Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo, sử dụng điều hòa,… thì việc lựa chọn và chế biến các món ăn bài thuốc trong y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
- Bác sĩ chia sẻ một số thực phẩm chứa nhiều kẽm
Viêm đường hô hấp, nứt nẻ, da khô, ngứa da… là tình trạng dễ gặp khi mùa lạnh tới. Nâng cao sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu để bạn luôn khỏe mạnh trong suốt mùa đông.
Món ăn thuốc tăng cường chống lạnh
Bệnh học – xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có công dụng bồi bổ ngũ tạng, bổ dưỡng nguyên khí, ôn ấm tỳ vị, dưỡng âm sinh tân, hoạt huyết thông khí,… được vận dụng và áp dụng khi thời tiết giá lạnh:
Bài 1: Gà trống 1 con, gừng tươi, rượu trắng, gia vị vừa đủ, hầm nhừ. Món ăn thuốc có tác dụng tráng dương, bồi bổ ngũ tạng, rất phù hợp với những người có thể chất dương hư.
Bài 2: Nhân sâm 10g, đinh hương 2g, hoàng kỳ 20g, hạt tiêu 2g, tất cả thêm nước cho vào nồi lẩu nấu 10 phút, sau đó cho thêm nước canh vào nấu sôi là có thể thành nước dùng để nhúng các loại thịt như thịt lợn nạc, thịt gà, thịt dê, tôm nõn thái lát mỏng…, ăn cùng rau thơm, măng xé, ngồng cải,… Công dụng bổ khí, ôn dương, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.
Bài 3: Dâm dương hoắc 200g, đương quy 160g, tiên mao 80g, nhục thung dung 80g, hoàng bá 40g, tri mẫu 40g. Đem tất cả các vị ngâm với 500 ml rượu, nấu khoảng 1 giờ rồi chôn xuống đất 3 ngày 3 đêm, sau đó để tiếp 7 ngày nữa thì vớt thuốc ra, phơi khô nghiền thành bột, hoàn viên hoàn bằng hạt đậu đen, rượu và thuốc uống cùng lúc, mỗi ngày 5-10 viên. Món ăn bài thuốc có tác dụng trợ dương bổ âm, bổ thận sinh tinh.
Bài 4: Bong bóng cá loại to đem ngâm 1 – 2 ngày rồi cho vào nấu chín cùng với một lượng gừng, hành vừa phải, 10 phút sau lấy ra cho vào nước sạch ngâm tiếp 2 giờ, tiếp đến thái thành nhỏ cho vào nồi hầm cùng với các loại thịt khác như thịt bò, thịt lợn, thịt dê…, khi chín cho thêm gia vị, ăn nóng có tác dụng dưỡng nhan nhuận sắc, bồi bổ ngũ tạng.
Món ăn thuốc từ ngân nhĩ, kỷ tử có tác dụng phòng chống lạnh
Bài 5: Ngân nhĩ 20g, kỷ tử 30g, tất cả đem hầm mềm thêm chút đường phèn, ăn nóng. Món ăn thuốc có tác dụng trong việc hoạt huyết thông khí, bồi bổ can thận, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da khô nứt nẻ.
Bài 6: Chim bồ câu 1 con, kỷ tử 20g, ba kích 20g, hoài sơn 15g, chế nước sâm sấp, gia vị vừa đủ, tất cả cho vào nồi hầm nhừ, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần. Món ăn thuốc được đánh giá cao có tác dụng trong việc ôn ấm tỳ vị, bổ thận tráng dương. Tuy nhiên những người có thể chất nóng trong không nên dùng.
Thời tiết rét đậm dễ dàng làm tổn thương cơ thể, gây ra các bệnh hô hấp cũng như các bệnh lý khác, vì vậy việc chủ động phòng tránh cũng như nâng cao sức khỏe là điều cần thiết.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment