Không chỉ làm sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, bệnh Parkinson còn khiến người già gặp trở ngại trong cuộc sống và đôi khi dẫn đến bất lực.
- Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?
- Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não
- Những kiến thức về bệnh parkinson mà người cao tuổi nên biết
Parkinson căn bệnh phổ biến ở người gia
Mục Lục
Nguyên nhân của bệnh Parkinson
Được coi là một căn bệnh liên quan tới bệnh thần kinh, Parkinson khiến người già bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện nay nhiêu nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân gây nên bệnh Parkinson.
– Viêm não von Economo, viêm não virus nhóm B.
– Teo hệ nhân xám của hệ thần kinh trung ương.
– Chấn thương sọ não và tổn thương choán chỗ ở não.
– Tiếp xúc trong thời gian dài với một số chất độc (bụi mangan, carbon disulfide) và ngộ độc carbon monoxit.
– Dùng thuốc kích thích MPTP (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,4,6-tetrahydropyridin) với mục địch giải trí. Chất này khi vào cơ thể sẽ bị thủy phân tạo thành chất có tác dụng phá hủy chọn lọc các tế bào thần kinh của hệ tiết dopamin ở liềm đen.
– Dùng các thuốc an thần kinh liều cao kéo dài có thể gây ra hội chứng Parkinson có hồi phục sau khi ngừng thuốc: một số thuốc họ phenothiazin (chlopromazin, fluphenazin); reserpin, metochlopramid, amitryptilin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng khác…
Ngoài các nguyên nhân kể trên người ta cũng đề cập đến các vấn đề giả thuyết về quá trình lão hóa: bệnh Parkinson chỉ xảy ra ở người già chủ yếu sau 60 tuổi. Vai trò của yếu tố di truyền khi trên 10% bệnh nhân parkinson có tiền sử gia đình. Hoặc thời còn trẻ người già thường mắc một vài căn bệnh thường gặp.
Người mắc bệnh Parkinson thường có triệu chứng run chân tay
Triệu chứng lâm sàng của bệnh Parkinson
Được xác định là một bệnh học chuyên khoa nên khi cơ thể bị Parkinson, người bệnh sẽ có một vài triệu chứng phổ biến như:
– Run: Run thường thấy rõ ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt (môi, lưỡi, hàm dưới và cằm). Run tăng khi nghỉ và xúc động, nhưng khi bệnh nhân làm động tác hữu ý thì run giảm đi hoặc không run.
– Tăng trương lực cơ quá mức, thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó bệnh nhân thường ở tư thế nửa gấp. Sờ nắn bắp cơ thấy cứng và căng, mức độ co duỗi của bắp cơ giảm. Giảm vung vẩy tay khi đi lại
– Bất động: Biểu hiện là các động tác chủ động và tự động đều giảm, khởi đầu chậm chạp, bất thường, giảm tốc độ thực hiện các động tác, làm các động tác trở nên nghèo nàn. Người bệnh thực hiện các động tác nhanh chóng bị mệt và nhiều khi dừng lại ngay khi đang cử động. Vẻ mặt bất động như mặt nạ, ít biểu lộ cảm xúc, ít nháy mắt, cử động môi lưỡi chậm, ít nuốt, lời nói chậm chạp, mất âm điệu. Khi viết khởi đầu chậm chạp, ngập ngừng, chữ viết ngày càng nhỏ đi
– Bất thường về dáng đi và tư thế: tư thế điển hình của người bệnh Parkinson là tư thế gấp. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay, giai đoạn sau thì đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép. Người bệnh như bị đông cứng trong tư thế này khi hoạt động.
– Khi bắt đầu đi bộ, hai chân như dán trên mặt đất, bước đi ngắn chậm, chúi người ra phía trước, trong khi đi người bệnh di chuyển thành một khối, không mềm mại, sau đó người bệnh đi bước nhỏ kéo lê nhanh và không thể ngừng lại ngay hay xoay về một bên theo ý muốn, có xu hướng tăng dần tốc độ như chạy để đề phòng ngã.
– Ngoài ra bệnh có thể có những triệu chứng khác như: cảm thấy đau đớn linh tinh, không chịu được nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn, hay chảy nước dãi, táo bón, phù, tím tái đầu chi. Có thể có rối loạn cảm xúc như biểu hiện trầm cảm.
– Các chức năng trí tuệ vẫn tốt và không có biểu hiện sa sút trí tuệ, nhưng hoạt động tâm trí thường chậm chạp.
Điều đáng nói là hiện căn bệnh tuổi già này vẫn chưa có thuốc chữa, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh là chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người thân tích cực khơi gợi để những trí nhớ không bị lãng quên và biến mất hoàn toàn.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment