Bại liệt là căn bệnh do virus gây ra và rất dễ lây lan. Nếu cha mẹ không chủng ngừa bệnh bại liệt cho con thì khả năng mắc bệnh và tàn tất suốt đời rất cao.
- Sử dụng vacxin cho phụ nữ mang thai như thế nào?
- Bác sĩ chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
- Dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm phòng nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Cha mẹ đừng chủ quan với bệnh bại liệt ở trẻ
Thông thường, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ không xuất hiện triệu chứng. Một số ít chỉ có biểu hiện nhẹ. Virus là tác nhân phổ biến nhất bởi khả năng tấn công hệ thần kinh và gây bại liệt. Dù hiện nay đã hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh này bằng vắc xin nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan. Tham khảo thông tin từ những chia sẻ của các bác sĩ sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ là gì?
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây lên, có thể lan truyền thành dịch.
Có 3 loại virus và chúng lây lan qua tiếp xúc với phân bị nhiễm trùng. Điều này thường xảy ra khi trẻ không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách. Nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn do sử dụng thực phẩm chứa virus. Ngoài ra, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ còn xuất phát từ việc bé tiếp nhận virus trong không khí khi người khác ho hay hắt hơi. Virus này sẽ nằm trong phân của con trong vài tuần. Trẻ em dễ lây bệnh nhất ngay trước và sau khi các triệu chứng bắt đầu.
Nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh bại liệt
Một đứa trẻ có nhiều rủi ro bị bại liệt hơn nếu bé ở trong khu vực có virus bệnh bại liệt còn hoạt động. Hiện nay, bệnh bại liệt không còn là vấn đề đáng quan ngại nhưng bạn vẫn luôn chú ý bởi các nước kém phát triển ở châu Á có ít cơ hội được tiếp cận với vắc xin bại liệt.
Nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh bại liệt tăng cao
Dấu hiệu bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ em bị bại liệt không có triệu chứng. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng không điều trị, một số dạng khác gồm:
– Abortive: Bại liệt nhẹ không kéo dài
– Nonparalytic: Tình trạng này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn
– Paralytic: Tình trạng này sẽ gây ra một vài dấu hiệu nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé
Dù mỗi trẻ có biểu hiện khác nhau nhưng các dấu hiệu bại liệt thông thường sẽ bao gồm: Sốt, cơ thể không thoải mái, ăn không ngon, đau họng, đau vùng bụng, táo bón, buồn nôn và nôn mửa.
Các triệu chứng đôi khi sẽ mất đi nhưng ngay sau đó, trẻ cũng bắt đầu có những biểu hiện như: Đau cơ ở cổ, thân, cánh tay và chân; cứng ở cổ và dọc theo cột sống; yếu ở tất cả các vùng cơ; táo bón nặng; thở yếu; giọng khò khè, khó nuốt; chảy nước dãi…
Biến chứng của bệnh bại liệt ở trẻ
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Sức khỏe tư vấn trong chuyên mục Hỏi đáp sức khỏe thực hiện nhấn mạnh: Hầu hết trẻ em bị tê liệt dạng paralytic sẽ có thể hoạt động bình thường sau một thời gian nhưng vẫn có những trường hợp tử vong.
Bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng chẳng hạn như tê liệt vĩnh viễn ở một số nhóm cơ như chân, tay hoặc các cơ được sử dụng để thở.
Tiêm phòng là giải pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh bại liệt
Biện pháp đề phòng bệnh bại liệt
Bác sĩ khuyến cáo, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất:
– Vắc xin sống giảm động lực đường uống (OPV) hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
– Vắc xin bát hoạt đường tiêm (IPV) có tính an toàn cao hơn đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Hiện nay, ngoài dạng uống, vắc xin phòng bại liệt nằm trong vắc xin tổng hợp Pentaxim và Infanrix hexa. Bạn có thể cho con tiêm phòng bệnh khi bé được:
- 2 tháng tuổi
- 4 tháng tuổi
- 6 – 12 tháng tuổi
- 4 – 6 năm tuổi
Ngoài ra, hãy cho con tiêm phòng tăng cường trước 12 tháng nếu bạn có dự định đưa trẻ đi du lịch nước ngoài đến vùng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh bại liệt là căn bệnh nguy hiểm gây ra những biết chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng vận động, các hoạt động khác của cơ thể và thậm chí là tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ chú ý cần tiêm phòng theo chỉ định của cán bộ cơ sở y tế cũng như áp dụng các chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bảo vệ trẻ trước những nguy cơ gây bệnh.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment