Bệnh mất trí nhớ tạm thời đang trở thành bệnh khá phổ biến trong xã hội với các triệu chứng bệnh ở mỗi người hoàn toàn khác nhau. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này là gì?
- Những nguyên nhân nào khiến bệnh viêm amidan dễ tái phát?
- Bệnh chân tay miệng nguy hiểm như thế nào với trẻ nhỏ?
- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng cấp
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời
Mục Lục
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tạm thời
Hội chứng mất trí nhớ là một căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay, theo đó khi mắc căn bệnh này, người bệnh không thể nhớ những thông tin về bất kỳ sự kiện gần đây. Tuy nhiên, những kỷ niệm cũ vẫn còn nhớ và có thể nhớ được họ là ai và nhận ra các thành viên gia đình. Có nhiều nguyên nhân gây nên mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ, cú sốc tâm lý hay chấn thương sọ não, sử dụng rượu bia thuốc lá và các chất kích thích thường xuyên…
Mất trí nhớ là một bệnh lý nặng hơn của mất ký ức, nó làm giảm khả năng ghi nhớ những vấn đề của cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mất trí nhớ được chia thành: mất trí nhớ tạm thời và mất trí nhớ vĩnh viễn. Mất trí nhớ thường gặp ở những người trên 50 tuổi và ít gặp ở người trẻ. Bên cạnh đó, mất trí nhớ tạm thời cũng cũng được coi là biểu hiện của bệnh rối loạn trí nhớ. Rối loạn trí nhớ có thể đem đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể như:
- Bệnh xảy ra một phát, không có biểu hiện gì trước đó.
- Không xuất hiện các triệu chứng co giật, tê liệt tay chân, hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần.
- Thường hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào.
- Có nhận thức như người bình thường và tính cách không có sự thay đổi nhiều.
- Khả năng phát bệnh trong vòng 24 h.
Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?
Bệnh mất trí nhớ tạm thời nguy hiểm như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh thần kinh cho biết, mất trí nhớ tạm thời khiến tâm trạng người bệnh trở nên lo lắng, buồn bã, gây ra sự bất ổn về tâm lý. Thông thường, với các dấu hiệu như vậy người bệnh có thể hết trong thời gian ngắn nên ít có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Chỉ một số trường hợp khi thấy các triệu chứng như lo lắng, mất ngủ mới đi khám và biết mình bị bệnh mất trí nhớ tạm thời.
Bệnh không được khám và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác như bệnh lý thần kinh, trầm cảm, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể dễ dàng bị tử vong. Mất trí nhớ tạm thời không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để tình trạng kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Vì thế, hãy điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả lại không có kết quả như mong đợi.
Để phòng ngừa bệnh mất trí nhớ tạm thời thì bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập trí não bằng cách vận dụng trí nhớ. Mặt khác thường xuyên luyện tập thể dục giúp sản sinh tế bào thần kinh mới, tăng khả năng lưu thông máu lên não. Học hỏi là một trong các phương pháp duy trì sự vận động của não và đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, ngủ sớm thức dậy sớm. Đồng thời duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho não bộ như omega-3, sắt,vitamin để gia tăng sức đề kháng cho não bộ.
Nguồn:sưu tầm
Facebook Comment