Chứng động kinh trong y học cổ truyền là bệnh thuộc phạm trù các chứng “giản”, chứng “điên” với biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật, cơn rối loạn về ý thức và tinh thần, tái phát nhiều lần.
- Một số cách chữa trị đau đầu kinh niên đơn giản và hiệu quả
- Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não
- Những kiến thức về bệnh parkinson mà người cao tuổi nên biết
Chứng động kinh trong Y học cổ truyền được điều trị như thế nào?
Chứng động kinh là một loại bệnh thần kinh thường gặp và rất khó để điều trị. Tỷ lệ người mắc bệnh hiện nay tương đối cao, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1,7/1), tỷ lệ người phát bệnh trong một gia đình có người bệnh động kinh cao hơn ở những gia đình khác là 4 – 7,2 lần. Bên cạnh đó có đến 40% nguyên nhân phát bệnh không rõ nguyên nhân.
Mục Lục
Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Triệu chứng lâm sàng của chứng động kinh rất đa dạng, có những biểu hiện từng cơn về rối loạn ý thức, cảm giác, vận động, ngôn ngữ … tái phát nhiều lần, bệnh xảy ra đột ngột, khi lên cơn choáng ngất, hôn mê bất tỉnh, mắt trợn ngược, sùi bọt mép sau đó tự khỏi mọi hoạt động trở lại bình thường tùy theo đặc điểm tổn thương bệnh lý của não.
Nguyên nhân của bệnh động kinh trong y học cổ truyền là gì
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến động kinh chỉ yếu do do di truyền hoặc do bố mẹ cảm nhiễm bệnh tà trong khi thai nghén; tiên thiên bất túc; do quá trình sinh đẻ không bình thường ảnh hưởng tới thai nhi… Do các nguyên nhân gây tổn thương đến can, thận khiến hỏa của can dấy lên, can phong nội động, thủy không chế được hỏa, hỏa phối hợp với đàm làm che lấp các khiếu và kinh lạc từ đó sinh ra bệnh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên và là căn bệnh rất khó điều trị nên rất cần sự quan tâm của giới y học cũng như chia sẻ từ người nhà bệnh nhân.
Bài thuốc y học cổ truyền điều trị chứng động kinh hiệu quả
Tùy theo từng trường hợp, triệu chứng bệnh mà các thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
Chẳng hạn với người đột ngột lên cơn choáng ngã lăn bất tỉnh nhân sự, tay chân co quắp, sùi bọt mép, thở đều. Sau khoảng 5 – 10 phút, người bệnh hồi phục và mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
-
Phương pháp điều trị áp dụng YHCT:
Đối với trường hợp này, phương pháp điều trị là Tư bổ can thận an thần, hóa đàm. Áp dụng bài thuốc Định giản hoàn gia giảm gồm: bạch cương tàm 100g, mạch môn 100g, đan sâm 100g, thạch xương bồ 100g, bán hạ chế 100g, phục thần 80g, thiên ma 50g, trần bì 50g, xuyên bối mẫu 50g, viễn chí 50g, thần sa 50g, trúc lịch 100ml, khương trấp 20ml. Khương trấp, trúc lịch, cam thảo nấu cao. Các vị còn lại (trừ thần sa) sao vàng tán bột, trúc lịch hoàn viên, mật và cao cam thảo khương trấp, thần sa làm áo vừa đủ.
Phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (50-70oC). Ngày uống 30g, chia đều 4 phần ngày 3 lần tối 1 lần. Uống với nước đun sôi để nguội.
Bệnh động kinh và cách điều trị theo quan niệm của y học cổ truyền
-
Phương pháp điều trị châm cứu:
Bên cạnh các bài thuốc trên, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu trong YHCT vào các huyệt (châm tả): phong long, giải khê, phong trì, giản sử, trung quản. Châm bổ các huyệt: thần môn, nội quan, tâm du, can du, túc tam lý.
Cần lưu ý những gì để phòng bệnh tốt nhất?
Bên cạnh điều trị thì phòng bệnh luôn là yếu tố được mọi người chú ý. Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng ngừa bệnh động kinh, bạn nên áp dụng những chia sẻ của các như sau:
- Luôn giữ cho tinh thần thanh thản.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thức ăn cay nóng,..
- Hạn chế hoặc tránh xa các khu vực gần sông, ao hồ, vật sắc nhọn, chất dễ cháy,… nhằm đề phòng sang chấn, chết đuối hoặc bỏng.
- Để ý đến những thay đổi của cơ thể cũng như khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện, tìm ra nguyên nhân để điều trị.
Chứng động kinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống tinh thần của người bệnh cũng của gia đình và xã hội. Do đó mỗi người cần chú ý đến sức khỏe cũng như tiến hành điều trị ngay khi phát hiện để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment