Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

Ba chẽ hay còn được gọi với tên khác là Đậu bạc đầu, đây là cây bụi nhỏ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y học cổ truyền.

    Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

    Một vài thông tin cần biết về cây Ba chẽ

    Ba chẽ có tên khoa học là Dendrolobium Triangulare (Retz.) Schinler, thuộc họ họ Đậu (Fabaceae). Ba chẽ là cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,5m đến 2m hoặc hơn. Có thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm màu trắng, mặt sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Quả loại đậu, không cuống, có mép lượn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm màu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận. mùa hoa vàoTháng 5-8. Mùa quả: tháng 9-11. Ba chẽ thường mọc nhiều ở vùng núi thấp, cao nguyên hay trung du. Tập trung ở một số vùng như Kon tum, Gia lai, Đắc lắc, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu.

    Theo nguyên cứu của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong cây Ba chẽ có chứa thành phần hóa học như trong lá Ba Chẽ chứa rất ít Alcaloid (0,0048 % trong lá, 0,011 % trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Candixin, Hocdenin, Phenethylamin và các Alcaloid có Nitơ bậc 4. Ngoài ra còn chứa Flavnoid, Tanin, Saponin, Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid.

    Ba chẽ và một số tác dụng Dược lý

    Ba chẽ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người

    Ba chẽ có tác dụng ức chế Staphylococus Aureus và ức chế yếu hơn đối với Sh. Flexneri, Sh. Sonnei, Eschesichia Coli. Đối với trực khuẩn lỵ: trong thí nghiệm In Vitro, tác dụng kháng sinh rõ đối với Shigella dýenteriae, Shigella Shigae.Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn, độ cồn của dung môi càng cao thì tác dụng kháng khuẩn càng giảm. Không có tác dụng với Hemolyticus, Enterococus, Streptococus , Diplococus Pneumoniae. Tác dụng chống viêm: rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non khá mạnh. Không độc. Lá phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, lá còn giữ được màu xanh, có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.
    Áp dụng Ba chẽ vào một số bài thuốc chữa bệnh

    • Chữa rắn cắn: Lá Ba chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.
    • Trị lỵ: Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30g – 50g, thêm nước, đun sôi 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc lấy nước uống.

    Các lương y tại Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo không nên dùng Bã chẽ dài ngày vì có thể gây bón.

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Bật mí lợi ích tác dụng chữa bệnh từ quả sung ít ai biết

    Sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe, ngoài ra quả sung còn có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

      Lợi ích chữa bệnh của quả sung 

      Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả…

      Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1…

      Theo các y sĩ  Y học cổ truyền TPHCM làm công tác giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

      Một số tác dụng chữa bệnh từ quả sung

      Hạ huyết áp

      Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.

      Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

      Tốt cho hệ tiêu hóa

      Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

      Ngừa loãng xương

      Trong quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu, trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

      Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết , nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

      Ngừa ung thư và tiểu đường

      Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

      Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

      Xuất huyết

      Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.

       Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

      Tụt đường huyết

      Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

      Oxalate có hại

      Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

      Nguồn: benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

      Bàng là một loại cây khá phổ biến ở nước ta, thường được trồng để làm bóng mát ở nhiều trường học, nhưng ít ai biết được đây là một cây thuốc Y học cổ truyền với vô số công dụng vô cùng hữu ích.

        Chữa bệnh bằng Cây bàng liệu bạn đã biết?

        Một vài thông tin cần biết về cây bàng

        Bàng có tên khoa học là Terminaliacatappa, thuộc họ bàng Combretaceae. Bàng là một cây to, có tán cây xòe rộng như cái long nên được trồng nhiều để làm bóng mát, cây có thể cao tới 25m. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt phiến lá dài 20-30cm, rộng 10-13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài từ 15-20cm, trên cán bông có lông. Bàng hay cho quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, quả bàng có hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, dài 4 cm, rộng 3cm, dày 15 mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15 mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

        Theo Đông y, Lá bàng có tính mát, vỏ cây và vỏ quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc, hạt có vị ngon, béo. Tại một số vùng người ta dùng vỏ bàng sắc lấy nước uống để chữa lị, ỉa chảy và rửa các vết loét, vết thương. Lá còn dùng sắc lấy nước uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức. Hạt dùng chữa ỉa ra máu, có thể dùng hạt ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.

        Một số thành phần hóa học có trong Bàng

        Theo nguyên cứu của các Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25%-35 % tanin pyrogalic và tanin catechic. Vỏ cành Bàng chứa 11 % tanin. Nhân hạt chứa 50 % dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5 % dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra. Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917, chỉ số khúc xạ ở 35°C là 1,4660, độ đông đặc + 1°C, chỉ số axit 2,94, chỉ số xà phòng hóa 0,38, axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng, phần axit đặc chiếm tới 36 %. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.

        Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

        Áp dụng Bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh lâm sàn

        • Trị sâu răng, viêm quanh răng: Búp non hoặc vỏ thân bàng sắc đặc. vỏ thân có thể ngâm rượu, ngậm, ngày 3 lần.
        • Trị đau nhức, tê thấp: Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.
        • Trị cảm sốt, làm ra mồ hôi: Búp hoặc lá bàng non, cúc tần,lá hương nhu,  mỗi vị 10g sắc lấy nước uống.
        • Trị ghẻ và sâu quảng: Búp bàng non đem phơi khô, tán mịn thành bột, rắc vào vùng da bị thương.

        Trên đây là một vài bài thuốc chữa bệnh do bác sĩ Nguyễn Thị Thanh giảng viên Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức chữa bệnh dân gian bổ ích cho bản thân và có thể áp dụng khi cần.

         

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Khám phá công dụng chữa bệnh từ thảo dược Diệp hạ châu

        Diệp hạ châu hay còn được gọi là Cây cho đẻ hay cỏ chó đẻ một cây thuốc được các Y sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu hiệu mà ít người biết đến.

          Diệp hạ châu hay còn được gọi là Cây chó đẻ

          Diệp hạ châu và một vài thông tin cần biết

          Theo tìm hiểu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, thuộc họ dầu Euphorbiaceae. Diệp hạ châu là dạng cây thảo sống hàng năm hay sống dai. Thân cứng có màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh. Diệp hạ châu thường mọc hoang nhiều ở nước ta cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới. Cây này thường được thu hái vào mùa hè, được rửa sạch đem đi sấy hoặc phơi khô, đem đi bảo quản khi dùng, có thể dùng được tất cả bộ phận của cây để chữa bệnh.Theo các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu, Diệp hạ châu là cây có vị đắng, tính mát có công dụng minh mục, thanh can, thấm thấp, lợi tiểu.

          Áp dụng Diệp hạ châu vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

          Áp dụng Diệp hạ châu vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

          • Trị sạn mật, sạn thận: Diệp hạ châu đắng 24 g. Sắc lấy nước uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10 g mỗi ngày.
          • Trị sốt rét bằng diệp hạ châu Diệp hạ châu đắng 16 g, Thảo quả 12 g, Thường sơn 16 g, Hạ khô thảo 12 g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc lấy nước uống.
          • Chữa viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16 g, Nhân trần nam 16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4 g, Hậu phác 8 g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12 g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12 g, Hạt dành dành 12 g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8 g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ trung hòa bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
          • Trị suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt. Diệp hạ châu đắng 12 g, Cam thảo đất 12 g. Sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà.
          • Chữa bệnh sốt rét: Cây chó đẻ 8 g, dây hà thủ ô, lá cây mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn, dây gớm, mỗi loại lấy 10 g, hạt cau, dây cóc, ô mai, mỗi vị lấy 4 g sắc với 600ml nước, sau khi sắc xong còn khoảng 200 ml nước đem chia làm hai phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Nếu dùng mà vẫn chưa hết thì cho thêm sài hổ 10 g.
          • Trị viêm gan siêu vi. Diệp hạ châu đắng 16g, Nhân trần nam 16 g, Vỏ bưởi (phơi khô hay sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g. Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12 g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8 g. Sự phối hợp giữa diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hòa bớt tính mát của Nhân trần và diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.
          • Trị bệnh viêm gan B:  Diệp hạ châu 30 g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12 g, cùng hạ khô thảo 12g, sắc lấy nước uống, ngày dùng một thang.
          • Trị viêm ruột tiêu chảy, viêm gan, vàng da: Diệp hạ châu đắng 40 g, mã đề 20 g, cây dành dành 12 g, sắc lấy nước uống
          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Giúp bạn ăn ngon, tiêu hóa tốt đó là công dụng của Vối

          Trên phương diện Đông y, các bác sĩ y học cổ truyền cho biết vối có tính mát, vị chát và đắng được biết tới với công dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt.

            vối

            Các lương y vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nếu dùng lá khô, người ta thường hái lá tươi bánh tẻ, rửa sạch, cho vào thùng, vò hay thúng, gài các thanh tre để ép chặt lá và không cho rơi vãi, úp thùng, vò hay thúng tạo độ nghiêng trên mặt đất giữ độ ẩm, ủ đến khi lá có màu đen đều thì lấy ra, rửa nhanh và phơi khô. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Các bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM cho hay hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống.

            Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bằng vối

            Chữa bỏng: vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.

            Chữa viêm gan, vàng da: dùng rễ 200g mỗi ngày, sắc uống.

            Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

            Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

            Giải độc lá ngón: lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước lọc ép lấy nước hai, hoà chung hai nước, uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

            Giúp bạn ăn ngon, tiêu hóa tốt đó là công dụng của Vối

            Chữa đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống

            Chữa tiêu chảy: lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400 ml, gạn cô lại  còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

            Hoặc dùng bài thuốc y học cổ truyền sau đây: vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

            Chữa đái tháo đường: lá vối 20 – 30g hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây doi sắc uống thường xuyên để chữa đái tháo đường.

            Theo kinh nghiệm các bác sĩ YHCT tại trường Cao đẳng Dược TPHCM cho hay lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

            Nguồn: benhhoc.edu.vn

             

            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Bất ngờ với công dụng chữa bệnh thần kỳ từ Bưởi

            Bưởi là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta, không những thế Bưởi còn là một vị thuốc Đông y được áp dụng vào nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Sau đây các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM xin chia sẻ sơ lược về công dụng của loại cây ăn quả đặc biệt này.

              Bất ngờ với công dụng chữa bệnh thần kỳ từ Bưởi

              Thông tin sơ lược về cần biết về cây Bưởi

              Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeek (C. maxima (Burm.) Merr., C. decumana Merr.), thuộc họ Cam – Rutaceae. Cây to cao từ 5m-10m hoặc hơn; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15cm -30 cm, màu vàng hay hồng tùy thứ. Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, bưởi thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 và cho quả vào tháng 8 đến tháng 11 dương lịch hàng năm. Bưởi được trồng khắp nơi ở nước ta, người ta thường thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín.

              Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong bưởi có chứa một số thành phần hóa học như: Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng , trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80% -0,84 %; quả chứa 0,5 % tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9 %, protid 0,6 %, lipid 0,1 % và các khoáng Ca 20mg %, P 20mg%, K 190mg %, Mg 12mg%, S 7 mg% và Na, Cu, Cl, Fe, Mn… Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

              Một vài bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Bưởi

              Bưởi và những bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

              • Trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, sốt cao, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi 50 g, lá sả 20 g, lá hương nhu 20 g, lá tre 20 g. Tất cả cho vào nồi, bịt kín miệng đun sôi 5 phút rồi đem xông.
              • Trị viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100 g, rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, rót 200 ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như cháo, gạn bỏ hạt uống nước sau bữa ăn 2 tiếng. Uống liên tục đến khi hết đau thì thôi.
              • Trị chướng bụng buồn nôn: Bưởi 1 quả (bỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9 g, gừng tươi 6 g, thêm đường đỏ nấu lên rồi uống. Bưởi chữa đái đường, béo phì và tim mạch Bưởi chứa nhiều Vitamin, nhất là vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong nước bưởi có chứa insulinl; có thể làm hạ đường huyết. Mỗi ngày ăn một quả bưởi chua sẽ có tác dụng rất tốt cho những người mắc bệnh đái đường, béo phì và người mắc bệnh tim mạch.
              • Trị chứng ho lâu ngày ở người già: Cùi bưởi và đường phèn đun chín, mỗi ngày uống 50g -100g.
              • Chữa ho khan: Vỏ bưởi nghiền thành bột, đun nóng với ngư tinh (bán ở các hiệu thuốc bắc), ngày uống 4 lần, mỗi lần 3g-6 g.
              • Trị tức ngực đau sườn, giải uất trong gan: Dùng vỏ một quả bưởi còn nguyên, đem nướng cháy rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày cho hết đắng. Sau đó cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cho 2 củ hành vào, thêm muối, dầu ăn, dùng ăn kèm trong bữa ăn.
              • Chữa họng ngứa, ho, đờm loãng màu trắng: Bưởi đào 10 g, trộn với đường và nước, ép lấy nước, thay nước chè.
              • Trị đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12 g, vỏ quýt sao thơm 12 g, gừng tươi 3 lát. Tất cả sắc với 300 ml nước lấy 100 ml, chia làm 2 lần uống nóng trong ngày.
              • Trị phụ nữ có thai hay nôn ọe: Bưởi 5-8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.
              • Chữa ho nhiều đờm: Múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thỉnh thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng.
              • Chữa chứng ăn không tiêu: Vỏ bưởi rửa sạch, gọt vỏ lớp ngoài cùng rồi cắt thành sợi, đổ đường trắng vào ngâm trong một tuần, mỗi lần uống 15 g, ngày 2-3 lần.
              • Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12 g, Cỏ bấc 8 g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
              • Trị sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20g -30g sắc lấy nước uống.
              Chuyên mục
              Y Học Cổ Truyền

              Điều trị đau đầu kinh niên cực hiệu quả đến từ cải cúc

              Rất nhiều bệnh nhân đau mắc chứng đâu đầu kinh niên đã tìm đến cải cúc như vị cứu tinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân công dụng thần kì của cải cúc nhé.

                cải cúc

                Tìm hiểu về rau cải cúc

                Nghiên cứu của khoa học hiện đại rau cải cúc còn có tên gọi khác là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô. Tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.

                Còn bác sĩ  Y học cổ truyền TPHCM cho biết theo đông y rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí.

                Vì cải cúc có tình mát, có vị ngọt nên là món ăn ưa chuộng của rất nhiều người mắc bệnh đau đầu kinh niên. Đã có rất nhiều người bị đau đầu mãn tính tin dùng cải cúc để trị bệnh.

                Ngoài ra cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày , làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt , thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng , viêm phế quản …

                Điều trị đau đầu kinh niên cực hiệu quả đến từ cải cúc

                Cải cúc điều trị bệnh đau đầu kinh niên

                Các bác sĩ y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết bài thuốc điều trị căn bệnh đau đầu kinh niên này là lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

                chữa đau đầu bằng canh cải cúc 

                Cải cúc trị đau đầu cho bà bầu

                Rau cải cúc là thực phẩm an toàn giúp bà bầu chữa đau đầu. Uống 10 – 15g nước rau cải cúc đã sắc. Nếu không thuyên giảm thì kết hợp đắt lá như hướng dẫn bên dưới.

                Dùng một nắm lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi bị nhức đầu.Chỉ khoảng một tuần sau đau đầu sẽ chấm dứt.

                Các chuyên gia cao đẳng dược Pasteur còn cho biết, nếu bạn mắc bệnh đau đầu quanh năm thì vào những thời điểm không đúng mùa rau cải cúc, có thể sử dụng cải cúc phơi khô cũng có công dụng và dược tính tương tự như rau cải cúc tươi. Cải cúc sử dụng làm thuốc nhớ chọn những cây già, đã có hoa vì loại này có nhiều dược tính nhất và dễ bảo quản. Không nên cắt bỏ rễ của cải cúc.

                Nguồn: benhhoc.edu.vn

                 

                Chuyên mục
                Y Học Cổ Truyền

                Tìm hiểu Công dụng chữa bệnh của cây Long não

                Cây Long não là loại cây thường được trồng làm kiểng hay làm bóng mát. Đây là một cây thuốc Y học cổ truyền được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu hiệu.

                  Tìm hiểu Công dụng chữa bệnh của cây Long não

                  Sơ lược thông tin cần biết về cây Long não

                  Long não có tên khoa học là Cinnamomum camphora N. et E; thuộc họ Long Não (Lauraceae); là một cây thuốc quý dạng cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm , mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn , cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi. Theo Đông y, long não có vị cay, đắng , tính ấm, có độc ít có tác dụng sát trùng, trừ giới tiễn , liệu dương, hóa sang.

                  Thành phần hóa học có trong cây Long não

                  Theo tìm hiểu của dược sĩ Trương Thị Thanh Nga giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây Long não có chứa một số thành phần hóa học như:

                  • Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
                  • Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
                  • Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola , Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren , Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
                  • Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor,a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
                  • Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2 % tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).

                  Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton. Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola , Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa camphoren, cadinen , azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

                  Ứng cây Long não vào một số bài thuốc chữa bệnh

                  Long não được áp dụng vào nhiều bài thuốc hữu ích

                  • Chữa sâu răng gây đau nhức: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
                  • Chữa đau khớp do bong gân: Dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
                  • Chữa lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
                  • Chữa giun kim: Long não 1 g, Hắc bạch sửu 3 g, Binh lang 6 g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100 ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
                  • Chữa hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2 g, Mang tiêu 20 g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
                  • Chữa bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán nhuyễn thành bột,uống 0,01 g với nước trà (Chương Não Tán – Trương Sơn Lôi phương).
                  • Chữa trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Mè đen , Hoa tiêu, lượng bằng nhau, tán nhuyễn thành bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
                  • Chữa chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3 g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

                  Bên trên là những bài thuốc chữa bệnh cũng như thông về Long não do các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu và liệt kê, hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc bổ sung được những kiến thức y học bổ ích cho bản thân.

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Củ ráy và những công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời

                  Ráy là một loài cây cùng họ với các loại khoai, chạm vào lá có thể bị ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, củ ráy lại là một thần dược có thể chữa được nhiều bệnh.

                    Các bộ phận của cây ráy

                    Cây ráy là gì?

                    Ráy là loại cây được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền, loại cây này có thân mềm, hình dạng trông giống cây dọc mùng hoặc cây khoai sáp. Thân hình bẹ, cao khoảng 0,3 – 1,4m, ở phía dưới bò trên đứng. Lá ráy to, có hình tim và cuống lá to dài 30-60cm, củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Loại cây này thường mọc hoang ở rừng, bờ khe suối, nếu sơ ý chạm vào lá ráy hoặc cắt củ ra chà vào da, sẽ có cảm giác ngứa không thể chịu nổi.

                    Ở nước ta, có thể tìm thấy cây ráy ở những vùng ẩm thấp hoặc ở trong rừng. Những cây ráy có tuổi đời từ 2 – 3 năm trở lên, có thể đào củ về rửa sạch hết đất cát, bỏ những rễ con, cạo bỏ lớp vỏ ngoài và có thể dùng khi còn tươi hoặc phơi khô rồi dùng. Tuy nhiên, cần phải hết sức chú ý khi chế biến để tránh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

                    Những công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời của củ ráy

                    Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Củ ráy có vị nhạt, tính hàn, có độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng. Có thể chữa được nhiều bệnh rất hiệu quả, cụ thể:

                    Củ ráy có thể chữa được bệnh Gout

                    Chữa bệnh Gout (thống phong)

                    Để chữa bệnh Gout, trong dân gian có bài thuốc chữa bệnh dùng từ củ ráy như sau:

                    – 50g củ ráy đã được sao vàng

                    – 30g quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng.

                    – Cho tất cả 2 vị thuốc trên vào nồi và sắc thuốc uống.

                    Kiên trì dùng bài thuốc này liên tục hàng tháng, bệnh thống phong sẽ không tái phát.

                    Chữa trị cảm hàn

                    Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu cho biết: Khi bị sốt cao, lấy củ ráy tươi cắt đôi chà thử vào mu bàn tay. Có một số người không cảm thấy ngứa, bạn có thể tiếp tục dùng nửa củ ráy, chà khắp xương sống và chà khắp lưng. Một nửa còn lại, thái mỏng đun với nước thật sôi, uống lấy 1 bát. Bệnh sẽ khỏi bệnh nếu sử dụng bài thuốc này khoảng 5 lần.

                    Củ ráy chữa được bệnh cảm hàn và chàm rất hiệu quả

                    Chữa chàm (eczema)

                    Chàm luôn là một nỗi ám ảnh của nhiều chị em phái đẹp. Để chữa bệnh chàm bạn có thể dùng:

                    – Lấy một củ ráy khoét lõm thành cái nồi.

                    – Bắt 1 con bọ hung đem nướng cháy thành than, nghiền thành bột và dùng 10g diêm sinh nghiền nhỏ, trộn lẫn vào bột bọ hung tán.

                    – Lấy 1 chén dầu lạc đổ vào “nồi” củ ráy khoét lõm và đun sôi dầu.

                    – Cho tất cả các hỗn hợp trên vào “nồi” củ ráy, khuấy đều khoảng 15 phút và để nguội.

                    – Dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp trên bôi vào chỗ bị chàm, bôi đều từ ngoài vào trong mỗi ngày một lần, cho đến khi khỏi. Thông thường bôi 5 ngày là khỏi.

                    Không chỉ vậy, các Y sĩ Y học cổ truyền sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: chúng ta có thể “lấy độc trị độc”  chữa ngứa ngáy do lá han gây ra, bằng cách: Nếu đi rừng chạm phải lá han gây ngứa tấy, cắt lấy nửa củ ráy chà vào chỗ ngứa do lá han, sẽ khỏi.

                    Nguồn: benhhoc.edu.vn

                    Chuyên mục
                    Y Học Cổ Truyền

                    Những món ăn nên dùng dành cho người bị táo bón

                    Đối với người bị táo bón thì chế độ ăn đóng vai trò tiên quyết  tới quá trình điều trị. Vì vậy bạn nên tham khảo các món ăn sau đây để quá trình điều trị táo bón được hiệu quả nhất.

                      Táo bón

                      Theo bác sĩ y học cổ truyền TPHCM, nguyên nhân chủ yếu gây táo bón mạn tính là ăn uống không đúng cách, tinh thần không thoải mái, dẫn đến khí uất, nhiệt thịnh, thương tân dịch, gây táo kết đại tràng. Lâu ngày, bệnh có thể làm tổn thương khí huyết, gây khí hư, huyết hư.

                      Nên ăn nhiều rau củ quả, nhất là những loại có tính chất nhuận tràng (như táo, lê, đu đủ, rau mồng tơi, rau cải, cải bắp, khoai lang…), uống nhiều nước, sữa đậu nành, nước hoa quả. Hạn chế rượu và các đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, thịt chó, thịt dê…

                      Những món ăn nên dùng dành cho người bị táo bón

                      Cùng các bác sĩ Y học cổ truyền tại trường cao đẳng y dược Pasteur TPHCM tìm hiểu các món ăn sau đây nhé.

                      Binh lang (hạt cau thái lát, phơi khô) 10-15 g, sắc đặc lấy nước, dùng nước đó nấu cháo với gạo tẻ (30-60), ăn khi bụng đói, mỗi ngày 1-2 lần. Món ăn này thích hợp cho những người khó đại tiện, bụng dưới chướng đầy.

                      Quyết minh tử (hạt muồng muồng) 10-15 g, mật ong 20-30 g. Đem hạt quyết minh tử sao vàng thơm, cho vào cối giã vụn, thêm 300-400 ml nước, sắc trong khoảng 10 phút. Bắc ra, cho mật ong vào trộn đều. Ngày uống 2 lần sáng, chiều. Cũng có thể làm nhiều uống thay trà. Cả hai vị này đều tốt cho những bệnh nhân táo bón, người nóng, bứt rứt, khó ngủ.

                      Hắc chi ma (hạt vừng đen) 60 g, hoàng kỳ 20 g, mật ong lượng vừa đủ. Vừng đen giã nhuyễn thành hồ nhão, nhào với mật ong. Hoàng kỳ sắc đặc, bỏ bã, lấy nước trộn với hỗn hợp trên để uống. Thuốc có tác dụng nhuận tràng nhanh.

                      món ăn dành cho người bị táo bón

                      Tang thầm (quả dâu chín) 30 g, hắc chi ma 60 g, vừng trắng 10 g, đường cát 30 g, bột gạo tẻ 300 g, bột gạo nếp 700 g. Vừng đen sao thơm. Tang thầm, vừng trắng rửa sạch, cho vào nồi nước vừa đủ, dùng lửa to đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút, bỏ bã, lấy nước. Bột gạo nếp, bột gạo tẻ, đường cát cho vào nồi trộn với nước thuốc vừa sắc, thêm nước, nặn thành bánh. Mặt ngoài bánh rắc vừng đen đã sao thơm. Đem hấp cách thủy, ăn buổi sáng.

                      Hoàng kỳ 10 g, thịt lợn nạc 250 g, măng tươi 50 g, cà rốt 100 g, hành tươi 100 g, mộc nhĩ 30 g, bắp cải 250 g. Ngâm hoàng kỳ trong nước khoảng 30 phút, sau đó đem sắc đặc, chắt lấy nước. Thịt nạc, măng tươi, cà rốt, hành tươi thái lát mỏng; mộc nhĩ ngâm cho nở, xắt thành miếng nhỏ; bắp cải rửa sạch, thái vụn. Xào thịt chín tái rồi đổ ra, cho củ cải vào xào một lúc, sau đó cho măng vào xào, thêm hành tươi. Đổ thịt cùng nước sắc hoàng kỳ, cải bắp, mộc nhĩ, thêm một ít nước, bột mì đun cho sánh lại, nêm gia vị, ăn với cơm.

                      Món ăn đông y này chứa nhiều thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, có tác dụng bổ khí, cường thận, dưỡng vị, nhuận tràng, dùng tốt cho người cao tuổi đại tiện khó do ít vận động, nhu động ruột kém.

                      Nguồn: benhhoc.edu.vn

                      Exit mobile version