Viêm gan E là bệnh gan do virus viêm gan E (HEV) gây ra, theo đó bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Nguyên nhân và cách phòng bệnh xơ gan
- Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh gan
- Cùng chuyên gia điều dưỡng tìm hiểu chứng men gan cao là gì?
Con đường lây truyền của bệnh viêm gan E là gì?
Mục Lục
Con đường lây truyền của bệnh viêm gan E là gì?
Viêm gan E (viêm gan siêu vi E) là một loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa do Hepatitis E Virus (HEV) gây ra. HEV là một loại virus chuỗi đơn RNA, dương và không có vỏ bọc. Virus viêm gan E lây truyền chủ yếu qua nước uống bị ô nhiễm, những nơi thường xuyên có mưa bão. Viêm gan virus E là một bệnh thường tự giới hạn và khỏi trong vòng 4-6 tuần. Đôi khi, bệnh phát triển thành dạng kịch phát (suy gan cấp), có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, bệnh lý này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (giống viêm gan A). Lý do, virus HEV có trong phân, rác, nước thải. Khi mưa lũ về thì virus bám vào thực phẩm, nước uống. Khi chúng ta ăn phải những thức ăn, nước uống đó sẽ bị nhiễm bệnh.
Một người bình thường khỏe mạnh, nếu tay tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh nhưng không được vệ sinh kỹ, sau đó dùng tay lấy thức ăn sẽ bị lây nhiễm virus hoặc uống nước chưa được đun chín, nấu sôi chứa HEV, ăn phải thịt chưa được nấu chín của những con vật nhiễm virus viêm gan E cũng sẽ mắc bệnh.
Viêm gan E là một bệnh lây truyền theo đường nước, các nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm có liên quan đến các đợt dịch lớn. Việc ăn các hải sản có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín cũng đã được xác định là nguồn gốc của các trường hợp nhiễm HEV lẻ tẻ trong vùng dịch lưu hành.
Triệu chứng của bệnh viêm gan E
Là một căn bệnh thường gặp nên các triệu chứng của viêm gan E khá giống với các bệnh gan do virus A, B, C, D.
Bệnh viêm gan E lây truyền qua đường ăn uống vệ sinh
- Thời kỳ khởi phát: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khiến cho nhiều người nhầm tưởng là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường.
- Thời kỳ toàn phát: Khi bệnh viêm gan E bước vào giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như: Vàng da (vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu); chán ăn, sụt cân nhanh chóng; đau nhức xương khớp và vùng hạ sườn phải (vị trí của gan), gan to…
Ở cả hai giai đoạn khởi phát và toàn phát, siêu âm gan sẽ thấy men gan tăng cao, sắc tố mật trong máu cũng tăng. Đặc biệt, vào thời kỳ cuối của bệnh gan thường to, đường mật trong gan giãn. Có khoảng 90% người bị viêm gan E có thể tự khỏi bệnh mà không cần cải thiện do sức đề kháng tốt, 10% còn lại bệnh chuyển sang ác tính, virus viêm gan E tàn phá gan một cách nhanh chóng.
Hỗ trợ phòng ngừa viêm gan E như thế nào?
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết, giống như viêm gan C và D, bệnh viêm gan E cho tới nay vẫn chưa có vacxin hỗ trợ phòng ngừa. Nhưng vì bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên công tác dự phòng đến từ chính ý thức chăm sóc sức khỏe lá gan và những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.
Để hạn chế phần nào virus viêm gan E có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, bạn nên tránh việc ăn ngoài, uống trà đá vỉa hè; không nên rửa rau, thực phẩm, chén bát, xoong nồi ở các sông suối, ao hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không nên ăn nhiều rau sống, trái cây chưa gọt vỏ, uống nước chưa đun sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn… Đồng thời, duy trì những thói quen tốt như không thức khuya, uống bia rượu chừng mực, tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề giúp cơ thể chống lại bệnh viêm gan E.
Nguồn:sưu tầm
Facebook Comment