Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vẩy nến biểu hiện như thế nào?

74 / 100

Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, có thời gian bùng phát và thoái lui nhanh. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó 2 nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền. Mọi người cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vẩy nến biểu hiện như thế nào
Vảy nến là căn bệnh phổ biến hiện nay

Mục Lục

Bệnh vảy nến là gì? Có lây không?

Vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính có tên Psoriasis. Đây là bệnh lý được xem là “nỗi khốn khổ của con người” bởi bệnh khiến mọi người xấu hổ, mất tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người. Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng từng mảng trắng trên da bắt đầu bong tróc, làn da ngứa ngáy, ửng đỏ,… Làn da trở nên xấu xí, sần sùi với những vảy nến rất lớn, đủ các kích thước khác nhau.

Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở da đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó chữa trị bệnh hơn. Vảy nến là căn bệnh không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại rất dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm.

Triệu chứng bệnh vảy nến thông thường như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết: Ở thể thông thường kích thước thương tổn vảy nến thể chấm hoặc thể giọt (dưới 1cm), thể đồng tiền (từ 1-3cm), thể mảng (từ 5-10cm). Các vị trí thường gặp nhất là vảy nến ở các nếp gấp, vảy nến da đầu và mặt, vảy nến lòng bàn tay, bàn chân, vảy nến thể móng. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp điển hình gồm tổn thương ở da, móng, khớp và niêm mạc, cụ thể:

  • Tổn thương ở da

Có các triệu chứng điển hình gồm dát đỏ có giới hạn rõ với vùng da lành. Vùng da tổn thương có vảy dễ bong, màu đỏ, hồng với số lượng thay đổi, kích thước khác nhau có thể hình tròn, bầu dục hoặc vòng cung. Đặc điểm của vảy da là khô, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, trắng đục như xà cừ. Vị trí tổn thương thường ở các vùng tỳ đè, hay cọ sát như khuỷu tay, đầu gối,…

  • Tổn thương ở móng

Đặc điểm là những chấm lõm ở mặt móng, vân ngang, móng mất trong, đốm trắng, bong móng ở bờ tự do và dày sừng.

  • Tổn thương khớp

Biểu hiện là đau khớp, viêm một khớp hoặc viêm đa khớp. Chụp hình ảnh X-Quang sẽ thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.

  • Tổn thương ở niêm mạc

Rất thường gặp ở niêm mạc quy đầu, có vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Và một số tổn thương ở mắt và lưỡi với các biển hiện viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vẩy nến biểu hiện như thế nào

Nguyên nhân bệnh vảy nến bùng phát là gì?

Tùy theo khu vực, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3%. Hiểu rõ về nguyên nhân giúp bạn tìm được các điều trị vảy nến hiệu quả. Đây là căn bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần và vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra yếu tố liên quan đến di truyền, số khác cho rằng do sức đề kháng và yếu tố môi trường bên ngoài.

  • Yếu tố di truyền:Theo nhiều nghiên cứu khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố gene, trong gia đình có người mắc vảy nến. 70% các cặp song sinh cùng mắc.
  • Cơ chế miễn dịch: Cơ chế miễn dịch suy yếu, tiết các hoạt chất sinh học làm thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.
  • Nhiễm trùng: Quá trình vệ sinh vết thương không cẩn thận, khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng.
  • Lạm dụng thuốc: Bệnh nhân đã sử dụng thuốc có chứa thành phần corticoid, thuốc Lithium, không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần,…trong thời gian dài.

4. Vảy nến có tự khỏi được không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến ở giai đoạn khởi phát thường có biểu hiện lâm sàng mảng da viêm, khô, vảy trắng và không có cảm giác ngứa hoặc rát. Nếu người bệnh phát hiện kịp thời và thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ hoàn toàn có thể ức chế được sự phát triển của bệnh. Đối với những bệnh nhân do di truyền, hoặc bệnh trở nặng thành thể mủ,  nên sử dụng thuốc.

Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có sản phẩm đặc trị tận gốc vảy nến nhưng người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo những liệu pháp kết hợp cả thuốc uống, bôi, rửa. Người bệnh tuân thủ đúng phác đồ và xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp hoàn toàn có thể phục hồi da như bình thường và kéo dài thời gian chống tái phát bệnh.

Nguồn: Sưu tầm