Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường hô hấp dễ gây thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn tới tử vong.
- Bật mí 7 tác dụng làm đẹp từ nha đam bạn nên biết
- Bệnh chân tay chân miệng có tái phát lại không và bao nhiêu lần?
- Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm gan virus A
Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?
Mục Lục
Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng…ở nhiệt độ 56 độ virus bị tiêu diệt trong 30 phút. Theo đó, nguồn lây bệnh là trẻ bị bệnh, bệnh lây từ 2 đến 4 ngày trước khi phát bệnh cho đến 5 đến 6 ngày từ khi mọc ban.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện với người lành. Bệnh ít lây gián tiếp vì virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ ngoại cảnh. Bệnh thường gặp ở trẻ 2 đến 6 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc bệnh hơn do có miễn dịch từ mẹ chuyển sang con. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những vùng cao hẻo lánh, hải đảo… cơ sở y tế chưa tiếp cận được nên chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Bệnh thường phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi bị bệnh thường gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ bị mắc thêm các bệnh khác. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 0,3 đến 0,7% ở các nước đang phát triển. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ để lại miễn dịch bền vững vì vậy bệnh nhân hiếm khi bị bệnh lần thứ hai. Nhưng đối với những người đã tiêm phòng vaccine sởi thì sẽ giảm tỷ lệ mắc và tử vong.
Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi
Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi
Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa, theo đó, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 8-11 ngày, thời kỳ này bệnh không có triệu chứng, thể lâm sàng im lặng.
Thời kỳ khởi phát còn gọi là thời kỳ viêm long diễn ra 3 đến 4 ngày với biểu hiện hội chứng nhiễm virus, hội chứng viêm long, dấu Koplick. Hội chứng nhiễm virus bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt vừa, sau sốt cao kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp. Hội chứng viêm long có thể gặp ở nhiều cơ quan như mắt chảy nước mắt, mắt đỏ, sưng nề mi mắt; mũi chảy nước mũi, hắt hơi sổ mũi; thanh phế quản khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm khò khè; tiêu hóa có rối loạn gây ỉa chảy phân lỏng 4 đến 5 lần/ngày. Dấu Koplick là những chấm tròn nhỏ bằng đầu ghim màu trắng, nổi gồ trên niêm mạc bên trong má, dấu tồn tại trong vòng 24 đến 28 giờ, mất đi sau khi phát ban một ngày trên. Dấu Koplick là dấu hiệu đặc biệt có giá trị chẩn đoán sớm bệnh sởi.
Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là thời kỳ phát ban, ban sởi mọc từ ngày thứ 4 đến thứ 6 với những đặc điểm trình tự mọc ban là mọc ban sởi từ trên xuống dưới, đầu xuất hiện trước sau đó tới tai, lan dần ra hai má rồi đến cổ, ngực, bụng, tay chân. Ban mọc hình tròn hoặc hình bầu dục, ban màu hồng hoặc đỏ tía hơi nổi gồ trên da, sờ mịn như nhung, đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám giữa các ban lành là khoảng da lành. Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn người mệt mỏi hơn. Khi bạn mọc đến chân, thân nhiệt giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm.
Thời kỳ lui bệnh là giai đoạn ban bay, thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, ban bay theo thứ tự mọc, bay từ mặt đến thân mình và chỉ để lại các vết thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán.
Bệnh nhân mắc bệnh sởi cần ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Theo các chuyên gia thì bệnh nhân mắc bệnh sởi vẫn có thể ăn uống bình thường, bổ sung đầy đủ các chất toàn trạng hồi phục dần nếu không bị biến chứng. Nếu để lâu không có cải thiện thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment