Huyệt Ngũ xứ: Vị trí và công dụng trị bệnh trong Y học cổ truyền

Huyệt Ngũ Xứ là một trong 5 nhóm huyệt ở đầu được các thầy thuốc dùng trong điều trị bệnh lý. Vậy huyệt ngũ xứ vị trí ở đâu và công dụng trị bệnh như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài sau đây!

huyet ngu

Cách xác định huyệt ngũ xứ

Mục Lục

Thông tin chi tiết về huyệt Ngũ xứ

Trong Y học cổ truyền ý nghĩa tên gọi Huyệt Ngũ Xứ đó là: Ngũ = 5; Xứ = nơi. Huyệt mang số thứ tự 05 của đường kinh, vì vậy gọi là Ngũ Xứ (Trung Y Cương Mục).

Sách Hội Nguyên viết: “Huyệt Ngũ xứ, đường kinh túc Thái dương Bàng quang, bắt đầu từ huyệt Tinh Minh, Toàn trúc, Mi xung, Khúc sai rồi đến Ngũ xứ. Đến Ngũ xứ là năm huyệt, ở năm vị trí (nơi), đều có khả năng trị được sốt đột ngột, vì vậy gọi là Ngũ xứ”.

Tên gọi khác của huyệt Ngũ xứ

Cự Xứ.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 5 của kinh Bàng Quang.
  • 1 trong nhóm huyệt Đầu Thượng Ngũ Hàng.

Vị trí huyệt ngũ xứ

Giữa đường chân tóc trán lên 1 thốn (huyệt Thượng Tinh – Đc.23) đo ngang ra 1,5 thốn hoặc sau huyệt Khúc Sai 0,5 thốn.

Giải phẫu

Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

huyệt ngũ xứ

Huyệt ngũ xứ có công dụng gì?

Tác dụng huyệt ngũ xứ

Tán phong, khư tà, bình can, tiềm dương, thanh tiết nội nhiệt.

Chủ trị

Trị đầu đau, chóng mặt, mũi viêm.

Châm cứu huyệt ngũ xứ

Hướng dẫn châm cứu huyệt ngũ xứ như sau: Châm xiên 0,2–0,3 thốn. Cứu 2–3 phút. Ôn cứu 5–10 phút.

Phối hợp huyệt

  1. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Thân Trụ (Đc 12) + ủy Dương (Bq 39) + ủy Trung (Bq 40) trị lưng cứng cong như đòn gánh, đầu đau (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Tiền Đỉnh (Đc 21) trị đầu phong, chóng mặt, mắt trợn ngược (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Hòa Liêu (Đtr 19) + Nghênh Hương (Đtr 20) + Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).

Thông tin về huyệt đạo cơ thể có tên Ngũ xứ tại website bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo! Người bệnh không nên tự ý áp dụng.

Nguồn:sưu tập