Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Mách bạn bài thuốc đơn giản trị phong thấp ở người cao tuổi

Với kinh nghiệm ngàn năm cùng nguồn dược liệu đa dạng và phong phú, y học cổ truyền đã không ngừng hội tụ tinh hoa và tạo ra những bài thuốc điều trị chứng bệnh phong thấp rất có hiệu quả.

Mách bạn bài thuốc đơn giản trị phong thấp ở người cao tuổi

Phong thấp là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng cao tuổi. Bệnh diễn biến phức tạp và dai dẳng. Do tiền sử bệnh tật, vị trí địa lý sinh sống, điều kiện hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau, từ đó mà mức độ và thể bệnh cũng không giống nhau.

Tất cả những điều này cần được quan tâm và tiến hành điều trị một cách khoa học từ những người có chuyên môn.

Trị phong thấp từ bài thuốc y học cổ truyền

Khi thời tiết thay đổi, các khớp xuất hiện đau nhức âm ỉ, người bệnh đi lại khó khăn, ít ngủ, trằn trọc thì có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Ngải diệp 16g, cẩu tích 12g, trinh nữ 16g, kinh giới 16g, ngũ gia bì 12g,  thổ phục linh 20g, thiên niên kiện 10g, quế chi 10g, nước 1.000ml, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Xương bồ 12g, tang chi 12g, rễ cỏ xước 12g, quế 10g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 20g, rễ bưởi bung 16g, cam thảo 12g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trường hợp khớp đau nhưng lại chạy từ khớp này đến khớp kia, có thể xuất hiện sốt, toàn thân mệt mỏi (thể phong thấp), đau tức ngực, khó thở. Người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:  Hoài sơn 16g, hà thủ ô (chế) 12g, ngũ gia bì 16g, liên nhục 12g, cẩu tích 12g, nam tục đoạn 16g, hy thiêm 12g, phòng phong 10g, đơn hoa 12g, độc hoạt 16g, kinh giới 16g. Uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Xuyên khung 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, đan sâm 12g, phòng phong 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, thổ phục linh 16g, thục địa 10g, bạch thược 12g, độc hoạt 16g, huyết đằng 16g. Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị khớp gối đau mỏi, chân tay lạnh bằng y học cổ truyền

Trường hợp khớp gối đau mỏi, chân tay lạnh, khớp cứng, cơ thể suy nhược, đi đứng chậm chạp (thể hàn thấp), thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:  Hà thủ ô (chế) 12g, thổ phục linh 16g, xấu hổ 20g, rễ cúc tần 12g, tục đoạn 12g, cỏ xước 20g, thiên niên kiện 10g, đơn hoa 16g, độc hoạt 16g, quế chi 10g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Phòng phong 10g, xuyên khung 12g, huyết đằng 16g, kinh giới 16g, tế tân 12g, nam tục đoạn 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g, cẩu tích 12g, bưởi bung 16g, quế chi 10g, chích thảo 12g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Trường hợp đau vai cổ, đau lan xuống một bên cánh tay. Đầu khó cử động, có cảm giác tê bì. Người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:  Thổ phục linh 20g, ngải diệp 16g, hà thủ ô (chế) 12g, tục đoạn 12g, lá lốt 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ bưởi bung 16g, rễ cúc tần 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng.

Bài 2:  Ngưu tất 16g, thiên niên kiện 12g, quế chi 10g, trần bì 10g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, tế tân 10g, kinh giới 16g, đương quy 12g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng.

Hi vọng những bài thuốc trên có thể giúp người cao tuổi loại trừ được căn bệnh phong thấp. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc có chuyên môn. Hãy tham khảo và đừng quên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc từ hà thủ ô vang danh bất hư truyền

Hà thủ ô mang trong mình tác dụng kỳ diệu trong phòng và trị bệnh. Từ xa xưa, vị thuốc này đã được các bậc thầy y học sử dụng và lưu truyền đến tận ngày nay.

Hà thủ ô; Vị thuốc hay trong y học cổ truyền

Hà thủ ô còn có tên khác: Dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô…

Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Hà thủ ô ở Việt Nam có hai loại chính là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên loại hay thường dùng làm thuốc chữa bệnh là hà thủ ô đỏ.

Củ hà thủ ô trong y học cổ truyền, có vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn. Vị đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp mới dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Đây là những tác dụng không mong muốn nên trong các bài thuốc trị bệnh thường dùng hà thủ ô chế.

Bài thuốc y học cổ truyền có hà thủ ô

Bài 1: hà thủ ô chế, long cốt, bạch thược, bắc sa sâm, quy bản, mỗi vị 12g. Sắc uống. Công dụng bổ huyết, an thần. Trị huyết hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm.

Bài 2: dạ giao đằng 12g, trân châu mẫu 60g, đan sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng buồn bực, mất ngủ, mộng mị.

Bài 3: Thủ ô hợp tễ: hà thủ ô chế, bạch thược, hạn liên thảo, sinh địa, huyền sâm, sa uyển tật lê, tang ký sinh, hy thiêm thảo, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống. Dùng khi thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng.

Bài 4: Thất bảo mỹ nhiệm đơn: hà thủ ô chế 20g, đương quy 12g, thỏ ty tử 12g, bạch linh 12g, ngưu tất 12g, phá cố chỉ 12g. Tất cả tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu bằng nước muối nhạt. Công dụng ích thận, cố tinh. Trị gan thận yếu, lưng và đầu gối đau nhức, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh.

Cây thuốc hà thủ ô

Bài 5: Trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng 1 trong 2 bài: Hà nhân ẩm: hà thủ ô chế 16g, trần bì 12g, gừng lùi 12g, đảng sâm 12g, đương quy 12g. Sắc uống.

Hoặc Hà thủ ô sống 60g, đậu đen 20g, sài hồ 12g. Sắc với nước, đem phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.

Bài 6: hà thủ ô tươi 30-60g. Sắc uống. Tác dụng nhuận trường, thông tiện. Trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí.

Ngoài ra:

– Hà thủ ô uống hằng ngày có thể điều trị chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.

– Phối hợp với nữ trinh tử, tang ký sinh có tác dụng điều trị tăng áp huyết do xơ vữa mạch ở người già.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – thầy thuốc YHCT Hữu Định, ở Việt Nam, thầy thuốc còn dùng rễ của cây hà thủ ô trắng (dây sữa bò, hà thủ ô nam) bên cạnh hà thủ ô đỏ.

Dùng thay hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ máu, tuy nhiên hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu chi tiết. Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này có tác dụng chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, phụ nữ sau đẻ không có sữa uống để ra sữa.

Lưu ý: Cần hết sức tránh nhầm với dây càng cua hoặc cây Mác chim khi thu hái hà thủ ô trắng, bởi các cây này đều là cây có độc.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tinh dầu tràm: Tác dụng khó ngờ từ thiên nhiên

Tinh dầu tràm phát huy tác dụng hiệu quả trong việc chống viêm, kháng histamin, chống viêm, làm thông thoáng đường hô hấp,… nếu bạn sử dụng đúng cách.

Tinh dầu tràm: Tác dụng khó ngờ từ thiên nhiên

Đôi nét về tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được lấy từ lá tươi của cây tràm. Chúng có tác dụng trong việc  giảm đau, chống viêm, làm thông thoáng đường hô hấp, chống co thắt phế quản, long đờm, giảm ho, chống phù nề, chống đầy bụng và khó tiêu, tăng cường quá trình tái tạo và làm liền vết thương…

Theo y học cổ truyền, tinh dầu tràm có vị cay chát, tính ấm, mùi thơm, vào hai đường kinh tỳ và phế, tác dụng hoạt huyết khu phong, tiêu đờm sát trùng, an thần giảm đau,…

Tác dụng và cách dùng phát huy hiệu quả của tinh dầu tràm

Giảm đau: Tinh dầu tràm thường được dùng xoa bóp nên ngoài làm nóng để điều trị đau đầu, đau bụng, đau khớp, nhức mỏi chân tay.

Để làm giảm cơn đau bụng, bạn có thể dùng tinh dầu tràm xo bóp trực tiếp hoặc dùng một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống .

Chống viêm nhiễm: Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5-10% dùng  nhỏ mũi, điều này có tác dụng chống cúm, sát khuẩn, ngạt mũi.

Để rửa vết thương, bạn có thể dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2%.

Để làm sạch không khí và tạo ra cảm giác dễ chịu trong nhà, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu tràm và chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.

Chữa chứng đầy hơi, chậm tiêu, giảm ho, long đờm: Bạn có thể dùng dầu tràm để hít mũi, xông họng, nhằm mục đích long đờm, giảm ho và làm thông thoáng đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh lẽo.

Trong trường hợp đầy hơi, đau bụng, bạn có thể dùng tinh dầu tràm xoa bụng và uống một cốc nước nóng có nhỏ vài ba giọt dầu tràm.

Tinh dầu tràm hỗ trợ điều trị hôi miệng, viêm quanh răng, viêm lợi: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Bạn dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Tuy nhiên cần nhớ rằng tuyệt đối không được uống dung dịch này.

Tinh dầu tràm có tác dụng chữa chứng đầy hơi, chậm tiêu, giảm ho, long đờm

Ngừa viêm đường hô hấp: Dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương sau khi tắm hoặc dùng tinh dầu tràm hòa vào nước tắm… Điều này có thể dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi, khi trời lạnh

Theo chuyên gia tư vấn page Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cách làm này cũng có lợi đối với trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Trẻ được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm sẽ giúp cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và côn trùng đốt. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để tinh dầu vào mắt bé.

Trị mụn nhọt, trứng cá (da dầu): Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

Trị gàu cho da đầu: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Nhờ đó tóc sẽ giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Ngoài ra, bạn dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương khi bị nấm bàn chân.

Dưỡng thể, dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng.

Ngoài việc làm sạch và dưỡng da loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi một làm việc căng thẳng.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trong việc sử dụng tinh dầu tràm hiệu quả cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá các bài thuốc điều trị ho từ Hoa

Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến phong tà bệnh độc rất dễ xâm nhập cơ thể, gây ho. Lúc này bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản trị ho từ các loài hoa.

Bài thuốc từ Hoa kim tước trị ho do phế

Theo y học cổ truyền, ho có thể phân thành 2 dạng: một là bệnh tại tạng phế sinh ra, hai là do các tạng phủ khác bị bệnh mà lan truyền vào phế gây bệnh tại phế…

Tà khí từ bên ngoài vào hay tà khí tự sinh ra ở bên trong, đều có thể gây ra tình trạng phế mất tuyên giáng, phế khí thượng nghịch lên trên mà gây ho.

Bài thuốc điều trị ho từ các loài hoa

Trị ho do phế hư: Hoa kim tước 500g, mật ong 500g. Hoa kim tước rửa sạch, đem sắc 3 lần, mỗi lần trong 30 phút rồi trộn cả 3 nước sắc lại, đổ mật ong vào cô lại bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, để nguội rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm.

Trị ho có kèm theo khó thở do co thắt phế quản: Hoa cúc bách nhật (100-200g) sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước đun sôi để nguội.

Trị các chứng ho: Hoa đỗ quyên 200g, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g với nước đun sôi để nguội.

Trị chứng ho suyễn lâu ngày: Khoản đông hoa 250g, tuyền phúc hoa 250g, mật ong 500g. Hai loại hoa cho vào túi vải, ngâm nước trước khi sắc. Sắc nhỏ lửa 30 phút, sắc 3 lần như vậy rồi hoà 3 nước sắc với nhau, thêm mật ong, đem cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml, dùng liên tục trong 15 ngày.

Trị ho gà: Hoa đu đủ đực 30g, đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Người bệnh cũng có thể kết hợp hấp thêm với lá hẹ 10g, hạt chanh 10g.

Vị thuốc Tuyền phúc hoa

Trị ho do cảm mạo phong hàn, khạc đờm trắng loãng, tiếng ho nặng: Tuyền phúc hoa 5g, hạnh nhân 10g, khoản đông hoa 10g, đường đỏ 30g. Sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, thêm đường đỏ, uống nhiều lần thay trà trong ngày.

Trị ho có kèm theo khó thở: Khoản đông hoa 15g, cúc bách nhật 15g, mật ong 250g. Hai thứ hoa đem sấy khô tán bột rồi hoà với mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml với nước ấm.

Trị ho do phong nhiệt, tác dụng lợi tiểu tiêu thũng, giải độc: Dã cúc hoa 30g, bạch mao căn 30g, đường trắng 30g. Đem dã cúc hoa và bạch mao căn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha với đường trắng uống thay trà.

Trị ho do cảm mạo phong nhiệt, có sốt, tức ngực, khó thở, khạc đờm vàng: Hoa mướp 24g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín 15-20 phút thì dùng được, pha thêm mật ong, uống thay trà.

Trị chứng ho có khạc nhiều đờm: Hoa bách hợp 30g, mật ong 50g. Hấp cách thuỷ, chia ăn trong ngày, 7-10 ngày là một liệu trình.

Trị ho do đàm nhiệt, thuận khí chỉ khái, tán uất: Hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi, uống thay trà.

Trị chứng ho ở những người suy nhược cơ thể: Hoa phù dung 50g, gan lợn 150g và gia vị vừa đủ. Đem hoa phù dung luộc cùng gan lợn, khi chín lấy gan lợn ra thái miếng, bỏ bã hoa, thêm gia vị, ăn gan, uống nước luộc.

Ngoài ra thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm, người bệnh có thể dùng hoa phù dung hãm uống thay trà cùng với đường phèn.

Hoa quế khô

Trị ho do đàm thấp, ho và khạc đờm nhiều, đờm sắc trắng hoặc trắng xám: Hoa quế khô 3g, vỏ quýt 10g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

Trị ho do phế táo, tác dụng nhuận phế chỉ khái, giải độc: Kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hoà thêm 50g mật ong, chia uống trong ngày.

Trị ho và khái huyết tư âm nhuận táo: Hoa phượng tiên 30g, trứng gà 3 quả.  Trứng gà luộc chín, bóc bỏ vỏ, sắc với hoa phượng tiên 30 phút, khi được, ăn trứng và uống nước luộc.

Trị ho và trấn khái hoá đàm, khái huyết hạ khí: Hoa sơn trà 30g sấy khô, tán bột hoà đều với 250g mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml với nước ấm.

Trị ho do phong nhiệt và đàm nhiệt: Hoa mai khô 10g, gạo tẻ 60g, khoản đông hoa 10g, mật ong vừa đủ. Gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, thêm mật ong, chia ăn 2-3 lần trong ngày.

Đây là những bài thuốc trị ho hữu từ các loài hoa hiện nay. Tuy nhiên để phù hợp với tình trạng cơ thể, bạn nên khám và tham vấn trực tiếp từ y bác sĩ.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Tác dụng và bài thuốc trị bệnh hay từ Hải đồng bì

Hải đồng bì vào kinh tâm, tỳ, có tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh như: huyết hư, chân co quắp không duỗi ra được, chữa phong nhiệt, các bệnh ngoài da,…

Cây thuốc Hải đồng bì

Thông tin cơ bản về Hải đồng bì

Hải đồng bì còn có tên khác là thích đồng bì, vông nem.

Tên khoa học Erythrina variegata L.), họ Đậu (Fabaceae). Vị thuốc này có nhiều ở các nước Đông Nam Á, trong đó được trồng nhiều ở nước ta.

Lá, hoa và vỏ cây (Cortex et Folium Erythrinae Variegatae) là những bộ phận được sử dụng làm thuốc. Chúng được thu hái vào mùa xuân; có thể dùng tươi hoặc khô. Riêng với phần vỏ thân, bạn cần cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô, bảo quản tránh ẩm.

Theo nghiên cứu hiện đại, hải đồng bì có chứa các thành phần hóa học như: alkaloid (erysothrin, erythrinin, erysodin, erybidin, N-nororientalin, hypaphorin,…); có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Theo y học cổ truyền, hải đồng bì vị đắng, tính bình; vào kinh tâm, tỳ. Lá cây Thích đồng bì có tác dụng sát trùng, an thần, tiêu cam tích; thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt lở loét, mất ngủ, cam tích.

Vỏ cây (hải đồng bì) có tác dụng thông kinh lạc, khứ phong thấp, sát trùng. Liều lượng: 4-6g.

Tham khảo bài thuốc điều trị bệnh từ Hải đồng bì

Hải đồng bì trị đau dữ dội vùng lưng và đầu gối: hải đồng bì 60g, ngưu tất 30g, khương hoạt 30g, xuyên khung 30g, địa cốt bì 30g, ngũ gia bì 30g, cam thảo 15g, ý dĩ nhân 60g, sinh địa 300g, rượu trắng 2.400ml. Ngâm 20-30 ngày. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối), mỗi lần 50ml (Tục truyền tín phương).

Hải đồng bì trị huyết hư: hải đồng bì 15g, ngưu tất 15g, mần tưới 15g, mần trầu 15g. Sắc uống. (theo Nam dược thần hiệu).

Hoặc: hải đồng bì 15g, phòng kỷ 15g, ý dĩ sao 15g, ngũ gia bì 15g, kê huyết đằng 15g,  ngưu tất 15g. Sắc uống. Thích hợp cho phụ nữ sau khi đẻ choáng váng, mờ mắt, sa sẩm mặt mũi.

Vỏ cây Hải đồng bì là những bộ phận được sử dụng làm thuốc

Hải đồng bì trị kinh nguyệt không đều, rong kinh: hoa thích đồng bì 15g, sắc uống (theo Lương y Lê Trần Đức).

Hải đồng bì trị chân co quắp không duỗi ra được: Sử dụng bài Hải đồng bì tán: hải đồng bì 30g, ngưu tất 30g, thục địa 30g, đương quy 30g, bổ cốt chỉ 15g, mẫu đơn bì 30g, sơn thù du 15g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần dùng bột thuốc 3g và hành 5g; sắc với 100ml nước, bỏ bã, uống nóng.

Hải đồng bì trị một số bệnh ngoài da: hải đồng bì, xà sàng tử, vỏ cây dâm bụt, chút chít; liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột, pha với rượu tỷ lệ 1/5. Bôi ngoài da.

Hải đồng bì trị phong nhiệt: hải đồng bì, xà sàng tử, liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền bột, trộn với mỡ lợn, bôi chỗ ngứa (theo Như tuyên phương).

Hải đồng bì trị trẻ em cam tích, trừ giun đũa: lá thích đồng bì 1-3g nghiền bột, uống với nước.

Hải đồng bì trị rắn cắn: vỏ thích đồng bì thái nhỏ, đun với ít nước, nghiền thành bột, đắp nơi rắn rết cắn, theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hải đồng bì trị mất ngủ:

  • Bài 1: lá thích đồng bì non 20g, ngó sen 100g, gan lợn 100-150g. Thích đồng bì, ngó sen đem thái nhỏ; gan lợn thái lát. Xào chín, thêm gia vị, ăn bữa chiều.
  • Bài 2: Thích đồng bì 5g, lá dâu 6g, lạc tiên 5g, tâm sen 5g. Sắc hãm lấy nước uống
  • Bài 3: lá thích đồng bì non 30g, lá dâu non 30g, vừng đen 100g, đậu đen 100g. Vừng rang tán mịn; lá thích đồng bì, lá dâu thái nhỏ. Nấu đậu cho nhừ, cho vừng và các lá vào; đun sôi lại. Bạn có thể thêm đường hay muối tùy theo sở thích, ăn bữa chiều.

Hi vọng những thông tin trên mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Tuy nhiên cần nhớ rằng điều này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Món ăn thuốc từ Kê tốt cho người đái tháo đường, đau dạ dày

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa; tác dụng kiện tỳ, hòa vị, thanh nhiệt, bổ thận. Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc mà còn là trong các món ăn bài thuốc.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Kê là hạt và mầm hạt

Thông tin cơ bản về hạt Kê

Kê có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn có tên lật mễ, tiểu mễ, lật cốc, cốc nha,.

Tên khoa học: Setarica italica L., họ Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng làm thuốc là hạt và mầm hạt (cốc nha và túc nha).

Theo nghiên cứu, hạt kê có 73% carbonhydrat; 2,9% lipid; các loại đường; sinh tố nhóm B; 10,8% protein; khoáng chất (Ca, P, Fe).

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa; tác dụng ngừa sỏi thận, đái tháo đường, lợi tiểu và tiêu chảy; là lương thực tốt cho người miệng hôi, mắc chứng khó tiêu, tỳ vị hư nhược và người đau dạ dày. Bên cạnh đó, Kê còn là món ăn tốt cho người bị thấp khớp, làm dịu các cơn khi sinh đẻ.

Ở Việt Nam, bánh đa kê, chè kê, cháo kê thịt gà là đặc sản của một số vùng miền. Đồng thời, Kê còn là 1 món ăn trong 10 sở thích của người sống trường thọ.

Món ăn thuốc từ hạt Kê

Theo Y học cổ truyền, kê vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận. Thích hợp với những người bị tỳ vị hư nhiệt với các triệu chứng: nôn oẹ, nôn ói, ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy…

Liều dùng, cách dùng: 20-150g/ngày. Bạn có thể nấu, hầm, chưng. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc sau:

Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Thích hợp cho người cao tuổi, ăn không tiêu, tỳ vị hư nhược, người gầy, sút cân.

Cháo kê đại táo: kê (đã xát vỏ) 200g, đại táo 10-12 quả. Nấu cháo thêm đường. Dùng tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.

Hạt kê

Cháo kê trúc diệp: kê (đã xát vỏ) 200g, đạm trúc diệp 40-60g. Đạm trúc diệp thái nhỏ, sắc lấy nước bỏ bã; kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo.

Món ăn thuốc nay thích hợp cho người bị say nóng, cảm nắng, tim đập mạnh, hồi hộp kích ứng, giật tay chân (kinh phong, phong nhiệt).

Cháo kê khoai lang: kê 60g, khoai lang 60g. Khoai lang rửa sạch gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Thích hợp cho người tỳ vị hư nhược, đái tháo đường, theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, trứng gà 2 quả, hà thủ ô 30g. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo chín gắp bỏ bã thuốc, đập trứng gà vào, cho thêm chút đường trắng, khuấy đều, đun sôi là được. Ăn khi đói. Cháo kê hà thủ ô rất tốt cho người bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng, sa tử cung.

Chè kê đường phèn: kê 150-250g (đã xát vỏ), đường phèn vừa đủ. Kê nấu chín, cho đường vào đánh tan, đun sôi. Tác dụng chữa âm hư háo khát. Bài thuốc thích hợp cho người lao động hay phòng dục quá độ khiến người ho, nóng hâm hấp, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.

Cơm kê: kê (đã xát vỏ) 250g, nấu xôi cơm, ăn bữa chính. Cơm kê đặc biệt tốt cho người đái tháo đường, lao phổi, phụ nữ sau đẻ, người suy nhược cơ thể, người bệnh mạn tính dài ngày, trẻ em suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, không ăn kê với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy. Đồng thời để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Đau nhức đầu dùng thuốc gì chữa hiệu quả?

Đau nhức đầu có thể do bên trong cơ thể hoặc tác nhân bên ngoài. Tùy theo tình trạng bệnh mà các thầy thuốc sử dụng bài thuốc điều trị đau nhức đầu phù hợp.

Đau nhức đầu là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Theo Y học cổ truyền, nếu lúc đau đầu lúc không và đau âm ỉ là do nội thương; nếu kèm theo xây xẩm hoa mắt chóng mặt, lưng gối đau mỏi, hoặc có di tinh, lưỡi đỏ, mạch tế sác là do thận khí suy tổn.

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị đau nhức đầu theo từng thể bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc điều trị đau đầu do thận dương hư

Người bệnh có biểu hiện đau đầu sợ lạnh, ấm thì giảm đau, lưng gối vô lực, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt, đại tiện lỏng, tiểu ít, phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu ít rêu, mạch trầm tế nhược, nhất là mạch xích bất túc.

Phép chữa: ôn bổ thận dương. Dùng bài thuốc:

Bài 1: củ mài sao vàng 20g, dây tơ hồng sao vàng 20g, khiếm thực sao vàng 20g, đậu đen sao chín 40g, thục địa 40g, cúc hoa 20g. Sắc uống.

Bài 2: Thận khí hoàn: thục địa 32g, đơn bì 12g, phục linh 12g, sơn thù 16g, phụ tử 4g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, nhục quế 4g. Sắc uống.

Gia giảm: Lưng gối yếu mỏi, thêm tục đoạn 12g, cẩu tích 12g; phù thũng, tiểu ít, thêm xa tiền tử 12g, ngưu tất 16g; dương nuy, thêm dâm dương hoắc 12g, ba kích 12g; đầu ngón chân ngón tay không ấm, thêm tế tân 3g, can khương 8g; đại tiện lỏng, thêm nhục đậu khấu 12g, ngũ vị tử 8g.

Bài 3: thục địa 20g, mẫu lệ 12g, bột sừng nai 20g, ba kích 12g, nhục quế 4g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, mật ong vừa đủ. Sừng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp khoảng 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám. Tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Châm cứu (châm bổ) hoặc day ấn các huyệt: thái khê, thái uyên, mệnh môn.

Bài thuốc điều trị đau đầu do thận âm hư

Người bệnh thấy ù tai hoa mắt chóng mặt, đầu đau trống rỗng, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ hay quên, ngũ tâm phiền nhiệt, sốt nhẹ về chiều, di tinh đới hạ, ra mồ hôi trộm, người gầy lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế vô lực.

Phép chữa: tư bổ thận.

Lá sen có nhiều trong bài thuốc điều trị đau nhức đầu

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thầy thuốc Hữu Định cho hay, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Bài 1: mẫu lệ 12g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, mạch môn 12g, bột sừng nai 20g, quy bản 16g, thục địa 20g, mật ong vừa đủ. Sừng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp khoảng 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám; quy bản cạo hết màng trong, đập vỡ, tẩm giấm thanh 2-3 giờ, sao vàng sẫm. Tất cả tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15g.

Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: thục địa 32g, đơn bì 12g, cúc hoa 12g, phục linh 12g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống.

Gia giảm: nam di tinh, nữ đới hạ, thêm tri mẫu 12g, hoàng bá 10g; lưng gối đau mỏi, thêm đỗ trọng 12g, ngưu tất 10g; hoa mắt ù tai, thêm ngũ vị tử 8g, từ thạch 12g, thiên ma 12g, trân châu mẫu 12g; ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thêm địa cốt bì 12g, quy bản 12g, long cốt 16g, mai mực 16g.

Bài 3: ngọc trúc 24g, sơn thù 10g, toàn yết 6g, long cốt 15g, bạch thược 24g, câu đằng 12g, mẫu lệ 15g, quất lạc 6g. Sắc uống.

Tác dụng tức phong hòa lạc, tư bổ can thận. Điều trị đau đầu do hư phong thượng nhiễu thanh không, can thận âm tinh bất túc.

Châm cứu (châm bổ) hoặc day ấn các huyệt: thái uyên, thận du, thái khê, chí thất, quan nguyên.

Để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả thuốc điều trị, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để điều trị và không quên thực hiện lối sống lành mạnh.

Hoặc tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Gợi ý 11 món ăn thuốc trị bệnh hay từ mật ong

Mật ong là thức quà quý từ thiên nhiên, có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu; đồng thời được sử dụng trong các món ăn thuốc trị bệnh hay.

Mật ong từ thiên nhiên

Đôi nét về mật ong

Mật ong hay còn gọi là phong mật, là là mật của con ong mật gốc châu Á (Apis corana Fabricus.) hay ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), thuộc họ ong mật (Apidae).

Trong mật ong chứa đường đơn (levulose, glucose) và rất ít đường đôi (saccharose), có các men galactaza, lipaza, diastaza…, các vitamin (B1, B2, B6, PP, acid panthotenic) và khoáng chất. Cứ 100g mật ong cung cấp 335 calo.

Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, tâm, vị và đại trường; tốt cho người bị viêm khô khí phế quản, ho khan ít đờm, đau do loét dạ dày tá tràng, viêm loét miệng, táo bón, tắc ngạt mũi, trĩ mũi; giải độc ô đầu; được dùng làm gia vị trong chế biến thức ăn, bánh kẹo; làm tá dược trong y học, đặc biệt là trong các dạng thuốc hoàn, thuốc nước.

Danh y Lý Thời Trân, đời nhà Minh cho rằng, mật ong: “Tính mát nên thanh nhiệt, tính ấm nên bổ trung, tính ngọt nên giải độc, tính mềm nên nhuận khô, tính bổ nên chống đau, điều hòa bách dược và công dụng như cam thảo”.

11 món ăn thuốc hay từ mật ong

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý đến bạn đọc 11 món ăn thuốc hay từ mật ong:

Mật ong trứng gà: mật ong 50g, trứng gà 1 quả. Hai thứ đun cách thủy, cho mật ong sôi lăn tăn, đập trứng vào, khuấy đều. Ăn ngày 1-2 lần. Món này tốt cho người bị viêm khí phế quản mạn tính.

Lê chưng mật ong: lê 1 quả khoét bỏ phần lõi hạt, cho mật ong vào đem chưng cách thủy rồi ăn. Món này rất tốt cho người bị sốt (đạo hãn âm hư).

Mật ong có thể chế biến thành nhiều món ăn thuốc tốt cho sức khỏe

Mật ong pha nước sôi: mật ong lượng vừa đủ pha với nước sôi, khuấy đều. Đây là bài thuốc hay chữa táo bón ở trẻ còn bú mẹ.

Nước sắc bách bộ bạch cập trộn mật ong: bách bộ 25g, bạch cập 25g, mật ong 50g. Dược liệu sắc hãm lấy nước, hòa với mật ong, chia 2 lần uống trong ngày. Thích hợp cho bệnh nhân lao phổi, giãn phế quản, khái huyết.

Mật ong trộn nước trần bì cam thảo: cam thảo 10g, trần bì 6g, mật ong 50g. Dược liệu sắc hoặc hãm, gạn lấy nước bỏ bã, trộn với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày. Mật ong trộn nước trần bì cam thảo rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Vừng đen trộn mật ong: vừng đen rang chín tán mịn để trong lọ kín, mật ong lượng tương đương. Ngày dùng 2 lần (sáng, chiều), lấy mỗi thứ 2 thìa trộn nhuyễn đều ăn với nước sôi. Món này thích hợp cho người cao tuổi táo bón kinh diễn.

Dưa chuột trộn mật ong: dưa chuột bánh tẻ (chưa già) 10 quả nhỏ chấm với mật hoặc ướp mật ong rồi ăn. Món này tốt cho trẻ mắc hội chứng lỵ (đau quặn mót nặn, đại tiện nhiều lần nhưng số lượng ít…).

Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Hai thứ nghiền nát trộn với nước gừng và mật ong lượng thích hợp rồi ăn. Thích hợp cho người bị suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.

Bưởi ướp giấm mật ong: bưởi 1 quả, bóc bỏ vỏ cùi, thái lát, thêm 30ml mật ong, đun cách thủy cho chín nhừ, thêm 15ml giấm ăn khuấy trộn đều, ăn vào buổi sáng và tối. Món ăn thích hợp cho người cao tuổi viêm khí phế quản ho nhiều đờm.

Rượu mật ong: rượu trắng hòa mật ong, liều lượng thích hợp, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén con trước bữa ăn. Tác dụng tốt cho người bị nổi ban mề đay, sẩn ngứa nửa người.

Si-rô bạch quả mật ong: bạch quả 10g (lùi hoặc rang chín, bóc bỏ vỏ cứng) cho vào nồi, đổ nước nấu chín, thêm mật ong lắc đều. Ăn mỗi tối một lần. Dùng tốt cho người bệnh hen phế quản, lao phổi có ho suyễn.

Tuy nhiên những người bị tiêu chảy, thấp nhiệt tích trệ không dùng. Đồng thời, bạn không đựng mật ong trong dụng cụ bằng sắt.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Trị loãng xương bằng y học cổ truyền

Loãng xương là nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương. Để điều trị, y học cổ truyền đã có những bài thuốc hay mà người bệnh có thể tham khảo.

Trị loãng xương bằng y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây loãng xương là do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, tinh huyết thiếu hụt làm cho tủy kém, xương khô mà sinh ra bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị theo từng thể lâm sàng mà người bệnh có thể tham khảo.

Bài thuốc trị loãng xương thể thận dương hư

Người bệnh có biểu hiện cơ thể yếu mệt, lưng đau gối mỏi, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, đầu choáng mắt hoa, liệt dương, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng…

Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1: ngưu tất 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, đại táo 10g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: bạch truật (sao hoàng thổ) 12g, cây lá lốt 12g, nam tục đoạn 16g, đỗ trọng 10g, cỏ xước 16g, hy thiêm 16g, hoài sơn 16g, khởi tử 12g, cao lương khương 10g, quế 6g, sơn thù 12g, ba kích 16g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài thuốc trị loãng xương thể tỳ hư

Người bệnh có biểu hiện cơ thể gầy xanh, ăn ngủ kém, chân tay yếu mềm, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, ngại vận động, mình mẩy nặng nề, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Dùng bài: bạch truật 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, cao lương khương 10g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Gia giảm: nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; hay sôi bụng, phân lỏng, gia quế chi 8g, sinh khương 6g; đau nhức các khớp, gia đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; ho hen có đờm, gia cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.

Bài thuốc trị loãng xương thể thận âm suy tổn

Người bệnh có biểu hiện mắt hoa, vận động chậm chạp, ù tai, lưng gối đau mỏi, mắt kém, tâm phiền, triều nhiệt, đại tiện táo kết, tóc rụng, răng đau, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi.

Bài thuốc trị loãng xương thể thận âm suy tổn

Theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1: hoài sơn 10g, , trạch tả 12g, bạch linh 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g thục địa 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đại táo 10g, viễn chí 10g, hắc táo nhân 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: hoài sơn 12g, khởi tử 12g, tang thầm 12g, sơn thù 12g, đương quy 12g, khiếm thực 12g, đại táo 10g, hoàng bá 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, mẫu lệ chế 16g, cỏ mực 16g, quy bản (sao) 12g, kim ngân hoa 10g, tang diệp 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Mỗi lần uống thuốc pha thêm vào 20ml mật ong.

Bài thuốc trị loãng xương thể huyết ứ

Người bệnh có biểu hiện đau nhức các khớp, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết, cơ thể mỏi mệt, da sạm, đau mình mẩy…

Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau.

Dùng bài: xuyên khung 12g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, kê huyết đằng 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, uất kim 10g, trần bì 10g, hương phụ tử chế 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: hoạt huyết, phá ứ, thông lạc, giảm đau.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh loãng xương. Vì vậy bạn nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp tập luyện khoa học. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ và khám ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh loãng xương.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc tiêu viêm, lợi niệu từ Đạm trúc diệp

Đạm trúc diệp là vị thuốc trong Y học cổ truyền, có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô; tác dụng tiêu viêm, lợi niệu, thanh nhiệt, trừ phiền,…

Đạm trúc diệp

Đặc điểm của Đạm trúc diệp

Tên gọi khác: cỏ lá tre, áp chích thảo, cỏ cú, hay thủy trúc

Tên khoa học là Lophatherum glacile Brongn, họ lúa Poaceae.

Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây, bỏ gốc và rễ; có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Theo y học cổ truyền, đạm trúc diệp vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh tâm, bàng quang và tiểu trường. Tác dụng tiêu viêm, lợi niệu, thanh nhiệt, trừ phiền và giải độc.

Bài thuốc trị bệnh từ Đạm trúc diệp

Một số bài thuốc có đạm trúc diệp được dùng trong điều trị như sau:

Bài 1: Chữa sốt nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi dùng đạm trúc diệp 12g, thạch cao 12g hoặc cát căn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 2: Chữa các chứng nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sốt, làm cho khí, âm lưỡng thương, tâm phiền, người hư, miệng khô, môi ráo, nhược.

Dùng bài Trúc diệp thạch cao thang: đạm trúc diệp 12g, bán hạ 16g, thạch cao 24g, cam thảo 6g, mạch đông 16g, nhân sâm 12g, ngạnh mễ 32g, sắc uống.

Bài 3: Trị chứng tà nhiệt nhập vào phế vệ đau đầu, phong ôn sơ khởi, sốt sợ lạnh, mình nóng, không ra mồ hôi, đau họng, miệng khát dùng bài Thông sị cát cánh thang: đạm trúc diệp 12g, thông bạch 3 củ, cát cánh 12g, sơn chi 12g, đạm đậu sị 16g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bài 4: Trường hợp kinh tâm bị thực nhiệt dẫn đến phiền nhiệt, sốt cao, nước tiểu đỏ, niêm mạc miệng lở loét do vị hỏa bốc lên dùng bài thuốc: đạm trúc diệp 10g, hoàng liên 5g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, cam thảo 5g, chi tử 10g. Sắc uống.

Đạm trúc diệp dạng khô

Bài 5: Trị chứng thấp nhiệt uất ở phần khí, mê man, đàm trọc che lấp tâm bào, nói nhảm dùng bài thuốc Ý dĩ trúc diệp thang: “đạm trúc diệp tươi 12g, ý dĩ 24g, hoạt thạch 24g, liên kiều 8g, phục linh 12g, bạch đậu khấu nhân 8g, thông thảo 6g”, thầy thuốc Hữu Định, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Bài 6: Chữa viêm niệu đạo tiểu tiện ngắn đỏ, đái dắt, đái buốt, nước tiểu ít dùng: đạm trúc diệp 20g, sinh cam thảo 6g, thông thảo 10g, thiên hoa phấn 10g, hoàng bá 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3-4 lần.

Hoặc đạm trúc diệp 20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, kim ngân hoa 12g, sắc uống

Bài 7: Trường hợp thử tà tổn thương tân dịch và khí, chân tay rời rã, sốt có mồ hôi, nước tiểu vàng, mạch hư vô lực dùng Thanh thử ích khí thang: đạm trúc diệp tươi 12g, đảng sâm 8g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g, hoàng liên 4g, tri mẫu 12g, ngạnh mễ 32g, tây qua 12g, tô ngạnh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 8: Trường hợp bị ngộ độc do ăn uống dùng đạm trúc diệp 10g, lá găng trắng 10g, lá đơn răng cưa 10g, lá thường sơn 10g, tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít nước chín, gạn, lọc rồi uống, ngày 3 lần.

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng giá trị hiệu quả sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng. Những thông tin trên không thể thay thế hoàn toàn lời khuyên của chuyên gia.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn

Exit mobile version