Phỏng mắt do mắt tiếp xúc với hóa chất (acid bình, acid acetic), nhiệt (nước sôi, tàn thuốc) hay tia (cực tím) với mức độ nặng nhẹ phụ thuộc nồng độ, thời gian tiếp xúc vào độ PH của hóa chất.
- Tật cận thị: Bệnh về mắt đe dọa tương lai con em chúng ta
- Những thông tin cần biết về bệnh đau mắt hột
- Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
Những nguyên tắc cơ bản trong xử trí và điều trị phỏng mắt
Mục Lục
Những biểu hiện chính chứng tỏ bạn đã bị phỏng mắt
Theo kinh nghiệm trong vấn đề tư vấn sức khỏe của các chuyên gia sức khỏe được biết:Đau dữ dội, chảy nước mắt sống, co quắp mi là hậu quả của sự kích thích trực tiếp những đầu dây thần kinh phân bố trong biểu mô giác mạc. Da mi mắt đỏ và sưng nhẹ mi mắt hoặc nặng hơn có bóng dịch hoại tử, da màu trắng xám. Kết mạc cương tụ nhẹ hoặc hoại tử kết mạc. Giác mạc hơi mờ nhẹ (mất độ bóng), đục, hoặc rất đục (không thấy chi tiết mống mắt), chấm phồng biểu mô giác mạc (do tia cực tím). Củng mạc có thể cương tụ màu đỏ đậm hoặc hoại tử xám. Trường hợp viêm dính mống mắt hoặc đục thủy tinh thể. Tìm khám những vị trí phỏng khác trên cơ thể.
Đây cũng là cách phòng ngừa nguy cơ bị phỏng mắt mà bạn cần biết để bảo vệ bản thân.
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị phỏng mắt chuẩn Bộ Y tế
Nguyên tắc điều trị 5 nguyên tắc:
- Loại bỏ tác nhân gây phỏng.
- Chống đau.
- Chống dính.
- Chống nhiễm trùng.
- Chống thiếu dinh dưỡng.
Điều trị đặc hiệu:
- Xử trí phỏng do hóa chất.
Điều trị ban đầu:
- Loại bỏ hóa chất bằng cách nhỏ tê bề mặt. Trước khi rửa mắt phải gắp mảnh cứng, cục vôi tôi, dị vật ra khỏi cùng đồ. Không được trung hòa acid bằng base hoặc ngược lại. Rửa thẳng vào cùng đồ bằng nhiều nước sạch hoặc bằng Normal Saline với ống tiêm tối thiểu từ 1 – 2 lít nước. Riêng việc bỏng vôi thì dùng nước đường ưu trương hoặc đẳng trương để rửa (trung hòa vôi thành muối gluconate).
- Giảm đau: nhỏ dãn đồng tử bằng Atropin 0,5% (khi nhỏ phải ấn chặn điểm lệ, 5 giây sau lau thuốc ngay) để tránh dính mống và giảm đau do chống co quắp thể mi, băng mắt.
- Chống dính mi cầu: tách mi và nhãn cầu bằng spatule có bôi pomade hoặc đặt khuôn mắt giả.
- Chống nhiễm trùng: dùng kháng sinh tại chỗ là Gentamycin 3% nhỏ 6-8 lần/ngày.
- Chống thiếu dinh dưỡng: Sử dụng vitamin, chích máu tự thân dưới kết mạc.
Điều trị hậu phỏng:
- Điều trị một số di chứng: Viêm loét giác mạc kéo dài bằng kháng sinh kết hợp khâu cò. Sẹo dính co kéo mí bằng tạo hình. Dính kết mạc mi cầu bằng cách bóc tách và đặt khuôn. Sẹo giác mạc thì ghép giác mạc.
- Săn sóc và theo dõi: Khám và thay băng mắt mỗi ngày đến khi mắt hết cương tụ, hết đau nhức. Kháng sinh dự phòng trong trường hợp phỏng nặng cho uống Amoxicillin hoặc Erythromycin từ 5-7 ngày.
- Phỏng nhiệt: Điều trị ban đầu bằng giảm đau. Điều trị tiếp theo băng ép vô khuẩn có bôi kháng sinh nếu phỏng mi mắt sâu. Để nguyên các bóng dịch. Xử trí nhanh chóng phù nề gây lộn mi bằng cách khâu cò. Điều trị di chứng bằng cách ghép da sớm trong trường hợp phỏng độ II, III giúp mau lành sẹo và tránh biến dạng. Săn sóc và theo dõi bằng khám, thay băng mắt mỗi ngày đến khi mắt hết cương tụ và đau nhức.
- Phỏng tia điều trị ban đầu bằng cách giảm đau. Dãn đồng tử giúp giảm đau do co thắt thể mi. Điều trị tiếp theo bằng kháng sinh dự phòng tại chỗ. Tái khám mỗi 3 tháng để phát hiện nhãn viêm giao cảm.
Cần làm gì để đề phòng tình trạng phỏng mắt ?
Tuyên truyền rộng rãu để mỗi người dân biết cách tự sơ cứu khi bị phỏng mắt trước khi đến cơ sở y tế.
Trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày ở trong các lò đúc kim loại nóng chảy. Trang bị đầy đủ phương tiện để rửa mắt. Giáo dục các cháu nhỏ không ném vôi vào nhau khi chơi đùa.
Phỏng mắt là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, nhất là phỏng do hóa chất. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Phải xử trí khẩn trương, đúng đắn thì mới có thể bảo tồn được chức năng sinh lý của mắt.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment