Với khoảng 3-4% dân số mắc bệnh và có chiều hướng gia tăng, suy nhược thần kinh đang là căn bệnh đáng báo động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý người dân.
- Triệu chứng nhận biết của bệnh suy nhược thần kinh là gì?
- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nhược cơ thể
- YHCT bật mí 7 bài thuốc chữa suy nhược do thận dương hư
Suy nhược thần kinh khá phổ biến trong giới lao động trí óc
Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh gặp không ít trong xã hội hiện đại, xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. Người bệnh hay than phiền,tâm lý dễ bị kích thích, mệt mỏi, đau đầu âm ỉ, mất ngủ, khó tập trung tư tưởng, mất thích thú, thường biểu hiện trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.
Mục Lục
Thế nào là suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược dẫn đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể bị ảnh hưởng.
Bệnh xuất hiện ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động tay chân, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ, nhiều nhất là lứa tuổi 20 – 45.
Những nguyên nhân nào dẫn đến suy nhược thần kinh?
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh. Bình thường cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài. Yếu tố chấn thương tâm thần gây bệnh có thể ít hay nhiều, thường gặp chấn thương trường diễn kế tục nhau hoặc kết hợp với nhau.
Bệnh suy nhược thần kinh là sự rối loạn hoạt động thần kinh do quá trình quá căng thẳng thần kinh ở con người. Suy nhược thần kinh phát sinh do tác động của các kích thích từ bên ngoài, có thể là hậu quả của sự quá mệt mỏi về cơ thể hoặc quá căng thẳng về tâm thần.
Thường xuyên căng thằng là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Bệnh xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ hơn khi gặp các nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như loại hình thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính (viêm xoang, viêm túi mật, viêm loét dạ dày,…), nghiện rượu, thiếu ngủ dài ngày, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng.
Người bị suy nhược thần kinh có biểu hiện gì?
Người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện như sau:
Hội chứng kích thích suy nhược: Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu. Sự kích thích dễ bùng mà cũng dễ tắt để thay thế bằng triệu chứng suy nhược, chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.
Nhức đầu: Người bệnh thường than phiền nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân. Có thể đau suốt ngày hoặc một vài giờ. Nhức đầu có dấu hiệu tăng khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi nghỉ ngơi thư gãn.
Người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy nhức đầu mệt mỏi
Mất ngủ: Giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ
Ánh sáng, tiếng động làm người bệnh khó ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nền đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được.
Triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi,…
Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh,..
Triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, hồi hộp lo lắng về bệnh tình, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập chung chú ý kém, giảm sút trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.
Điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào?
Để điều trị suy nhược thần kinh trước hết cần cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt hợp lý tránh căng thẳng, điều trị các bệnh thực thể mạn tính kèm theo, chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể. Tăng tuần hoàn, an thần, giải lo âu, giảm đau, giảm triệu chứng mất ngủ…
Sử dụng liệu pháp tâm lý điều trị suy nhược thần kinh cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tâm sự giải tỏa lo âu, stress với các chuyên gia tâm lý. Bên cạnh đó tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga… là một phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân có thể kiểm soát cảm xúc, giữ tâm lý ổn định.
Tập khí công dưỡng sinh có tác dụng rất tốt trong điều trị suy nhược thần kinh
Bệnh nhân suy nhược thần kinh nên đi khám và gặp bác sĩ chuyên khoa bệnh thần kinh để có những tư vấn và hướng điều trị tốt nhất.
Nguồn: sưu tầm
Linh chi ăn ngủ ngon Nguyên Sinh
- Tạo giấc ngủ sâu
- Kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn
- Bổ sung kẽm, vitamin B5 cho cơ thể
Facebook Comment