương.
Giai đoạn can xương vĩnh viễn: Ống tủy lập lại nguyên vẹn, hệ thống Havers lập lại dần, tạo thành can xương vĩnh viễn, ổ gãy được liền tốt sau 8-10 tháng.
Để giúp quá trình liền xương diễn ra thuận lợi các yếu tố cần đảm bảo: 2 đầu xương gãy được sắp xếp áp sát nhau, không bị nhiễm khuẩn, dinh dưỡng tốt đảm bảo nguyên liệu đủ cho quá trình liền xương.
Bó bột gãy xương như thế nào?
Bó bột gãy xương như thế nào?
Gãy xương cũng là một căn bệnh thường gặp trong quá trình lao động, theo đó phương pháp kéo nắn bó bột áp dụng cho các trường hợp gãy kín, gãy đến sớm và gãy ít di lệch. Đối với gãy hở phải xử lý vết thương rồi nắn hở sau đó bó bột. Thời gian giữ bột tùy thuộc vào loại xương gãy, lứa tuổi. Sau khi bó bột bệnh nhân có thể gặp một số những vấn đề như:
Bột quá chặt gây chèn ép mạch máu thần kinh, khi gặp tình trạng này bệnh nhân sẽ cảm thấy căng tức chi bố bột, cảm giác tê bì khó chịu, nhận định khách quan thông qua quan sát đầu chi bên dưới chỗ bó bột so với bên lành về màu sắc có bị thâm hơn, kích cỡ có to hơn, bắt mạch còn đập mạnh hay không. Nếu xác định bột quá chặt bệnh nhân sẽ được thầy thuốc tiến hành nới bột.
Bệnh nhân bó bột thường sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy vùng da bó bột, nhưng cần chú ý không được dùng que chọc vào trong bột gây xước da nhiễm trùng, tránh làm ướt bột.
Trong quá trình mang bột bó, từ khi bột khô bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng để tránh biến chứng teo cơ, đồng thời nên uống nhiều nước, vỗ rung lồng ngực, vệ sinh thân thể, giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu.
Nên ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu protein và calci giúp cho quá tình lành xương thuận lợi.
Bệnh nhân không được tự ý tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định. Sau khi đủ thời gian bất động bệnh nhân cần chụp XQ kiểm tra xương liền tốt chưa, nếu chưa liền tốt thì cần bất động thêm.
Sau tháo bột tập phục hồi chức năng để lấy lại vận động, tuy nhiên cần chú ý tập đúng phương pháp, từ từ, tránh quá sức, quá đau, tránh ngã.
Collagen có rất nhiều công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ, vậy liệu chúng có tác dụng thật sự với hệ cơ xương khớp hay không?
Công dụng của Collagen đối với sức khỏe xương khớp
Công dụng của Collagen đối với sức khỏe xương khớp
Collagen thực chất chiều tới 25% tổng lượng protein có trong cơ thể và tại da, collagen chiếm đến 70%. Collagen được cấu tạo từ proline, hydroxyproline, acid amin glycine và arginine bản chất của nó là một polypeptide. Nó đóng vai trò như một chất keo dính, liên kết các mô trong cơ thể, kích thích sự phát triển tế bào ở quá trình trao đổi chất.
Collagen thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh cơ xương khớp dưới dạng thủy phân và liều cao lên tới 10g mỗi ngày. Collagen có tác dụng cải thiện chức năng các sụn khớp, giảm đau, giảm sự thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Mặt khác, chũng cũng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, giảm đau khớp, tăng sự linh hoạt của khớp, tăng cường sự tạo xương trên những mô xương bị tiêu. Trong cơ thể luôn song song quá trình tiêu xương và tạo xương.
Collagen bổ sung với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh về sụn khớp chủ yếu là collagen dạng không biến tính. Trong khi bổ sung collagen thủy phân thực chất là bổ sung các loại acid amin để cơ thể tổng hợp collagen. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể bổ sung qua thực phẩm hằng ngày mà không cần đến các loại thực phẩm chức năng quảng cáo tác dụng trên trời và quá đắt tiền. Khác với collagen thủy phân, collagen không biến tính cung cấp nguyên liệu để cơ thể tạo ra collagen, cung cấp nguyên liệu để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chống lại các phản ứng viêm, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế các yếu tố có hại xâm lấn vào cơ thể, giúp hệ miễn dịch hạn chế các yếu tố có hại lên các sụn khớp, tái tạo sụn khớp giảm thoái hóa khớp, điều chỉnh tiết dịch khớp. Collagen biến tính được sử dụng với hàm lượng thấp hơn nhiều so với collagen dạng thủy phân.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của collagen với xương khớp nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi, song tác dụng của collagen trên xương khớp rất hứa hẹn nhiều nhà khoa học tìm hiểu và chứng minh. Collagen còn có tác dụng tăng sự phát triển của cơ và tăng sự dẻo dai của cơ ở những người cao tuổi do khối lượng cơ bị giảm, giảm các triệu chứng của bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch nhờ khả năng tăng đàn hồi của các mạch máu và tăng nồng độ cholesteron tốt trong cơ thể.
Dùng collagen như thế nào có hiệu quả nhất?
Dùng collagen như thế nào có hiệu quả nhất?
Theo bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, Collagen có nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể nhưng hay gặp nhất là trên đường tiêu hóa với những triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng. Collagen được sản xuất từ nguyên liệu sụn cá mập hay hải sản thường có hàm lượng canxi cao, gây tăng canxi huyết, táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, đau xương, loạn nhịp tim. Ngoài ra một số loại collagen còn có mùi khó chịu, được khuyên dùng với nước trái cây để làm giảm mùi vị nhưng lưu ý không dùng chung với các loại nước trái cây như cam, táo, nho, chanh vì làm giảm khả năng hấp thụ cũng như công dụng của collagen.
Collagen cũng gây dị ứng trên một số người có cơ địa nhạy cảm. Nhiều người còn gặp tình trạng viêm da, nổi mụn, kích ứng da nếu sử dụng dạng kem bôi hoặc serum. Vì thế những người có cơ địa dị ứng, dể nổi mụn nên thận trọng khi sử dụng.
Tuy có tác dụng rất tốt nhưng trên thị trường hiện nay có nhiều loại collagen, người dùng nên lựa chọn các các sản phẩm có uy tín, được kiểm định và cấp phép lưu hành. Không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc tránh tiền mất tật mang.
Sốt thấp khớp đặc biệt nguy hiểm bởi các hậu quả nghiêm trọng tới cấu trúc van tim cũng như có thể gây ra suy tim.
Bệnh sốt thấp khớp là căn bệnh như thế nào?
Bệnh sốt thấp khớp là căn bệnh như thế nào?
Sốt thận khớp do biến chứng bội nhiễm của viêm họng gây ra do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A khi điều trị không đúng cách. Sốt thấp khớp gây ra bởi một viêm toàn thể, biểu hiện chủ yếu là ở khớp và tim, hiếm gặp hơn ở da, não… Theo nghiên cứu dịch tễ học, sốt thấp khớp thường xảy ra ở độ tuổi 5-15 tuổi. Tuy nhiên, không loại trừ các trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ hơn và người trưởng thành. Sốt thấp khớp thường có định kỳ ảnh hưởng 25 cho tớ 35 tuổi. Bệnh thường gặp nhiều ở các nước đang phát triển hơn các nước phát triển.
Các nguyên nhân và triệu chứng của sốt thấp khớp
Sốt thấp khớp thường xảy ra sau một nhiễm trùng hô hấp trên thường là viêm họng do vi khuẩn Strepxococcus pyogenes, hoặc liên cầu khuẩn nhóm A. Biểu hiện của viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A rất khác biệt, hiếm khi gây ra các ban đỏ. Thông thường, nhiễm nhóm vi khuẩn này tại các cơ quan bộ phận khác của cơ thể hiếm khi gây nên sốt thấp khớp (thấp tim). Ngày nay, còn chưa tìm được chính xác mối liên quan giữa sốt và bệnh thấp khớp.
Các nhà khoa học nhận thấy khi liên cầu khuẩn nhóm A xuất hiện trong hệ miễn dịch, chúng sản xuất ra một loại protein tương tự như thành phần một số mô của cơ thể. Do đó, khi hệ miễn dịch tế bào bình thường hoạt động nhằm tiêu diệt nhóm liên cầu khuẩn nhóm A này, thường đồng thời tác động chống lại những mô của cơ thể. Đặc biệt là các mô của tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả của hiện tượng này là quá mẫn miễn dịch gây ra tình trạng viêm tại các mô này.
Các nguyên nhân và triệu chứng của sốt thấp khớp
Theo các bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp cho biết, khi chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, cần điều trị kịp thời bằng kháng sinh đúng, đủ liều, dứt điểm. Việc tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn sẽ giúp bệnh nhân không có nguy cơ phát triển sốt thấp khớp. Trong trường hợp ngược lại, khi có các đợt viêm họng hoặc sốt đỏ không được điều trị, hoặc điều trị không đúng phác đồ, có thể gây ra nguy cơ mắc phải sốt thấp khớp trên bệnh nhân.
Triệu chứng sốt thấp khớp rất khác nhau tùy vào vị trí tổn thương viêm và mức độ viêm mà bệnh lý này gây ra. Đa số trường hợp triệu chứng diễn biến phức tạp thay đổi trong suốt quá trình bệnh, một số ít trường hợp lại hầu như không có triệu chứng nào rõ rệt. Thông thường, bệnh khởi phát sau khoảng 2-4 tuần sau khi bị viêm họng. Đa số các triệu chứng của bệnh nhân đều là kết quả từ viêm ở tim, viêm khớp, viêm da hoặc hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng nổi bật có thể kể đến bao gồm:
Sốt cao kéo dài.
Đau nhức mỏi các khớp (mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc cổ tay là các khớp thường gặp)
Để phòng ngừa căn bệnh này thì các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa đã liệt kê một số yếu tố nguy cơ để các bạn có thể phòng tránh bệnh:
– Tiền sử gia đình: Có một số gen có khả năng di truyền được chứng minh khiến nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp cao hơn bình thường.
– Phòng ngừa liên cầu khuẩn: Liên cầu khuẩn đặc biệt là nhóm A có nguy cơ gây ra sốt thấp khớp cao hơn hẳn các chủng vi khuẩn khác. Vì vậy, cần luôn lưu ý phòng ngừa chúng.
Ngoài các yếu tố trên thì điều kiện vệ sinh kém và một số điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ truyền tải hoặc tiếp xúc nhiều với vi khuẩn liên cầu.
Nguồn: sưu tập
Cột Sống NS
Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.
[button size=”medium” style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]