Chuyên mục
Y Học Cổ Truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh từ Hành đỏ

Sâm đại hành được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là củ hành đỏ hay tỏi đỏ…một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, tuy nhiên ít ai biết rằng đây còn là một vị thuốc Đông y với vô số công dụng chữa bệnh hữu dụng.

    Hành đỏ một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn

    Hành đỏ và một số thông tin cần biết

    Theo tìm hiểu của các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Hành đỏ hay còn được gọi với một số tên khác là tỏi đỏ, sâm đại hành hay tỏi lào…Là loại cây thuộc họ la đơn Iridaceae, có tên khoa học là BULBOSAELEUTHERINE. Hành đỏ là loại cây cỏ, cao 30cm  – 40 cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

    Theo Y học cổ truyền, hành đỏ có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm vào can, tỳ; có công dụng trị tư âm dưỡng huyết, sinh cơ, chỉ huyết, chỉ khái.

    Về thành phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong thân hành đỏ có chứa các hợp chất quinoid : isoeleutherin, eleutherin, eleutherol.

    Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hành đỏ

    Hành đỏ được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

    • Chữa mụn nhọt chốc lở: Sâm đại hành 12g, kim ngân hoa 12 g, thương nhĩ tử 12g, sắc uống ngày một thang.
    • Trị mất ngủ, thiếu máu: Sâm đại hành 30 g, lạc tiên 14g sắc lấy nước uống.
    • Trị chàm, chốc đầu: Sâm đại hành nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống ngày 12g – 14 g và sắc đặc bôi ngoài.
    • Trị khớp sưng do sang thương: Sâm đại hành tươi 50 g, giã dập xào với dấm đắp lên khớp đau bó lại, ngày 1 – 2 lần.
    • Trị ho viêm họng: Sâm đại hành, rẻ quạt khô mỗi vị 14 g sắc lấy nước uống.

    Trên đây là một số thông tin từ cây hành đỏ do các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của cây hành đỏ mang lại cho sức khỏe con người cũng như bổ sung thêm những kiến thức y học bổ ích cho bản thân.

    Chuyên mục
    Y Học Cổ Truyền

    Tìm hiểu công dụng chữa thần kỳ từ cây Củ cốt khí

    Củ cốt khí hay còn được gọi với tên khác là hoạt huyết đăng, hổ trượng căn…là một loại cây thuộc họ rau răm được biết như một loại thuốc đông y với nhiều công dụng chữa bệnh hữu dụng.

      Củ cốt khí là loại cây thường mọc hoang

      Thông tin cần biết về cây củ cốt khí

      Củ cốt khí có tên khoa học là Reynoutrua japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reyoutria Makino. Cốt khí là một loại cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5m-1 m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2 m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thăt nhon, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hơi dẹp lại, mép nguyên, dài 5cm-12 cm, rộng 3,5cm-8 cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn.Cuống dài 1cm-3 cm, bẹ chìa ngắn. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm.

      Theo Y học cổ truyền, Củ cốt khí có vị đắng, tính ấm có  công dụng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, tiêu viêm, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, sát khuẩn.

      Thành phần hóa học có trong cây củ cốt khí

      Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rễ cây này có antraglucozit chủ yêu là emodin hay rheum emodin C16H12O5′ dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C12H20O10 và tanin.

      Ứng dụng củ cốt khí vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

      Củ cốt khí được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng

      • Trị thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20 g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150 ml, hòa thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.
      • Chữa viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15g -20 g sắc lấy nước uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30 g, sắc uống.
      • Trị phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15g-20 g sắc lấy nước uống.
      • Chữa viêm gan cấp tính: Cốt khí củ, chút chít, mỗi vị 15 g, Lá móng 20 g. Sắc lấy nước uống, ngày một thang. Uống liền 3- 4 tuần lễ; hoặc phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải, mỗi vị 12g-16g.
      • Trị bệnh đau bụng do bế kinh, đau bụng kinh nguyệt, sau đẻ huyết ứ, bụng căng trướng gây đau đớn hoặc sưng đau do sang chấn, té ngã… Cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày.

      Qua bài viết này, mong rằng với những thông tin cũng như bài thuốc của cây củ cốt gạo do các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng mà cây gạo mang lại cho sức khỏe chúng ta.

      Chuyên mục
      Y Học Cổ Truyền

      Công dụng chữa bách bệnh từ cây thuốc Hoàng cầm

      Hoàng cầm hay còn được gọi với tên khác là Túc cầm hay tử cầm… Đây là một loại thảo dược đặc biệt được các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho là thần dược với công dụng chữa bách bệnh.

        Hoàng cầm được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

        Thông tin nhận biết về cây Hoàng cầm

        Hoàng cầm là loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có tên khoa học là Scutellaria baicalensis Georg. Hoàng cầm thuộc dạng cây thảo sống dai, cao khoảng 30-60cm, có thể tới 50 cm, có rễ hình to thành hình chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù, dài 1,5cm-3cm, rộng 2-7 mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm 2 môi 4 nhị, 2 nhị lớn dài hơn tràng, màu vàng, bầu có 4 ngăn. Cây này nước ta không có hiện phải nhập của Trung Quốc. Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.

        Theo y học cổ truyền, Hoàng cầm có vị đắng, ngọt, tính hạn hay lạnh, có công dụng trục thủy, tết lợi, hạ huyết bế; Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế; Tả thực hỏa, chỉ huyết, trừ thấp nhiệt, an thai; Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục kinh thực hỏa thực nhiệt.

        Thành phần hóa học có trong Hoàng cầm

        Theo chia sẻ của các giảng viên của Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Hoàng cầm có một số thành phần hóa học như Baicalei, Baicalin, Neobaicalein, Wogonin, Wogonoside, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học); Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalein, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Vieenj Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417); Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z); Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108); Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220).

        Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hoàng cầm

        Công dụng chữa bách bệnh từ cây thuốc Hoàng cầm

        • Chữa đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm: Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
        • Chữa trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4 g, tán mịn thành bột. Mỗilần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng Lục).
        • Trị huyết ra lai rai do nhiệt: Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực phương).
        • Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra: Hoàng cầm 40 g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nước còn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán – Thánh Huệ phương).
        • Trị trong Phế có hỏa: Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
        • Chữa thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng: Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗilần uống 20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
        • Chữa mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền Sác: Hoàng cầm 12 g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc lấy nước uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).
        • Trị Đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa hay một bên: Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống 4 g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao -Lan Thất Bí Tàng).
        • Chữa trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng nhau, tán mịn thành bột. Mỗilần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).
        • Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con: Hoàng cầm 40 g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).
        • Trị Rong kinh: Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4 g với Rượu tích lịch (dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản Sự phương).
        • Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh: Hoàng cầm 120 g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng (Thốt Bệnh Loại phương).
        • Chữa Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính): Điều cầm tâm 80 g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
        • Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết: Ly 8 g Hoàng cầm, sao rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kỳ phương).
        • Có công dụng An thai, thanh nhiệt: Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán mịn thành bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm Pháp).
        • Chữa sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt Hoàng cầm, Mạch môn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).
        • Chữa ho do phế nhiệt: Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ 12 g, Đại hoàng, Hạnh nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8 g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4 g. Sắc lấy nước uống (Hoàng Cầm Tả Phế Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
        • Chữa đơn độc, hỏa độc: Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập Nghiệm).
        • Chữa thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên , Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Trị bạch đới đau bụng: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
        • Chữa ho nhiệt do đàm ủng tắc: Hoàng cầm 18 g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
        • Chữa huyết nhiệt, thai động không yên: Hoàng cầm, Thược dược, Bạch truật, mỗi thứ 12 g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc lấy nước uống.
        • Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn: Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12 g, Hoàng liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2 g, Sắc lấy nước uống (Gia Giảm Thược Dược Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

        Bên cạnh những lợi ích mà cây hoàng cầm mang lại thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng những người bị tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng hoàng cầm để chữa bệnh; Phế có hư nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn: không dùng; Ghét Hành sống, sợ Đơn sa, Lê lô, Mẫu đơn, được Sơn thù du, Long cốt làm sứ rất tốt (Dược Đối).

        Chuyên mục
        Y Học Cổ Truyền

        Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của cây Cà rốt

        Cà rốt là một loại củ ăn quả được dùng để chế biến trong nhiều món ăn, thức uống, nhưng ít ai biết rằng Cà rốt còn là một loại tiên dược với công dụng trị bệnh hiệu quả.

          Cà rốt với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người

          Mô tả thông tin sơ lược về cây Cà rốt

          Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota L. ssp sativus Hayek, thuộc họ khoa học: Thuộc họ Hoa tán – Apiaceae và có tên gọi khác là củ cải đỏ. Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía , còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.

          Theo Y học cổ truyền, Củ Cà rốt có tính hơi ấm, vị ngọt cay, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Công dụng Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hòa ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột , lọc máu, làm loãng mật , trị ho, trị giun và hàn liền sẹo.

          Thành phần hóa học có trong cây Cà rốt

          Về thành phần hóa học, các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100 g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; glucid 8,8; protid 1,5; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, đồng, calcium, sắt, phosphor, bor, brom, mangan, magnesium, molipden… Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp. Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin D, C, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ. Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).

          Cà rốt và một vài tác dụng dược lý

          Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, giải độc, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.

          Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Cà rốt

          Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của cây Cà rốt

          1. Trị giun sán: Bột Cà rốt 12-18 g, dùng trong ngày.
          2. Trị trẻ nhỏ lên sởi: Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200 g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân.
          3. Chữa Ỉa chảy trẻ em Dùng bột Cà rốt khô 50 g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150 ml trên 1 kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).
          4. Trị ho khan: Củ cà-rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.
          5. Trị sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu: Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc lấy nước uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).
          6. Trị ho gà: Củ cà-rốt 200g, táo tầu (hồng táo, đại táo) 12 quả, nước 1500 ml, sắc còn 500ml, hòa thêm chút đường phèn vào cho dễ uống, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 500 g củ cà-rốt, ép lấy nước, thêm chút đường phèn vào rồi hấp nóng lên, uống ngày 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, sinh tân, giải độc, … Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

          Bên cạnh những lợi ích mà cà rốt mang lại thì các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng không cho trẻ ăn cà rốt liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc. Còn đối với người lớn không nên uống quá 3 cốc nước ép cà rốt trong 1 tuần có thể gây bệnh vàng da, vàng mắt. Ngoài ra không nấu cà rốt quá kỹ ở nhiệt độ cao vì nitrat trong cà rốt có thể biến thành nitri gây hại cho cơ thể con người.

          Chuyên mục
          Y Học Cổ Truyền

          Bật mí bài thuốc chữa bệnh từ cây Khiên ngưu

          Khiên ngưu là một loại cây thảo mọc hoang được xem là một vị thuốc quý được các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

            Bật mí bài thuốc chữa bệnh từ cây Khiên ngưu

            Sơ lược thông tin nhận biết về cây khiên ngưu

            Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM cho biết Khiên ngưu hay còn được gọi với tên khác là Hắc ngưu hay bìm bìm biếc…Đây là loại cây thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, có tên khoa học là Pharbitis hederacea Choisy. Khiên ngưu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, rộng 12cm, dài 14 cm, cuống dài 5-9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành im 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5mm-8mm, rộng 3-5 mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.

            Theo Đông y, khiên ngưu có vị cay, tính nóng hơi có độc; có tác dụng trục đờm, tả khí phân thấp nhiệt, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng. Trong thực tế, khiên ngưu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun. Liều dùng mỗi ngày 2-3 g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa khiên ngưu chỉ dùng mỗi ngày O,20-O,40 g, có thể dùng tới 0,60- 1 ,20g Nhựa khiên ngưu chế như sau: Chiết suất bằng cồn, cô để thu hồi cồn, dùng nước rửa cặn còn lại cho hết phần tan trong nước, sấy khô.

            Thành phần hóa học trong cây khiên ngưu

            Trong Khiên ngưu tử  có Pharbitin ( Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2 %, Nilic acid, Gallic acid, Penniclavine, Lysergol, Chanoclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine , ngoài ra còn chừng 11 % chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit. có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy.

            Một số tác dụng dược lý trên cây khiên ngưu

            Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết cây khiên ngưu có một số tác dụng dược lý như: Tác Dụng Tẩy Xổ : chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó; Tác Dụng Lên Thận : Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận; Tác Dụng Diệt Giun: Khiên ngưu tử , in vitro có tác dụng ức chế giun đũa; Độc tính : Độc tính của thuốc đối với chuột, liều LD50 là 37,5 kg. Ở người, có triệu chứng muốn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến Thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh(Trung Dược Học ).

            Ứng dụng cây Khiên ngưu vào một số bài thuốc trị bệnh

            Khiên ngưu là loại cây thường mọc hoang hay được trồng nhiều ở nước ta

            • Trị phù thũng, nằm ngồi không được: Khiên ngưu 10 g, nước 300 ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g. Viên khiên ngưu chữa tinh thần phân liệt Đại hoàng 12 g, hùng hoàng 12 g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
            • Chữa thủy thũng, cước khí: Binh lang Khiên ngưu tử Mộc hương Trần quất bì (bỏ xơ) Xích phục linh (bỏ vỏ đen) Đều 30g. Tán bột Mỗi lần dùng 6g. Thêm 150 ml nước, sắc uống (Khiên ngưu thang – Thánh Tế Tổng Lục, Q.79. – Triệu Cát)
            • Chữa táo bón, phù, tiểu bí: Bạch Khiên Ngưu Tán( Y Tông Kim Giám, Q.76. Ngô Khiêm) Vị thuốc: Bạch khiên ngưu (nửa để sống, nửa để chín) .. 4 g Bạch truật (sao đất) 4g Quất hồng 4 g Cam thảo (nướng) 4 g Tang bạch bì 4g Mộc thông 4g Tán bột. Ngày uống 8–12 g.
            • Chữa trẻ nhỏ bị bạo suyễn (gọi là mã tỳ phong), đờm hỏa làm tổn thương phế, nhiệt đờm ủng tắc: Chỉ xác, Đại hoàng (sao rượu) Hắc khiên ngưu Tán bột. Uống với nước sôi.
            Chuyên mục
            Y Học Cổ Truyền

            Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Ba đậu

            Ba đậu trong Đông y được xem là một vị thuốc quý với nhiều công năng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM xin chia sẻ sơ bộ về thông tin cũng như công dụng về loại thảo dược đặc biệt này.

              Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Ba đậu

              Đặc điểm nhận biết và sơ lược thông tin về cây ba đậu

              Ba đậu hay còn được gọi với tên khác là mần để, là cây thuộc họ Thầu dầu – Euphorbtuceae, có tên khoa học là Croton tiglium L. Cây gỗ nhỏ cao 3m-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Ba đậu thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt thường ra vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.

              Theo y học cổ truyền, Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc , có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá ba đậu có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn , khu phong, tiêu thũng. Chỉ định và phối hợp: Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị Thấp khớp dạng thống phong, đòn ngã, bọc máu, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng. Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01g-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3g-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

              Thành phần hóa học

              Hạt chứa khoảng 30%-50 % dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin , palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein…Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết hạt ba đậu có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.

              Một số tác dụng dược lý của cây Ba đậu mang lại

              Nước sắc Ba Đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, bạch hầu trực khuẩn, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). . Liều rất nhỏ dầu Ba Đậu thí nghiệm trên chuột nhắt thấy có tác dụng giảm đau. Dầu Ba Đậu dùng tại chỗ gây phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận. Người uống dầu Ba Đậu 20 giọt có thể bị chết; Với liều 2 giọt trở lên gây ra viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc , nôn mửa, tiêu chảy nhiều, toát mồ hôi và chết. Liều 10-20 giọt đủ giết 1 con ngựa. Dùng liều nhỏ liên tiếp cüng gây ngộ độc và chết.

              Đơn thuốc điều trị bệnh áp dụng với cây Ba đậu

              Ba đậu là loại cây thường mọc hoang

              1. Chữa nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30 g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5 g uống với nước mát, ngày một lần.
              2. Trị tưa trẻ em (muguet): Ba đậu 1 g, nhân hạt dưa hấu 0,5g tán nhỏ gia ít dầu thơm trộn đều, vo thành viên nhỏ đắp ở huyệt Aán đường, 15 giây lấy ra, ngày 1 lần, thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 ca, có kết quả khỏi 90 %, có kết quả 7,9%, không kết quả 2,1 % ( Lâm trường Hỷ và cộng sự, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,9:548).
              3. Chữa tắt ruột: Ba đậu sương cho vào nang nhựa uống, người lớn mỗi lần uống 1 – 2 viên nang ( tương đương 0,15 – 0,30g), trẻ em giảm liều, lúc cần 3 – 4 giờ uống 1 lần. Theo dõi 50 ca kết quả khỏi 40 ca, 10 ca không khỏi ( Tiêu Niệm Hoa, Báo Thiên tân Y dược 1974,7:431).
              4. Trị bụng báng thủy thũng ( ascite): Ba đậu sương, Hạnh nhân lượng bằng nhau làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 0,6 g với nước sôi nguội. Kiêng uống rượu. Cũng bài thuốc này, theo Đỗ tất Lợi thì liều lượng như sau: Ba đậu 200mg, Hạnh nhân 3g, chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 3 – 6 viên.
              5. Chữa hàn tả: Ba lưu tán ( bột than Ba đậu, bột Lưu hoàng), cho vào nang nhựa uống. Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g, bột Lưu hoàng 1,24g. Đã dùng trị 38 ca tiêu chảy mạn tính, thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1 đến 30 ngày. Kết quả khỏi 20 ca, tiến bộ 13 ca, không kết quả 5 ca. Tỷ lệ kết quả 86,8 % ( Sử Tải Tường, Tạp chí Trung y 1979,12:30).
              6. Chữa táo bón do tỳ hàn, thực tích: Tam vật bị cấp hoàn: Ba đậu sương, Can khương, Đại hoàng lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 0,6 – 1g với nước sôi nguội.
              7. Trị viêm niêm mạc dạ dày, đau bụng: Tam vật bạch thang ( Trương Trọng Cảnh): Ba đậu sương 1g, Cát cánh 3g, Bối mẫu 3g, tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2 g với nước ấm. Ba đậu sương 0,5g, Nhục quế 3 g, Trầm hương 2g, Đinh hương 3g, tất cả tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 0,5g – 1g với nước sôi ấm ( Diệp quất Tuyền).

              Một số lưu ý khi sử dụng Ba đậu

              Đối với những trường hợp bệnh thực nhiệt, táo bón , phụ nữ có thai không nên dùng Ba đậu để chữa bệnh. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh , Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.

              Chuyên mục
              Y Học Cổ Truyền

              Bất ngờ với công dụng chữa bách bệnh của cây Nấm hương

              Nấm hương là một loại thực phẩm quen thuộc được dùng để chế biến trong nhiều món ăn, tuy nhiên ít ai có thể nghĩ rằng Nấm hương còn là một thảo dược đặc biệt với khả năng trị bệnh thần kỳ.

                Bất ngờ với công dụng chữa bách bệnh của cây Nấm hương

                Sơ lược thông về cây Nấm hương

                Nấm hương hay còn được gọi với tên khác là lét lang hay bioc hom, có tên khoa học là Lentinus (Berk.) Sing.; Agaricus rhinozerotis Berk, thuộc họ nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae). Nấm hương (nấm có mùi thơm), hay bioc hom (hoa thơm) hoặc lét lang (nấm thơm) gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nâm). Mặt trên mũ màu nâu, mặt dưới mũ có nhiều bản mỏng tỏa  từ chân ra mép mũ mang những bào tầng phủ trên mặt ngoài các bản mỏng. Những bản mỏng đó không nối vào nhau. Phân bố, thu hái và chế biến Nấm hương là một loại lâm sản quý, mọc hoang dại trong những rừng ẩm mát các tỉnh miền núi cao như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Tây, Tuyên Quang, Hòa Bình…

                Theo Y học cổ truyền, vị ngọt tính bình, có công dụng: Bổ tỳ, dưỡng huyết, ích khí, hòa huyết, hóa đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham (kháng ung thư), giảm cholesterol, hạ huyết áp.

                Thành phần hóa học có trong Nấm hương

                Theo chia của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết biết trong 100 g nấm đã sấy khô trung bình có 12,5 g chất đạm, 1,6g chất béo, 60 g chất đường, 16 mg canxi, 240mg lân và 3,9 mg sắt. Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.

                Nấm hương và một số tác dụng dược lý

                Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể Theo một nghiên cứu, nấm hương có chứa một chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC – một loại hợp chất pha trộn các axit amin, polisaccarit và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trước đó, giáo sư Smith từng công bố kết quả nghiên cứu trên loài chuột rằng, AHCC có thể loại bỏ virus HPV trong vòng 90 ngày, đồng thời làm giảm tỷ lệ phát triển khối u cổ tử cung.

                Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Nấm hương

                Nấm hương là thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt

                1. Trị viêm gan mạn hay chứng giảm bạch cầu Nấm hương tươi 100 g, thịt lợn nạc 100g thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày.
                2. Trị viêm dạ dày, thiếu máu: Nấm hương cũng có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày, thiếu máu. Sử dụng 100 g nấm hương rửa sạch thái, nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
                3. Trị viêm gan: Viêm gan là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm đối sức khỏe con người. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này có thể sử dụng bài thuốc từ nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc: thịt lợn thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, nêm gia vị vừa miệng, dùng nóng. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh viêm gan rất tốt.
                4. Bổ thận tráng dương Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn, và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau.
                5. Chữa ho Chuẩn bị: 15 g nấm hương, đường cát hoặc mật ong đủ dùng. Nấm hương cho vào nước nấu rồi thêm đường cát hoặc mật ong vào.
                6. Chữa tỳ vị hư nhược, lợi tỳ ích vị Nấm hương 20 g, đậu phộng 75g, táo 25g, 1 cái móng heo. Sửa sạch nấm và đậu phộng, móng heo làm sạch, chặt thành từng khúc, sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi chín nhừ, cho gia vị vào ăn nóng. Có thể thay móng heo bằng thịt gà.
                7. Chữa xơ vữa động mạch 125 g nấm hương tươi, dầu thực vật, một ít muối. Rửa sạch nấm, xào qua với dầu và muối, sau đó cho nước vào nấu canh.
                8. Nấm hương ích tỳ vị, bổ gan thận Chuẩn bị: 40 g nấm hương, 1 con cá rô, 20 g gừng tươi và 1 ít muối. Ngâm nấm hương trong nước cho nó nở ra rồi rửa sạch. Cá làm sạch, đánh vẩy, cắt mang, lạng lấy thịt, cắt thành từng khúc. Gừng cắt lát, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu canh.
                9. Chữa băng huyết Nấm hương (40 g) rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3 g, hòa tan trong nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần, dùng thường xuyên.
                10. Chữa biếng ăn, khí hư 20g nấm hương, 20 g táo khô, 20g đậu phộng, 15g thịt gà. Ngâm nấm cho nở, rửa sạch táo, cắt thịt gà thành từng miếng, rửa sạch đậu phộng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, vài lát gừng, thêm muối, nấu lên là dùng được.
                11. Nấm hương hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung 30 g nấm hương, 75g thịt nạc heo. Cho nguyên liệu vào nấu canh, hoặc có thể chỉ cần dùng 30 g nấm hương, nấu canh, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
                12. Trị đau lưng mãn tính 15g nấm hương, 10 g vỏ bí đỏ, 25g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu chín, mỗi ngày dùng 2 lần.
                13. Trị tỳ vị hư nhược. Giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt 15g nấm hương, 125 g cá hồi trắng, vài sợi gừng, 1 ít muối và dầu ăn. Ngâm nấm trong nước cho nở rồi cắt sợi, làm sạch cá, cắt khúc, cho vào đĩa. Rải đều nấm cắt sợi lên cá rồi thêm gia vị, cho vào nồi hấp.
                14. Trị tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh đái tháo đường Nấm hương 15 g rửa sạch, bí xanh 500g thái miếng cùng cho vào nồi nấu thành canh, tra mắm muối, hành là được. Ăn cái, uống nước, ngày 1-2 lần trong nhiều ngày liền.
                15. Chữa viêm gan Nấm hương kết hợp với thịt lợn nạc thái miếng, cho cùng nấm vào nồi nấu thành canh, tra đủ mắm muối vừa miệng, ăn cái uống nước. Cần ăn ngày 1-2 lần/ngày, trong nhiều ngày sẽ có tác dụng trị bệnh tốt.
                16. Chữa viêm dạ dày, thiếu máu, sởi Sử dụng 100 g nấm hương rửa sạch thái nhỏ kết hợp với gạo tẻ, thịt bò luộc thái lát , tất cả cho vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm hành, gừng, muối, vừa đủ để ăn. Mỗi ngày ăn từ 1-2 bữa sau một thời gian bệnh sẽ có dấu hiệu giảm dần.
                17. Phòng ung thư Để phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả có thể dùng bài thuốc từ nấm như kết hợp nấm hương khô cùng với mộc nhĩ đen, gừng, hải sâm, tỏi và gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.

                Cách chọn nấm hương ngon, an toàn

                Nấm hương có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn: nấm đông, nấm hương và nấm hoa. Nấm hoa có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn; nấm đông có chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày; còn nấm hương có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, cũng không giòn tan. Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu. Lưu ý: Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào “tán dù” của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon. Mặt trên của dù có màu vàng hay trắng là nấm hương an toàn, không hóa chất.

                Chuyên mục
                Y Học Cổ Truyền

                Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

                Hậu phác hay còn được gọi với tên khác là Xích phát, hay hậu bì…đây là một loại dược học cổ truyền được vận dụng vào vô số các bài thuốc chữa trị bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

                  Hậu phác là một loại cây thường mọc ở những nơi ẩm thấp, đất tốt 

                  Đặc điểm nhận biết và thông tin sơ lược về cây Hậu phác

                  Hậu phác có tên khoa học là Magnolia offinalis Rehd. et Wils. : Magnolia officinalis var. Biloba Rehd. et Wils, Magnolia hypoleuca Sicb. et Zucc, đây là một loại cây thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae). Hậu phác là loại cây gỗ lớn, cao 6m – 15m, vỏ cây màu nâu tím, cành non có lông, bế khổng hình tròn hoặc hình viên chùy. Lá mọc so le, nguyên, thuôn hình trứng ngược, đầu lá h~i nhọn, dài 20cm – 45 cm, rộng 10cm – 20cm, có mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, khi còn non có lông màu tro sau biến dần thành màu trắng, trên gân lá có nhiều lông nhung, gân phụ có chừng 20 – 40 đôi. Hoa mọc ở đầu cành, to, trắng thơm, đường kính có thể tới 15 cm. Quả mọc tập trung, thuôn hình trứng, dài độ 12cm, đường kính 6cm, trong có chứa 1 – 2 hạt. Vỏ thân cây khô biểu hiện dạng ống hặc nửa ống, có khi sau khi cắt người ta ép phẳng, cô dạng hình bản, dài chừng 0,3 m – 0,7m, dày 3,2 – 6,5 mm, mặt ngoài biều hiện màu nâu tro hoặc mần nâu đậm, xù xì không bằng phẳng, có đường nhăn không qui tắc, đồng thời thường có những khối ban màu nâu đậm, mặt trong biểu hiện màu nâu tím hay đỏ nâu, tương đối phẳng, có đường vân nhỏ, thẳng dọc. Mặt bề ngang màu nâu vàng hoặc nâu đậm, không bằng phẳng, chất cứng, dễ gẫy dòn, mặt cắt ngang có vết dầu ở lớp giữa, còn lớp trong có xơ gỗ, thớ sợi nhỏ. Có mùi thơm cay đặc biệt, vị cay tê, hơi đắng. (Dược Tài Học).

                  Theo Y học cổ truyền, Hậu phác có vị đắng, cay, tính ôn, không độc. Dân gian thường dùng hậu phát để chữa một số bệnh như ôn trung, tiêu đờm, ích khí, hạ khí (Biệt Lục). Trừ đờm ẩm, phá súc huyết, khứ kết thủy, tiêu hóa thủy cốc, chỉ thống.

                  Thành phần hóa học có trong cây Hậu phác

                  Về thành phần phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây Hậu phác có chứa một số thành phần hóa học như Magnolol, Obovatol, Honokiol, 6’-O-Methylhonokiol, Dipiperityl Magnonol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Piperitylhonokiol, Randiol, Bornymagnolol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024). Salici Foline, Magnocurarine (Thôi Kiến Phương, Dược Học Học Báo 1988, 23 (5) : 383). b -Eudesmol 17,4%, Guaiol 8,7%, Cadinol 14,6%, Cymene 7,8%, 1,4-Cineol 5,6 %, Caryophellen 5%, Linalool 4,6 %, a -Terpineol 4,5%, Globulol 3,1%, a -Humulene 3,9%, 4-Terpineol 3,4 % (Q L Pu và cộng sự, Planta Med, 1990, 56 (1) : 129).

                  Tác dụng dược lý

                  Chất kiềm Hậu phác và hoa Hậu phác có tác dụng hạ huyết áp (Trung Dược Học). . Nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng: trên thực nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, tnực khuẩn lỵ ( Shigella sonnei ) và những nấm gây bệnh thường gặp (Trung Dược Học). Giảm đầy hơi lúc châm tê cắt tử cung: Tác gỉa cho 36 bệnh nhân uống bột Hậu phác trước phẫu thuật, kết qủa lúc rạch phúc mạc, đại trường không phình, một số ít hơi đầy, dùng tay đẩy nhẹ là được. So với 163 ca không cho uống Hậu phác tốt hơn rất rõ, ( Báo Cáo Của Bệnh Viện Phụ Sản Trực Thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải số I, Tạp Chí Tân Y). Chất Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế Histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch (Trung Dược Học). Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản (Trung Dược Học).

                  Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

                  Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Hậu phác

                  1. Trị kinh nguyệt không thông: Hậu phác 120g, sao, xắt lát, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói. Không quá 3 thăng là có hiệu quả (Mai Sư phương).
                  2. Chữa trường vị thực nhiệt, khí trệ, trướng mãn, táo bón: Hậu phác 12g, Chỉ xác 8g, Đại hoàng 12g. Sắc uống (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
                  3. Trị đàm ủng, nôn khan, ngực đầy tức, ăn không xuống: Hậu phác 40g, sao với Sinh khương, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ phương).
                  4. Trị thổ tả, bụng đau: Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán mịn thành bột. Mỗi lần uống 8g vớí nước mới múc ở giếng lên (Thánh Huệ phương).
                  5. Chữa bụng đầy mà mạch đi Sác: Hậu phác nửa cân, Chỉ thực 5 trái, dùng 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 5 thăng, thêm vào 120g Đại hoàng, lại sắc còn 3 thăng, uống nóng 1 thăng, thấy bụng sôi là tốt. Nấu uống nước đầu mà không thấy sôi chuyển thì đừng uống tiếp (Hậu Phác Tam Vật Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
                  6. Trị bụng đau, bụng trướng, bụng đầy: Hậu phác nửa cân, Cam thảo, Đại hoàng, mỗi thứ 120 g, Táo 10 trái, Chỉ thực 5 trái, Quế 60g, Sinh khương 150g, sắc với 1 đấu nước còn 4 thăng, chia làm 3 lần, uống nóng trong ngày. Nếu có nôn mủa thì thêm Bán hạ (Thất Vật Hậu Phác Thang – Cục phương).
                  7. Chữa khí trướng, ngực đầy, ăn kém, lúc nóng lúc lạnh, bệnh lâu ngày không bớt: Hậu phác sao với nước cốt gừng, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo lâu năm, ngày uống 3 lần (Đẩu Môn phương).
                  8. Trị kiết lỵ đi ra toàn xác thức ăn, lâu ngày không bớt: Hậu phác 120 g, Hoàng liên 120g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, uống lúc đói (Mai Sư phương).
                  9. Đại bổ Tỳ Vị suy nhược, ôn trung, giáng khí, hóa đàm, kích thích tiêu hóa, trị nôn mửa, tiêu chảy: Hậu phác bỏ vỏ, Sinh khương để luôn cả vỏ, xắt lát, sắc với 5 thăng nước cho cạn. Bỏ gừng đi, sấy khô Hậu phác, rồi lấy 160g Can khương, 80g Cam thảo, nước 5 thăng, sắc chung với Hậu phác cho cạn. Bỏ Cam thảo đi, sấy khô gừng và Hậu phác, tán bột. Dùng Táo nhục, Sinh khương đều sắc chín, bỏ gừng đi, lấy Táo quết nhuyễn, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm(Hậu Phác Tiễn Hoàn – Bách Nhất Tuyển phương).
                  10. Trị trẻ nhỏ bị thổ tả, Vị hư kèm theo động kinh kéo đàm: Hậu phác 40 g, sắc với nước Bán hạ 7 lần, ngâm với nước cốt gừng nửa ngày, phơi khô. Mỗi lần lấy 4 g ngâm với 3 thăng nước vo gạo một buổi, cho đến khi khô thì thôi, nếu chưa khô thì sao cho khô, bỏ Hậu phác đi, chỉ dùng Bán hạ mà thôi. Mỗi lần uống 2 g hoặc 4g với nước sắc Bạc hà (Tử Phác Tán phương).
                  11. Chữa bụng đầy, tiêu chảy: Hậu phác, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán bột. Trộn với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bảo Thi phương).
                  12. Trị bụng đầy do thương thực: Hậu phác, Mạch nha, Trần bì, Chỉ xác, Sơn tra, Thào quả, Sa nhân. Sao khô uống với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  13. Trị đại trường khô táo: Hậu phác sống (tán mịn thành bột), ruột heo nấu nhừ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Thập Tiện Lương phương).
                  14. Trị Tâm Tỳ không điều hòa, đi tiểu ra chất đục: Hậu phác sao v6i nước cốt gừng 40 g, Bạch phục linh 4g, Rượu l chén, sắc uống nóng (Kinh Nghiệm phương).
                  15. Chữa bụng đầy: Hậu phác, Bạch truật, Nhân sâm, Bạch thược, Phục linh sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  16. Trị tiêu chảy do thấp nhiệt: Hậu phác, Quất bì, Thương truật, Hoàng liên, Cam thảo, Bạch truật, Cát căn. Sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  17. Trị bạch đới giai đoạn đầu: Hậu phác, Binh lang, Mộc hương, Hoàng liên, Hoạt thạch, Quất bì, Cam thảo, Bạch thược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  18. Trị ngực đầy do khí, kích thích cho ăn nhiều: Hậu phác, Quất bì, Thương truật, Cam thảo, làm thuốc tán uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  19. Trị nôn mửa do Vị hàn: Hậu phác, Sinh khương, Quất bì, Hoắc hương, Sa nhân, Bán hạ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  20. Trị tích khối lạnh cứng lâu năm trong người: Hậu phác, Tam lăng, Bồng nga truật, Binh lang, Nbân sâm, Thanh bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  21. Trị Tỳ Vi hư hàn, khí trệ, trướng mãn: Hậu phác 8g, Sinh khương 8g, Bán hạ 12 g, Cam thảo 8g, Đảng sâm 12g. Sắc uống (Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
                  22. Trị kinh nguyệt không thông: Hậu phác 120 g, sao, xắt lát, thêm Đào nhân, Hồng hoa, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, chia làm 2 lần, uống lúc đói (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
                  23. Trị sợ gió, tự ra mồ hôi, ngực đầy, ho, suyễn: Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo, Hậu phác, Hạnh nhân, mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, Sắc lấy nước uống (Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
                  24. Trị bụng đau do lạnh, bụng đầy tức không ăn được: Hậu phác 12g, Trần bì 8 g, Can khương 4g, Thảo đậu khấu 6g, Xích phục linh 12g, Mộc hương 4g, Cam thảo 4 g, Sinh khương, Đại táo, mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống (Hậu Phác Ôn Trung Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
                  25. Trị thấp đàm ủng phế, ngực đầy tức, ho suyễn, phế quản viêm mạn tính: Hậu phác 8g, Ma hoàng 4g, Thạch cao (sống) 20g, Hạnh nhân 12g, Bán hạ 12g, Ngũ vị tử 4 g, Can khương 3,2g, Tế tân 2g, Tiểu mạch 16g. Sắc uống (Hậu Phác Ma Hoàng Thang).

                  Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết khi sử dụng Hậu phác để chữa bệnh thì cần lưu ý một số vấn đề như đối với những người Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí nên không nên dùng. Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch; Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động.

                  Chuyên mục
                  Y Học Cổ Truyền

                  Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Đậu cọc rào

                  Đậu cọc rào hay còn được gọi với một số tên khác là dầu mè hay ba đậu mè. Đây là một vị thuốc Đông y được các bác sĩ Y học cổ truyền vận dụng vào một số bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.

                    Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Đậu cọc rào

                    Đặc điểm nhận biết và sơ lược thông tin về cây Đậu cọc rào

                    Đậu cọc rào là loại cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, có tên khoa học là Jatropha curcas L. (Curcas purgans Medik). Đậu cọc rào là một cây nhỏ cao 1-5m, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị chặt sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài từ 10cm đến 13 cm, rộng từ 8cm đến 11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chùy tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu lá các nhánh với cuống ngắn có khuỷu. Quả nang hình trứng, đ hạt hày đổ nhạ lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba mép. Hạt 3, có áo hạt, hình trứng rộng 1cm, dài 2cm, nhẵn, màu đen nhạt.

                    Theo chia sẻ của các bác sĩ Y học cổ truyền, Lá đậu cọc rào có vị đắng, se tính mát, Hạt chứa dầu. Dân gian thường dụng để trị một số bệnh như chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, bong gân; Mẩn ngứa, vẩy nến, eczema; Phong hủi; Nhiễm trùng trichomonas ở âm đạo; Loét mạn tính. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá sắc lấy nước uống và làm thuốc đắp vào vú gây tiết sữa và làm sung huyết. Dầu hạt dùng chữa táo bón và bôi trị ghẻ lở, mụn nhọt, rò, bệnh về tóc. Nhựa mủ dùng bôi trị nấm tóc, ghẻ eczema, các vết loét và dùng đánh lưỡi cho người ốm. Cũng dùng để chữa vết thương. Dùng lá giã đắp hoặc chiết dầu từ hạt để xoa, rịt bên ngoài.

                    Thành phần hóa học có trong Đậu cọc rào

                    Trong hạt đậu cọc rào có chứa khoảng 20%-25 % dầu béo, chất nhựa và protein. Ngoài ra theo chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong hạt đậu cọc còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy không gây hiện tượng vón hồng cầu nhưng làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đậu cọc rào không màu hay hơi vàng, không có mùi, trong ở nhiệt độ thường. Lạnh ở 9°C sẽ để lắng đông stearin và đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ 0C. Tỷ trọng 0,915 ở 15ºC. Dầu thắp rất tốt vì không có khói, rất thích hợp với việc chế biến xà phòng không kích ứng đối với da.

                    Bài thuốc trị bệnh áp dụng với cây Đậu cọc rào

                    Đậu cọc rào là loại cây có nguồn gốc từ châu Mỹ

                    • Trị loét mạn tính: Dùng dầu hạt lẫn với vaselin làm pomat bôi.
                    • Chữa eczema, Mẩn ngứa,: Dùng lá Dầu mè tươi, giã nát và rịt.

                    Tác dụng dược lý của cây Đậu cọc rào

                    Hạt làm co thắt cơ bụng mạnh (gây đau bụng) gây nôn sau 30 phút, thường dùng làm thuốc sổ Làm tan máu ứ, tiêu sưng, cầm máu, chống ngứa. Bên cạnh đó các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM còn cho biết dầu hạt Đậu cọc rào gây nôn và tẩy mạnh, giải độc, sát trùng. Nhựa mủ cũng có tác dụng như dầu. Cây có độc đối với cá.

                    Chuyên mục
                    Y Học Cổ Truyền

                    Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Lựu

                    Lựu là một loại cây ăn quả,  một loại cây được trồng để làm kiểng tuy nhiên ít ai biết rằng Lựu còn được xem là một vị thuốc Đông y với công năng chữa trị bệnh thần kỳ.

                      Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Lựu

                      Sơ lược thông tin về cây Lựu

                      Lựu hay còn được gọi với tên gọi khác Thạch lựu, đây là một dạng cây thuộc mộc, cao chừng 3m-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mỏng, mềm, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa. Quả to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt rấtnhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng.

                      Theo Y học cổ truyền, Lựu có tính ôn, vị chua sáp. Quy kinh Qui kinh Vị Đại tràng. Công dụng Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết , sử dụng trong trường hợp tả lâu ngày, có máu trong phân, lị mãn, sa trực tràng, chảy máu tử cung, âm đạo. đau bụng do giun sán.

                      Thành phần hóa học có trong Lựu

                      Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong vỏ rễ, vỏ thân và vỏ cành có chứa chừng 22 % tanìn (axit galatanic hoặc digalic và axit punicotanìc). Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit: Peletierin. Isopeletierin. Cả hai không bị NaHCOj đẩy là vì ancaloit có N bậc 2. Metylpeletierin. Pseudopeletierin (bị NaHC03 đẩy là vì ancaloit có N bậc 3). Tỳ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng sunfat trong 1 kg vỏ là: Peletierin suníat 0,7g-1g. Isopeletierin sunfat 1,3g-1,5 g. Pseudopeletierin 1,5g-2 g. Metyli sopeletierin 0,04g. Nhưng tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều kiện hái, cách chăm sóc và bảo quản. Trong các ancaloit trên chỉ có peletierin, isopeletierìn có tác dụng trị sán. Theo các tài liệu mới gẩn đây, người ta không công nhận có peletierin, mà chỉ có pseudopeletierin,  isopeletierinvà metylisopeletíerin. Trong vỏ quả có chừng 28 % tanin và chất màu.

                      Tác dụng dược lý của Lựu mang lại

                      Tanin là một chất có tác dụng săn da và sát khuẩn mạnh. Chất peletierin độc đối với sán, nó gây tê liệt đối với ếch: trước giai đoạn tê liệt có một gia đoạn kích thích. Đối với động vật có vú lúc đầu peletierin tăng độ kích thích cùa phản xạ, sau đó làm tê liệt thần kinh trung ương và gây ngừng hô hấp mà chết. Peletierin kích thích cả cơ trơn và cơ vân. Đối với người, liều 0,5g -0,6g peletierin (hơi quá cao đối với điều trị thông thường) đã đù gây chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, người lả, ỉa lỏng, chân tay xỉu đi, mát hoa v.v… Dù với liều điều trị khi dùng thuốc , bệnh nhân cần phải nằm yên trong phòng tối để tránh mọi ảnh hưởng không tốt của thuốc. Thường phối hợp với tanín để tránh tác dụng thuốc quá mạnh. Peletierin không dùng được cho trẻ con và phụ nữ có thai. Thử trên sinh vật: Ngâm các đốt còn sống của con sán Tenia serrata vào dung dịch muối 1/10.000 peletierin suníat nó sẽ hết cử động trong vòng 5-6 phút. Nếu khi đó lấy ra, cho vào dung dịch muối 1% có thêm 0,1 % Na2CO3 thì sau 15- 30 phút các đốt sẽ cử động lại. Nếu như đã ngâm các đốt sán vào dung dịch peletierin quá 10 phút , các đốt sán sẽ chết hẳn. Thí nghiệm trên giun đất và giun mỏ (ankylostome) cũng thấy các kết quả tốt.

                      Ứng dụng Lựu vào một số bài thuốc chữa bệnh

                      Lựu là một loại cây được trồng để kiểng

                      • Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
                      • Chữa viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.
                      • Trị ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15 g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày
                      • Tẩy giun kim, giun đũa, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10 g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Để đạt hiệu quả tốt dược sĩ Trương Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
                      • Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
                      Exit mobile version