Bệnh sốt rét là căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng, đặc biệt với chị em phụ nữ đang mang thai, vậy mẹ bầu cần trang bị kiến thức gì về căn bệnh này?
- Chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Thông tin đầy đủ về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
- Vì sao mẹ bầu thiếu sắt gây nguy hiểm cho sức khỏe và thai nhi?
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
Khi mang bầu thì người phụ nữ rất cẩn thận bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, có một số trường hợp không thể tránh được mà mẹ bầu bị sốt rét gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Vậy khi đó, họ nên xử lý như thế nào trong khi đa số mọi người thường rất hạn chế uống thuốc khi mang bầu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
Theo các bác sĩ cho biết, ban đầu các triệu chứng sẽ giống như nhiễm cúm hoặc nhiễm virus, chỉ khi xét nghiệm máu, bác sĩ mới nhận định chính xác tình trạng nhiễm trùng. Những dấu hiệu phát hiện bệnh sốt rét ở mẹ bầu như: Đau cơ, vàng da, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, da nhợt nhạt, lá lách phình to, nhiễm trùng đường hô hấp trên, sốt cao và đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh. Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ của bệnh sốt rét thì bạn nên đi kiểm tra ngay để điều trị sớm nhất vì nếu để lâu thì rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Theo đó nếu để lâu thì chúng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu: Khi bị sốt rét, nếu bị ký sinh trùng plasmodium falciparum xâm nhập vào máu, nó sẽ gây ra hiện tượng tan máu, khiến nhu cầu được tiếp máu tăng lên. Hệ quả đi kèm là tình trạng thiếu máu hoặc nặng hơn là tình trạng xuất huyết sau sinh gây tử vong ở mẹ và trẻ.
- Phù phổi cấp: Nếu để tình trạng thiếu máu kéo dài nghiêm trọng ở giai đoạn mang bầu thứ 2 hoặc thứ 3, dẫn đến nhiễm trùng và hệ quả đi kèm có thể là tràn dịch màng phổi.
- Ức chế miễn dịch: Sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, nguyên nhân là do cơ thể sẽ tiết ra hoc-mon ức chế miễn dịch tên là cortisol.
- Hạ đường huyết: Phụ nữ mang thai mà bị sốt rét phải được theo dõi thường xuyên do họ có thể bị hạ đường huyết bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng kèm theo.
- Suy thận: Khi bị sốt rét, tình trạng mất nước và ký sinh trùng không được phát hiện thì thận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều trị cho bà bầu bị sốt rét như thế nào?
Điều trị cho bà bầu bị sốt rét như thế nào?
Theo các chuyên gia tư vấn sinh sản tình dục cho biết, khi mẹ bầu bị sốt rét, cần phải điều trị bằng những phương pháp an toàn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sử dụng những thuốc an toàn dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ăn uống bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Thực tế, bệnh sốt rét lây lan nhau khi bị muỗi đốt, vậy cách duy nhất để phòng ngừa sốt rét đó là hạn chế để không bị muỗi đốt. Để phòng ngừa bệnh sốt rét ở mà bầu và những người xung quanh, bạn nên lắp lưới chống muỗi ở các cửa sổ, bôi thuốc đuổi muỗi an toàn dành cho mẹ bầu, mặc những đồ sáng màu để không thu hút muỗi. Bạn cũng nên dọn dẹp phòng thoáng mát, sạch sẽ, không để các thùng nước hay những vật dụng chứa nước mưa để lâu ngày tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại nước ép trái cây, nước lọc, nước khoáng… các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, sữa chua, sữa bò và các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, táo, nho… Đồng thời kiêng kị một số thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt hoặc những thực phẩm giàu chất xơ, không nên ăn những loại rau có màu xanh đậm, những thực phẩm đóng hộp, cay, nóng, hoặc những thức uống kích thích như cà phê, ca cao…
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment