Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh trong mùa mưa lũ

Bên cạnh thiệt hại về vật chất, mưa lũ cũng đi kèm với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ… Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần có những biện pháp phòng bệnh kịp thời.

Mưa lũ liên tục xảy ra trong thời gian gần đây

Thời gian vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung nước ta đã phải hứng chịu ảnh hưởng từ những đợt mưa bão, lũ lụt. Theo khuyến cáo từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, thời điểm trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải… theo dòng nước cuốn trôi đi nhiều nơi gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ.

Trong mùa mưa lũ những dịch bệnh phổ biến có thể xuất hiện như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa (như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, môi trường ẩm ướt và ô nhiễm chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Hàng năm mùa mưa bão đến cũng là đỉnh điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều nơi. Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/lăng quăng. Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết ẩm thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho,… Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Bác sĩ Lâm Thị Nhung, Bệnh viện YHCT Trường Giang, giảng viên đào tạo liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Ngoài ra bác sĩ cũng cảnh báo mùa mưa được xem là điều kiện thuận lợi để các bệnh về da bùng phát. Nguyên nhân là do mưa xuống ứ đọng, các chất thải khiến cho nước bị nhiễm bẩn, việc da tiếp xúc trực tiếp với các vi sinh vật gây hại có trong nước bẩn khiến da dễ bị viêm nhiễm, phát sinh nhiều bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số bệnh thường gặp ngoài da mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa.

Vệ sinh nơi ở để phòng ngừa các dịch bệnh mùa mưa lũ

Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mùa mưa lũ.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống các dịch bệnh mùa mưa lũ.

Để phòng chống dịch trong mùa mưa lũ, người dân nên lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội cũng khuyến cáo người dân nên mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất…

Nếu nguồn nước sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi mưa bão, không nên tiếp tục sử dụng nguồn nước đó. Nếu chưa có nước sạch, người dân cần chủ động thau rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng, các nguồn nước sinh hoạt của mình, sát trùng bằng cloramin B hoặc clorua vôi theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở. Khi phải dùng nước lũ làm nước dùng thì có thể dùng phèn chua hòa vào nước (1g phèn chua với 20 lít nước), chờ 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy nước trong. Hoặc dùng vải để lọc bớt chất bẩn trước khi tắm rửa. Để uống thì chúng ta vẫn phải đun sôi loại nước này.

Phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn Tổng hợp.

Chuyên mục
Bệnh Thường Gặp

Những biến chứng khó lường của căn bệnh tăng huyết áp

Với lối sống lười vận động, ăn không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá… là nguyên nhân làm cho tỉ lệ người mắc căn bệnh tăng huyết áp ngày một tăng.

    tăng huyết áp

    Bệnh tăng huyết áp và biến chứng của căn bệnh

    Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, huyết áp (HA) là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Bình thường số đo HA tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và HA tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số HA lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần khi ≥ 140 mmHg, Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần khi ≥ 90 mmHg, hoặc tăng cả hai. Tăng huyết áp (cao huyết áp) là bệnh thường gặp. Nếu không được điều trị đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề…

    Các biến chứng thường gặp của căn bệnh tăng huyết áp về tim mạch, não, thận…Cụ thể như sau

    • Về tim mạch: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim…
    • Về về não: Tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA…
    • Về thận: Đái ra protein; suy thận…
    • Về mắt: Tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa…

    Làm sao để cân bằng huyết áp ở mức bình thường

    Để cân bằng huyết áp bình thường điều đầu tiên nhất là thay đổi lối sống.

    Cùng với đó, người bệnh phải dùng thuốc đúng, đầy đủ và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo, thì những biện pháp dù đơn giản cũng có hiệu quả đáng kể. Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Những biến chứng khó lường của căn bệnh tăng huyết áp

    Những nghiên cứu của các chuyên gia trường Cao đẳng y dược Pasteur TPHCM, việc dùng đúng các thuốc hạ huyết áp không chỉ làm giảm huyết áp như mong muốn mà còn giúp giảm đáng kể các tổn thương cơ quan đích (hay các biến chứng của THA). Hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc có hiệu quả cao trong điều trị THA, ít tác dụng phụ.

    Tuy nhiên, một vấn đề khá nan giải là sự tuân thủ điều trị của người bị THA còn kém, làm cho số bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu còn khiêm tốn. Vì vậy theo trang bệnh học mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt để đạt kết quả tốt nhất.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở người già vào mùa đông

    Người già các chức năng cơ thể bị suy giảm trong đó có hệ thống miễn dịch, nhất là khi vào mùa đông. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở người già vào mùa đông và cách phòng tránh.

    Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở người già vào mùa đông

    Mùa đông nhiệt độ ngoài trời lại, độ ẩm trong không khí tăng cao đi kèm với những cơn mưa phùn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là thời điều người già thường mắc phải những căn bệnh như sau:

    Bệnh cảm lạnh.

    Theo Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bộ máy hô hấp của con người thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là khí lạnh kèm theo các tác nhân gây bệnh như virus xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cảm lạnh, đặc biệt đối với người già hệ thống miễn dịch kém càng dễ mắc. Bệnh cảm lạnh có triệu chứng là toàn thân đau ê ẩm, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh, ho, mệt mỏi, ăn uống kém.

    Biện pháp phòng tránh: Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mũi họng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường uống nước cam, chanh, nước lọc để giải độc cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

    Cảm cúm là căn bệnh dễ gặp vào mùa đông

    Các bệnh về hệ xương khớp.

    Bác sĩ YHCT Ngô Thị Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu, đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa lạnh. Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy.

    Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

    Biện pháp phòng tránh bệnh về xương khớp: Luôn luôn giữ ấm cơ thể, đeo găng tay, tất chân và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh.

    Bệnh viêm họng.

    Bệnh viêm họng dễ xảy ra vào thời tiết lạnh và đa phần nguyên nhân dẫn đến viêm họng là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

    Biện pháp khắc phục: Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Bởi vì nước muối có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

    Bệnh đau tim.

    Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông, đặc biệt đối với những người ngoài 50 tuổi. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.

    Giải pháp: Bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 27 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

    Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông

    Bệnh da khô, nứt nẻ, viêm da.

    Độ ẩm không khí cao vào mùa đông khiến quá trình trao đổi qua da kém, da dễ bị khô ráp, thậm chí bị nứt nẻ, nhất là những bạn có làn da khô.

    Giải pháp: Uống đủ nước, dùng kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ dưỡng da như mặt nạ chuối, mặt nạ dưa leo, mặt nạ trứng, mặt nạ mật ong, bổ sung các vitamin như A, D, E, C thông qua thực phẩm như gan động vật, sữa, bơ, mầm ngũ cốc,… và một số loại hoa quả khác.

    Nguồn: Tổng hợp.

    Cao đẳng Dược văn bằng 2.

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Cách trị cảm thông thường mà không cần dùng thuốc

    Cảm cúm là một bệnh chúng ta thường gặp khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa lạnh. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn cách trị cảm từ tỏi.

    Cảm cúm là một bệnh thường gặp

    Triệu chứng của bệnh cảm

    Cảm là một bệnh thông thường và có biểu hiện rất dễ nhận biết đó chính là đau nhức các khớp, cơ vùng mắt và mệt mỏi toàn thân, nóng, đau đầu, ho khan và đau họng kèm theo sổ mũi.

    Cách phòng chống và chữa trị bệnh cảm

    Ăn uống đủ chất

    Để chống lại các bệnh thông thường nói chung và cảm nói riêng, bạn cần tăng cường ăn các loại rau, củ quả, đặc biệt là tỏi và các thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium, vitamin C.

    Bổ sung cho cơ thể nhiều nước

    Theo tin tức Y tế mới nhất cho biết, khi bị cảm cúm, bạn nên uống nhiều nước bởi vì trong khi cảm, cơ thể bị thiếu hụt một lượng nước nhất địn khiến người nóng thêm. Ngoài ra việc uống nước nhiều sẽ giúp ta hiện thượng tịt mũi cực kì khó chịu.

    Thường xuyên rửa tay

    Rửa tay sạch sẽ góp phần chống cảm cúm

    Cảm cúm khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta đi xuống một cách nghiêm trọng, điều này tạo tiền đề cho các loại virus, vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Bởi thế, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn kể cả lúc không bị bệnh.

    Bài thuốc chữa bệnh cảm bằng tỏi

    Tỏi là một gia vị được dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày tuy nhiên theo khoa học nó có tên là Allium sativum L. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng. Vì thế nó rất có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới cảm cúm.

    Các bài thuốc chữa cảm cúm từ tỏi

    Các bài thuốc chữa cảm cúm bằng tỏi bao gồm:

    1. Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
    2. Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
    3. Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.
    4. Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
    5. Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
    6. Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
    7. Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
    8. Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
    9. Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.

    Trên đây là những bài thuốc trị cảm cúm bằng tỏi ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp châm cứu bấm huyệt để tăng hiệu quả của phương pháp chữa trị này.

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách từ những nguyên liệu tự nhiên

    Những nguyên liệu tự nhiên luôn là trợ thủ đắc lực giúp bạn chữa trị ra mồ hôi nách một cách tốt nhất. Cùng điểm qua những nguyên liệu điển hình này nhé

    Ra mồ hôi nách là phản ứng bình thường giúp cơ thể giảm nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, khi ra mồ hôi nách nhiều lại không tốt cho sức khỏe và có thể sẽ là bệnh lý. Hãy cùng dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội tìm hiểu các bí quyết chữa trị hôi nách từ thiên nhiên mà có thể thực hiện ngay tại nhà.

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách hiệu quả bằng lá trầu không

    Tinh chất cay và hoạt chất tannin trong lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ mồ hôi dầu tích tụ trên da và trị mùi hôi nách hiệu quả. Vì vậy, từ xa xưa lá trầu không đã được xem là một trong những “khắc tinh” của căn bệnh rau mùi.

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách hiệu quả bằng lá trầu không

    Cách trị mồ hôi nách bằng lá trầu không cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch 3 – 5 lá trầu, sau đó vò nát hoặc xay nát với 1 chút nước, đắp cả bã và nước trầu không vừa giã lên 2 bên nách trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch nách, bạn sẽ cảm nhận vùng da dưới cánh tay của mình dễ chịu, thoải mái, không còn cảm giác ướt dính cũng như mùi hôi khó chịu.

    Ngoài ra, Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm với cách này bạn có thể dùng miếng chanh tươi chà xát lên da nách trước khi thực hiện phương pháp trị hôi nách bằng lá trầu không. Chanh tươi sẽ lấy đi các chất cặn bã, làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp tinh chất lá trầu không thấm vào trong da nách hiệu quả hơn.

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách bằng lá mướp đắng

    Lá mướp đắng không chỉ diệt khuẩn, loại bỏ mồ hôi dầu vùng nách và khử mùi hôi, loại lá này tính mát, có thể làm dịu da nách và giảm tiết mồ hôi dầu vùng nách. Vì vậy, lá mướp đắng là một trong những nguyên liệu chữa mồ hôi nách được nhiều người áp dụng.

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách bằng lá mướp đắng

    Cách trị mồ hôi nách bằng lá mướp đắng cũng tương tự như khi áp dụng với lá trầu không. Bạn rửa sạch 1 nắm lá mướp đắng, sau đó giã nát. Sau khi đã vệ sinh sạch vùng nách, bạn thoa đều nước lá mướp đắng lên da nách, phần bã bạn đắp lên 2 hốc nách, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch nách bằng nước ấm.Với phương pháp trị mùi hôi nách bằng lá mướp đắng, bạn nên áp dụng đều đặn mỗi buổi tối, sau khi tắm. Tinh chất lá mướp đắng thấm vào da sẽ diệt khuẩn, lấy đi các chất cặn bã và mùi hôi khó chịu. 

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách với lá ổi hiệu quả

    Trong lá ổi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và tannin, đem lại công dụng diệt khuẩn và trị hôi nách hiệu quả bất ngờ dành cho bạn. Sau đây Chị Nhung cựu sinh viên Cao đẳng Dược sẽ đưa ra 2 cách điều trị ra mồ hôi nách từ lá ổi rất hữu hiệu:

    Phương pháp chữa trị ra mồ hôi nách với lá ổi hiệu quả

    Cách 1: Bạn rửa sạch cả lá ổi non và lá già, đem đun sôi với khoảng 2 lít nước. Sau đó pha nước lá ổi đã đun vào nước tắm. Trong khi tắm bạn nhớ dùng nước lá ổi massage kỹ vùng nách. Phương pháp này rất hiệu quả, giúp vùng nách khô thoáng, sạch mùi, không còn tiết nhiều mồ hôi dầu.

    Cách 2: Bạn chọn những lá ổi non và lộc ổi, đem rửa sạch rồi giã nát. Sau khi tắm, bạn thoa nước lá ổi đã giã lên da nách, đắp phần bã vào hốc nách và giữ trong khoảng 20 – 30 phút. Sau khi rửa sạch nách, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi tình trạng “rau mùi” giảm hẳn.

    Trên đây là những công thức chữa mồ hôi nách cực hiệu quả với 3 loại lá cây gần gũi trong đời sống hằng ngày. Bạn hãy áp dụng để không còn mất tự tin bởi vùng nách nặng mùi nữa nhé

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: benhhoc.edu.vn

    Chuyên mục
    Bệnh Thường Gặp

    Bạn đã biết những gì về bệnh viêm tai giữa ?

    Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

      Bạn đã biết những gì về bệnh viêm tai giữa ?

      Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Đôi khi bệnh nhân mô tả một cảm giác đầy nặng tai.

      Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa

      Đôi khi nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Cả ba dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữacó dịch tiết, do là bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh.  Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

      Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh viêm tai giữa thường do cấu tạo của màng tai. Màng tai tuy có một lớp xơ ở giữa tương đối chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy dẫn đến thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa. Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương cơ học như chọc, ngoáy vào tai, chấn thương áp lực như lặn sâu, bị tát vào tai, sức ép do bom đạn…hoặc chấn thương âm.

      Viêm tai giữa là bệnh thường gặp gây viêm nhiễm đường hô hấp nên thường gặp nhất ở trẻ em, và cũng không loại trừ cả người lớn vì bệnh này ai cũng có thể mắc phải. Bệnh viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể bị nhiễm trùng hoặc vô trùng.

      Thông thường bệnh nhân được chỉ định làm sạch và hút rửa mủ trong ống tai, hòm nhĩ. Bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm việc điều trị bệnh sẽ không có gì khó khăn. Xịt hoặc nhỏ một số thuốc kháng sinh thích hợp, kết hợp với uống kháng sinh toàn thân.

      Theo benhhoc.edu.vn

       

      Chuyên mục
      Bệnh Thường Gặp

      Cải thiện mất ngủ kinh niên với một số phương pháp massage

      Mất ngủ là tình trạng khó ngủ ban đêm và buồn ngủ ban ngày, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

        Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và công việc của bệnh nhân

        Những chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ thường gặp

        Mất ngủbệnh thường gặp nhất hiện nay vào các lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên và người già. Mất ngủ thường xảy ra được gọi là mất ngủ kinh niên. Sau đây là một số chứng bệnh mất ngủ thường gặp như:

        Giật mình tỉnh giấc

        Nhiều trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên đang ngủ ngon giấc bỗng giật mình và ngồi dậy trong đêm, thậm chí có người la hét suốt đêm nhưng đến sáng hôm sau lại không hề nhớ đã xảy ra chuyện gì. Các nhà khoa học gọi đây là “giấc ngủ kinh hoàng“, những người mắc phải bệnh này phải đi chuẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến giấc ngủ và đặc biệt là bệnh động kinh.

        Mất ngủ về đêm

        Mất ngủ về đêm là một bệnh thường gặp nhất và thường được chia làm  loại là mất ngủ ngắn hạn (cấp tính)mất ngủ kéo dài (mạn tính). Những người mắc bệnh này thường khó ngủ về đêm và buồn ngủ vào ban ngày, ảnh hưởng rất nhiều đêm công việc và sức khỏe, cuộc sống.

        Mất ngủ về đêm gây buồn ngủ vào ban ngày

        Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh mất ngủ về đêm chính là: khó ngủ, ngủ chập chờn không yên giấc, khó ngủ trở lại nếu giấc ngủ bị gián đoạn. Bệnh này có thể kéo dài từ một đến hai tháng hoặc lâu hơn nếu không được chữa trị.

        Cải thiện mất ngủ kinh niên với một số phương pháp massage

        Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu cho biết: Để chữa bệnh mất ngủ đã có nhiều người tìm đến các thầy thuốc mua thuốc để cải thiện giấc ngủ nhưng vẫn không thành công. Nhưng Y học cổ truyền đã có những phương pháp massage bằng cách bấm huyệt chữa mất ngủ rất hiệu quả, kể cả mất ngủ kinh niên lâu năm cũng phải “chào thua”.

        Sau đây là cách bấm huyệt chữa bệnh mất ngủ:

        Bấm huyệt Nội Quan

        Cách làm:

        – Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí huyệt Nội Quan, mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút cho tới khi cảm thấy vị trí huyệt hơi đau thì ngừng lại.

        – Thời gian tốt  nhất để bấm huyệt chính là vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi ngày nên duy trì ấn huyệt 2 lần.

        Vị trí huyệt Nội Quan

        Tác dụng:

        Phương pháp này có công dụng điều hòa khí huyết, ích tâm, an thần. Đồng thời còn có thể hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch…rất hiệu quả.

        Xoa bóp hai bên eo

        Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách xoa bóp hai bên eo như sau:

        Chà xát hai bàn tay cho nóng lên rồi đặt vào hai bên eo, massage từ huyệt Thận Du đến huyệt Đại Tràng Du (Đại Trường Du) cho đến khi cảm thấy eo có cảm giác nóng thì ngừng lại.

        Các vị trí xoa bóp hai bên eo

        Tác dụng:

        Việc massage vị trí này có thể ích thận và có lợi cho giấc ngủ.

        Bấm huyệt Thần Môn

        Cách làm:

        – Dùng ngón cái bấm vào huyệt Thần Môn ở cạnh cổ tay.

        – Thực hiện đến khi xung quanh huyệt hơi sưng lên, duy trì thêm 30 giây rồi đổi tay.

        Vị trí huyệt thần môn

        Tác dụng:

        Theo các Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM thì việc bấm huyệt ở vị trí này sẽ hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mộng mị, hồi hộp, hay quên, động kinh.

        Nguồn: benhhoc.edu.vn

         

        Chuyên mục
        Bệnh Thường Gặp

        Góc nhìn của các chuyên gia về căn bệnh truyền nhiễm

        Rất nhiều con đường dẫn bệnh truyền nhiễm tới với con người và có các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như do: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm mốc.

          Góc nhìn của các chuyên gia về căn bệnh truyền nhiễm

          Bệnh truyền nhiễm theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết là những căn bệnh thường gặp ở hầu hết các châu lục và đặc biệt ở những nói có khi hậu nóng, ẩm. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ động vật sang người bằng nhiều hình thức và có thể nhanh chóng biến chuyển thành dịch gây thiệt hại nặng nề cho con người, giảm sút nền kinh tế…

          Cơ thể sau khi mắc bệnh truyền nhiễm sẽ đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian của tế bào và tạo thành hệ miễn dịch. Với từng cơ thể của từng người sẽ có những hệ miễn dịch tốt hay kém, thời gian bảo vệ của miễn dịch cũng khác nhau.

          Phân chia bệnh truyền nhiễm theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

          • Giai đoạn phát triển bệnh

          Đây là quá trình mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể tới khi bệnh phát những triệu chứng đầu tiên. Ở trong giai đoạn này, người bệnh rất khó có thể cảm nhận được những thay đổi của cơ thể hay các triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này gọi là nung bệnh dài hay ngắn đều phụ thuộc vào các loại bệnh, số lượng hay độc tính của mầm bệnh này và sức đề kháng tốt hay xấu nữa. Một số tài liệu của Trường Cao đẳng Y Dược cung cấp cho biết, về căn bệnh truyền nhiễm như thời gian ủ bệnh này có thể rất ngắn chỉ vài giờ nhưng cũn có thẻ dài tới vài tháng.

          Mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể

          • Giai đoạn phát bệnh

          Triệu chứng đầu tiên đó là khoảng thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh nhưng không phải lúc bệnh đã nặng và phát triển nhất. Bệnh sẽ phát theo 2 hướng đó là: từ từ hoặc đột ngột. Những đặc điểm không được bỏ qua đó là bị bệnh và kèm theo sốt và đây cũng là một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên đó là sốt.

          • Giai đoạn bệnh phát hoàn toàn

          Đây là giai đoạn mầm bệnh đang phát triển không ngừng, khoảng thời gian bệnh bị nặng nhất và có đầy đủ những biểu hiện của bệnh. Giai đoạn này là giai đoạn nguy hiểm và có các biến chứng thường gặp, thậm chí có lúc có những biểu hiện của triệu chứng các cơ quan khác nhau.

          • Giai đoạn bệnh dần giảm

          Theo kinh nghiệm của Dược sĩ đã tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, nếu sức để kháng của cơ thể người bệnh tốt, cộng thêm tác động điều trị tích cực thì mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau và các triệu chứng của bệnh cũng dần mất đi. Tuy nhiên nếu không được can thiệp kịp thời khiến bệnh diễn ra trong thời gian dài thì bệnh có thể gây ra những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

          Giai đoạn mầm bệnh đang phát triển không ngừng

          • Giai đoạn hồi phục bệnh

          Khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục. Điều này có nghĩa chúng đã trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh lơ là mà cần tiếp tục nghỉ ngơi, sinh hoat và làm việc khoa học để quá trình bình phục diễn ra nhanh nhất.

          Đó là những thông tin cơ bản về bệnh truyền nhiễm mà người bệnh không thể bỏ qua nhằm tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trước các nhân tố gây bệnh. Tuy nhiên điều chắc chắn rằng, bản thân mỗi người cần nâng cao sức đề kháng cũng như hạn chế các tác nhân gây bệnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.

          Nguồn: benhhoc.edu.vn

          Chuyên mục
          Bệnh Thường Gặp

          DEP thuốc đặc trị bệnh ghẻ

          DEP thuốc đặc trị ghẻ được nhiều người tin tưởng và lựa chọn vậy sử dụng thuốc DEP như thế nào thì đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

          DEP thuốc đặc trị bệnh ghẻ

          Ghẻ ngứa là bệnh ngoài da rất phổ biến, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào đặc biệt bệnh hay xuất hiện vào mùa hè và mùa xuân. Căn nguyên bệnh là do ký sinh trùng gây ra, bệnh nếu không được điều trị mà để kéo dài lâu ngày rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất hiện mụn mủ, nhiễm khuẩn, viêm da hóa và nặng hơn là người bệnh có nguy cơ mắc bệnh eczema, viêm cầu thận cấp khó điều trị. Hiện nay, trên thị trường sản phẩm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn chính là DEP thuốc đặc trị ghẻ tốt nhất.

          DEP thuốc đặc trị bệnh ghẻ

          Thông thường khi bị ghẻ da của người bệnh sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở trên bề mặt da như cổ tay, chân…và thường ngứa sẽ xuất hiện về đêm, sau một thời gian các lớp da này sẽ  bong da gây viêm nhiễm nếu không được điều trị đúng cách.

          DEP thuốc đặc trị ghẻ hay còn gọi là thuốc chống muỗi vắt đốt với tác dụng trị ghẻ nhanh, không gây kích ứng da, ít độc tuy nhiên người dùng cần lưu ý vì thuốc không thể sử dụng ở bộ phận sinh dục vì đây là vùng da khá nhạy cảm.

          Liều dùng đối với thuốc DEP

          • Đối với người lớn

          Tiến hành thoa thuốc 1 đến 2 lần trên 1 ngày lên các vùng da bị ngứa ghẻ sau khi dã tắm sạch và đảm bảo vùng da đã được lau khô.

          • Đối với trẻ em

          Hiện chưa có nghiên cứu nào về liều lượng dùng thuốc DEP cho trẻ em, do đó khi sử dụng thuốc ghẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

          Cách dùng thuốc ghẻ DEP

          DEP thuốc đặc trị bệnh ghẻ

          Dược sĩ Đặng Nam Anh – giảng viên khoa Cao đẳng Dược học cho biết cách dùng thuốc đặc trị ghẻ hiệu quả như sau:

          • Thoa thuốc lên vùng da cần điều trị theo liều lượng đã được bác sĩ ấn định khi mua thuốc.
          • Điều quan trọng nhất là đảm bảo vùng da cần được vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi thoa thuốc.
          • Không thoa thuốc lên những vùng niêm mạc.
          • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
          • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng.

          Trường hợp chống chỉ định không được dùng thuốc DEP

          • Đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
          • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc trị ghẻ DEP.
          • Đang trong quá trình điều trị và sử dụng các sản phẩm khác.
          • Không được dùng thuốc cho người cao tuổi.

          Một số trường hợp tương tác thuốc được Y tá Phạm Lan Hương từng tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Y Dược hiện đang công tác tại bệnh viện bạch Mai cho biết thuốc mỡ DEP có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Do đó, khi mua thuốc bạn cần khai báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.

          Lưu ý: khi sử dụng thuốc mỡ DEP không được sử dụng bia, rượu và thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc khiến quá trình điều trị bệnh bị giảm đi. Trường hợp nặng hơn có thể làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.

          Nguồn: benhhoc.edu.vn

           

          Chuyên mục
          Bệnh Thường Gặp

          Những dấu hiệu của bệnh suy tim bạn cần nắm rõ

          Sau đây là những dấu hiệu của bệnh suy tim bạn cần nắm rõ để có thể nắm bắt được về tình trạng sức khỏe tim mạch của chính mình cũng như người thân.

            Những dấu hiệu của bệnh suy tim bạn cần nắm rõ

            Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM, suy tim là  tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn.

            Là một trong những bệnh thường gặp,bệnh suy tim có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay mạn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng.

            Nguyên nhân của bệnh suy tim

            Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc… Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Nguyên nhân gồm nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim và hở van tim cấp do viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng bệnh lý khác…

            Nếu bạn cảm thấy hụt hơi sau khi leo một vài bậc cầu thang, bạn nên chú ý tới sức khỏe tim. Điều này có thể do tắc ngẽn phổi dẫn đến khó thở, một dấu hiệu rất phổ biến và là dấu hiệu sớm của suy tim. Khi cơ tim trở nên yếu hơn và không bơm máu hiệu quả nó ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác và chức năng của chúng. Thận phản ứng bằng cách tích trữ dịch và muối trong cơ thể. Điều này dẫn tới dịch hình thành ở tay, chân, mắt cá, bàn chân, phổi và các cơ quan khác và toàn bộ cơ thể trở nên tắc nghẽn.

            Tăng cân có vẻ như không liên quan tới bệnh tim. Nhưng hãy nhớ rằng những người béo phì thường bị bệnh tim và có thể là do béo phì khiến tim hoạt động vất vả hơn và các cơ tim ngày càng yếu đi. Có một số nguyên nhân khác như suy tim do thừa dịch (trong một số trường hợp lượng dịch bị ứ lại trong hệ thống tuần hoàn quá nhiều làm tim quá tải gây suy tim như, truyền quá nhiều dịch, suy thận, xơ gan), suy tim do, thiếu vitamine B1 (hay gặp ở người nghiện rượu, suy dinh dưỡng), suy tim trong các bệnh nội tiết như suy hoặc cường chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên khoảng 40% các trường hợp suy tim không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào.

            Hai dấu hiệu của bệnh suy tim phải quan tâm

            Suy tim gây khó thở: Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở. Đây triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Trong suy tim cấp thì khó thở xuất hiện đột ngột và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Còn trong suy tim mạn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của suy tim. Ban đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục.

            Về sau khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho người bệnh phải ngồi dậy để thở. Khó thở biểu hiện bằng thở nhanh, nếu khó thở nhiều thường kèm theo dấu hiệu tím da ở môi và đầu ngón chân, tay. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khó thở không phải là triệu chứng chỉ có khi bị suy tim, mà còn là biểu hiện trong nhiều bệnh khác. Bởi vậy, trên thực tế nhiều khi rất khó phân biệt được chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng bệnh lý khác.

            Suy tim gây triệu chứng phù: Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ nước trong cơ thể. Do khi tim suy, sức co bóp của cơ tim giảm, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đầy đủ như lúc bình thường cũng như không lưu chuyển lại tim và dẫn tới ứ dịch ở các mô mềm gây ra phù. Bên cạnh đó, khi lượng máu đến thận không đủ, cơ quan này sẽ tiết ra các chất gây giữ lại nước và muối trong cơ thể.

            Làm gì để phòng tránh bệnh suy tim

            Ăn chế độ giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt, các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam.

            Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng.

            Thực hiện chế độ giảm cân nếu bị béo phì.

            Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu.

            Không hút thuốc lá.

            Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM khuyên rằng, hoạt động thể lực phù hợp. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khoẻ hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sĩ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần. Dừng ngay các hoạt động thể lực như bơi, đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

            Thường xuyên theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

            Dành thời gian để nghỉ ngơi, nhất là khi mệt.

            Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc vào các giờ nhất định tuỳ theo công việc hay hoạt động để tránh quên thuốc. Cần nhớ các thuốc chữa suy tim không phải là thuốc bổ, không thể tự thay đổi liều. Rất nhiều người tự ý ngừng một loại thuốc chỉ vì khó uống (như gói muối kali) hoặc tự tăng liều vì coi đó là thuốc trợ tim (như digoxin) mà không biết rằng bác sĩ đã phối hợp các thuốc với liều tối ưu để tránh biến chứng. Nhiều người đã tử vong vì không tuân thủ trong dùng thuốc.

            Theo benhhoc.edu.vn

            Exit mobile version