Bệnh á sừng có chữa được hay không?

76 / 100

Bệnh á sừng một bệnh viêm da cơ địa rất thường gặp, liên quan chặt chẽ tới các yếu tố thuộc dị ứng hay gặp ở các đầu ngón tay, lòng bàn chân, gót chân.

Bệnh Á sừng là căn bệnh như thế nào?

Mục Lục

Bệnh Á sừng là căn bệnh như thế nào?

Bệnh á sừng là bệnh da liễu do đặc điểm của vùng da bệnh có sự khác thường về cấu trúc. Lớp da ngoài cùng được gọi là lớp sừng, tuy nhiên trên bệnh nhân á sừng các tế bào ở lớp sừng chưa chuyển hóa hoàn toàn – tế bào sừng chưa trưởng thành. Lớp sừng non này còn được gọi là sừng bở, sừng kém chất lượng khiến cho vùng da mất đi sự dẻo dai, mềm mại của lớp sừng mà thay vào đó là da khô nứt nẻ, bong tróc liên tục. Bệnh không gây nguy hại vơi sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như về mặt thẩm mỹ.

Đặc điểm của bệnh á sừng đó là tình trạng vùng da khô nứt nẻ nhiều hơn về mùa đông, thậm chí bong tróc chảy máu. Còn về mùa hè da thường bị nhiễm khuẩn gây ngứa, nổi mụn nước giống như biểu hiện của bệnh tổ đỉa, gãi nhiều sẽ làm lan tỏa và chảy rỉ dịch. Cho đến nay nguyên nhân gây á sừng chưa được xác định. Nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền hoặc do sự thiếu dinh dưỡng cân đối kéo dài. Thiếu các vitamin A, C, D, E… hay các vi yếu tố như kẽm….sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.  Đây là bệnh viêm nhiễm mạn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như đến tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh…

Điều trị bệnh á sừng như thế nào?             

Điều trị bệnh á sừng như thế nào?

Bệnh á sừng là căn bệnh thường gặp, theo đó phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau:

  • Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải… làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.
  • Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.
  • Không ngâm chân tay với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giầy dép da.
  • Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. Không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex.
  • Mùa đông nên đi tất, đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. Không đi tất nilon mà đi tất cotton.
  • Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu.
  • Nếu duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục.

Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị tốt nhất

Theo lời tư vấn của các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho da.

Nguồn: sưu tập