Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Tìm hiểu những loại loãng xương phổ biến hiện nay

Loãng xương là bệnh lý phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Vậy những loại loãng xương phổ biến hiện nay là gì?

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Tìm hiểu về bệnh loãng xương là gì?

Theo bác sĩ – Chuyện Khoa Xương Khớp thì Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.

− Khối lượng xương được biểu hiện bằng:

+ Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD).

+ Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC).

− Chất lượng xương phụ thuộc vào:

+ Thể tích xương.

+ Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương).

+ Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương).

2. Phân loại loãng xương như thế nào?

  • Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát)

− Đặc điểm:

+ Tăng quá trình huỷ xương.

+ Giảm quá trình tạo xương.

− Nguyên nhân gây loãng xương:

+ Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá.

+ Sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế.

+ Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam).

− Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp đốt sống.

  • Loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.

− Đặc điểm:

+ Tăng quá trình huỷ xương.

+ Quá trình tạo xương bình thường.

  • Loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây.

Phụ nữ thường có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới

Những yếu tố tăng nguy cơ bệnh loãng xương

− Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… Vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, Bệnh học chuyên khoa khuyên đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

− Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

− Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.

− Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.

− Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein… làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.

− Sử dụng dài hạn một số thuốc: thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Bệnh đau vai gáy và các phương pháp điều trị như thế nào ?

Như chúng ta đã biết bệnh đau vai gáy nó đã quá phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trong cách điều trị bệnh thì không phải ai cũng được đúng cách, vậy có những phương pháp nào ?

Bệnh đau vai gáy và các phương pháp điều trị như thế nào ?

Bệnh đau vai gáy là bệnh gì ?

Theo các bác sĩ – Chuyên Khoa Xương Khớp cho biết đau vai gáy là một trong những bệnh lý về xương khớp, bệnh dễ dàng bắt gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, điển hình như nhân viên văn phòng, lái xe,…

Bệnh có một số biểu hiện dễ nhận thấy, ban đầu là cảm giác đau cổ gáy, vai và phần lưng trên. Cơn đau khiến người bệnh bị hạn chế vận động ở vùng vai gáy, cổ không quay thoái mái được mà chỉ có thể nghiêng trái hoặc phải, khó quay ra phía sau.

Bệnh đau vai gáy thường do những nguyên nhân nào gây nên ?

Mọi bệnh tật xuất hiện đều có nguyên nhân cụ thể, đau vai gáy cũng vậy. Dưới đây là những lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng khó chịu này:

  • Nguyên nhân cơ học

Những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như ngủ gối cao đầu, nằm ngủ trưa tựa đầu lên thành ghế, nằm nghiêng, ngồi trước quạt, điều hòa quá lâu, tắm gội buổi tối,… khiến sự cung cấp oxy đến các tế bào cơ giảm, làm cho các cơ thiếu máu, dẫn đến đau nhức, cứng phần cổ, đau sau gáy khiến người bệnh vận động khó.

  • Nguyên nhân tuổi tác

Khi con người bước vào tuổi trung niên, cơ thể dần đi vào quá trình lão hóa tự nhiên. Lúc này hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể suy giảm, gây nên các biểu hiện như đau vai gáy, vặn xoay cổ nghe tiếng kêu lục cục, hoa mắt, nhức đầu, …

Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người trẻ bị đau gáy cổ ngày càng gia tăng. Nhiều nhất là những nhân viên văn phòng ngồi làm việc hàng giờ đồng hồ trước máy vi tính, tài xế lái xe đường dài,…

  • Bà bầu bị đau vai gáy chóng mặt

Phụ nữ mang thai luôn có xu hướng tăng cân nhanh, dẫn đến việc các cơ, dây thần kinh vùng vai bị chèn ép, khiến đau mỏi vai gáy. Tư thế ngồi, nằm sai , lâu một chỗ cũng gây áp lực cho vùng vai, cổ, gáy.

Ngoài ra, nguyên nhân đau vai gáy nghiêm trọng khiến bà bầu bị bệnh đau vai gáy là tiền sản giật, đây là một dạng rối loạn, ảnh hưởng tới khoảng 5 – 8 % thai phụ. Biểu hiện rõ ràng nhất là huyết áp tăng cao.

  • Bệnh lý khác

Đau vai gáy không chỉ đơn giản là một bệnh lý thông thường, mà nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp khác. Điển hình là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương,…

Cột sống NS – Giảm nguy cơ thoái hóa cột sống, đau mỏi vai gáy

Phương pháp điều trị đau vai gáy là gì ?

Nếu để tình trạng đau mỏi vai gáy tiếp diễn lâu sẽ khiến bệnh ngày càng nặng, khó điều trị và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị dứt điểm bằng những phương pháp điều trị bệnh như sau:

 Điều trị đau vai gáy bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian chữa đau vai gáy được nhiều người ưa chuộng vì nó đảm bảo an toàn không gây tác dụng phụ ngoài ra, chi phí lại rất tiết kiệm. Dưới đây là hai bài thuốc trị đau vai gáy dân gian các bạn có thể áp dụng:

  • Bài thuốc từ hạt gấc: Các bạn dùng50 hạt gấc hấp chín, rửa sạch, để ráo nước rồi mang nướng tới khi cháy  xém vỏ bên ngoài. Đợi hạt gấc nguội bớt bạn dùng dùng vật nặng đập phần vỏ cứ bên ngoài chỉ để lại nhân ở trong. Dùng nhân gấc ngâm với rượu 45 độ lượng vừa phải để trong 7 ngày thì có thể mang ra sử dụng. Mỗi ngày bạn dùng một ít rượu hạt gấc xoa bóp vai gáy khoảng 5-10 phút giúp giảm đau nhức hiệu quả.
  • Bài thuốc từ ngải cứu và muối: Các bạn dùng một nắm rau ngải cứu rửa sạch, rồi rang và với 1 nắm muối trắng tới khi hỗn hợp thuốc nóng. Bạn dùng vải mỏng bọc thuốc lại rồi chườm lên vùng vai đau nhức khoảng 15 phút sẽ thấy cơ giãn ra, cơn đau cũng giảm xuống.

Lưu ý: Những bài thuốc dân gian tuy mang lại hiệu quả tốt và dễ áp dụng tuy nhiên chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ.

Điều trị đau vai gáy bằng Tây y

Để điều trị đau vai gáy theo Tây y sử dụng thuốc là phương pháp thông dụng giúp giảm đau nhanh chóng.

Đối với những cơn đau vai gáy cấp tính có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, dùng được theo cả đường uống, tiêm và cao dán. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

– Thuốc giảm đau paracetamol, acetaminophen, tramadol,…

– Thuốc kháng viêm không steroid: diclofenac, meloxicam etoricoxib….

– Thuốc giãn cơ: Myonal, diazepam, mydocalm,…

 Khi dùng thuốc người bệnh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì các loại thuốc này đều có tác dụng phụ ngoài ý muốn như gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng gan,… thậm chí kéo dài sẽ gây giòn xương.

Nguồn: Sưu tập

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Đối với người trẻ tuổi thoái hóa khớp cổ tay thường do nguyên nhân nào?

Trong công việc thường ngày đôi tay luôn phải hoạt động liên tục. Như vậy đã tạo áp lực quá tải lên các khớp bàn tay, gây ra các triệu chứng đau khớp cổ tay. Vậy nguyên nhân đó là gì?

Đối với người trẻ tuổi thoái hóa khớp cổ tay thường do nguyên nhân nào?

Thoái hóa khớp cổ tay ở người trẻ tuổi do nguyên nhân nào gây nên?

Theo Bác Sĩ – chuyên khoa xương khớp biết: Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay ở người trẻ tuổi và phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

  • Do làm việc nhiều, quá sức: Công nhân, dân văn phòng nếu phải làm việc quá lâu và quá nhiều, không để cho tay có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục chức năng, sức lực; thì rất dễ bị thoái hóa khớp cổ tay. Vì lực tác động lên tay có thể không lớn, nhưng nếu tác động trong thời gian quá dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến khớp cổ tay, lâu dài sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa.
  • Do chấn thương xong không được chữa trị dứt điểm: Khi bị té ngã trong lúc vui chơi hay làm việc, nhiều người theo phản xạ bản năng sẽ dùng tay để chống đỡ cơ thể và làm khớp cổ tay bị chấn thương. Nếu không được hoặc không thể chữa trị dứt điểm, thì lâu dài sẽ khiến khớp cổ tay bị thoái hóa.
  • Do chấn thương xong không được chữa trị dứt điểm: Khi bị té ngã trong lúc vui chơi hay làm việc, nhiều người theo phản xạ bản năng sẽ dùng tay để chống đỡ cơ thể và làm khớp cổ tay bị chấn thương. Nếu không được hoặc không thể chữa trị dứt điểm, thì lâu dài sẽ khiến khớp cổ tay bị thoái hóa.
  • Do mắc các bệnh xương khớp khác: điển hình như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn… ở khớp cổ tay. Những căn bệnh này nếu không được chữa khỏi, lâu ngày sẽ khiến người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp cổ tay
  • Những người trẻ tuổi mắc bệnh gout, đái tháo đường, loãng xương… thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường khác.

Chứng thoái hóa khớp cổ tay thường có triệu chứng gì ?

Cứng khớp và sưng đau ở cổ tay, nhất là khi mới ngủ dậy vào sáng sớm hoặc sau khi ngủ trưa, gây khó khăn khi thực hiện một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày lẫn công việc.

Đau nhiều khi bệnh nhân vận động khớp cổ tay, và giảm bớt khi bệnh nhân ngừng vận động. Mức độ đau ở mức nhẹ hoặc trung bình, thời gian đau tùy thuộc vào sự tổn thương của khớp cổ tay, thông thường kéo dài khoảng 15-30 phút.

Xương Khớp NS – Hỗ trợ điều trị xương khớp

Phòng bệnh thoái hóa khớp cổ tay người trẻ tuổi như thế nào ?

Dân văn phòng, công nhân và những người phải sử dụng đôi tay để làm việc nhiều, thì cần phải có thời gian cho tay nghỉ ngơi trong quá trình làm việc, để khớp cổ tay được phục hồi chức năng, sức lực. Độ cao của ghế, bàn làm việc phải phù hợp với cơ thể, để tránh gây sức ép lên hệ xương khớp nói chung và khớp cổ tay nói riêng.

Cẩn thận trong đi lại, lựa chọn các môn thể thao an toàn, hạn chế tối đa té ngã, để tránh chấn thương cho khớp cổ tay. Khi bị chấn thương nên cố gắng điều trị dứt điểm, để không gây ra thoái hóa khớp.

Những người mắc các bệnh viêm khớp cổ tay mãn tính, cũng nên tìm cách chữa trị khỏi bệnh, để hạn chế thoái hóa khớp. Bên cạnh việc uống thuốc, những người này nên tập các bài tập trị liệu phù hợp để giúp khớp cổ tay chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh giúp hỗ trợ chữa trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Những người trẻ tuổi mắc bệnh gout, đái tháo đường, loãng xương… cũng nên tuân thủ liệu trình điều trị, duy trì lối sống khoa học để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bệnh đến hệ xương khớp.

Nguồn: Sưu Tập

Xương khớp NS

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp: khô khớp, cứng khớp
  • Hạn chế thoái hóa khớp ( cổ, thắt lưng, vai gáy, gối) giúp khớp vận động linh hoạt

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/6tipdi7″]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Nguyên nhân chính của tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là gì?

Hiện tượng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi hoặc người trẻ dưới độ tuổi 30. Vây đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?

Nguyên nhân chính của tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Theo bác sĩ – chuyên khoa xương khớp cho biết: Đau mỏi vai gáy là hiện tượng máu đến vùng vai gáy bị suy giảm gây đau nhức, hoặc do tư thế ngủ sai, gối đầu quá cao cũng khiến cổ bị đau, cứng. Nhiều tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới các triệu chứng khác như đau vùng sau gáy, đau đầu, chóng mặt ù tai và sợ ánh sáng, đây cũng là biểu hiện của chứng thoái hóa đốt sống cổ và đau nửa đầu. Khi đau mỏi vai gáy tê bì chân tay đi kèm với nhau và xuất hiện thêm cả những triệu chứng khác, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, suy giảm trí nhớ,… làm chất lượng cuộc sống bị giảm đáng kể.

Các nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

  • Tư thế ngủ sai, nằm co quắp đè lên chân (tay), nằm vẹo cổ, gối đầu quá cao
  • Những người có tính chất công việc đặc thù phải ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngồi điều hòa lâu, không nghỉ ngơi hay vận động thường xuyên sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép gây đau mỏi vai gáy.
  • Các bệnh gây chèn ép dây thần kinh như thoái hóa đốt sống, chấn thương cổ, thoát vị đĩa đệm,… cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy.
  • Những người ít vận động khi thời tiết thay đổi dễ bị các chứng đau mỏi vai gáy do phong, hàn,.. đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Những người mắc các chứng bệnh liên quan tới khớp, tim mạch thường gặp cả triệu chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay.
  • Tình trạng tê bì chân tay đặc biệt hay xuất hiện ở những bệnh nhân bị thiếu máu lên não. Những bệnh nhân này thường bị các cơn đau đầu nặng trịch như có vật gì đè nặng vào đầu, nhất là khi căng thẳng hay sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt và tê bì nhức mỏi chân tay.

Xương Khớp NS – Hỗ trợ điều trị xương khớp

Khi bị đau đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường có biểu hiện gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có những biểu hiện sau:

+ Tình trạng tê bì chân tay có cảm giác như kiến bò, kim châm, khó chịu nhưng không biết phải làm sao bởi với những người khác ngứa còn có thể gãi…

+ Mỗi khi thời tiết thay đổi cơn đau mỏi vai gáy tê bì chân tay sẽ nặng nề hơn, nghiêm trọng hơn

+ Về lâu về dài khi không được chữa trị, triệu chứng bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng yếu chân tay, tay khó có thể dơ cao, hơi làm việc một chút sẽ bị tê mỏi.

Khi đã có những triệu chứng nên chữa trị kịp thời, nếu để trong khoảng thời gian dài sẽ gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ chế hoạt động và về lâu về dài có thể gây tê liệt nửa thân trên…

Có thể phòng tránh bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay không?

Ai cũng muốn có một sức khỏe tốt và bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cũng cần có những chế độ sinh hoạt hợp lý, thể dục thể thảo và giả pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Đứng, ngồi làm việc, nằm ngủ, nằm xem TV đều phải đúng tư thế, nghe điện thoại không nên kẹp vào vai…
  • Những người lao động hay phải cúi nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.
  • Những người ngồi làm việc lâu như dân văn phòng nên đứng lên đi lại sau mỗi 1 tiếng rưỡi để thư giãn và vận động, tránh bị cứng cơ.
  • Khi bị đau cổ, vai, gáy không được phép xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh.
  • Ăn nhiều hoa quả và các thực phẩm tươi chứa nhiều vitamin.
  • Xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp khi bị tê bì chân tay.
  • Tốt nhất khi tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay kéo dài, người bệnh nên đi khám ở các trung tâm y tế và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay lại phổ biến hơn ở người lớn tuổi và có xu hướng trẻ hóa ở người trẻ tuổi, để phòng tránh bệnh tốt nhất chúng ta cần biết rõ nguyên nhân và điều trị nhanh chóng hiệu quả.

Xương khớp NS

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp: khô khớp, cứng khớp
  • Hạn chế thoái hóa khớp ( cổ, thắt lưng, vai gáy, gối) giúp khớp vận động linh hoạt

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/6tipdi7″]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Bệnh nhân bị khô khớp gối cần có chế độ ăn phù hợp nào?

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh khô khớp thì một chế độ ăn hợp lý luôn là điều cần có. Nên ăn những thực phẩm nào và không nên ăn gì để mau lành bệnh?

Bệnh nhân bị khô khớp gối cần có chế độ ăn phù hợp nào?

Cần bổ sung những thực phẩm nào cho bệnh nhân khô khớp gối

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh hợp lý thì chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ là rất thiết cho bệnh nhân khô khớp gối. Theo chuyên gia cho biết

Nhóm thực phẩm giàu canxi và dinh dưỡng trong thịt cá, hải sản

Nhóm thực phẩm đầu tiên cần bổ sung khi bị khô dịch khớp gối đó chính là thịt, xương sụn, xương ống, cá, tôm, cua… Bởi trong những thực phẩm này chứa hàm lượng lớn canxi kèm theo đó là các chất dinh dưỡng có lợi cho hoạt động thường ngày giúp tăng cường tiết dịch khớp bôi trơn đó là omega-3 trong cá, hải sản, glucosamine và chondroitin trong xương ống, xương sụn động vật.

Các loại sữa và sản phẩm từ sữa

Theo các chuyên gia xương khớp, bị khô khớp gối nên ăn gì đó chính là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Bởi sữa có chứa hàm lượng lớn canxi, kali, photpho, magie … để đảm bảo cho hệ xương khớp phát triển, bao hoạt dịch được tăng cường nuôi dưỡng và tiết dịch khớp gối.

Rau xanh và các loại trái cây để tăng cường vitamin

Nhóm thực phẩm tiếp theo nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho người bị khô khớp gối đó chính là rau xanh và các loại trái cây. Cụ thể các loại rau như: tía tô, lá lốt, cải canh, rau tần ô, hành tây, đậu bắp, kinh giới, cải xông, bí đỏ, hoa thiên lý… Các loại quả cho người bị khô khớp nên ăn gồm: Cà chua, cam, quýt, bưởi, dâu tây, anh đào…

Các loại hạt và ngũ cốc

Bị khô khớp gối nên ăn gì không thể bỏ qua các loại hạt như đậu nành, đậu đen, đậu xanh, hạt hướng dương, hạt mè, đậu phộng (lạc)… Các loại ngũ cốc cũng rất tốt cho người bệnh khô khớp nhờ khả năng chống oxy hóa tác dụng chậm, tăng cường dưỡng chất để nuôi dưỡng, phục hồi sụn khớp bao hoạt dịch bị tổn thương từ đó tăng tiết dịch tại khớp gối tránh khô khớp.

Các loại thực phẩm khác

Nấm, mộc nhĩ, giá đỗ, trà xanh, các loại gia vị như tiêu, tỏi, hành tím… cũng là thực phẩm nên ăn khi bị khô khớp gối được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Mọi người có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và các triệu chứng bệnh khô khớp gối.

Xương Khớp NS – Hỗ trợ điều trị xương khớp

Khô khớp gối kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những đồ mà bệnh nhân bị khô khớp gối không nên ăn. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh khi bị bệnh khô khớp gối :

Nội tạng động vật

Đây là nhóm thực phẩm đại kỵ với người bị khô khớp gối và bệnh đau xương khớp nói chung. Bởi trong nội tạng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều chất gây hại cho cơ thể nếu ăn quá nhiều như purin, cholesterol xấu. Lòng, tim, óc, thận, dạ dày, phổi… là những nội tạng cần tránh ăn.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm được chiên, rán, xào, quay… chứa nhiều dầu mỡ không hề tốt cho người bị khô khớp gối. Việc ăn thường xuyên, ăn quá nhiều những món ăn liên quan đến dầu mỡ sẽ khiến việc hấp thu canxi bị cản trở và tình trạng khô khớp thêm nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn quá mặn, quá ngọt

Nhóm thực phẩm tiếp theo được khuyên cần hạn chế ăn đó chính là món ăn mặn, hay quá ngọt. Bởi chúng sẽ khiến cho quá trình bào mòn, hư hại khớp gối diễn ra nhanh hơn; lượng dịch khớp được sản sinh ít hơn không hề tốt nếu muốn điều trị và cải thiện bệnh khô khớp gối.

Hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích

Những loại đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ uống chứa nhiều caffein như cà phê, đồ uống chứa nhiều gas như nước ngọt, soda… cần được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày.

 

Xương khớp NS

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp: khô khớp, cứng khớp
  • Hạn chế thoái hóa khớp ( cổ, thắt lưng, vai gáy, gối) giúp khớp vận động linh hoạt

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/6tipdi7″]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Hướng dẫn cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Đau nhức xương khớp thường dễ xuất hiện và tái phát vào mùa lạnh. Cùng tìm hiểu cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh.

Hướng dẫn cách phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Nguyên nhân bệnh xương khớp thường tái phát vào mùa đông?

Theo bác sĩ – Chuyên khoa xương khớp cho biết, khì khi thời tiết chuyển mùa, nhất là khi có mưa nhiều, trời lạnh, rát, những người có bệnh về xương khớp thường hay bị đau nhức, khó chịu ở các khớp xương, nhất là vào ban đêm. Đau nhức, tê buốt tại các khớp xương có thể ở mức độ nhẹ là viêm khớp không đặc hiệu hoặc có thể là biểu hiện của các bệnh lý thực thể như viêm khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, biến dạng khớp….

Ngoài ra, vào mùa đông không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông khiến cho các mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu dẫn đến các khớp xương bị hạn chế nên dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích gây nên tình trạng đau nhức ở các khớp xương, đặc biệt là ở người cao tuổi do các mạch máu bị lão hóa khiến lượng máu đến khớp bị giảm đi.

Bên cạnh đó, nhiều người cao tuổi bị loãng xương, thừa cân, béo phì cũng gặp tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu các bệnh này không được khắc phục dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là ở các khớp chịu lực nhiều như khớp gối, thắt lưng, cổ chân. Khi có các biểu hiện đau nhức xương khớp, nhất là khi trời lạnh thì bệnh nhân nên đi đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh xương khớp

Hướng dẫn phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Để phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, ho biết dù bản thân có đang mắc các bệnh lý về xương khớp hay không thì người cao tuổi cũng cần phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là ở các vùng khớp. Nếu đã bị viêm khớp hay các bệnh chuyên khoa về xương khớp khác thì người bệnh càng phải chú ý giữ ấm cơ thể và các khớp.

  • Cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn, đi gang tay, đi tất chân. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn để không bị nhiễm lạnh.
  • Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, tê mỏi khớp, nhất là khi trời lạnh thì hãy làm nóng vùng xung quanh khớp bằng cách thoa dầu, cạo gió… giúp cho mạch máu được giãn ra, máu được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Cần tắm rửa bằng nước ấm và tắm rửa trong phòng kín gió.
    Trời lạnh cần đóng kín cửa ra vào, cửa sổ tránh gió lùa (nhưng cần có cửa thông gió).

Đây là căn bệnh thường gặp nhất là ở người cao tuổi nên mọi gia đình cần lưu ý để phòng tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh cho người thân trong gia đình.

 

Xương khớp NS

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, bảo vệ màng sụn khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp: khô khớp, cứng khớp
  • Hạn chế thoái hóa khớp ( cổ, thắt lưng, vai gáy, gối) giúp khớp vận động linh hoạt

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/6tipdi7″]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh thường gặp và xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên trở đi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh thoái hóa cột sống là gì

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với những triệu chứng chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.

Tên gọi của bệnh thoái hóa cột sống tùy thuộc vào vị trí thoái hóa, chẳng hạn như bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt… thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.

Còn nếu như bệnh nhân cảm thấy đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân… Đó chính là thoái hóa cột sống vùng lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống phần lớn là do thiếu hụt canxi, thiếu hụt Glucosamine – thành phần chính kích thích sản xuất sụn khớp; thiếu hụt Colagen Typ II – thành phần giúp bôi trơn khớp và nghiêm trọng nhất đó là do thiếu một lượng lớn Proteoglycan – một trong những thành phần quan trọng có vai trò cấu tạo sụn khớp, giữ nước để làm trơn và nuôi dưỡng Collagen trong khớp.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền, tuổi tác cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống.
  • Thói quen sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi không hợp lý;
  • Ngồi máy tính quá nhiều mà không đứng dậy để vận động;
  • Bê vác vật nặng sai tư thể hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý…

Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo
cơ, đi lại khó khăn, gây liệt tứ chi thậm chí tàn phế.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Theo các bác sĩ  cho biết, hiện nay có rất nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống như: dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu… Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia y học hàng đầu về khớp tại Việt Nam, để hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ thoái hóa cột sống của từng bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất.

Theo đó, nếu mới chớm bị thoái hóa cột sống hoặc thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nhưng với các trường hợp nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải đi khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống ở người cao tuổi

Thoái hóa cột sống ngày nay là bệnh thường gặp, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Đây là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng – là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên.

Theo Bác sĩ – chuyên khoa xương khớp từ ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống

Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như lao động nặng; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, dị dạng cột sống, đau thần kinh tọa… Bện cạnh đó, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc thoái hóa cột sống sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền; dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá lâu hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống.

Khi bị thoái hóa cột sống cần làm gì?

Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non -steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosaminsulfat… (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm… Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy,khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm,có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

Khi bị thoái hóa cột sống cần làm gì?

Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống ở người già

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:

Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom,vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 – 2 tuần.

Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.

Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi,khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chuẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.

Hạn chế các hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống

Cần phòng bệnh thoái hóa cột sống ngay từ khi còn nhỏ. Bác sĩ – chuyên khoa xương khớp khuyên bạn nên ăn nhiều thức ăn nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả.Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắckhỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Để dự phòng thoái hóa cột sống thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp

Những điều cần biết về cơ chế của bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý xuất phát từ sự mất cân đối của hai quá trình tạo xương và hủy xương. Hiểu biết về cơ chế loãng xương sẽ giúp cho người bệnh hiểu thêm căn bệnh và có cách phòng ngừa, phối hợp điều trị bệnh hiệu quả.

Cột sống là vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi loãng xương

Tìm hiểu về cơ chế loãng xương

Hệ thống xương của cơ thể được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên đặc điểm hình dạng, cấu tạo của xương. Tuy nhiên, các loại xương đều có cấu tạo giống nhau bao gồm: lớp màng xương, phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương. 

Trong đó, phần xương xốp có nhiều hốc nhỏ, cấu tạo tương tự tổ ong hoặc giống như miếng bọt biển. Loãng xương là bệnh lý làm suy thoái cấu trúc, gia tăng tỷ lệ xương xốp trong cơ thể, khiến các xương trong cơ thể trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Theo các bác sĩ cho biết cơ chế chính của quá trình mất xương là sự mất chênh lệch giữa quá trình hủy xương và quá trình tái tạo xương. Nguyên nhân của sự mất cân bằng này có thể do:

  • Thay đổi các yếu tố kích thích quá trình hủy xương.
  • Rối loạn quá trình tái tạo xương.
  • Các yếu tố làm suy giảm tăng trưởng cấu trúc xương tại chỗ và toàn thân.

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng, cho đến khi xương bị gãy. Các vị trí phổ biến nhất đối với tình trạng gãy xương do loãng xương là: Cột sống, đầu dưới xương quay, cổ xương đùi, xương chậu,…

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình loãng xương

Bác sĩ – Chuyên khoa xương khớp chia sẻ: Bệnh loãng xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Việc nhận diện các yếu tố nguy cơ sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Tuổi tác – Nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương

Theo thống kê, hơn 95% bệnh nhân nữ và khoảng 80% bệnh nhân nam mắc bệnh loãng xương nguyên phát. Trong đó, loãng xương nguyên phát được hiểu là trường hợp bệnh loãng xương có nguyên nhân do tuổi tác và suy giảm nội tiết tố. 

Do đó, đa số các trường hợp loãng xương xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh và nam giới lớn tuổi. Cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương. Cùng độ tuổi này, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nam giới là 1/5.

Tuổi càng cao, quá trình tái tạo xương càng giảm trong khi quá trình mất xương lại gia tăng. Đồng thời, ở người cao tuổi, sự hấp thu canxi ở ruột và ống thận suy giảm, nội tiết tố giảm, quá trình hấp thu tiền vitamin D qua da cũng giảm,… khiến cơ thể không được cung cấp đủ canxi, dẫn tới bệnh loãng xương. 

Các yếu tố khác tác động tới cơ chế loãng xương

Tuổi tác được nhận định là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh loãng xương, các yếu tố còn lại chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động sớm nhận biết và chủ động phòng ngừa các yếu tố này cũng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ loãng xương.

  • Yếu tố thể chất: Những người có thể chất thấp bé, nhẹ cân, đặc biệt là nữ giới, có chỉ số BMI<19.
  • Yếu tố bệnh lý: Loãng xương có thể là hậu quả của các bệnh về tiêu hóa, thận, bệnh tuyến giáp hoặc cận giáp,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như corticoid, thuốc hóa trị liệu, tia xạ,… cũng có thể gây ra bệnh loãng xương.
  • Lối sinh hoạt không khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, ít vận động.
  • Người thường xuyên phải mang vác nặng, lao động vất vả, quá sức.

Bổ sung đầy đủ canxi giúp làm giảm nguy cơ loãng xương

Những biện pháp đề phòng bệnh loãng xương

Khi đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp để phòng tránh nguy cơ loãng xương, bác sĩ khuyên bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

Làm chậm cơ chế loãng xương thông qua việc thay đổi lối sống

Để hạn chế nguy cơ bị loãng xương, chúng ta cần cung cấp đủ canxi và Vitamin D thông qua các thực phẩm tôm, cua, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,… Nhu cầu canxi của trẻ dưới 15 tuổi là 600-700 mg/ngày, trẻ trên 15 tuổi và người lớn là 1000mg/ngày. Những người trên 50 tuổi cần nạp đủ 1200 mg/ngày. 

Thường xuyên vận động, rèn luyện thể lực ngoài trời là một cách hiệu quả giúp hệ xương khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe. Đối với người cao tuổi cần cẩn thận, nên đề phòng té ngã dễ gây gãy xương. Người lớn tuổi đối với việc tập luyện thể lực chỉ giữ ở mức vừa phải không nên hoạt động quá sức.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe là một hoạt động cần thiết và nên được thực hiện định kỳ. Tuy nhiên, người Việt chúng ta lại chưa có thói quen này. Việc khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt là với các đối tượng lớn tuổi. 

Ngoài những danh mục khám cơ bản, bạn nên bổ sung thêm danh mục đo mật độ xương. Đây là phương pháp giúp xác định mô xương có độ khoáng thấp, từ đó bác sĩ có thể đánh giá tình trạng loãng xương và nguy cơ gãy xương của người bệnh.

Loãng xương là một bệnh lý khó tránh khỏi bởi quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Tuy vậy, hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về quá trình hình thành bệnh loãng xương đồng thời nhận diện được các yếu tố nguy cơ để phòng bệnh hiệu quả.

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Chuyên mục
Bệnh Cơ Xương Khớp Bệnh Học Chuyên Khoa

Làm như thế nào để phòng và điều trị bệnh đau thắt lưng cấp?

Đau thắt lưng cấp là một trong những hội chứng rất thường gặp trong lao động sản xuất và trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm như thế nào để phòng và điều trị bệnh đau thắt lưng cấp?

Đau thắt lưng cấp kéo dài quá 2-3 ngày thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Đau thắt lưng cấp là gì?

Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau, riêng phần cột sống thắt lưng có 5 đốt sống. Nguyên nhân đau thắt lưng cấp chủ yếu là hoạt động sai tư thế, hoặc do tác động từ cuộc sống sinh hoạt như phải kiêng, nhấc, vác đồ vật nặng, khiến cơ thể không đứng thẳng mà đứng lom khom.

Ngoài ra, bệnh đau thắt lưng cấp có thể xuất hiện do ngồi liên tục nhiều giờ (nhân viên văn phòng, lái xe,…) hoặc các công việc phải hoạt động chân tay nhiều như chơi thể thao, vận chuyển hàng hóa,…

Đau thắt lưng cấp là bệnh cơ xương khớp, thường có triệu chứng đau ngang vùng thắt lưng, người bệnh có thể bị đau một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống vùng thắt lưng. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên.

Nếu tình trạng kéo dài trên 3 tháng thì được coi là đau thắt lưng mạn tính, còn nếu thời gian đau kéo dài quá 72h mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt.

Phòng và trị bệnh đau thắt lưng cấp như thế nào?

Theo Bác sĩ – Chuyên Khoa Xương khớp cho biết có hơn 90% các trường hợp bị đau thắt lưng cấp chỉ cần được điều trị bảo tồn đúng đắn thì cơ thể sẽ phục hồi sớm, chấm dứt các cơn đau và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và thời gian về sau, người bệnh nên tuân thủ theo lời khuyên của các chuyên gia, để phòng tránh bệnh tái phát, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng cấp

  • Chườm nóng hoặc tắm nước ấm để giảm các cơn đau tạm thời do căng cơ và kết hợp tập thể dục, vận động thường xuyên hơn.
  • Sử dụng đai hoặc nẹp thân nhựa giúp bảo vệ phần cột sống thắt lưng, giúp lưng luôn ở vị trí thẳng đứng và giảm áp lực khi làm việc. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc vào các công cụ hỗ trợ mà nên kết hợp tập luyện để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Thăm khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, thường là các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc giãn cơ có liều lượng nhẹ phù hợp với bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp.
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống thắt lưng. Đây là hình thức người bệnh có thể chủ động, không chỉ điều trị thắt lưng cấp tính mà còn phòng tránh bệnh tái phát và chuyển nặng hơn.
  • Phẫu thuật ngoại khoa chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong điều trị đau thắt lưng cấp, thường chỉ áp dụng với các bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả hoặc bệnh nhân gặp biến chứng đau thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa.

Biện pháp phòng tránh đau thắt lưng cấp

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp chia sẻ: Việc phòng tránh đau thắt lưng cấp mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của con người, cần phải được quan tâm và thực hiện hàng ngày.

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, tập yoga,…
  • Duy trì trọng lượng cơ thể, không để tăng/giảm cân đột ngột.
  • Vận động đúng tư thế không gây áp lực lên vùng thắt lưng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, chất sơ, tinh bột và các chất đạm như: thịt dê, thịt bò.

Như vậy, việc phòng bệnh đau thắt lưng cấp là rất quan trọng. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng.

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

[button size=”medium”  style=”is-outline success” text=”Đặt mua sản phẩm” link=”https://shp.ee/zyzhxet”]

Exit mobile version