Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Đột quỵ tim khác đột quỵ não như thế nào?

Đột quỵ tim và đột quỵ não là hai tình trạng y tế nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, chúng có nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại đột quỵ này sẽ giúp nâng cao nhận thức và khả năng xử trí khi gặp phải.

Đột quỵ tim khác đột quỵ não như thế nào?

1. Định nghĩa

Các chuyên gia bệnh hồi sức cấp cứu chia sẻ:

  • Đột quỵ tim (hay nhồi máu cơ tim): Là tình trạng cơ tim bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, thường xảy ra khi một nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, ngăn cản máu cung cấp oxy đến cơ tim.
  • Đột quỵ não (tai biến mạch máu não): Là tình trạng não bộ bị tổn thương do thiếu máu hoặc xuất huyết. Nguyên nhân phổ biến là tắc nghẽn mạch máu não (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của đột quỵ tim:

  • Xơ vữa động mạch vành: Tích tụ mảng bám trong lòng động mạch vành dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn.
  • Huyết khối: Mảng xơ vữa bị vỡ ra, kích thích sự hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch.
  • Co thắt động mạch vành: Co thắt mạnh làm hạn chế dòng máu chảy qua.

Nguyên nhân của đột quỵ não:

  • Thiếu máu não cục bộ: Do huyết khối hoặc thuyên tắc từ nơi khác trong cơ thể (ví dụ: tim, động mạch cảnh).
  • Xuất huyết não: Vỡ mạch máu não, thường do tăng huyết áp không kiểm soát, dị dạng mạch máu, hoặc chấn thương.

3. Triệu chứng

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ các triệu chứng của đột quỵ tim:

  • Đau thắt ngực: Cảm giác đau nhói, bóp nghẹt hoặc đè nặng ở ngực, thường lan ra cánh tay trái, hàm, hoặc lưng.
  • Khó thở: Cảm giác hụt hơi, khó chịu.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt.

Triệu chứng của đột quỵ não:

  • Yếu hoặc liệt một bên cơ thể: Khó cử động tay, chân, hoặc mặt, thường ở một bên.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Khó nói hoặc hiểu lời nói.
  • Mất thăng bằng, chóng mặt, hoặc khó đi lại.
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột.

4. Cơ chế bệnh sinh

  • Đột quỵ tim: Liên quan chủ yếu đến mạch vành nuôi dưỡng tim. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn, phần cơ tim tương ứng sẽ thiếu oxy, dẫn đến hoại tử cơ tim nếu không được khắc phục kịp thời.
  • Đột quỵ não: Liên quan đến mạch máu cung cấp máu cho não. Tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não gây tổn thương tế bào não, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.

5. Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ chung:

  • Tăng huyết áp.
  • Tiểu đường.
  • Rối loạn mỡ máu.
  • Hút thuốc lá.
  • Lối sống ít vận động.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đột quỵ

Yếu tố nguy cơ đặc trưng của đột quỵ tim:

  • Bệnh mạch vành.
  • Tiền sử nhồi máu cơ tim.

Yếu tố nguy cơ đặc trưng của đột quỵ não:

  • Rung nhĩ.
  • Tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

6. Điều trị

Điều trị đột quỵ tim:

  • Thuốc tan cục máu đông: Giúp tái thông mạch máu vành bị tắc.
  • Can thiệp mạch vành qua da (PCI): Đặt stent để tái thông động mạch.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Được áp dụng khi nhiều mạch vành bị tổn thương.

Điều trị đột quỵ não:

  • Thiếu máu não cục bộ: Thuốc tan cục máu đông hoặc can thiệp lấy huyết khối cơ học.
  • Xuất huyết não: Phẫu thuật cầm máu hoặc giảm áp lực nội sọ.
  • Phục hồi chức năng thần kinh: Vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu.

7. Phòng ngừa

Phòng ngừa chung:

  • Kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa và muối.

Phòng ngừa đột quỵ tim:

  • Sử dụng thuốc chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu nếu có chỉ định.
  • Kiểm soát các bệnh lý tim mạch từ sớm.

Phòng ngừa đột quỵ não:

  • Điều trị các rối loạn nhịp tim (ví dụ: rung nhĩ).
  • Sử dụng thuốc chống đông máu đối với những bệnh nhân nguy cơ cao.

Chuyên gia y tế tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay: Đột quỵ tim và đột quỵ não đều là những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng. Sự khác biệt chính nằm ở cơ quan bị ảnh hưởng và cơ chế bệnh sinh. Để giảm thiểu rủi ro, việc phòng ngừa thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ và duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Đồng thời, khi phát hiện triệu chứng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng hợp bởi: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Sốc Truyền Dịch – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí

Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai làm cũng làm được, nhưng hiện nay việc truyền dịch được thực hiện một cách khá phổ biến, tùy tiện…

Tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích:

– Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước…)

– Giải độc, lợi tiểu

– Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ǎn uống được)

– Đưa thuốc vào để điều trị bệnh

Trường hợp nên truyền và không nên truyền.

  • Nên truyền

Xuất huyết và tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ.

  • Không nên truyền

– Phù phổi cấp

– Bệnh tim nặng

– Tuỳ theo chỉ định điều trị

Nhiều người gặp tai biến khi truyền dịch

Với kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch không quá phức tạp dẫn đến tình trạng sử dụng dịch truyền đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn…nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế. Hơn nữa, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân ở những nơi này cũng chưa được chặt chẽ. Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ” nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung, họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn. Rất nhiều loại bệnh chống chỉ định với việc truyền dịch.

Vì sao khi truyền dịch có thể xảy ra tai biến?

Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần, hoạt chất và có nồng độ khác nhau nhằm sử dụng cho từng trường hợp bệnh khác nhau. Dịch truyền có thể đưa nhanh các chất cần thiết (nước, chất điện giải, vitamin, đạm, hóa chất, kháng sinh, máu) vào mạch máu với số lượng lớn, có khả năng giữ lâu trong lòng mạch và lượng dư thừa sẽ được đào thải nhanh qua thận. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định truyền loại dịch gì cho phù hợp (tình trạng bệnh, lứa tuổi). Ngoài bác sĩ khám, chữa bệnh, không một ai (y tá diều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ…) được ra chỉ định truyền dịch.

Trong khi truyền dịch có thể có một số tai biến không mong muốn xảy ra, trước hết có thể gây đau, phù nề (chệch ven làm dịch chảy ra ngoài, nếu dịch truyền có canxi thì gây loét), vỡ tĩnh mạch làm bầm tím tại nơi chọc tĩnh mạch. Nếu dùng dịch truyền một cách bừa bãi (không nắm được tình trạng bệnh để biết chỉ định và chống chỉ định) thì có thể gây rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), tăng huyết áp đột ngột (với bệnh nhân đang mắc bệnh tăng huyết áp), thậm chí có thể gây tử vong.

Một nguy cơ hay gặp nhất trong truyền dịch là sốc. Sốc do truyền dịch có thể xảy ra khi bắt đầu hoặc trong khi truyền, thậm chí cả ngay sau khi truyền xong. Nguyên nhân gây sốc có thể do nhiều lý do khác nhau, đáng lo ngại nhất là do cơ địa dị ứng hoặc người bệnh bị dị ứng với kháng sinh mà trong dịch truyền có pha lẫn kháng sinh thì sốc xảy ra nhanh, rất khó khăn cho việc xử trí. Sốc do truyền dịch cũng có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng hoặc do tốc độ truyền quá nhanh do điều dưỡng viên không thực hiện đúng y lệnh hoặc tốc độ chảy của dịch truyền. Thực tế đã có bệnh nhân tử vong do không được xử lý sốc kịp thời, đặc biệt là truyền dịch tại gia đình hoặc ở các cơ sở không đủ điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra. Nếu truyền dịch không đúng chỉ định, không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng tuyệt đối thì có thể gây ra nhiều nguy cơ viêm nhiễm (viêm nhiễm tại nơi tiêm, viêm tĩnh mạch…), đặc biệt là gây nhiễm trùng huyết – một căn bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc lây các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan virut B, C…

Ngoài ra, nếu truyền dịch kéo dài (cả số lượng dịch truyền, cả về thời gian) sẽ làm cơ thể rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Vì vậy, nếu người bệnh bị mất nước, chất điện giải (tiêu chảy, sốt) ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, tốt nhất nên bổ sung bằng đường ăn, uống (súp, cháo, sữa, nước hoa quả, uống dung dịch ORS).

Xử trí Sốc truyền dịch như thế nào:

– Triệu chứng: rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh v.v…

– Xử trí: Ngừng truyền ngay, phải ủ ấm cho bệnh nhân, báo cáo bác sĩ (chuẩn bị thuốc xử trí). Tìm nguyên nhân gây sốc, do dung dịch không tinh khiết, do dây truyền bẩn, do tốc độ truyền nhanh…

Tai biến truyền dịch thường gặp và cách xử trí.

Dịch không chảy do:

– Kim bị lệch, lỗ kim áp vào thành mạch. Cần điều chỉnh lại kim và kê lại đốc kim.

– Do mạch kẹp, dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của tĩnh mạch để dồn máu.

– Do tắc kim: Tạm thời gập 1-2 khúc của đoạn dây truyền, rồi buông nhanh, dung dịch sẽ dồn mạnh xuống làm cho thông kim. Nếu không được phải thay kim.

Phồng nơi tiêm:

– Do thuốc thoát ra ngoài vì tiêm ra ngoài thành mạch hoặc mũi vát của kim chưa vào sâu trong lòng mạch (mũi vát nửa trong nửa ngoài). Phải tiêm lại hoặc tiêm chỗ khác. Nếu là dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ.

Nhiễm khuẩn nơi tiêm do không đảm bảo vô khuẩn.

  • Phù phổi cấp:

Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, hoặc suy tim, nguyên nhân do truyền quá nhanh: khối lượng nhiều.

– Triệu chứng: Đau ngực, khó thở dữ dội, sắc mặt tím tái.

– Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, chuẩn bị phương tiện xử trí.

  • Tắc mạch phổi do không khí trong dây truyền lọt vào mạch.

– Triệu chứng: Đau ngực đột ngột, khó thở, có thể gây tử vong nhanh.

– Xử trí: Ngừng truyền ngay, báo cáo bác sĩ, đồng thời xử trí, hô hấp nhân tạo, thở oxy..

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Khi Nào Cần Truyền Dịch?

Nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm phục hồi sức khỏe. Vậy dịch truyền là gì, khi nào cần truyền dịch? Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến tai biến gì?

Không phải lúc nào cũng có thể truyền dịch

Thực trạng đáng suy ngẫm

Chị N.T.H.V. phấn khởi sau khi được truyền dịch ở một phòng khám tư. Chị phàn nàn rằng cả tuần qua chị thấy người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, ấy thế mà khi tới trung tâm y tế gần nhà đề nghị được truyền dịch, các bác sĩ ở đây lại từ chối, bảo không cần thiết… Đến khi ra phòng khám tư, người ta vui vẻ truyền dịch cho chị ngay. Đúng là vừa nhanh, vừa tiện…

Trên thực tế, không hiếm người như chị H.V, hễ cứ thấy trong người mệt mỏi là thích đi truyền… “đạm”. Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên không nên thì họ tỏ ý không bằng lòng và tìm đến nơi khác để được thỏa mãn nhu cầu. Điều đáng nói ở đây là người muốn “tiếp nước” không hiểu rằng việc làm này là không cần thiết, tốn kém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không chỉ tại một số phòng khám tư mới có tình trạng truyền dịch xảy ra vô tội vạ, mà ngay tại một số gia đình có người già, người ốm cũng mời y tá đến truyền dịch tại nhà.

Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn, thị tứ, nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân còn lỏng lẻo. Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”, nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung, họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn.

Dịch truyền là gì?

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất. Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản đó là: nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Khi nào cần truyền dịch?

Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dù các bác sĩ chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật…

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi truyền dịch không đúng

Mặc dù kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng những tai biến có thể xảy ra rất bất ngờ, đột ngột. Do đó, việc truyền dịch làm sao cho an toàn, đảm bảo không tai biến, không dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải lại là chuyện không phải ai cũng có thể kiểm soát. Do vậy, về nguyên tắc việc truyền dịch phải được tiến hành ở cơ sở y tế có cán bộ chuyên môn có dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến.

Các tai biến khi truyền dịch có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng hơn có thể gây viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương. Nhưng một tai biến nguy hiểm có thể đến bất ngờ, đó là phản ứng toàn thân. Lúc đó, bệnh nhân cảm giác rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực. Khi gặp tình huống này, phải được nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm xử trí kịp thời nhằm tránh những diễn tiến nguy hiểm hơn.

Truyền dịch an toàn khi có chỉ định của bác sĩ

Người dân đừng nghĩ dịch truyền một biện pháp tối ưu cho sức khỏe, bởi dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết. Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Phát Hiện Sớm Nguy Cơ Nhồi Máu Cơ Tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội.

Nhồi  máu cơ tim – Căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư

Đồng thời tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim không duy trì nhịp co bóp đều đặn và gây loạn nhịp trong những giờ đầu thường là rung thất và ngưng tim sau đó người bệnh sẽ tử vong. Một số bệnh nhân nếu may mắn thoát chết thường phải đối mặt với bệnh vẫn còn tiến triển hoặc biến chứng suy tim …

Việc ghi nhận sớm triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm là việc rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Những dấu hiệu nào cần nghi ngờ nhồi máu cơ tim?

Biểu hiện thường gặp là đau ngực trái dữ dội, kéo dài hơn 15-30 phút. Đau có khi kèm vả mồ hôi và khó thở, mệt nhiều, không dám vận động nặng vì gia tăng cơn đau.Đau có thể lan ra cánh tay cẳng tay trái đến ngón út và áp út bàn tay trái, hoặc có thể lan sau lưng hoặc hàm dưới trái. Ở những người đã có tiền sử bệnh thiếu máu cơ tim, đau ngực dữ dội không giảm sau khi sử dụng nitroglycerine hoặc isosrbide dinitrate (Risordane) ngậm dưới lưởi, cần tham vấn bác sĩ ngay. Đối với những người trên 40 tuổi,có tiểu đường, tăng lipid máu, hút thuốc lá, béo phì mà trước đây chưa được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim(thiểu năng vành) khi triệu chứng đau vẫn tiếp tục cần đến các cơ sở y tế ngay để bác sĩ giúp tìm nguyên nhân đau ngực có phải do nhồi máu cơ tim hay không. Trong quá trình di chuyển đến cơ sở y tế cần di chuyển bằng các phương tiện an toàn (xe cấp cứu hoặc tắc-xi), tránh vận động gắng sức trong quá trình di chuyển.

Một số người bị nhồi máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện bằng khó thở nhẹ hay mệt khi vận động mà không đau ngực. Do đó có thể nhồi máu cơ tim sẽ bị bỏ sót. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn có thể gặp những trường hợp chỉ than mệt trước đó vài giờ sau đó đột nhiên tử vong làm cho gia đình nạn nhân rất hoang mang.

Các xét nghiệm nào cần làm khi nghi ngờ nhồi máu cơ tim ?

Mặc dù khai bệnh là khá quan trọng nhưng quyết định chẩn đoán là các xét nghiệm vì nó khách quan và trung thực hơn trong định bệnh. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây khi nghi ngờ bạn có bệnh nhồi máu cơ tim nếu bạn có cơn đau ngực trái nhiều và kéo dài 10-30 phút.

Xét nghiệm đầu tiên cần làm là Điện Tâm Đồ(ECG):

  • Tùy theo hình ảnh sóng ECG mà quyết định xử trí ban đầu:

Nếu đoạn ST chênh lên trên ECG điển hình nhồi máu cơ tim cấp(chỉ gặp 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim), cần sử dụng aspirin và nitroglycerine và các thuốc tiêu sợi huyết ngay(nếu không có chống chỉ định theo phán quyết của bác sĩ) và nhập viện theo dõi ngay.Tại bệnh viện, bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ được theo dõi ECG và thực hiện xét nghiệm máu (men tim,glucose máu, creatinine)

Nếu thay đổi ST không đặc trưng ( ST chênh xuống, hoặc gần bình thường) cần theo dõi tiếp tục, có thể xử trí ban đầu với nitroglycerine và aspirin khi nghi ngờ có bệnh thiếu máu cơ tim cấp.Cần xác minh hoặc loạïi trừ nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm tìm hoại tử cơ tim.

  • Xét nghiệm máu tìm tổn thương cơ tim:

Khi cơ tim bị hoại tử do nhồi máu, một số thành phần cơ tim được giải phóng ra và sẽđi vào máu do đó người ta sẽ xét nghiệm máu để tìm những thành phần này.

Nếu đau ngực xãy ra < 6 giờ thì nên chọn xét nghiệm Myoglobine,CB-MB và có thể xét nghiệm lại sau 6-8 giờ.

Nếu đau ngực xãy ra > 6 giờ nên làm xét nghiệm CK-MB và Troponin I hoặc T.

Ở các cơ sở y tế chưa được trang bị các xét nghiệm trên thường sử dụng SGOT & SGPT , LDH để tham khảo mặc dù độ chính xác không bằng nhưng cũng là dấu hiệu gợi ý. Hầu như các nước tiên tiến đã từ bỏ xét nghiệm SGOT &SGPT trong qui trình chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.

Khi xét nghiệm cho thấy trị số tăng cao thì có thể chẩn đoán nhồi máu cơ tim và bác sĩ sẽ điều chỉnh điều trị trước đó theo hướng tích cực hơn

Các xét nghiệm khác: Chỉ xem xét sau khi đã có chẩn đoán rõ ràng hoặc nhằm loại trừ bệnh lý khác mà không nghĩ đến nhồi máu cơ tim.

Chụp X-quang tim phổi: Để đánh giá thêm tình trạng phổi như có tràn khí -tràn dịch màng phổi hay không, cũng như xem xét bóng tim có lớn không.

Siêu âm tim: nhằm xem xét có tổn thương cấu trúc (phình vách tim, tràn dịch màng tim) và xem xét chức năng co bóp tim có tốt hay không.

Bạn cần làm gì khi có cơn đau ngực kéo dài ?

Những việc cần làm khi cơn đau ngực kéo dài

Khi cơn đau ngực như mô tả xãy ra bạn cần lưu ý như sau:

Ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm ví dụ đang lái xe nên tấp xe vào lề, báo ngay thân nhân (bằng điện thoại), có thể nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây .

Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưởi. Cần được đưa đi nhập viện nagy bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.

Những xử trí nào được thực hiện tại bệnh viện?

Tại bệnh viện khi bạn than phiền đau ngực trái nhiều kèm vả mồ hôi, sau khi bác sĩ đo huyết áp và thăm khám cho bạn, các xét nghiệm cần thiết sẽ thực hiện khẩn trương .ECG là xét nghiệm quyết định ban đầu bạn có bị nhồi máu cơ tim hay không để có thể điều trị sớm với thuốc tiêu sợi huyết. Nếu chẩn đoán được xác minh là có nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ được chăm sóc chặt chẽ hơn tại giường.

  • Được theo dõi ECG liên tục tại giường, đo huyết áp thường xuyên
  • Thiết lập đường truyền tỉnh mạch .
  • Thở oxy
  • Sử dụng thuốc dãn mạch vành(Nitroglycerin, Risordane), thuốc ổn định tim (thuốc ức chế bêta(metoprolol, atenolol…).Xem xét thuốc làm tan cục máu đông trong mạch vành(streptokinase, alteplase,,rPA..) và thuốc aspirin…
  • Nếu đau nhiều cần phải sử dụng thuốc giảm đau mạnh: Morphin tiêm tỉnh mạch để giảm đau. Với sử dụng ngắn hạn có kiểm soát theo chỉ dân bác sĩ người bệnh sẽ không lo bị nghiện.
  • Ơû một số nước tiên tiến, khi cần thiết và nguy cấp do tắc động mạch vành người ta có thể nong động mạch vành ngay để máu trong mạch vành có thể lưu thông trở lại.

Một số lưu ý đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trước khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim , người bị nhồi máu cơ tim sẽ kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện như xét nghiệm men tim, thực hiện nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức mà qua đó bác sĩ sẽ khuyên người bệnh được phép gắng sức đến mức nào trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bị nhồi máu cơ tim phải vận động vừa phải

Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục( huyết áp cao, tiểu đường, tăng mỡ trong máu…)

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Dược sĩ Hà nội cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.

 

Dược sĩ Hà nội cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ

Đột quỵ là gì và đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị đột quỵ khá cao, từ 30-50%.

Những triệu chứng dễ nhận biết của người đột quỵ

  • Đau đầu dữ dội.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng.
  • Có cảm giác tê hoặc liệt vùng mặt, tay hoặc chân.
  • Lú lẫn, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn tri giác.
  • Có cảm giác buồn nôn, nấc.
  • Đau ngực, cảm giác yếu toàn thân.
  • Hơi thở ngắn, tim đập nhanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ là gì?

Theo Dược sĩ cho biết: Đột quỵ là gì, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chính là những người có tiền sử như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, béo phì, tăng mỡ máu… lâu ngày gây nên biến chứng làm bệnh nhân đột quỵ.

Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn nhiều chất béo…

Những phương pháp phòng chống chứng đột quỵ

  • Tập thể dục hàng ngày, làm việc nhẹ vừa sức.
  • Không ăn nhiều mỡ béo, chất bột đường, nên ăn nhiều rau củ, trái cây.
  • Đo huyết áp định kỳ. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chữa tăng cholesterol. Không ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
  • Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ như: súp, cháo, sữa…
  • Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ phải cho người bệnh nằm nghiêng một bên. Nếu nôn ói phải móc hết đờm nhớt để bệnh nhân dễ thở và đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không cạo gió hay ngồi chờ xem người bệnh có khỏe lại không…
  • Không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Bí quyết vàng cho người đột quỵ

  • Nhận biết sớm biểu hiện:

Một trong những biểu hiện rõ nhất của đột quỵ chính là méo miệng, yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

  • Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua:

Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị “thoáng qua”, khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.

Theo các chuyên gia cho biết: cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não “thoáng qua” thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.

  • Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.
  • Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.
  • Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm y tế gần nhất
  • Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê:
  • Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
  • “Thời gian vàng” để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Những điều bạn chưa biết về bệnh rung nhĩ – rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp, do các buồng tim phía trên – tâm nhĩ đập quá nhanh và bất thường, không khớp nhịp với 2 buồng dưới – tâm thất.

Những điều bạn chưa biết về bệnh rung nhĩ – rối loạn nhịp tim

Tìm hiểu về bệnh rung nhĩ – rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ được coi là một “vấn đề về điện tim”:

Thông thường, với mỗi nhịp tim, một tín hiệu điện sẽ lan truyền từ các buồng tim trên xuống các buồng tim dưới. Khi tín hiệu lan chuyển, chúng khiến cho tim co bóp và bơm máu. Ở người bệnh rung nhĩ, các tín hiệu điện lỗi có thể làm gián đoạn quá trình bơm máu thông thường của tim.

Rung nhĩ có thể có nhiều triệu chứng hoặc có thể không có biểu hiện nào:

Các dấu hiệu rung nhĩ bao gồm nhịp tim nhanh, không đều, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, lo âu, nhanh cảm thấy mệt mỏi khi vận động… Tuy nhiên, nhiều người lại không có bất kỳ triệu chứng rung nhĩ nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành điện tâm đồ.

Ngày càng có nhiều người mắc rung nhĩ:

Hiện nay, chỉ riêng ở Mỹ có gần 3 triệu người mắc rung nhĩ. Con số này dự kiến sẽ ​​đạt tới 12 triệu vào năm 2050. Nguy cơ rung nhĩ tăng lên khi bạn già đi. Độ tuổi trung bình của nam giới mắc rung nhĩ là 66 và phụ nữ là 74.

Rung nhĩ có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác:

Theo các chuyên gia chia sẻ: Hai biến chứng nguy hiểm nhất liên quan đến rung nhĩ là đột quỵ và suy tim. Những người bị rung nhĩ có nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn tới đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn gấp 5 lần người bình thường. Trên thực tế, rung nhĩ là nguyên nhân gây ra 15 – 20% các trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ. 

Mục tiêu chính trong điều trị rung nhĩ:

Các mục tiêu chính trong việc điều trị rung nhĩ bao gồm: Giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông; Kiểm soát nhịp tim bằng các phương pháp điều hòa nhịp tim; Khôi phục nhịp tim bình thường.

Các bác sỹ thường sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khi điều trị rung nhĩ:

Người bệnh rung nhĩ thường phải dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, các loại thuốc chẹn beta, thuốc chẹn calci có thể được sử dụng để thiết lập lại nhịp tim bình thường. Các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau đối với từng người, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để tìm ra cách kết hợp các loại thuốc, biện pháp điều trị một cách hiệu quả nhất.

Người bệnh rung nhĩ có thể cần được phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả:

Khi thuốc không còn khả năng đưa nhịp tim trở lại bình thường, các bác sỹ có thể xem xét tiến hành phẫu thuật, ví dụ như phương pháp sốc điện, triệt đốt rối loạn nhịp… 

Người bệnh rung nhĩ vẫn có thể có cuộc sống lành mạnh, năng động:

Tập thể dục thường xuyên là cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ đột quỵ, kiểm soát rung nhĩ. Hãy thử bắt đầu bằng những bài tập đơn giản, sau đó nâng cao dần cường độ tập luyện. Ngoài ra, có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim cũng giúp người bệnh rung nhĩ kiểm soát các triệu chứng hồi hộp, trống ngực tốt hơn.

Thường xuyên bác sĩ và thăm khám trong quá trình điều trị:

Đi khám thường xuyên rất quan trọng với người bệnh rung nhĩ. Bạn cũng nên ghi lại danh sách tất cả các loại thuốc đã sử dụng và mang theo người mỗi khi đi khám. Nếu phải dùng thuốc chống đông máu thường xuyên, bạn nên trao đổi với bác sỹ về chế độ ăn uống của mình vì một số thực phẩm nhất định có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị rung nhĩ.

Nguồn: Sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Hồi Sức Cấp Cứu

Áp xe não được điều trị như thế nào và có biện pháp phòng tránh không?

Trên 17% bệnh nhân có nguy cơ tử vong do áp xe não. Nhiều người thắc mắc liệu áp xe não có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và biện pháp phòng tránh áp xe não như thế nào. 


Áp xe não được điều trị như thế nào và có biện pháp phòng tránh không?

Áp xe não có nguy hiểm không?

Áp xe não nguyên nhân do ổ viêm ở màng não, trong một số trường hợp đặc biệt ở viêm này cũng có thể hình thành ở các tổ chức bên trong não gây nên gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào vị trí và kích thước của ổ áp xe, bệnh có thể tiên lượng nặng hay nhẹ. Ngoài ra nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não mủ, vỡ áp xe, tụt kẹt não do ổ áp xe quá lớn gây tăng áp lực nội sọ rầm rộ, và có thể gây tử vong.

Theo một nghiên cứu ở bệnh viện Từ Dũ: 40% bệnh nhân tử vong do áp xe não. Nguy cơ tử vong có thể gia tăng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy hãy đến các cơ sở y tế có uy tín để khám và điều trị. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh phù hợp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị áp xe não như thế nào?

Điều trị áp xe não có thể dùng biện pháp điều trị nội khoa( dùng thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa( can thiệp phẫu thuật). Tuy nhiên biện pháp ngoại khoa chỉ được áp dụng trong trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh (nội khoa) không hiệu quả hoặc khối áp xe có kích thước lớn dẫn tới gia tăng nguy cơ tụt kẹt não.

  • Điều trị nội khoa: điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng các kháng sinh có hiệu lực cao, phổ kháng sinh rộng. Có thể phối hợp nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ dùng kết hợp kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thế hệ 4 kết hợp với nhóm quinolon. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng các thuốc giảm áp lực nội sọ, các thuốc chống co giật và giảm đau hạ sốt
  • Điều trị ngoại khoa: thường là chọc hút mủ, sau đó tiến hành phân tích mẫu dịch mủ, để từ đó tìm ra được chính xác loại vi khuẩn ở trong áp xe. Từ vi khuẩn đã được phân lập các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo kháng sinh đồ. Một số trường hợp ổ áp xe quá lớn, có thể bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ ổ áp xe.


áp xe não

Áp xe não có những biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Áp xe não có tỷ lệ tử vong rất cao, vì vậy mọi người cần nắm vững và hiểu rõ về bệnh này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong do áp xe não rất cao vì vậy bên cạnh việc chữa bệnh thì việc phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng. Hãy lưu ý những biện pháp dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này:

  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị những bệnh là nguyên nhân gây ra các ổ viêm như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm xoang trán, viêm màng phổi, viêm màng tim trong, viêm bể thận…
  • Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh và tránh bị nhiễm khuẩn tai, mũi họng
  • Phòng ngừa và giảm thiểu chấn thương vùng đầu, vùng cổ. Có thể sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, hoặc sử dụng trang phục bảo hộ khi làm việc ở những môi trường có nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Nguồn: Sưu tầm

Exit mobile version