Tự kỷ là một hội chứng rối loạn ở thần kinh, bắt đầu có biểu hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi và rõ rệt hơn khi trẻ được 2-3 tuổi và thường gặp những bất lợi trong cuộc sống hàng ngày.
Theo các chuyên gia sức khỏe cho hay: Người mắc chứng tự kỷ thường có xu hướng khép mình bởi họ cảm thấy khó khăn trong việc tương tác với xã hội. Không phải vì họ không muốn mà bởi họ không biết phải làm thế nào. Chính vì vậy mà người tự kỷ rất cần nhận được sự đồng cảm của xã hội. Một trong những cách để có thể hiểu được người tự kỷ là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây nên hội chứng tự kỷ, tuy nhiên, có thể chỉ ra một số yếu tố liên quan như: do não bị tổn thương; do yếu tố di truyền; do các yếu tố môi trường chẳng hạn như trẻ bị nhiễm độc kim loại nặng; do một số yếu tố như trẻ ít vận động, ít giao tiếp,…
Mục Lục
Những dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ đang mắc hội chứng tự kỉ là gì ?
Muốn biết một đứa trẻ có đang mắc phải hội chứng tự kỷ hay không, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết sớm như:
– Hoạt động hàng ngày hạn chế, lờ đờ, chậm chạp.
– Các hoạt động thính giác, khứu giác, vị giác bị bất thường.
– Có những hoạt động bất thường, dường như không biết sợ do không quan tâm đến các hoạt động, ngoại cảnh xung quanh.
– Thích chơi một mình cùng với các đồ vật một cách say sữa, mê mẩn.
– Khả năng nói gặp khó khăn, thường lặp đi lặp lại lời người khác nói.
– Chỉ thích ở một mình, không thích giao tiếp với ai và không quan tâm cũng như không biểu lộ tình cảm với người khác.
– Trẻ ít nói, ít giao tiếp bằng lời nói mà chủ yếu dùng tay chỉ trỏ hoặc lắc đầu.
– Một số dấu hiệu khác có thể có như trẻ khóc nhiều hoặc bị ám ảnh bởi một vấn đề gì đó.
Cách phòng ngừa hội chứng tự kỷ như thế nào?
Chắc hẳn bậc làm cha làm mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng khi mà số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng có xu hướng gia tăng. Do đó, việc trang bị cho mình kiến thức về phòng ngừa hội chứng tự kỷ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hội chứng tự kỷ mà bạn có thể áp dụng để giúp cho bản thân cũng như những đứa trẻ của mình được phát triển hòa nhập:
– Cho trẻ nghe những ca khúc nhạc trẻ thơ, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi.
– Cần có chế độ chăm sóc trẻ tốt, yêu thương quan tâm trẻ.
– Nên đặt tên cho trẻ và gọi tên trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi.
– Bà bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress,…
– Bà bầu có chế độ nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, cân đối.
– Bà bầu chăm sóc sức khỏe thật tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
– Trong suốt quá trình mang thai các mẹ bầu nên tiêm vắc xin đầy đủ để tránh mắc bệnh cúm, sởi,…
Cách điều trị hội chứng tự kỷ như thế nào ?
Thật sai lầm nếu ai đó cho rằng hội chứng tự kỷ là không chữa được. Thực tế hoàn toàn ngược lại, hội chứng tự kỷ có thể điều trị hữu hiệu bằng liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, cách điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh ở mỗi trẻ. Về cơ bản, điều trị hội chứng tự kỷ cần:
– Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
– Dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
– Giúp trẻ giao tiếp, tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh; thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người thân như cha mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè,…
– Thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân theo đúng khung tâm lý của trẻ bình thường.
– Ngoài ra, để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh, cần cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, để trẻ ổn định hơn và tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân có thể sử dụng đến các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment