Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Trị dứt điểm bệnh hen suyễn chỉ bằng bài thuốc dân gian

Chỉ với một số bài thuốc dân gian đơn giản mà cha ông ta truyền lại bệnh hen suyễn có thể bị đẩy lùi vậy sử dụng các bài thuốc dân gian đó như thế nào?

    Trị dứt điểm bệnh hen suyễn chỉ bằng bài thuốc dân gian

    Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản bệnh lý của đường hô hấp đặc trưng bởi những cơn khó thở phát  đột ngột khi có một yếu tố tác động. Bệnh được chia làm 3 dạng: phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Theo các danh Y về Y học cổ truyền chia sẻ ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian với tác dụng chữa trị hen suyễn rất hiệu quả.

    Trị dứt điểm bệnh hen suyễn chỉ bằng bài thuốc dân gian

    Theo Danh Y Mai Thị Anh từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược nhưng từng có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc dân gian trị bệnh hen suyễn:

    • Hạt tía tô

    Chỉ cần lấy 8 đến 10g hạt tía tô kết hợp với lá dâu tằm 10-12g và hạt ý dĩ sắc cùng với 750ml nước, đun đến khi còn chừng 200ml thì ngừng sắc. Sau đó sử dụng 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

    • Canh rau hẹ

    Chuẩn bị nguyên liệu: rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, lá dâu tằm 30g tươi.

    Cách làm: lá dâu tằm và hoa đu đủ đem giã nát sau đó đun với 300ml nước và cho rau hẹ đảo đều đến khi sôi lại và nếm gia vị đầy đủ. Người bệnh có thể sử dụng canh này 2 đến 3 lần/ 1 ngày và cứ cách 1 đến 2 ngày lại sử dụng 1 lần.

    • Bột lá dâu, lá khế

    Người bệnh chuẩn bị 200g lá dâu, 50g lá khế và 20g hạt tía tô sau đó đem tán bột và sắc cùng 100ml nước sôi, uống vào buổi sáng. Hoặc cũng có thể dùng lá dâu tằm 30-50g rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn lại 300ml, dùng uống thay nước trà (chia sẻ của Trình Dược viên Mai Thị Anh từng tốt nghiệp Văn bằng 2 Dược từng có con nhỏ bị bệnh hen suyễn).

    • Bột lá táo, kim ngân hoa

    Với lá táo khô 100g, mã đề khô 50g đem đi tán bột và sắc cùng với 500ml nước sôi, chia 2-3 lần uống trong ngày có thể trị dứt điểm bệnh hen suyễn.

    • Cháo củ mài

    Trị bệnh hen suyễn bằng cháo củ mài

    Dùng khoai mài 200g và nước mía 200ml cùng với nước ép quả lựu 30ml.

    Cách thực hiện: củ mài luộc chín và giã nhỏ sau đó đun sôi với nước mía, tiếp theo cho nước ép quả lựu và đảo đều đến khi cháo sôi là được. Người bệnh uống 2 đến 3 lần trong 1 ngày và kiên trì khoảng 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

    • Nước đinh hương, mật ong

    Đối với dạng thể phong hàn có thể sử dụng nước đinh hương khoảng 5 đến 6 nụ và mật ong 50ml đun cùng 100ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    • Canh rau hẹ, hoa đu đủ đực

    Rau hẹ 100g, hoa đu đủ đực 50g, gừng tươi 10-15g (3 lát nhỏ). Sau đó đem gừng tươi, hoa đu đủ đực giã nát và thêm 300ml nước lọc lấy nước đun sôi, tiếp theo cho rau hẹ vào đảo đều, cho gia vị và dùng hàng ngày. Kiên trì ăn liên tục 3 ngày.

    • Xôi bèo cái

    Cần chuẩn bị 50g tươi bèo cái và gạo nếp 200g.

    Cách làm: bèo cái bỏ rễ lấy lá rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Gạo nếp đồ thành xôi, trước khi bắc ra, rắc bột bèo cái vào đảo thật đều. Người bệnh uống 1 đến 2 lần/ 1 ngày.

    Tin chắc với những bài thuốc dân gian trên bệnh hen suyễn có thể được đẩy lùi mà không phải sử dụng thuốc Việt vừa tốn kém lại có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh.

    Nguồn: benhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Trình Dược viên tư vấn sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà đúng cách

    Hiện trên thị trường, có rất nhiều thuốc hạ sốt nhưng mỗi loại sẽ có cách dùng và liều lượng khác nhau vậy sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà như thế nào thì đúng?

      Trình Dược viên tư vấn sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà đúng cách

      Tại sao phải chuẩn bị thuốc hạ sốt trong tủ thuốc gia đình?

      Trình Dược viên Mai Thị Loan tốt nghiệp văn bằng 2 Dược Cần thơ cho biết: trước hết, trong tủ thuốc của gia đình bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc hạ sốt khác nhau tùy theo từng thể trạng mà sử dụng loại nào cho phù hợp. Vậy tại sao lại phải chuẩn bị thuốc hạ sốt mà không phải loại thuốc khác?

      • Sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em và người già vì vậy cần phải uống thuốc hạ sốt nhanh chóng trước khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
      • Thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng.

      Hiện trên thị trường, các loại thuốc hạ sốt hay dùng nhất và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng: paracetamol, thuốc efferalgan, thuốc ibuprofen…

      Các loại thuốc hạ sốt thông dụng

      • Loại paracetamol đơn thuần

      Loại này chủ yếu được dùng để hạ sốt và kháng viêm nhẹ thích hợp dùng cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virus.

      • Loại có kết hợp với codein

      Thích hợp với người lớn bị sốt do nhiễm virut, sốt kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp.

      • Loại có kết hợp với chlorpheniramine

      Chỉ định dùng cho những đối tượng sốt do cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp và thích hợp với người lớn và người già dạng viên nén còn dạng gói và dạng bột, cao dán thì ưu tiên dùng cho trẻ em.  Tùy theo vào đối tượng bị bệnh mà sử dụng thuốc sao cho phù hợp.

      Cách dùng thuốc hạ sốt

      Cách dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng cách

      Theo chuyên trang tin tức thuốc việt khi sử dụng thuốc hạ sốt cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

      Khi trong gia đình có người sốt từ 39 độ C bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Còn khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần dùng thuốc ngay lập tức vì tốc độ sốt có thể tăng nhanh chóng.

      • Cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em

      Người lớn sử dụng liều 2-3 lần/ngày và mỗi lần 1 viên còn trẻ em nên dùng từ 3 đến 4 lần/ 1 ngày, mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên nén. Khuyến cáo không được dùng thuốc liên tục trong 4h nếu không có sự chỉ thị của bác sĩ.

      Lưu ý: trước khi uống thuốc nên đo nhiệt độ 1 lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Trường hợp 30 phút sau nhiệt độ không giảm thì cho uống liều thứ 2, nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm cần đến bệnh viện ngay lập tức và không dùng 1 ngày quá 6 liều quy định liên tiếp. Đặc biệt, với những trường hợp sốt quá 3 ngày mà dùng thuốc không có hiệu quả thì nên đến bệnh viện nhanh nhất có thể và tuyệt đối không dùng thuốc nếu thấy dị ứng hoặc những người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia.

      Phía trên là tư vấn của Dược sĩ Đặng Nam Hải tốt nghiệp Cao đẳng Dược Cần thơ, mọi người nên lưu ý và chuẩn bị thuốc đầy đủ để tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

      Nguồn: benhhoc.edu.vn

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Ợ hơi liên tục có gây nguy hại gì không?

      Thông thường ợ hơi 1 đến 2 tiếng sẽ không có vấn đề gì nhưng “ ợ hơi liên tục “ có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể mà người bệnh nên biết để phòng.

        Ợ hơi liên tục có gây nguy hại gì không?

        Tại sao chúng ta lại ợ hơi?

        Chuyên gia sức khỏe Phạm Thanh Ngọc từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Điều dưỡng Cần thơ chia sẻ: ợ hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi ăn quá no hoặc uống nước có ga nhiều. Thống kê cho thấy, trung bình ở một người bình thường một ngày, họ có thể ợ hơi lên tới 30 lần và từ 3 đến 4 lần sau giờ ăn.

        Ợ hơi liên tục không phải chuyện đùa

        Khi mà tình trạng ợ hơi xảy ra liên tục, không cần biết là khi bạn no hay đói điều đó chứng minh rằng cơ thể đang có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…(thống kê từ bệnh viện Bạch Mai cho thấy có tới 70% bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày đều có tình trạng ợ hơi liên tục).

        Vậy tại sao “ợ hơi liên tục” lại là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày?

        Thông thường khi bị bệnh trào ngược dạ dày, hơi sẽ bị tống ngược lên do cơ thắt thực quản dưới bị yếu, giãn ra nhiều. Do đó, người bệnh sẽ phải nuốt nước bọt nhiều để trung hòa phần axit thường xuyên trào ngược lên thực quản, đồng thời làm dạ dày bị căng phồng và tìm mọi cách đẩy ra ngoài. Nên chứng ợ hơi là điều hiển nhiên (Bác sĩ Phạm Hồng Phước từng tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Cần thơ cho hay).

        Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên thực quản như: chít hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản.

        Cách phòng tránh và điều trị dứt điểm ợ hơi

        Cách phòng tránh và điều trị dứt điểm chứng ợ hơi

        Ợ hơi liên tục khiến các bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng trên điều quan trọng đầu tiên là đến bệnh viện để được khám tổng quát xem có bị bệnh trào ngược dạ dày không và đừng nên chủ quan.

        Nếu mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chỉ cần áp dụng một số phương pháp sau bệnh tình có thể được cải thiện (theo chuyên trang tin tức thuốc việt):

        • Đầu tiên giảm số lần nuốt xuống dạ dày

        Người bệnh chỉ cần hạn chế nhai kẹo cao su, không uống các đồ uống có ga, không hút thuốc và cần thực hiện nhai kỹ, tránh ăn miếng to, nên chia thành các bữa phụ.

        • Nhắc nhở bản thân quên việc “ ợ “ đi

        Thay vì nghĩ đến từng cái ợ khó chịu, thì bạn nên tập trung vào một vấn đề khác để giảm số lần ợ đi .

        Nếu lỡ có mắc các bệnh liên quan đến dạ dày ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì, bản thân người bệnh cần kiên trì kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học thì mới sớm khỏi bệnh.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

         

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Một số mẹo chữa trúng gió nhanh chóng và công hiệu

        Khi trúng gió cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu. Do đó cần phải trang bị những mẹo chữa trúng gió để có thể đẩy gió độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

          Bệnh trúng gió chữa thế nào nhanh khỏi

          Các đối tượng điển hình hay bị trúng gió

          • Người già do tuổi cao và sức khỏe kém do đó việc trúng gió rất dễ xảy đến.
          • Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu chỉ cần có tác động nhẹ của một con gió mùa hay gió độc vào đêm tối thì có thể trúng gió ngay lập tức
          • Những người đang điều trị bệnh …

          Nguyên nhân gây ra trúng gió từ đâu mà có?

          Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy nguyên nhân chính gây ra trúng gió chủ yếu là do thời tiết chuyển biến thay đổi thất thường

          Nguyên nhân gây ra bệnh trúng gió

          • Khi thời tiết nắng, gió, sương lạnh giá, mưa…( cơ thể không thích nghi được nên sinh bệnh)
          • Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…
          • Thời khắc giao mùa (xuân sang hạ, thu sang đông…)

          Triệu chứng khi bị trúng gió

          Trúng gió là bệnh thường gặp trong cuộc sống. Những người mắc bệnh trúng gió thường xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận biết sau:

          • Cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
          • Nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, nôn mửa.
          • Đau bụng, tiêu chảy.
          • Tình trạng nặng có thể hôn mê, chân tay co cứng…
          • Trúng gió không điều trị ngay sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…

          Cách xử trí khi bị trúng gió

          Theo sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khi bị trúng gió nếu biết phương pháp trị thì ngày hôm sau cơ thể sẽ trở lại khỏe mạnh. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm ỉ sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

          Trong tây y có cách đặc trị trúng gió

          Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol, paradol..). Ngoài ra bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

          Trong đông y có những bài thuốc dân gian trị trúng gió nhanh

          • Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
          • Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).
          • Làm nóng gan bàn chân.
          • Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
          • Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn đi vào phế quản), chùm chăn ấm, không để gió lùa.
          • Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…

          Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể

          Một số lời khuyên phòng ngừa trúng gió hiệu quả

          Theo cô Trang giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để hạn chế tối đa bị trúng gió, chúng ta nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vào mùa lạnh khi đi ra đường phải đội mũ, đeo khẩu trang, che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, đặc biệt phải giữ bàn chân thật ấm. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để mạch máu lưu thông đầy đủ đến các bộ phận. Mới ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường. Thường xuyên tập thể dục sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

          Nguồn: benhhoc.edu.vn

          Chuyên mục
          Bệnh Thường Gặp

          Nguyên nhân bệnh đau mỏi gối và cách phòng tránh

          Đau mỏi gối là một bệnh thường gặp, gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

            Nguyên nhân gây đau mỏi gối

            Những nguyên nhân gây ra chứng đau mỏi đầu gối

            Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy có nhiều nguyên nhân đau mỏi gối nhưng cần phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp sau:

            • Bệnh thoái hóa khớp gối: do tuổi già các khớp bị lão hóa, thoái hóa do những ảnh hưởng từ quá trình lặp lại những tư thế, vận động quá sức với đầu gối, hoặc thậm chí là sự lười vận động cũng có thể gây nên. Bệnh sẽ gây nhiều loại bệnh xung quanh vùng khớp gối này, và chứng đau mỏi gối sẽ tái phát, duy trì kéo dài.
            • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây sưng đau tại đầu gối, nhức mỏi cả hai bên và hạn chế vận động khớp gối. Bệnh nguy hiểm, có khả năng phát triển thành bệnh dính khớp đầu gối, cương cứng mọi vận động.
            • Nhiễm lạnh: nguyên nhân gây đau mỏi gối cũng thường gây ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh gây tổn thương, tắc nghẽn.
            • Béo phì: Trọng lượng thân thể vượt quá sức chịu đựng của cơ khớp nói chung, lúc này không chỉ có khớp đầu gối, mà mọi vị trí khớp trên cơ thể cùng với cột sống đều phải gánh chịu một áp lực lớn, và nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp khác nhau, trong đó mỏi gối chỉ là một trong những biểu hiện nhỏ để nhận biết.
            • Đối với riêng phụ nữ, khi lượng estrogen trong cơ thể mất cân đối(do kinh nguyệt, mãn kinh, mang thai…) thì chứng đau mỏi gối cũng hay xảy ra gây ảnh hưởng đến nhiều vận động trong ngày của họ.

            Tìm hiểu triệu chứng đau mỏi gối

            Các triệu chứng đau mỏi gối khi mới chớm bệnh là hiện tượng sưng, nóng đỏ sẽ xuất hiện, chứng mỏi gối sẽ khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên khi kiểm tra để xác định nguyên nhân bệnh không hề dễ dàng.

            Các triệu chứng đau mỏi gối thường gặp

            • Những cơn nhức mỏi gối sẽ có cơ chế xuất hiện nhiều, thường là vào ban đêm, khi vận động và khi thời tiết thay đổi.
            • Nhức mỏi ê buốt thường xuyên gây nên chứng buồn bực, “cuồng chân” và khó chịu đến tâm lý người bệnh.

            Theo giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược những người dễ mắc bệnh nhất là phụ nữ, người già, giới văn phòng, người thường xuyên hoạt động đầu gối (vận động viên). Nhưng nhìn chung bệnh không hề tránh ai, tất cả mọi người đều có nguy cơ gặp phải hiện tượng mỏi đầu gối phổ biến này.

            Điều trị chứng đau mỏi gối hiệu quả

            Mỏi gối đôi là hiện tượng thường thấy, tự khỏi sau một thời gian, nhưng vẫn có nhiều trường hợp không điều trị đau mỏi gối sớm và đúng phương pháp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

            Những biện pháp giúp giảm đau mỏi gối hiệu quả

            • Chườm nóng/chườm lạnh tùy trường hợp nguyên nhân bệnh. Một số bệnh liên quan đến dây chằng, cơ gân không được chườm nóng.
            • Tạm ngưng hoặc cố định đầu gối để ổn định các bộ phận tổn thương.
            • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các chất tốt cho hệ xương khớp.
            • Vật lý trị liệu với các hình thức vận động nhẹ nhàng, vừa sức.
            • Sử dụng thuốc giảm đau, chống phù nề, kháng viêm nhưng theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng (thuốc có thể gây hại cho gan, dạ dày).
            • Có thể chuyển sang sử dụng thuốc Đông y để đảm bảo mức độ an toàn cho cơ thể, đồng thời tăng tính tích cực trong điều trị bệnh nói chung thay vì điều trị triệu chứng như theo Tây y.
            • Tiến hành thăm khám tại chuyên khoa xương khớp các bệnh viện lớn hoặc phòng khám uy tín để xác định chắc chắn nguyên nhân, có liệu trình điều trị phù hợp, tích cực. Trường hợp nặng nhất bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

            Một số chú ý để phòng tránh đau vai gối

            Qua những tiết nghiên cứu thực hành của sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội đã đưa ra một vài lời khuyên cho bệnh nhân mắc đau mỏi gối để phòng bệnh hiệu quả như

            • Hạn chế tối đa việc vận động quá sức đối với đầu gối.
            • Thể dục vừa sức, lưu ý khởi động trước các động tác thể dục.
            • Luôn giữ ấm cơ thể vào buổi tối và mùa đông.
            • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì.
            • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các loại bệnh, điều trị kịp thời.

            Nguồn: benhhoc.edu.vn

            Chuyên mục
            Bệnh Thường Gặp

            Điểm qua một số nguyên nhân gây bệnh chóng mặt bạn cần biết?

            Chứng bệnh chóng mặt thường xảy đến bất chợt trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng do vậy cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng thì việc điều trị mới hiệu quả.

              Nguyên nhân gây bệnh chóng mặt 

              8 nguyên nhân gây bệnh chóng mặt phổ biến

              Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chung quy lại chỉ có 8 nguyên nhân gây bệnh chủ yếu thường hay thấy cụ thể như sau:

              Thời tiết quá nóng hoặc cơ thể mất nước

              Nếu trời oi bức, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng là nguyên nhân gây bệnh chóng mặt.

              Mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ thụt giảm, do đó nhóm nước trái cây được xem là có lợi thế hơn cả. Trường hợp mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng. 

              Bệnh BPPV 

              BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo), là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, do ứ đọng các mảng tiểu cầu bên tai trong. Các mảnh vụn này được gọi là đá tai (ear rock). Đó là các tinh thể nhỏ dạng calcium carbonate có thể gây nhiễm trùng.

              BPPV có triệu chứng chóng mặt, chiếm khoảng 20%. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, nhất là nhóm người trạm tuổi 50. Các triệu chứng thường thấy như hoa mắt, chóng mặt, lâng lâng trong đầu, mất thăng bằng và buồn nôn nhất là khi đứng dậy ra khỏi giường. 

              Đột qụy mức độ nhẹ

              Hoa mắt, chóng mặt có thể không phải là triệu chứng mới đầu của một cơn đột quỵ, nhưng đi kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì không thể xem thường, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu ngay. 

              Do thuốc chữa bệnh 

              Theo giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược nếu đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì đựng thuốc, thì thuốc trị chứng hoa mắt, chóng mặt là nhóm có nhiều phản ứng phụ. 

              Dùng thuốc quá liều lượng có thể gây bệnh chóng mặt

              Vì vậy, nếu dùng thuốc theo toa hoặc không kê đơn (OTC) cũng có thể gây chóng mặt. Do đó khi xuất hiện phản ứng phụ này nên tư vấn bác sĩ chuyển sang dùng thuốc khác. 

              Thiếu máu 

              Nếu hàm lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu, ngoài có triệu chứng chóng mặt còn xuất hiện các chứng bệnh liên quan tới thiếu máu, gây suy giảm năng lượng, gây trạng thái mệt mỏi miên man. 

              Giải pháp: Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để biết mức số lượng, chất lượng hồng cầu, biết được mức độ thiếu máu… 

              Mắc bệnh Meniere 

              Nhóm người độ tuổi 40-50 là những người có nhiều khả năng dễ phát triển bệnh rối loạn tai trong. Người bị hoa mắt chóng mặt còn xuất hiện cả tình trạng ù tai, thính lực giảm, hoặc một cảm giác áp lực đau trong tai, có cảm giác buồn nôn. 

              Theo Viện Tai mũi họng Mỹ, đây là căn bệnh có tên Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn), đặc thù là chóng mặt kéo dài từ 20 phút đến 4 giờ. Trước khi chóng mặt, người bệnh có cảm giác giảm thính lực và ù tai, buồn nôn. Bệnh hay gặp ở người căng thẳng tâm lý và lo lắng gây mất thăng bằng áp lực dịch chứa trong tai. 

              Hạ đường huyết 

              Khi đường huyết trong cơ thể bị hạ có thể gây hoa mắt chóng mặt.  Ngoài gây chóng mặt, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin. 

              Ở nhóm không mắc bệnh tiểu đường, nếu làm việc quá mức hoặc luyện tập quá nhiều, không ăn uống phù hợp cũng gây hạ đường huyết và chóng mặt. 

              Huyết áp thấp 

              Bệnh huyết áp thấp được xem là một trong những thủ phạm nặng ký gây bệnh hoa mắt, chóng mặt. Theo sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội mức huyết áp dưới 100/60 được xem là thấp… 

              Giải pháp: Còn phải xem nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đưa ra giải pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh cần phải ăn muối nhiều hơn hoặc uống nhiều nước hoặc cũng có thể được khuyến cáo dùng tất ngăn chặn máu dồn xuống chân và dùng thuốc trị huyết áp thấp…. 

              Nguồn: benhhoc.edu.vn

              Chuyên mục
              Bệnh Thường Gặp

              Những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường

              Tiền tiểu đường tức là mức đường huyết cao và cũng là dấu hiệu cảnh báo sẽ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Do đó cần biết yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh để phòng.

                5 yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường

                Tìm hiểu về bệnh tiền tiểu đường

                Theo thông tin trên kênh tuyển sinh Y dược chính quy tiền tiểu đường không phải là bệnh mà là biểu hiện cảnh báo rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 trong tương lai không xa. Trong giai đoạn tiền tiểu đường, đường máu của bạn vượt lên trên mức bình thường nhưng có cơ sở để chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

                Tiền tiểu đường sẽ gây thêm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm., bạn sẽ không cảm nhận được triệu chứng nào cụ thể nào cho đến khi bạn mắc phải các biến chứng nặng của bệnh tiểu đường. Nhưng có một dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là hiện lên một vùng da tối hoặc màu nâu trên một vài bộ phận cơ thể, gọi vắn tắt là bệnh gai đen. Nó thường xuất hiện trên cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.  Sau đây là 5 tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường sau đây

                5 tác nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường.

                Cần phải nắm bắt được những yếu tố gây ra nguy cơ mắc tiền tiểu đường mới có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai

                Nhóm máu

                Nghiên cứu của nhiều chuyên gia chỉ ra rằng những người có nhóm máu A, B và AB có khả năng mắc tiểu đường cao hơn nhiều lần so với những người có nhóm máu O.

                Nhóm máu A,B rất dễ có nguy cơ mắc tiền tiểu đường

                Chính vì thế, nếu nhóm máu không có lợi cho bạn và bạn không duy trì thói quen ăn uống tốt cùng với chế độ tập luyện phù hợp, rất có thể bạn sẽ mắc tiền tiểu đường.

                Hội chứng kích thích ruột

                Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, đối với người mắc chứng ruột kích thích cũng có khả năng cao bị mắc tiền tiểu đường.

                Hàm lượng vitamin D thấp hơn mức quy định

                Theo Nghiên cứu sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho thấy hàm lượng vitamin D thấp có tỉ lệ nghịch với đường huyết lúc đói, giảm dung nạp gluco, haemoglobin A1c, hội chứng chuyển hóa và tỷ lệ mắc tiền điểu đường. Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chỉ ra lợi ích của việc bổ sung vitamin D trong bệnh tiền tiểu đường, gồm có cải thiện bài tiết insulin, độ nhạy insulin khi đói cơ bản, khác insulin ngoại biên sau ăn.

                Thiếu vi khuẩn có lợi trong đường ruột

                Giáo viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ, mất cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột có thể dẫn đến chứng viêm ruột gây rối loạn chuyển hóa đường. Khi điều này xảy đến, hàm lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ bị rối loạn và có thể khiến bạn bị tiền tiểu đường. Một cách để chống lại điều này là ăn nhiều chất xơ để cân bằng vi khuẩn trong ruột.

                Đi ngủ muộn

                Một nghiên cứu của Hàn Quốc chỉ ra rằng phụ nữ thức khuya có nhiều mỡ bụng hơn so với những người đi ngủ sớm hơn. Béo bụng dẫn tới kháng insulin và khiến họ dễ bị hội chứng chuyển hóa, một tiền thân của bệnh tiểu đường.

                Nguồn: benhhoc.edu.vn

                Chuyên mục
                Bệnh Thường Gặp

                Những thực phẩm tốt dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

                Đối với những người bị tiêu chảy việc lựa chọn thực phẩm ăn phù hợp là rất khó. Chính vì thế mọi người cần phải ghi nhớ những thực phẩm này để phòng khi bị bệnh.

                  5 thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy

                  Ăn chuối tốt cho người bị tiêu chảy

                  Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy, khi bị bệnh tiêu chảy sẽ khiến cho cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mất cân bằng điện phân. Chuối là loại quả mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa, bệnh nhân bị mắc bệnh tiêu chảy ăn nhiều chuối sẽ giúp làm mềm bao tử và giải quyết những vấn đề do đường tiêu hóa gây ra. Đặc biệt, chuối giúp bổ sung kali và cung cấp các chất điện phân bị thiếu hụt, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh.

                  Thực phẩm có chứa nhiều tinh bột

                  Những loại thực phẩm như gạo, lúa mì, lúa mạch, khoai, sắn….sẽ giúp cho bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy kiểm soát tình trạng bệnh tức thời. Khi bị tiêu chảy mà ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp cho hệ tiêu hóa đỡ phải chịu các gánh nặng(tinh bột có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu).

                  Người bị tiêu chảy cần ăn táo

                  Táo là loại quả có chứa lượng chất xơ hòa tan pectin cao nên rất có lợi đối với bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy mà ăn nhiều táo sẽ giúp tăng cường một lượng đường đáng kể, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

                  Nên ăn từ 2-3 quả táo mỗi ngày để làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy.

                  Bánh mì nướng

                  Ăn nhiều bánh mì nướng sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy ngăn ngừa các triệu chứng hiệu quả.

                  Bánh mỳ nướng làm dịu dạ dày của người tiêu chảy

                  Bánh mì nướng có thể khiến quá trình tiêu hóa của dạ dày diễn ra chậm, làm dịu bao tử và cung cấp lượng carbohydrate giúp cơ thể người bệnh được phục hồi nhanh chóng.

                  Sữa chua

                  Sữa chua là loại thực phẩm được chế biến từ sữa, đây là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả. Giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic có thể giúp khắc phục những triệu chứng khó chịu ở bao tử khi người bệnh bị tiêu chảy.

                  Nước

                  Người bị tiêu chảy cần phải uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để bù lại lượng nước đã bị mất trong quá trình bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nên uống nước lọc, nước canh hoặc nước trái cây pha loãng chứ không nên uống đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia…

                  Người bị tiêu chảy không nên ăn gì, uống gì?

                  Ngoài những thực phẩm cần nên ăn để khỏi bệnh thường gặp này thì người bị tiêu chảy cũng nên hạn chế các loại đồ ăn, thức uống sau đây:

                  • Người bị tiêu chảy không được ăn rau sống, rau hẹ, rau cần, giá đỗ và những món ăn có chứa nhiều chất xơ, thức ăn thô vì nó có thể làm tăng lượng phân, làm cho ruột bị co bóp và khiến cho triệu chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
                  • Không nên ăn hành, đậu tương, củ cải, củ từ, tỏi sống vì chúng có tính kích thích, không có lợi cho cơ thể khi bị bệnh tiêu chảy.
                  • Không nên uống các đồ uống có cồn và có chất kích thích để không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

                  Nguồn: benhhoc.edu.vn

                  Chuyên mục
                  Bệnh Thường Gặp

                  Bật mí những loại thực phẩm giảm cơn đau dạ dày

                  Những cơn đau dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi làm ảnh hưởng  đến cuộc sống sinh hoạt, vì vậy bạn nên bổ sung những thực phẩm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng.

                    Bật mí những loại thực phẩm giảm cơn đau dạ dày

                    Bệnh đau dạ dày ở nước ta đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những cơn đau dạ dày bất ngờ khiến bạn rất khổ sở, khó chịu, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm sau để giảm đau nhanh chóng: 

                    Gừng giảm đau dạ dày tức thời

                    Gừng không những là một loại gia vị được chế biến nhiều trong gian với hương vị thơm ngon mà gừng còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh trong nền y học. Trong Y học cổ truyền, gừng có tính cay, vị ấm, có tác dụng long đờm, có chất kháng viêm, chống oxy hóa vì vậy gừng có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.

                    Để điều trị được bệnh đau dạ dày hiệu quả bạn chỉ cần thái vài lát gừng cho vào tách trà uống vào buổi sáng hoặc buổi tối, bên cạnh đó, trong lúc đau dạ dày một ly trà gừng ấm có thể giúp giữ ấm cho vùng bụng và làm giảm cơn đau nhanh chóng. Đây là phương pháp vừa tốt cho sức khỏe mà còn giảm được cơn đau dạ dày, không chỉ vậy với những người không mắc khỏe mạnh còn có tác dụng phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

                    Chữa bệnh đau dạ dày bằng chuối

                    Những người nghi ngờ mình mắc bện dạ dày thường dùng chuối để thử nghiệm mà không hề biết rằng chuối là thực phẩm thân thiện với dạ dày. Theo một bài giảng của giảng viên Hoàng Lan đang dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, chuối giúp trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, chuối còn làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột. Trong chuối giàu hàm lượng Kali, một khoáng chất giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, trung hòa lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, ăn chuối chín còn giúp tăng cường năng lương, hệ tiêu hóa được tốt hơn và có tác động lớn trong việc chữa bệnh đau dạ dày.

                    Cần phải điều trị bệnh đau dạ dày ngay tức khắc nếu không muốn cuộc sống bị đảo lộn

                    Đu đủ giảm cơn đau dạ dày đáng kể

                    Đu đủ cũng là một loại thực phẩm thân thiện với dạ dày,  đu đủ có tác động kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm tiêu tan các triệu chứng táo bón, khó tiêu. Bên cạnh đó, đu đủ cũng làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả và nhanh chóng.

                    Có rất nhiều cách chế biến đu đủ nhưng đây là cách phổ biến nhất bạn có thể áp dụng như sau: Bạn sử dụng khoảng 2 – 3 quả đu đủ vừa mang đi ép lấy nước uống, chia ra làm 3 phần uống trong ngày. Hay bạn có thể lấy khoảng 30g đu đủ, 30g táo tây mang sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc có tác dụng giảm đau chứ không dùng để chữa trị vì thế bạn không nên sử dụng thường xuyên tránh gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày, làm cho bệnh dạ dày trở nên nặng hơn.

                    Ngăn cơn đau dạ dày bằng sữa chua

                    Do sữa cho có tính axit, lên men nên nhiều người mắc bệnh nghĩ rằng sữa chua không tốt cho dạ dày chút nào nhưng phải như vậy, sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Dược sĩ Trọng Nam từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược cho biết, sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm các khó chịu, đầy bụng.

                    Để sữa chua phát huy tác dụng thì bạn nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 30 phút bởi đây là thời điểm để men vi sinh hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, sữa chua ít đường sẽ tốt cho dạ dày hơn là những loại sữa chua nhiều đường giàu các chất hương liệu.

                    Trên đây là những loại thực phẩm bạn nên ăn để giảm bớt cơn đau dạ dày, ngoài ra Điều dưỡng viên từng học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng khuyên người bệnh cần phải kiêng khem các loại đồ ăn, thức uống gây hại cho dạ dày và tạo thói quen sinh hoạt khoa học. Đồng thời điều trị bệnh đau dạ dày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là điều rất cần thiết, phải luôn giữ cho mình tình thần thoải mái, tránh căng thẳng sẽ làm cho căn bệnh dễ dàng tiêu tan.

                    Nguồn: Thông tin về bệnh học

                    Chuyên mục
                    Bệnh Thường Gặp

                    Những tác hại khôn lường của việc lười uống nước vào mùa lạnh

                    Nếu bạn không có thói quen uống nhiều nước vào mùa đông thì những tác hại do thói quen này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà nhiều người vẫn chưa hề biết.

                      Con người nên uống 2 lít nước mỗi ngày

                      Lười uống nước gây tác hại với da

                      Khi cơ thể trong trạng thái thiếu nước, làn da sẽ trở nên khô xạm. Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy có nói về tác hại của việc lười uống nước với da thì khi lượng nước không đủ để đáp ứng cơ thể sẽ lấy nước ở những bộ phận khác để truyền đi cho các cơ quan chức năng khác có thể đủ để hoạt động.

                      Theo đó, nước sẽ chuyển từ da để giữ nồng độ máu, khiến da trở nên khô và xám màu, khả năng đàn hồi kém, xuất hiện các nếp nhăn. Do đó uống nhiều nước không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể mà còn có công dụng chống lão hóa, giữ gìn làn da của bạn.

                      Gây khô miệng, đau rát họng

                      Miệng, cổ họng luôn trong tình trạng khô chính là một tác hại của việc lười uống nước gây ra. Đây là hiện tượng hiển nhiên khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, khiến các tuyến nước bọt không đủ nước để sản xuất ra lượng nước bọt cần thiết để giữ độ ẩm trong miệng ở mức ổn định.

                      Hôi miệng

                      Khi miệng mất đi một lượng độ ẩm nhất định là cơ hội để các vi khuẩn phát triển trong miệng, làm cho tình trạng hôi miệng tăng cao.

                      Nhiều người nhĩ việc đánh răng điều đọ là phương pháp để loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, nhưng thực ra, đánh răng chỉ tiêu diệt được một phần nhỏ, tác hại của lười uống nước chính là không có đủ lượng nước cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, khiến chúng ta mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp vì mùi hôi khó ngửi của mình.

                      Nhiễm trùng đường tiểu

                      Nhiễm trùng đường tiểu là một tác hại của việc lười uống nước khá nguy hại.

                      Khi cơ thể đủ nước chu kỳ thải nước tiểu ra ngoài của cơ thể. Tuy nhiên khi không được uống nước đầy đủ, nước tiểu của bạn sẽ trở thành màu vàng đậm, chu kỳ đi tiểu sẽ không giống thường lệ. Việc đi tiểu ít khiến các vi khuẩn trong hệ thống đường tiểu không bị gội sạch, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nước tiểu.

                      Lười uống nước có thể khiến tâm trạng không tốt

                      Tâm trạng thay đổi bất thường

                      Theo giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược việc uống đủ nước có liên quan mật thiết với tâm trạng của bạn. Thiếu nước là nguyên nhân làm cơ thể mệt mỏi, u sầu, không thể tập trung để làm việc, dẫn đến tâm trạng xuống dần. Các nhà nghiên cứu của Đại học Connecticut (Mỹ) cho rằng dù chỉ mất 1,5% khối lượng nước đã có thể gây ra những tác hại cho tâm trạng và năng lượng của cơ thể.

                      Não nhỏ hơn

                      Những tác hại của việc lười uống nước mà chúng ta không quan tâm đến, đó là việc mất nước sẽ khiến cho cơ quan não bộ bị đảo lộn. Cụ thể là làm khối lượng của cấu trúc não bị nhỏ đi, mô não co rút do không được cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày.

                      Từ những tác hại của việc lười uống nước trên cho thấy sự quan trọng của nước với cơ thể, thậm chí tác dụng của nước còn quan trọng hơn bất cứ dưỡng chất nào với cơ thể.

                      Nguồn: benhhoc.edu.vn

                      Exit mobile version