Chuyên mục
Bệnh Ngoại Khoa

Cách sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng sau mổ

Nhiễm trùng sau mổ có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật nào, từ các thủ thuật nhỏ đến các ca phẫu thuật lớn. Để giảm thiểu nguy cơ này, việc sử dụng kháng sinh dự phòng là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc trước và sau phẫu thuật.

Cách sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng sau mổ

1. Lý do sử dụng kháng sinh dự phòng

Kháng sinh dự phòng được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng do vi khuẩn sau phẫu thuật bệnh lý ngoại khoa. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng sau mổ là vi khuẩn từ da hoặc từ môi trường xung quanh xâm nhập vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Những vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm ở vị trí phẫu thuật hoặc lan sang các vùng khác của cơ thể, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, làm chậm quá trình hồi phục hoặc thậm chí tử vong.

2. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh dự phòng

Việc lựa chọn loại kháng sinh dự phòng phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng. Các nguyên tắc lựa chọn kháng sinh dự phòng bao gồm:

  • Phổ kháng khuẩn: Kháng sinh được chọn phải có phổ tác dụng bao phủ các loại vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng sau mổ. Các vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, đặc biệt là các chủng kháng methicillin (MRSA), thường là nguyên nhân chính của nhiễm trùng sau mổ. Ngoài ra, các vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn kỵ khí cũng cần được xem xét.
  • Thời gian bán hủy: Kháng sinh được chọn phải có thời gian bán hủy đủ dài để duy trì nồng độ hiệu quả trong máu và các mô trong suốt quá trình phẫu thuật và một khoảng thời gian sau đó.
  • An toàn và tương tác thuốc: Kháng sinh phải an toàn cho bệnh nhân và không gây tương tác đáng kể với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng.

3. Thời điểm và cách sử dụng kháng sinh dự phòng

Bác sỹ tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Thời điểm sử dụng kháng sinh dự phòng là yếu tố quyết định đến hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là các hướng dẫn chung về cách sử dụng:

  • Trước phẫu thuật: Kháng sinh thường được tiêm vào tĩnh mạch khoảng 30 đến 60 phút trước khi bắt đầu phẫu thuật. Điều này giúp đảm bảo rằng nồng độ kháng sinh trong máu đạt mức tối ưu khi vết mổ được thực hiện.
  • Trong quá trình phẫu thuật: Đối với những ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ hoặc những trường hợp mất máu nhiều, có thể cần phải tiêm thêm liều kháng sinh để duy trì nồng độ đủ cao trong máu.
  • Sau phẫu thuật: Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết tiếp tục sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật, trừ khi có nguy cơ cao về nhiễm trùng hoặc có các biến chứng khác. Việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh không cần thiết có thể dẫn đến kháng kháng sinh và các tác dụng phụ không mong muốn.

4. Lựa chọn kháng sinh dự phòng theo từng loại phẫu thuật

Mỗi loại phẫu thuật có thể yêu cầu các loại kháng sinh khác nhau dựa trên nguy cơ nhiễm trùng và loại vi khuẩn thường gặp. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Phẫu thuật tim mạch và phẫu thuật lồng ngực: Kháng sinh nhóm cephalosporin (ví dụ: cefazolin) thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Gram dương. Trong trường hợp dị ứng với penicillin, vancomycin hoặc clindamycin có thể được sử dụng.
  • Phẫu thuật tiêu hóa: Do có nguy cơ nhiễm trùng cao từ vi khuẩn Gram âm và kỵ khí, các phác đồ thường bao gồm cephalosporin kết hợp với metronidazole hoặc một kháng sinh có phổ tác dụng rộng như ertapenem.
  • Phẫu thuật chỉnh hình: Cefazolin là lựa chọn hàng đầu để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ. Nếu bệnh nhân có nguy cơ nhiễm MRSA, có thể cân nhắc sử dụng vancomycin.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo dược sĩ Cao đẳng Dược 

5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ: Sau khi sử dụng kháng sinh dự phòng, việc theo dõi tình trạng của bệnh nhân là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng. Các biện pháp theo dõi bao gồm:

  • Quan sát vết mổ: Kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, đỏ, nóng, đau hoặc chảy mủ.
  • Xét nghiệm máu: Đo các chỉ số viêm nhiễm như bạch cầu, CRP để phát hiện nhiễm trùng sớm.
  • Đánh giá lâm sàng: Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau bất thường hoặc các dấu hiệu khác của nhiễm trùng, cần phải xem xét lại việc sử dụng kháng sinh và điều chỉnh nếu cần thiết.

6. Tác dụng phụ và nguy cơ kháng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh dự phòng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, như dị ứng, tiêu chảy, hoặc ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Hơn nữa, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị nhiễm trùng sau này. Do đó, việc sử dụng kháng sinh dự phòng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.

Nguồn:  benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Ngoại Khoa

Chấn thương bụng là gì?

Chấn thương bụng là một trong những bệnh ngoại khoa nghiêm trọng, bệnh nhân nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.

Nhiều người vẫn còn lơ là với chấn thương bụng

Bạn biết gì về chấn thương bụng?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, chấn thương bụng là một trong những chấn thương vùng bụng có thể là chấn thương bụng kín hoặc chấn thương hở có tổn thương đến các cơ quan trong bụng.

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết chấn thương bụng bao gồm: Bệnh nhân cảm thấy đau bụng, nhạy đau, bụng cứng và bầm tím ở bên ngoài bụng. Bệnh nhân mắc chấn thương bụng có nguy cơ gây mất máu nặng và nhiễm trùng, việc chẩn đoán chấn thương bụng cần dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và rửa phúc mạc, bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương bụng

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết chấn thương bụng thường không được phát hiện trong một vài ngày đầu và sau nhiều ngày khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Đối với những bệnh nhân bị chấn thương trong vụ va chạm xe cơ giới có thể xuất hiện “dấu hiệu dây an toàn”, vết bầm trên bụng dọc theo khu vực phần vòng của dây đai an toàn và dấu hiệu này có thể cho thấy rằng các cơ quan trong bụng đã bị thương.

Dấu hiệu ban đầu của chấn thương bụng bao gồm buồn nôn, nôn, có máu trong nước tiểu và sốt. Các chấn thương có thể gây đau bụng, nhạy đau, chướng bụng hay bụng cứng khi chạm vào và mất âm ruột. Các dấu hiệu này về cơ bản dễ khiến bệnh nhân nhận thức sai lầm về tình trạng sức khỏe bản thân. Chấn thương liên quan đến chấn thương trong ổ bụng bao gồm gãy xương sườn, gãy xương cột sống, gãy xương chậu và tổn thương ở thành bụng.

Chấn thương bụng xảy ra do đâu?

Một số nguyên nhân gây nên chấn thương bụng thường gặp bao gồm: Va chạm xe cơ giới, chấn thương thể thao cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan trong bụng như lách và thận. Té ngã và thể thao cũng là cơ chế phổ biến gây ra chấn thương bụng ở trẻ em. Chấn thương bụng có thể là do lạm dụng trẻ em và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong liên quan đến lạm dụng trẻ em, sau chấn thương sọ não.

Bên cạnh đó, vết thương do đạn cũng có thể gây ra tình trạng chấn thương bụng vì đạn thâm nhập vào phúc mạc và làm tổn thương đáng kể các cấu trúc trong ổ bụng lớn trong số 90% các trường hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương bụng

Một số biện pháp điều trị được khuyên dùng

Theo tin tức y dược, chấn thương ngực được xếp vào một loại cấp cứu ngoại khoa, việc điều trị ban đầu quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, hô hấp, tuần hoàn và xác định các chấn thương khác. Phương pháp phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp vô cùng cần thiết để điều trị các cơ quan bị thương. Thăm dò phẫu thuật là cần thiết cho những người chấn thương hở và có dấu hiệu viêm phúc mạc hoặc sốc.

Phương pháp mở bụng thường được thực hiện trong chấn thương bụng kín và khuyến khích khẩn trương nếu chấn thương bụng có khả năng gây chảy máu chết người. Mục đích chính là ngăn chặn bất kỳ nguồn chảy máu nào trước khi tiến hành điều trị triệt để tổn thương. Bởi vì thời gian cấp bách, thủ thuật này đòi hỏi sự nhanh chóng trong việc tiếp cận và kiểm soát sự chảy máu, do đó đường mổ thường dài ở giữa bụng giữa.

Chấn thương trong ổ bụng cũng thường xuyên được điều trị thành công mà không mổ nếu như bạn đang chảy máu hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Dựa trên những vết thương, bệnh nhân có thể có hoặc không cần chăm sóc đặc biệt.

Nguồn: sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Ngoại Khoa

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp longo

Phương pháp phẫu thuật longo là một trong những cách điều trị bệnh trĩ ra đời năm 1993 do nhà khoa học Antonio longo tìm ra và được xem là cách chữa hiện đại nhất hiện nay.

 Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp longo

1. Bạn biết gì về cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp longo?

Trong các cách chữa bệnh trĩ không thể không nói đến phương pháp phẫu thuật longo. Đây là kỹ thuật sử dụng một máy khâu tự động làm cho máu không tiếp tục lưu thông tới búi trĩ, từ đó búi trĩ sẽ tự teo đi. Theo Tin tức Y Dược, phương pháp này thích hợp cho nhiều trường hợp người bệnh trĩ và là lựa chọn hàng đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh khi tiến hành cắt trĩ cho bệnh nhân.

Dù là phương pháp thao tác nhanh gọn, không gây đau đớn và thích hợp với nhiều trường hợp người bệnh trĩ nhưng không phải cứ bị trĩ là có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ này. Kỹ thuật phẫu thuật longo chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp mắc trĩ nội độ II và độ III, nhất là bệnh trĩ vòng.

Cách tiến hành phẫu thuật longo khá nhanh gọn. Kỹ thuật này sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 3 – 4 cm với mục đích làm giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch trĩ . Do không có máu nuôi dưỡng mà búi trĩ sẽ tự teo dần. Cuối cùng để tạo tấm đệm hậu môn, bác sĩ sẽ khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa.

2. Những ưu nhược điểm của cách chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo

Không phải tự nhiên phẫu thuật longo là một trong những cách chữa bệnh trĩ hiện đại và được ưa chuộng ngày nay. Theo phân tích của các bác sĩ chuyên bệnh ngoại khoa tại chương trình Hỏi đáp bệnh học do Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổ chức cho rằng, điều này đơn giản chỉ nằm ở những ưu điểm của nó như:

  • Thời gian phẫu thuật longo khá ngắn chỉ khoảng 20 đến 30 phút
  • Người bệnh sẽ không bị đau đớn vì thao tác phẫu thuật được thực hiện trên đường lược, nơi có rất ít dây thần kinh cảm giác .
  • Thời gian nằm viện ngắn. Thường chỉ sau 14 đến 24 giờ, người bệnh có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường

Tiến hành phẫu thuật bệnh trĩ bằng phương pháp longo

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội cách chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo cũng có nhiều nhược điểm như:

  • Có nguy cơ gây hẹp hậu môn. Vì khi tiến hành phẫu thuật cần níu kéo đường kính ống hậu môn lại để vừa khít với ống longo.
  • Không thể điều trị được dứt điểm bệnh vì nhiều búi trĩ có kích thước lớn, ống longo không chứa được hết. Do đó dẫn đến cắt sót búi trĩ.
  • Khả năng bị viêm nhiễm cao
  • Người bệnh có thể bị rò rỉ chảy máu do ghim không chặt và chắc để cầm máu vết mổ
  • Rối loạn phản xạ mót đi đại tiện có thể xảy ra, thậm chí mất cảm giác tự nhiên. Điều này xảy ra chủ yếu do thủ thuật có thể làm biến đổi cấu tạo hậu môn.
  • Phẫu thuật longo chỉ áp dụng được cho trĩ nội thông thường, không thể chữa được trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp…
  • Chi phí khá cao

3. Những lưu ý sau khi phẫu thuật longo

Cũng giống như các cách chữa bệnh trĩ khác, sau khi người bệnh tiến hành thủ thuật phẫu thuật cắt trĩ bằng longo cần phải lưu  ý những điều sau:

Tái khám sau phẫu thuật

Không gì có thể khẳng định người bệnh không gặp 100% biến chứng gì sau phẫu thuật. Do vậy nếu không may gặp các dấu hiệu dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ bệnh học chuyên khoa càng sớm càng tốt:

  • Vết mổ hoặc vùng hậu môn có dấu hiệu bị chảy máu, ngứa, rát …
  • Đại tiện lắt nhắt nhiều lần, đau và nặng hậu môn
  • Sau 8 tuần hiện tượng này vẫn xảy ra hoặc viêm nhiễm vì thường sau 8 tuần rỉ dịch vết mổ sẽ hết

Nên làm những gì sau khi phẫu thuật?

Để vết mổ nhanh lành và hạn chế những biến chứng người bệnh nên:

  • Vệ sinh vùng hậu môn cẩn thận, sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm và cọ rửa nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh gây chảy máu. Sau khi vệ sinh nên lau nhẹ hoặc thấm bằng khăn mềm cho khô
  • Dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và dùng thuốc không được chỉ định.
  • Ăn uống lành mạnh để tránh táo bón như ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước,…
  • Vận động nhẹ nhàng

Ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước để tránh bệnh trĩ

Bên cạnh những điều nên làm thì người bệnh cũng cần tránh:

  • Hoạt động cường độ cao, tránh những môn thể thao mạnh
  • Tránh đồ cay nóng như ớt, tiêu, nước sốt,..
  • Không dùng các đồ uống ngọt, có gas hay chất kích thích…
  • Không ngồi đọc sách hay ngồi một chỗ quá lâu

Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý không nên quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn. Bởi lẽ những kích thích hoặc va chạm trong quan hệ có thể dẫn đến chảy máu và gây đau đớn cho người bệnh.

Đây quả là những thông tin hữu ích đối với những bệnh nhân đang mắc căn bệnh này có thêm lựa chọn để có thể khắc phục. Mặc dù ra đời từ rất lâu nhưng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ bằng Longo vẫn được xem là phương pháp hiện đại nhất hiện nay mà người bệnh không nên bỏ qua.

Nguồn:sưu tầm

Chuyên mục
Bệnh Ngoại Khoa

Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là các loại bướu tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to toàn bộ hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Những chuyên gia cho biết các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp như sau:

  • Cắt nhân tuyến giáp
  • Cắt eo tuyến giáp
  • Cắt gần toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp
  • Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ

Cần chăm sóc bệnh nhân sau mổ như thế nào?

Theo dõi và xử biến chứng sớm: Ngày thứ 1 đến ngày thứ 3

– Suy hô hấp sau mổ:

  • Theo dõi các chỉ số: tần số thở, nhịp thở, SpO2, các triệu chứng lâm sàng: tím tái, co rút các hố tự nhiên.
  • Xử trí: nằm đầu cao, thở oxy, xử trí nguyên nhân.

– Chảy máu sau mổ:

  • Theo dõi các chỉ số: da vùng cổ sưng nề tụ máu dưới da, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, tái lập nhanh ; chèn ép vùng cổ khó thở.
  • Xử trí: thay dẫn lưu theo dõi dịch, da và phần mềm vùng cổ, xử trí nguyên nhân.

Cơn cường giáp kịch phát:

  • Theo dõi các chỉ số : mạch nhanh 120-200 lần/phút, sốt 38-41 độC,Huyết áp tụt; triệu chứng khác: nôn mửa, yếu cơ, dđổ mồ hôi
  • Xử trí : phát hiện sớm, điều trị tích cực.
  • Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ.
  • Theo dõi giọng nói.
  • Xử trí: solumedrol, 3B, phục hồi chức năng.

Tetani sau mổ :

  • Theo dõi các chỉ số: triệu chứng co cơ: bàn tay co quắp, tê bì đầu chi; co thắt thanh môn gây khó thở thanh quản; chỉ số Calci, photpho máu.
  • Xử trí: Gluconat calci hoặc Calci Clorua 10% 10 – 20 ml (1 – 2 ống) tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 10 phút.

Theo dõi và xử biến chứng muộn: Từ ngày thứ 3

  • Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, kháng sinh…
  • Nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển)
  • Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp)

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

  • Rút dẫn lưu sau 48-72h.
  • Ăn mềm, dễ nuốt.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Cắt chỉ sau 7-8 ngày.
  • Hẹn khám lại sau 1 tháng.

Nguồn:sưu tầm

Exit mobile version