Prolactin tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào?

Prolactin là một hormone có vai trò quan trọng đối chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tăng prolactin máu là một bệnh lý nội tiết thường gặp và có thể gây vô sinh cho nữ giới.

prolactin tang cao 1

Nên làm gì khi Prolactin tăng cao?

Mục Lục

Prolactin bao nhiêu là tăng?

Mỗi giai đoạn của người phụ nữ thì nồng độ prolactin cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.

Nồng độ prolactin tiêu chuẩn:

  • Phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành: 127 – 637 µIU/mL
  • Phụ nữ khi mang thai: 200 – 4500 µIU/mL
  • Giai đoạn mãn kinh: 30 – 430 µIU/mL

Tình trạng tăng prolactin máu xảy ra do rối loạn trục dưới đồi – tuyến yên.  Tình trạng này được xác định bởi nhiều lý do khác nhau.

Lý do gây tăng prolactin trong máu là gì?

Để trả lời câu hỏi “Lý do gây tăng prolactin trong máu là gì?”. Theo những chuyên gia sức khỏe thì những lý do chính khiến lượng hormon prolactin tăng trong cơ thể là do những vấn đề về sinh lý, bệnh lý thường gặp hay do tác động của những loại thuốc Tây Y.

Yếu tố Sinh lý gây tăng Prolactin

  • Trong những hoạt động như: sau bữa ăn nhiều thịt, sau giao hợp, kích thích núm vú, sau tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng (stress) cũng có thể kích thích lượng prolactin tăng lên cao.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: lý do chính khiến prolactin tăng trong thời kỳ này là do nồng độ estradiol huyết thanh trong thai kỳ tăng. Chỉ sau khi sinh khoảng 6 tuần thì hàm lượng prolactin mới có thể trở lại bình thường.
  • Giai đoạn cho con bú: việc kích thích núm vú khi cho con bú cũng có thể làm tăng nồng độ prolactin trong máu.
  • Ngoài ra, prolactin có tính chất nhịp điệu rõ rệt, vậy nên có thể tăng trong lúc ngủ.

prolactin tang cao 6

Prolactin cao do đâu?

Yếu tố bệnh lý gây tăng Prolactin

Những bệnh lý khi mắc phải cũng có khả năng làm gia tăng nồng độ prolactin trong máu như:

  • Tại hạ đồi: viêm não, bệnh u hạt, ung thư, hố yên rỗng
  • Tại tuyến yên: prolactinoma (u tuyến yên làm gia tăng việc bài tiết prolactin) gồm microprolactinoma (u < 10mm) và macroprolactinoma (u >= 10mm)
  • Suy thận: giảm thoái hoá, giảm thanh thải prolactin
  • Nhược giáp: gây tăng sinh tuyến yên
  • Xơ gan: bệnh lí não gan gây tổn thương những vùng sản xuất dopamine ở hạ đồi
  • Estradiol: Estradiol gây phì đại và tăng sản tế bào lactotrope (sản xuất PRL), phản hồi âm lên dopamine neuron vùng hạ đồi (làm giảm dopamine là chất ức chế sản xuất prolactin).

Một số loại thuốc có thể gây tăng Prolactin

Trong thành phần của những loại thuốc có tác dụng phụ cũng làm tăng hàm lượng prolactin trong máu như:

  • Ức chế tâm thần: phenothiazine, risperidone
  • Ức chế thụ thể H2: cimetidin
  • Chống nôn: metoclopramid
  • Thuốc có á phiện: codein, morphin
  • Thuốc ngừa thai có estrogen

Prolactin máu tăng cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ?

Việc tăng nồng độ prolactin sẽ ngăn cản hoặc ức chế nhịp tiết GnRH bình thường, ngoài ra còn tăng hoạt tính dopaminergic tại vùng hạ đồi dẫn đến nồng độ FSH và LH ở mức thấp hoặc không đủ hiệu quả. Từ đó gây nên tình trạng bệnh lý sinh sản tình dục như rối loạn rụng trứng, không rụng trứng, rối loạn chu kì kinh nguyệt, vô kinh hay nguy hiểm hơn là suy sinh dục.

prolactin tang cao 2

Prolactin gây vô sinh ở nữ giới

Chẩn đoán Prolactin tăng cao dựa vào đâu?

Để chẩn đoán người bệnh có dấu hiệu của tăng Prolactin hay không, bác sĩ cần thực hiện chỉ định xét nghiệm máu và một số cận lâm sàng khác như:

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ prolactin. Do prolactin thường tăng lên vào ban đêm và giảm lại từ 6-8 giờ sáng nên mẫu máu thường được lấy trong khoảng 10 từ 12 giờ sáng. Người bệnh không cần nhịn ăn mà có thể ăn uống nhẹ nhàng và nghỉ ngơi một lát trước khi lấy máu.
  • Chẩn đoán hình ảnh (XQ, CT, MRI): sử dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện tăng Prolactin trên lâm sàng (giảm thị lực, thị trường…) hoặc những dấu hiệu khối u choán chỗ.

Thông tin về Prolactin tại bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ nữ có dấu hiệu của tình trạng tăng prolactin nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và thăm khám kịp thời!

Nguồn: sưu tập