Phòng tránh ho cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Vậy có thể phòng tránh ho cho trẻ bằng những cách nào?

    tre duoi 4 tuoi rat de bi tan cong boi tac nhan gay hai do he mien dich chua hoan thien 1 min 768x432 1 1

    Mục Lục

    Tiêm chủng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ

    Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết đây là biện pháp hiệu quả tới 96 – 97 % để phòng tránh cúm. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên có thể tiêm phòng cúm hàng năm theo chỉ định của thầy thuốc

    Cha mẹ nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ thịt, cá, trứng, đến các loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, bí đỏ… giúp cung cấp đầy đủ chất, hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch. Bên cạnh các bữa chính, cần bổ sung thêm cho trẻ những loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, xoài…

    Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày bằng những bài tập thể dục hay đơn giản là cho trẻ vui chơi ngoài trời nhằm thúc đẩy những tế bào miễn dịch phát triển dài hạn.

    Cho trẻ uống nhiều nước, ngủ sâu, đủ giấc và giữ ấm vào mùa lạnh.

    Làm sạch không gian và giúp trẻ nghỉ ngơi đúng cách

    Ho là dấu hiệu bệnh hô hấp phổ biến, khi trẻ bị ho cha mẹ nên để trẻ ở nhà nghỉ ngơi ở khoảng 2, 3 ngày để bồi dưỡng hồi phục sức khỏe cũng như tránh lây lan cho bạn bè ở trường lớp.

    Nếu trẻ bị ho cha mẹ nên dạy trẻ che mũi và miệng khi ho, đeo khẩu trang khi ở chỗ đông người để tránh lây ho cho người khác.

    Tốt nhất, cha mẹ nên dạy trẻ cách ho và hắt hơi vào khăn giấy hoặc khăn tay. Khăn giấy sau khi sử dụng bỏ gọn vào thùng rác, khăn tay cần thay mới sau 4 tiếng để tránh hình thành ổ vi khuẩn nguy hiểm.

    Nếu không có giấy hoặc khăn trẻ nên ho vào khủyu tay, tránh dùng tay che miệng khi ho khiến mầm bệnh lây lan qua người khác khi tiếp xúc qua tay.

    Nếu trong nhà có người bệnh, các đồ vật bé tiếp xúc nhiều như điện thoại, máy tính, điều khiển từ xa, máy tính, tay nắm cửa, bàn ghế, nhà vệ sinh cần được vệ sinh sạch sẽ. Cách ly bé với người bệnh, cần tránh: ngủ chung, ôm hôn, bồng bế…

    img 3262 2

    Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách

    Các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi trẻ cầm nắm đồ rồi đưa tay lên miệng, mắt, mũi. Vì vậy, rửa tay thường xuyên là biện pháp đơn giản có thể phòng tránh được sự lây lan của các virus, vi khuẩn gây bệnh cũng như triệu chứng ho. Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước bữa ăn, thay tã…

    Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách:

    • Làm ướt bàn tay bằng nước rồi lấy xà phòng sau đó chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
    • Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia sau đó đổi tay.
    • Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
    • Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
    • Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
    • Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

    Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!