Bệnh đau thắt ngực có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế bệnh nhân cần nắm được nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị bệnh kịp thời. Cơn đau thắt ngực ổn định hay đau thắt ngực mãn tính là loại phổ biến và thường xảy ra khi bệnh nhân hẹp từ trên 70% động mạch vành bị che lấp bởi màng xơ vữa. Lưu lượng máu qua chỗ hẹp có thể đủ cung cấp cho tim khi nghỉ nhưng trường hợp nhu cầu cơ thể cần nhiều máu và oxi hơn, như khi gắng sức hoặc stress tim phải làm việc nhiều, do đó cần nhiều máu và oxi hơn.
Mục Lục
Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau thắt ngực
Bệnh đau thắt ngực là căn bệnh thường gặp trong quá trình gắng sức hoặc stress, bệnh nhân sẽ xuất hiện đau ngực do lưu lượng máu không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ tim nhưng cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi. Trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân gây đau thắt ngực ổn định là do màng xơ vữa của một hay nhiều động mạch vành là những những nhánh động mạch cung cấp máu cho cơ tim, những điều kiện khác là những nguyên nhân gây dày thành cơ tim, làm tăng nhu cầu oxi của cơ tim. Như tăng kích thước cơ tim gặp trong bệnh cơ tim phì đại (có liên quan đến gene) hoặc các nguyên nhân làm tăng huyết áp. Cơ tim dày cần nhu cầu oxy cao hơn, và nếu cơ thể không đủ đáp ứng , bệnh nhân sẽ có cơn đau thắt ngực.
Dù bất kì nguyên nhân gì thì tim cũng cần máu, nếu ta nhìn vào thành của tim có 3 lớp, lớp ngoài cùng là ngoại tâm mạc, đến lớp cơ ở giữa, và trong cùng là nội tâm mạc. các động mạch vành xuất phát từ lớp ngoại tâm mạc sau đó đi vào trong cấp máu cho toàn bộ tim. Nếu lượng máu giảm hoặc cơ tim dày lên, máu sẽ khó đến các khu vực sâu hơn dưới nội tâm mạc, gọi là lớp dưới nội tâm mạc.
Do đó dấu hiệu điển hình của đau thắt ngực là thiếu máu dưới nội tâm mạc nghĩa là sự thiếu nhu cầu oxi xảy ra ở lớp dưới nội tâm mạc. Sự thiếu máu này gây ra sự giải phóng adenosine, bradykinin và các phân tử khác sẽ kích thích các thớ thần kinh của cơ tim gây cảm giác đau. Cơn đau thường được mô tả như đè ép hoặc bóp nghẹt và và có thể lan ra vai trái, lên hàm, vai và lưng thỉnh thoảng đi kèm với khó thở, và mồ hôi hoặc nôn mửa.
Triệu chứng của bệnh đau thắt ngực
Theo các bác sĩ chữa bệnh nội khoa, các triệu chứng của bệnh đau thắt ngực kéo dài dưới 20 phút và giảm sau khi hết gắng sức và stress do nhu cầu của cơ tim giảm không giống đau thắt ngực ổn định với đau thắt khi gắng sức hoặc stress, giảm khi nghỉ ngơi. Đau thắt ngực không ổn định, bệnh nhân đau kể cả khi gắng sức hoặc stress và cả khi nghỉ ngơi, cơn đau không biến mất. Đau thắt ngực không ổn định thường do sự nứt vỡ của màng xơ vữa kèm huyết khối nghĩa là hình thành cục máu động trên vị trí vỡ của màng xơ vữa. Mặc dù sự tắc nghẽn không làm bít hoàn toàn động mạch, nhưng đường kính động mạch trở nên nhỏ hơn. Cơ tim trở nên thiếu oxi khi tim bóp với tần số bình thường.
Đau thắt ngực không ổn định, cũng tương tự như đau thắt ngực ổn định liên quan tới sự thiếu máu dưới nội tâm mạc và phải được xử trí cấp cứu, vì bệnh nhân có nguy cơ tiến triển đến nhồi máu cơ tim. Loại đau thắt ngực thứ 3 là đau thắt ngực do co thắt vành còn gọi là đau thắt ngực Prinzmetal bệnh nhân có thể có hoặc không có xơ vữa thiếu máu dẫn đến đau ngực là do co thắt động mạch vành lớp cơ trơn động mạch co nhỏ lại rất nhiều và giảm dòng máu dẫn đến thiếu máu. Các cơn co thắt mạch vành liên quan đến gắng sức và có thể xảy ra bất kì lúc nào.
Cơ chế gây ra sự co thắt chưa được hiểu rõ có thể liên quan đến các tác nhân co mạch như thromboxane A2 tiểu cầu. Động mạch vành bị hẹp rất nhiều làm tất cả các lớp của tim đều bị ảnh hưởng dẫn đến sự thiếu máu xuyên thành. Nếu chúng ta đối chiếu 3 loại này với nhau sẽ có vài sự tương đồng và khác biệt.
Đầu tiên, điều cực kì quan trọng ở mỗi loại là sự tổn thương tế bào cơ tim không hoàn toàn nghĩa là có sự phục hồi và tế bào của tim không chết đây là sự khác biệt với nhồi máu cơ tim. Nghỉ ngơi sẽ làm giảm đau thắt ngực ổn định trong khi đau thắt ngực không ổn định và đau thắt ngực do co thắt xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi nghỉ.
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, khi mắc phải bệnh đau thắt ngực thì bệnh nhân có thể điều trị với Nitroglycerin là thuốc giãn mạch làm tăng đường kính mạch máu dẫn đến làm tăng lưu lượng mạch vành. Thêm vào đó, đau thắt ngực do co thắt cũng đáp ứng với thuốc trộn canxi. Vì thế bệnh nhân khi sử dụng thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment